Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ TÂM


ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

TR£N §ÞA BµN Hµ NéI


Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Mã số: 60 38 01 01


Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội - 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC KHÁNH


HÀ NỘI - 2014

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thị Tâm


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

MỤC LỤC


Trang


MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TOÀ

ÁN NHÂN DÂN 7

1.1. Khái niệm đặc điểm áp dụng pháp luật trong giải quyết án

hôn nhân và gia đình7

1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật 7

1.1.2. Khái niệm áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và

gia đình 11

1.2. Các giai đoạn và nội dung áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình 16

1.2.1. Các giai đoạn trong áp dụng pháp luật giải quyết án hôn nhân

và gia đình 16

1.2.2. Nội dung hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn

nhân và gia đình 20

Kết luận chương 1 42

Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TOÀ ÁN

NHÂN DÂN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 42

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Hà Nội và cơ cấu tổ chức của toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội 42

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Hà Nội 42

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội 43

2.2. Những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết án hôn nhân và gia đình của toà án nhân dân

ở thành phố Hà Nội 47

2.2.1. Những ưu điểm đạt được trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội 47

2.2.2 Những hạn chế trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của

tòa án nhân dân ở thành phố Hà Nội và nguyên nhân 55

Kết luận chương 2 71

Chương 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN Ở

THÀNH PHỐ HÀ NỘI 71

3.1. Yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của toà án nhân

dân ở thành phố Hà Nội 71

3.1.1. Việc nâng cao hiệu quả trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình phải đáp ứng các yêu cầu về cải cách tư pháp 71

3.1.2 Các yêu cầu đối với trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình

của Toà án 72

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của toà án nhân dân ở

thành phố Hà Nội 76

3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động Toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội nói chung và việc trong giải

quyết án Hôn nhân và gia đình nói riêng 76

3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 78

3.3.1. Tăng cường công tác giải thích và hướng dẫn áp dụng thống

nhất pháp luật 103

3.3.2. Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ của Thẩm phán và cán bộ trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình

của Toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội 105

3.3.3. Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của Hội thẩm nhân dân 107

3.3.4. Tăng cường phương tiện và điều kiện cơ sở vật chất cho các TAND ở thành phố Hà Nội và hoàn thiện chế độ chính sách đối

với Thẩm phán, cán bộ Toà án 108

3.3.5. Tăng cường hoạt động kiểm tra giám đốc án đối với TAND cấp quận, huyện, đảm bảo việc ADPL thống nhất 110

3.3.6. Tăng cường công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử của ngành Toà án làm cơ sở cho hoạt động giải quyết án Hôn nhân và gia

đình được thực hiện thống nhất 112

3.3.7. Toà án nhân dân Tối cao sớm ban hành các mẫu bản án, quyết định thống nhất áp dụng cho toàn ngành Toà án 114

Kết luận chương 3 115

KẾT LUẬN 116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


ADPL: Áp dụng pháp luật

BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự

HĐXX: Hội đồng xét xử

HLPL: Hiệu lực pháp luật

Nxb: Nhà xuất bản

QHPL: Quan hệ pháp luật

QPPL: Quy phạm pháp luật

TAND: Tòa án nhân dân TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao TTDS: Tố tụng dân sự

UBND: Ủy ban nhân dân

VKSNDTC: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao XHCN: Xã hội chủ nghĩa

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta cần phải có con người xã hội chủ nghĩa, đó là đòi hỏi tất yếu khách quan. Nhưng muốn có con người xã hội chủ nghĩa thì phải có một gia đình mẫu mực, bởi gia đình quyết định một phần rất lớn tới bản chất con người. Gia đình hiện nay còn được xem là tế bào của xã hội, do vậy muốn có xã hội phát triển và lành mạnh thì cần phải có các gia đình tốt – gia đình văn hoá mới. Gia đình là cái nôi sản sinh ra con người, nuôi dưỡng và giáo dục con người cho xã hội, vì vậy Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua luôn luôn quan tâm tới vần đề gia đình. Luật hôn nhân và gia đình có vai trò góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ Hôn nhân và gia đình tiến bộ, nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về gia đình được ghi nhận tại Hiến pháp năm 1992:

Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ Hôn nhân và gia đình theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những người công dân tốt, con cháu có bổn phận chăm sóc ông bà, cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con [27, Điều 64].

Với đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập như vậy, song thực tế hiện nay các vụ án về Hôn nhân và gia đình vẫn phát sinh và có chiều hướng gia tăng, đòi hỏi Toà án phải (ADPL) để giải quyết các loại án này. Nghiên cứu về (ADPL) trong giải quyết án Hôn nhân

và gia đình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, thực hiện nguyên tắc vợ chồng bình đẳng, tránh tình trạng phân biệt đối xử, tình trạng bạo lực gia đình [43].

Trong hoạt động tư pháp thì hoạt động của Toà án là trung tâm có vai trò quan trọng trong hệ thống cơ quan tư pháp và Toà án là cơ quan duy nhất nhân danh Nhà nước tiến hành hoạt động xét xử các loại án nói chung và Hôn nhân và gia đình nói riêng. Trong những năm qua, việc trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình đã giải quyết được những mâu thuẫn bất hoà trong gia đình, đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, bên cạnh những mặt đã đạt được trong quá trình giải quyết án Hôn nhân và gia đình vẫn còn những thiếu sót, như có vụ án trong quá trình giải quyết còn để tồn đọng, dây dưa kéo dài, có vụ án còn bị sửa, huỷ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên đương sự.

Ở thành phố Hà Nội những năm qua, số lượng án về Hôn nhân và gia đình ngày càng gia tăng. Đối với loại án này mỗi vụ án có nội dung đa dạng và tính phức tạp khác nhau, nên việc ADPL để giải quyết loại án này gặp không ít những khó khăn, trong nhận thức vận dụng pháp luật cũng như khó khăn từ khách quan mang lại. Tuy vậy, quá trình giải quyết án Hôn nhân và gia đình của ngành Toà án nhân dân thành phố Hà Nội trong những năm qua đạt những kết quả nhất định góp phần giải quyết các mâu thuẫn bất hoà trong hôn nhân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Thông qua việc ADPL trong việc giải quyết án Hôn nhân và gia đình góp phần làm ổn định quan hệ trong hôn nhân, giữ gìn kỷ cương pháp luật, giữ ổn định chính trị, trật tự trị an toàn xã hội, góp phần tăng cường nền pháp chế Xã hội chủ nghĩa trên toàn thành phố. Đồng thời, hoạt động ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình, ngoài việc đấu tranh với các hành vi trái pháp luật nảy sinh trong lĩnh vực về hôn nhân, còn phổ biến tuyên truyền giáo dục ý thức

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/06/2022