Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội - 9

3. Về tài sản: Anh chị xác nhận không có, không yêu cầu Toà án giải quyết.

4. Về nhà ở: Vợ chồng không có nhà ở chung. Ly hôn anh Hùng tự nguyện hỗ trợ cho chị Ngọc 06 tháng tiền thuê nhà là

18.000.000 đồng vào ngày 10/01/2011.

Bản án còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo cho các đương sự.

Không nhất trí với quyết định của toà án, chị Ngọc có đơn kháng cáo toàn bộ bản án [36].

Tại Toà cấp phúc thẩm các bên đương sự vẫn giữ nguyên lời trình bày, chị Ngọc yêu cầu được thanh toán công sức và xuất trình hợp đồng vay tiền, sửa chữa nhà số 50 Hàng Giầy, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tại Toà cấp sơ thẩm chị Ngọc không xuất trình chứng cứ này, chị đề nghị được xem xét công sức đóng góp xây dựng nhà ở. Quá trình xem xét nhà ở các bên đương sự đều thống nhất có sửa chữa.

Toà án cấp sơ thẩm chưa xem xét định giá làm rò phần cải tạo sửa chữa nhà ở này để xem xét công sức đóng góp của chị Ngọc và cần điều tra làm rò chứng cứ mới do chị Ngọc xuất trình nên huỷ một phần tài sản về nhà ở của bản án sơ thẩm, giao hồ sơ về Toà án cấp sơ thẩm giải quyết lại theo trình tự thủ tục chung, có như vậy mới giải quyết triệt để vụ án, đảm bảo quyền lợi cho các bên đương sự. Về tình cảm, các bên đương sự. Ngày 11 tháng 05 năm 2011 tại bản án số 46/HNGĐ- PT của TAND thành phố Hà Nội đã xử và quyết định:

1. Về tình cảm: Công nhận thuận tình ly hôn giữa anh Phan Nhuận Hùng và chị Lê Bích Ngọc.

2. Về con chung: Anh chị có hai con chung là Phan Ngọc Huyền, sinh năm 1991 và Phan Minh Đức sinh năm 2002. Cháu Huyền đã trưởng thành cháu ở với ai tuỳ cháu lựa chọn. Ghi nhận

sự thoả thuận của anh Hùng, chị Ngọc giao con chung Phan Minh Đức để anh Hùng chăm sóc nuôi dưỡng. Tạm hoãn đóng góp phí tổn nuôi con chung đối với chị Ngọc cho đến khi nào có sự thay đổi khác hoặc con đủ 18 tuổi. Chị Ngọc có quyền đi lại chăm sóc con chung không ai có quyền ngăn cản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

3. Về tài sản chung: Không yêu cầu, Toà không xét.

4. Về nhà ở: Huỷ một phần tài sản, về nhà ở của bản án số 31/HNGĐ-ST ngày 27/12/2010 của TAND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Giao hồ sơ về TAND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội xét xử theo thủ tục chung.

Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội - 9

5. Về án phí: Anh Hùng phải chịu 200.000 đồng án phí ly hôn sơ thẩm. Hoàn lại chị Ngọc 200.000 đồng dự phí kháng cáo [37].

*Những hạn chế về ADPL trong các trường hợp đình chỉ, tạm đình chỉ, điều tra, thu thập chứng cứ, công nhận hoà giải thành, công nhận thuận tình ly hôn:

Qua nghiên cứu thực trạng giải quyết án hôn nhân và gia đình của TAND ở Thành phố Hà Nội từ năm 2009 đến năm 2012 thấy rằng, TAND ở thành phố Hà Nội hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình, đã triển khai ADPL và giải quyết một số lượng án rất lớn, nhìn chung đã thực hiện đầy đủ các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật, thông qua quá trình ADPL giải quyết những bất hoà nảy sinh trong quan hệ hôn nhân, tuyên truyền, giáo dục được ý thức pháp luật cho nhân dân, làm lành mạnh quan hệ trong hôn nhân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần ổn định trật tự xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận của TAND ở thành phố Hà Nội, qua công tác kiểm tra giám đốc án và hoạt động xét xử phúc thẩm, TAND thành phố Hà Nội cũng đã phát hiện những thiếu sót về ADPL

trong quá trình đình chỉ, tạm đình chỉ, điều tra, thu thập chứng cứ, hoà giải thành và công nhận thuận tình ly hôn.

Đối với việc ADPL, đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án đôi khi còn có những thiếu sót như có những vụ căn cứ tạm đình chỉ chưa chính xác, khi hết lý do tạm đình chỉ việc thụ lý lại giải quyết còn chậm trễ. Đối với trường hợp đình chỉ vụ án, có vụ không có căn cứ, vụ án đình chỉ xử lý án phí không đúng theo quy định của pháp luật.

Kết quả hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ còn nhiều thiếu sót, kết quả điều tra đôi khi chưa đáp ứng được yêu cầu như nội dung, chất lượng, biên bản lấy lời khai, có những vụ án còn ghi sơ sài chưa phản ánh hết những tình tiết khách quan của nội dung vụ án cần điều tra. Việc thu thập chứng cứ tài liệu liên quan đến vụ án còn chưa đầy đủ, có những tình tiết cần làm rò nhưng chưa được xác minh. Về phần tài sản, có những vụ án còn chưa điều tra hết phần tài sản cũng như các khoản nợ chung và nợ riêng của vợ chồng. Với kết quả điều tra vụ án không đầy đủ ảnh hưởng đến quá trình hoà giải và dẫn đến việc xác định thiếu người tham gia tố tụng.

Bên cạnh chất lượng điều tra vụ án còn hạn chế, thì việc hoà giải cũng vẫn còn những sai sót khi ADPL trong quá trình hoà giải như:

- Thẩm phán không thông báo về phiên hoà giải theo đúng quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự. Mặc dù, theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự “Trước khi tiến hành hoà giải, Toà án phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành hoà giải, nội dung các vấn đề cần hoà giải” [33, Điều 183], thì thông báo về phiên hoà giải là một yêu cầu bắt buộc vì qua đó đương sự biết trước được những yêu cầu của toà án để chuẩn bị nội dung cần làm việc tại Toà án.

- Khi hoà giải Thẩm phán không tuân thủ theo đúng các quy định về thành phần phiên hoà giải, nội dung phiên hoà giải, biên bản hoà giải theo quy

định tại các Điều 180, 184, 185 Bộ luật tố tụng dân sự. Có vụ án, tại Biên bản hoà giải thành không ghi họ tên những người tham gia phiên hoà giải; có vụ án bị đơn vắng mặt lần thứ nhất tại phiên hoà giải nhưng Toà án đã ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử ngay; Có vụ án chỉ có Thẩm phán hoà giải mà không có thư ký tham gia là vi phạm tố tụng.

- Trong quá trình hoà giải có Thẩm phán chưa nắm chắc được nội dung hồ sơ vụ án, việc giải thích pháp luật còn sơ sài, khả năng động viên, hoà giải, thuyết phục các đương sự hướng đến giải quyết tranh chấp của một số Thẩm phán còn hạn chế. Do đó, kết quả hoà giải chưa đạt kết quả cao. Đối với các vụ án công nhận thuận tình ly hôn về cơ bản đã giải quyết tốt, nhưng còn một số ít vụ án do quá trình hoà giải thuận tình ly hôn sơ sài, không chú ý giải quyết triệt để từng mối quan hệ trong hôn nhân, khi quyết định không chính xác và đôi khi viện dẫn điều luật còn chưa đầy đủ, nội dung quyết định còn sơ xuất về lỗi chính tả, câu văn chưa rò ràng, nên dẫn đến việc quyết định công nhận thuận tình ly hôn các đương sự vẫn có đơn khiếu nại đề nghị Toà án cấp trên xem xét lại và dẫn đến tình trạng quyết định thuận tình ly hôn vẫn bị huỷ theo trình tự giám đốc thẩm để điều tra giải quyết lại từ giai đoạn ban đầu.

* Những hạn chế về ADPL trong trường hợp đưa vụ án ra xét xử bằng bản án:

- Những hạn chế về ADPL trong hoạt động xét xử án hôn nhân và gia đình của TAND cấp huyện: Đối với vụ án hôn nhân và gia đình phải đưa ra xét xử thông thường là vụ án phức tạp hơn những vụ án ra công nhận hoà giải thành, quyết định công nhận sự thoả thuận ly hôn. Những vụ án xét xử từ khi thụ lý, điều tra vụ án, hoà giải không thành, trong những trường hợp này được hiểu là giai đoạn chuẩn bị xét xử. Ở TAND cấp huyện số lượng án sơ thẩm rất nhiều, Thẩm phán cấp sơ thẩm thường không chuyên trách một loại án như Thẩm phán cấp tỉnh, mà thường xét xử tất cả các loại án, hoạt động ADPL đối

với án hôn nhân và gia đình ở giai đoạn này có những hạn chế thường mắc phải như trong các trường hợp tạm đình chỉ, công nhận hoà giải thành và công nhận thuận tình ly hôn đã nêu ở trên.

Hoạt động ADPL trong xét xử án hôn nhân và gia đình cấp quận, huyện ngoài việc chịu ảnh hưởng những hạn chế của quá trình điều tra vụ án, còn có những thiếu sót như trong việc nghiên cứu hồ sơ chưa kỹ, không hiểu đúng các quy định pháp luật về việc giải quyết vụ án, việc xác định tư cách tố tụng chưa đúng, triệu tập những người tham gia tố tụng chưa đầy đủ, có vụ án đưa ra xét xử còn vi phạm về thời hạn tố tụng, việc lựa chọn quy phạm pháp luật có khi còn chưa chính xác, viện dẫn các điều luật còn chưa đầy đủ, do bản án (dự thảo) trước nên không có nhiều thời gian chỉnh lý lại bản án tại phòng nghị án, chưa phản ánh đầy đủ những diễn biến tại phiên toà, nội dung bản án còn rườm rà, không súc tích, nội dung phần quyết định đôi khi chưa rò, như những vụ án ly hôn chia tài sản khi giao đất nêu các mốc giới không cụ thể, tính án phí còn nhầm lẫn, trong quyết định chưa áp dụng Thông tư số 01 ngày 19 tháng 6 năm 1997 của TANDTC; VKSNDTC; Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính quy định về lãi xuất chậm trả trong giai đoạn thi hành án, dẫn đến việc thi hành án gặp khó khăn, hoặc không thi hành được. Việc tống đạt quyết định của bản án cho đương sự còn chưa đúng theo quy định của pháp luật, cấp bản án, trích lục án cấp sơ thẩm sửa, huỷ, bị dây dưa kéo dài và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi các đương sự.

Như vậy, hoạt động ADPL trong xét xử án hôn nhân và gia đình ở TAND cấp quận, huyện có nhiều hạn chế, có thể xác định những hạn chế cơ bản sau:

- Hạn chế trong việc thụ lý điều tra, thu thập chứng cứ vụ án chưa đầy đủ, còn có vi phạm thủ tục tố tụng trong hoạt động điều tra.

- Hạn chế trong việc nghiên cứu hồ sơ đánh giá chứng cứ tình tiết có liên quan đến vụ án.

- Hạn chế trong việc điều hành phiên toà xét xử, quá trình hỏi tại phiên toà, tranh tụng tại phiên toà và nghị án.

- Hạn chế trong việc lựa chọn, phân tích nội dung của các quy phạm pháp luật và ADPL chưa chính xác.

- Hạn chế về công tác soạn thảo và ban hành bản án, các từ ngữ ghi trong phần quyết định chưa được chính xác.

Những hạn chế trên sẽ được khắc phục qua cấp xét xử phúc thẩm và giám đốc thẩm đối với vụ án hôn nhân và gia đình đã thống kê ở trên.

2.2.2.2 Nguyên nhân của hạn chế

Từ những tồn tại, hạn chế cũng như những vướng mắc của hoạt động ADPL trong giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình, do nhiều nguyên nhân, nhưng có những nguyên nhân cơ bản sau:

* Nguyên nhân khách quan:

Nghiên cứu hoạt động ADPL trong giải quyết án hôn nhân và gia đình chưa đồng bộ, các văn bản hướng dẫn ADPL còn chậm, thiếu. Trong quá trình ADPL đã phát sinh nhiều bất cập, có những trường hợp lúng túng vì phải tìm văn bản pháp luật để áp dụng, việc trả lời thỉnh thị của toà án cấp trên đối với Toà án cấp dưới còn chậm, nên ảnh hưởng đến thời hạn tố tụng, có quy phạm trong các văn bản pháp luật không phù hợp với thực tiễn, tính khả thi thấp, nên ít được áp dụng. Có những quy định pháp luật chỉ dừng lại ở mức độ chung chung, chưa được cụ thể, rò ràng, dẫn đến việc nhận thức khác nhau của toà án.

Trên đây là những khó khăn, vướng mắc trong quá trình nhận thức ADPL trong giải quyết án hôn nhân và gia đình, đồng thời là nguyên nhân dẫn đến việc sửa, huỷ án sơ thẩm, do đó chất lượng ADPL giải quyết án hôn nhân và gia đình chưa cao.

Trước đây đã có một thời gian dài, giải quyết án hôn nhân và gia đình theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, do Pháp lệnh

quy định còn nhiều hạn chế, chưa đầy đủ nên dẫn đến việc vận dụng ADPL gặp nhiều khó khăn. Nay đã có Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 có hiệu lực từ ngày 01/01/2005 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã thay thế, khắc phục những thiếu sót của Bộ luật cũ, đáp ứng tốt những yêu cầu ADPL để giải quyết án trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh sự hoàn thiện của Luật Hôn nhân và gia đình, các Bộ luật khác có liên quan đến việc điều chỉnh các tranh chấp về hôn nhân và gia đình như Bộ luật dân sự, Luật đất đai… cần tiếp tục hoàn thiện hơn, có những văn bản hướng dẫn chi tiết để thống nhất thực hiện, giải quyết những quan hệ về tài sản, đất đai liên quan đến lĩnh vực Hôn nhân và gia đình.

Như vậy, cần có sự bổ sung, sửa đổi, hướng dẫn để tránh được mâu thuẫn giữa luật hình thức và luật nội dung, thì mới đáp ứng được việc ADPL giải quyết các vụ án khác nhau. Qua đây cũng thấy rằng, hoạt động xây dựng pháp luật nói chung phải đảm bảo tính thống nhất, phù hợp giữa luật hình thức và luật nội dung, để điều chỉnh một cách linh hoạt các quan hệ pháp luật đa dạng trong thực tế cuộc sống. Thực tế các văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các điều khoản trong các Bộ luật ban hành còn chậm, không kịp thời, do đó trong thời gian chờ có hướng dẫn thì nhận thức của các chủ thể ADPL lúng túng trong xử lý và đây chính là nguyên nhân dẫn đến những sai sót của quá trình ADPL. Thậm chí có văn bản hướng dẫn còn chung chung, khi áp dụng vào vụ án cụ thể thì gặp nhiều khó khăn.

Ví dụ: Các chi phí trong quá trình điều tra vụ án như tạm ứng chi phí định giá. Chi phí định giá tại Điều 139 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:

1. Tiền tạm ứng chi phí định giá là số tiền mà Hội đồng định giá tạm tính để tiến hành việc định giá theo quyết định của toà án.

2. Chi phí định giá là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho công việc định giá và do Hội đồng định giá căn cứ vào khoản 2 Điều 141 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định [33, Điều 139].

Trong trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá, nếu tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí định giá thực tế thì họ phải nộp thêm phần còn thiếu đó; nếu số tiền đã nộp cao hơn chi phí định giá thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa đó.

Như vậy, căn cứ pháp lý nào để Toà án ADPL ra quyết định cho đương sự nộp số lượng tiền cụ thể đáp ứng “cần thiết và hợp lý” và các chi phí cụ thể khác phục vụ cho việc định giá là rất khó xác định, như nhà cửa, phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, đất ở, vườn đồi, ao, đầm, các loại cây cối… chi phí định giá khác nhau?

Vấn đề này, Nghị quyết 08/NQ- TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới” đã đánh giá: “Pháp luật trong lĩnh vực tư pháp chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và còn nhiều sơ hở, công tác xây dựng, giải thích, hướng dẫn và tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật còn chậm, trong đó pháp luật về lĩnh vực tư pháp con nhiều bất cập và hạn chế” [11].

Sự phối kết hợp giữa Toà án và các cơ quan liên quan như phòng Tài chính, phòng Tài nguyên môi trường, Cục đo đạc bản đồ… khi điều tra vụ án còn gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn việc điều tra xác minh về tình trạng đất ở, đất nông nghiệp trong vụ án ly hôn khi các bên đương sự có tranh chấp, phụ thuộc vào Phòng Tài nguyên Môi trường, nhưng trong thực tế, việc lưu trữ các tài liệu này chưa đầy đủ, chưa có hệ thống, đối với cấp xã, phường công tác địa chính còn sơ sài, các tài liệu hồ sơ liên quan đến quản lý đất đai còn nhiều thiếu sót, một mặt do nghiệp vụ quản lý, mặt khác do bị mất mát qua nhiều lần bàn giao công tác cho cán bộ khác mà không quy trách nhiệm thuộc về ai. Trong thực tế, khi giải quyết vụ án một mảnh đất có 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong khi đó hồ sơ gốc ở các cơ quan chức năng quản lý đất từ phường, xã cho đến cấp tỉnh đều không được lưu trữ cẩn thận.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí