Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Hà Nội Và Cơ Cấu Tổ Chức Của Toà Án Nhân Dân Ở Thành Phố Hà Nội

của TAND cấp tỉnh, do tính chất phức tạp của vụ án, cần phải điều tra xác minh rộng hơn như: Uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài. Tại Công văn số 128/CV- TANDTC ngày 14/12/1991 của TANDTC thì TAND cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án trong đó có án Hôn nhân và gia đình như sau:

+ Khi có đương sự là người nước ngoài, đương sự là người Việt Nam ở nước ngoài;

+ Người Việt Nam ở nước ngoài bao gồm những người mang quốc tịch Việt nam đang sinh sống học tập và lao động ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Tại Công văn số 82/TANDTC ngày 07/11/1982 của Toà án nhân dân tối cao, những vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện mà TAND cấp tỉnh lấy lên để giải quyết đó là các vụ án trong đó có án Hôn nhân và gia đình như:

+ Những vụ án vận dụng pháp luật, chính sách có nhiều khó khăn phức tạp;

+ Những vụ án điều tra thu tập chứng cứ có nhiều khó khăn hoặc phải giám định kỹ thuật phức tạp;

+ Những vụ án việc xử lý có nhiều khó khăn, có nhiều quan điểm khác nhau về hướng giải quyết vụ án;

+ Những vụ án mà đương sự là cán bộ chủ chốt tại địa phương, những người có ảnh hưởng tôn giáo mà xét thấy việc xét xử ở TAND cấp huyện không có lợi về chính trị.

+ Ngoài ra, TAND cấp tỉnh còn có thể theo yêu cầu đương sự lấy những vụ án thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện lên để xét xử nếu xét thấy có lý do chính đáng.

Những loại vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết sơ thẩm của TAND cấp tỉnh hoặc những vụ việc thuộc toà án cấp sơ thẩm, mà TAND cấp tỉnh lấy lên để giải quyết theo trình tự sơ thẩm của tỉnh không nhiều và chỉ tập trung ở một số thành phố lớn. Khi giải quyết vụ án theo trình tự sơ thẩm của TAND

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

cấp tỉnh còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, từ khi thụ lý đến khi ra quyết định bằng một bản án.

* Hoạt động ADPL theo trình tự phúc thẩm của TAND cấp tỉnh:

Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội - 6

Sau khi TAND cấp huyện xét xử, bản án Hôn nhân và gia đình bị kháng cáo, kháng nghị, cần lưu ý việc kháng cáo, kháng nghị đảm bảo thời hạn theo luật định, như thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc kể từ ngày nhận được tống đạt bản án và 07 ngày đối với quyết định đình chỉ vụ án. Đồng thời người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án.

Phúc thẩm là một thủ tục ADPL để xét xử do TAND tỉnh trực tiếp tiến hành xem xét lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của quyết định, bản án Hôn nhân và gia đình của TAND cấp huyện chưa có hiệu lực pháp luật vì có kháng cáo, kháng nghị. Đây là lần xét xử thứ hai đối với vụ án, do vậy cấp xét xử thứ hai phải xem xét bản án một cách thận trọng, đối tượng của phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm. Toà án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm phải là TAND cấp tỉnh.

Giải quyết vụ án theo trình tự phúc thẩm trong thực tế chủ yếu là các vụ án do các đương sự thực hiện quyền kháng cáo, bởi kết quả bản án sơ thẩm không thể đáp ứng nguyện vọng của một trong các bên đương sự, cá biệt một số ít đương sự cố tình gây khó khăn cho bên kia nên thực hiện quyền kháng cáo của mình để cố tình dây dưa, kéo dài cho bên kia. Khi tiến hành giải quyết vụ án Hôn nhân và gia đình ở cấp phúc thẩm, hoạt động ADPL xét xử phải tuân theo bốn giai đoạn như hoạt động ADPL ở cấp sơ thẩm, trong từng giai đoạn ADPL Thẩm phán phải hết sức thận trọng, ngoài việc kiểm tra lại

việc ADPL của TAND cấp huyện xem có chính xác hay không, kết quả của bản án sơ thẩm có thấu tình đạt lý chưa. Quyết định của bản án phúc thẩm phải có sức thuyết phục cao hơn đối với TAND cấp huyện và các đương sự.

Khi tiến hành ADPL xét xử phúc thẩm đối với vụ án Hôn nhân và gia đình có kháng cáo, kháng nghị, Toà án cấp phúc thẩm có quyền:

+ Giữ nguyên bản án sơ thẩm;

+ Sửa bản án sơ thẩm, nếu thấy việc điều tra đầy đủ, nhưng Toà án cấp sơ thẩm giải quyết vụ án còn thiếu sót và khắc phục được;

+ Huỷ bản án sơ thẩm Hôn nhân và gia đình để xét xử sơ thẩm lại trong những trường hợp sau:

. Việc điều tra của Toà án cấp sơ thẩm không đầy đủ mà Toà án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được;

. Thành phần Hội đồng xét xử không đúng quy định của pháp luật;

. Có vi phạm nghiêm trọng về tố tụng.

. Khi có lý do chính đáng của đương sự;

. Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị và trong các trường hợp theo quy định tại Điều 189; Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự.

Do vậy, khi xét xử theo trình tự phúc thẩm, TAND cấp phúc thẩm không chỉ đơn thuần ADPL để giải quyết vụ án, mà còn kiểm tra lại việc ADPL của TAND cấp huyện, do đó cấp phúc thẩm khi ADPL cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng, thận trọng, khi xét xử sơ thẩm Hội đồng xét xử chỉ có một Thẩm phán, nhưng Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm gồm ba Thẩm phán và quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

* Hoạt động ADPL theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm:

- Hoạt động ADPL theo thủ tục giám đốc thẩm với những quyết định, bản án Hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực pháp luật. Căn cứ váo pháp luật

và việc ADPL để xem xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm nghiêm trọng tố tụng trong việc giải quyết vụ án. Những trường hợp xét xử lại theo thủ tục giám đốc thẩm đó là quyết định, bản án hôn nhân và gia đình của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có căn cứ sau:

+ Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

+ Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;

+ Có sai lầm nghiêm trọng trong việc ADPL.

Xét xử giám đốc thẩm không phải là cấp xét xử thứ ba, nên trình tự giám đốc thẩm cơ bản khác với xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Trình tự kháng nghị cho đến việc xét xử giám đốc thẩm bản án, quyết định chỉ trải qua một cấp xét xử và không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm. Khi phát hiện bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm như: Đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị gồm: Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Khi xem xét thủ tục giám đốc thẩm đối với vụ án Hôn nhân và gia đình, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền sau:

+ Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực pháp luật;

+ Giữ nguyên bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình đúng pháp luật của TAND cấp dưới;

+ Huỷ bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực để điều tra xét xử lại từ giai đoạn sơ thẩm;

+ Huỷ bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án đã xét xử vụ án và đình chỉ vụ án.

Như vậy, hoạt động ADPL theo thủ tục giám đốc thẩm đối với án Hôn nhân và gia đình có ý nghĩa rất lớn, đó là trình tự để tháo gỡ những giải quyết sai lầm của bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, đồng thời thông qua thủ tục giám đốc thẩm, giúp cho Toà án cấp trên thấy được những sai sót của TAND cấp dưới trong hoạt động ADPL giải quyết án hôn nhân và gia đình. Từ đó có những tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và có sự chỉ đạo hướng dẫn công tác nghiệp vụ trong việc vận dụng pháp luật đối với Toà án cấp dưới để giải quyết án Hôn nhân và gia đình.

- Hoạt động ADPL theo thủ tục tái thẩm là xét lại quyết định, bản án về hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện, có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định, mà Toà án và các đương sự không biết được khi ra bản án, quyết định đó. Những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm những bản án, quyết định về Hôn nhân và gia đình của Toà án đã có hiệu lực pháp luật như sau:

+ Phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án, mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án Hôn nhân và gia đình;

+ Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;

+ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;

+ Bản án của Toà án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước mà Toà án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ;

Hoạt động ADPL của Hội đồng tái thẩm có các quyền đối với vụ án Hôn nhân và gia đình như sau:

+ Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên quyết định, bản án Hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực pháp luật;

+ Huỷ bản án, quyết định về Hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự quy định.

+ Huỷ bản án, quyết định về Hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.

Khi phát hiện có tình tiết mới của vụ án, đương sự hoặc các nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị.

Hoạt động ADPL theo thủ tục tái thẩm trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình cũng phải tuân theo trình tự quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Qua hoạt động ADPL theo thủ tục tái thẩm giúp cho Toà án sửa chữa được những thiếu sót trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Ngoài việc giải quyết các vụ án theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm thì ADPL theo trình tự giám đốc thẩm và tái thẩm với mục đích nhằm để ADPL trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình được chính xác hơn.

- Vấn đề chuyển quyết định, bản án Hôn nhân và gia đình có hiệu lực pháp luật cho cơ quan Thi hành án:

Trước đây, thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền của Toà án, nhưng ngày 01/6/1993 Luật thi hành án dân sự có hiệu lực pháp luật thay thế Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1989 thì thẩm quyền thi hành án thuộc Cơ quan thi hành án dân sự. Sau khi quyết định, bản án về Hôn nhân và gia đình có hiệu lực, pháp luật quy định Toà án phải có trách nhiệm chuyển giao cho Cơ quan thi hành án dân sự bản án, quyết định về Hôn nhân và gia đình để Cơ quan thi hành án có trách nhiệm thi hành.

Như vậy, trong thời hạn xem xét trình tự giám đốc thẩm và tái thẩm, nếu bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm, thì bản án có hiệu lực pháp luật vẫn được đưa ra thi hành.

Kết luận chương 1


ADPL trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của TAND là một lĩnh vực của ADPL nói chung. Trong chương 1, tác giả trình bày khái niệm, đặc điểm ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình, đồng thời phân tích các giai đoạn của quá trình ADPL giải quyết án Hôn nhân và gia đình, nêu lên nội dung ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình, để làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng ở chương 2 và chương 3 của Luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN

Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI


2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội hà nội và cơ cấu tổ chức của toà án nhân dân ở thành phố hà nội

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Hà Nội

Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Việt Nam. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính từ ngày 01/8/2008, thủ đô Hà Nội có diện tích là 3.324,92 km2, dân số là 6,913 triệu người (số liệu tổng điều tra hộ khẩu trên địa bàn Hà Nội 30/10/2010), gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.

Theo số liệu thống kê năm 2010, GDP của Hà Nội chiếm 12,73% của cả quốc gia và khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, Hà Nội xếp ở vị trí thứ 36/63 tỉnh thành. Năm 2012, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Nội xếp thứ 51/63 tỉnh thành.

Mặc dù là thủ đô của một quốc gia nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp, nhưng Hà Nội lại là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới và giá bất động sản không thua kém các quốc gia giàu có. Điều này đã khiến những cư dân Hà Nội, đặc biệt tầng lớp có thu nhập thấp, phải sống trong điều kiện chật chội, thiếu tiện nghi. Do truyền thống văn hóa và những khó khăn về chỗ ở, hiện tượng 3, 4 thế hệ cùng sống chung trong một ngôi nhà rất phổ biến ở Hà Nội. Mỗi năm, thành phố xây dựng mới hàng triệu mét

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí