Tóm Tắt Các Thành Phần Marketing Địa Phương Ảnh Hưởng Đến Ptdl

Bảng 2.1: Tóm tắt các thành phần marketing địa phương ảnh hưởng đến PTDL


Stt

Thành phần marketing địa phương

Nguồn tác giả

1

Sản phẩm du lịch

Buhalis, 2000; Vengesayi, 2003; Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2005; Stankovic and Petrovic, 2007; Kozak et al., 2009; Ahmed et al.,2010; Nguyễn Thị Thống nhất, 2010; Yang et al., 2011; Muala and Qurneh, 2012; Sarker et al., 2012; Özer, 2012; Hà Nam Khánh Giao và cộng sự, 2013; Lê Ngọc Nương và Nguyễn Hải Khanh, 2014; Magatef, 2015; Gilaninia and Mohammadi, 2015; Chye and Yeo, 2015; Nguyễn Văn Hiến và cộng sự, 2015; Trần Thị Kim Oanh, 2016; Kadhim et al., 2016.

2

Giá cả

Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2005; Muala and Qurneh, 2012; Özer, 2012; Ngọc Nương và Nguyễn Hải Khanh, 2014; Magatef, 2015; Gilaninia and Mohammadi, 2015; Kadhim et al., 2016.

3

Phân phối

Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2005; Muala and Qurneh, 2012; Sarker et al., 2012; Özer, 2012; Magatef, 2015; Kadhim et al., 2016.

4

Xúc tiến du lịch

Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2005; Sarker et al., 2012; Özer, 2012; Lê Ngọc Nương và Nguyễn Hải Khanh, 2014; Magatef, 2015; Gilaninia and Mohammadi, 2015; Kadhim et al., 2016.

5

Nguồn nhân lực du lịch

Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2005; Kotler et al., 2010; Yang et al., 2011; Muala and Qurneh, 2012; Sarker et al., 2012; Özer, 2012; Hà Nam Khánh Giao và cộng sự, 2013; Lê Ngọc Nương và Nguyễn Hải Khanh, 2014; Gilaninia and Mohammadi, 2015; Nguyễn Văn Hiến và cộng sự, 2015; Kadhim et al., 2016.

6

Quy trình cung cấp dịch vụ

Sarker et al., 2012; Gilaninia and Mohammadi, 2015; Kadhim et al., 2016.

7

Cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch

Buhalis, 2000; Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2005; Stankovic and Petrovic, 2007; Kozak et al.,2009; Kotler et al., 2010; Ahmed et al., 2010; Nguyễn Thị Thống nhất, 2010; Yang et al., 2011; Sarker et al., 2012; Özer, 2012; Lê Ngọc Nương và Nguyễn Hải Khanh, 2014; Chye and Yeo, 2015; Kadhim et al., 2016.

8

Chính quyền địa phương

Yang et al., 2011; Chye and Yeo, 2015

9

Cộng đồng dân cư địa phương

Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2005; Hà Nam Khánh Giao và cộng sự, 2013; Lê Ngọc Nương và Nguyễn Hải Khanh, 2014.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Chiến lược marketing địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thành phố Cần Thơ - 4

Nguồn: Lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan.

Tuy nhiên, để vận dụng phù hợp vào điều kiện TP. Cần Thơ và xác định được đầy đủ tổng thể các thành phần marketing địa phương ảnh hưởng đến phát triển du lịch, đề tài tiếp tục thực hiện bước nghiên cứu sơ bộ, định tính và định lượng, được trình bày chi tiết tại Chương 3, mục 3.2.1, 3.2.2. Theo đó, kết quả nghiên cứu sơ bộ, đã xác định được 10 thành phần marketing địa phương ảnh hưởng đến phát triển du lịch. Trong đó, 09 thành phần marketing địa phương được kế thừa từ các công trình nghiên cứu trước đây và phát triển bổ sung thêm 01 thành phần marketing địa phương, đó là: Năng lực marketing của doanh nghiệp du lịch.

2.1.2 Về kỹ thuật, công cụ phân tích và đo lường

Hồ Đức Hùng và cộng sự (2005) đã thực hiện khảo sát khách du lịch và sử dụng thống kê mô tả với chỉ tiêu tần suất, giá trị trung bình để đánh giá thực trạng marketing địa phương phát triển du lịch TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, kỹ thuật so sánh, phỏng vấn chuyên gia, phân tích SWOT và công cụ marketing hỗn hợp (7Ps) cũng được tác giả sử dụng trong nghiên cứu. Một nghiên cứu khác của Hồ Đức Hùng và cộng sự (2005), ngoài áp dụng các kỹ thuật phân tích trên, đề tài đã bổ sung sử dụng công cụ ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) và ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) đối với ngành du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hoàng Văn Hoan và cộng sự (2007) đã sử dụng kỹ thuật so sánh, phân tích SWOT để đánh giá thực trạng ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Đồng thời, đề tài sử dụng công cụ marketing hỗn hợp (4Ps) để đề xuất chiến lược marketing trong phát triển du lịch cho các địa phương đó.

Nguyễn Thị Thống Nhất (2010) đã sử dụng kỹ thuật phân tích SWOT để đánh giá thực trạng du lịch Đà Nẵng. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng các công cụ chiến lược marketing địa phương, bao gồm: marketing hình ảnh địa phương, marketing đặc trưng địa phương, marketing cơ sở hạ tầng địa phương và marketing con người địa phương để thiết kế chiến lược marketing địa phương cho du lịch Đà Nẵng; và sử dụng kỹ thuật phân tích tổng hợp để đề xuất các giải pháp marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng.

Hà Nam Khánh Giao và cộng sự (2013) thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy bội để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn của du lịch Bến Tre. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng một số kỹ thuật phân tích khác, như: thống kê mô tả, phỏng vấn chuyên gia, phân tích SWOT, các công cụ chiến lược marketing địa phương để thiết kế chiến lược marketing địa phương và phân tích tổng hợp để đề xuất các giải pháp marketing địa phương nhằm phát triển du lịch Bến Tre.

Lê Ngọc Nương và Nguyễn Hải Khanh (2014) sử dụng kỹ thuật so sánh để đánh giá thực trạng hoạt động du lịch Sơn La; đồng thời thực hiện khảo sát khách du lịch và sử dụng thống kê mô tả với các chỉ tiêu tần số, tần suất để đánh giá thực trạng marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến Sơn La. Từ kết quả phân tích thực trạng, tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích tổng hợp để đề xuất các giải pháp marketing địa phương cho du lịch Sơn La.

Nguyễn Văn Hiến và cộng sự (2015) đã sử dụng thống kê mô tả, phân tích EFA, phân tích hồi quy đa biến nhằm phân tích thực trạng marketing địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long thông qua nguồn dữ liệu sơ cấp từ 388 phiếu phỏng vấn khách du lịch. Ngoài ra, một số kỹ thuật phân tích khác cũng được tác giả sử dụng trong nghiên cứu, như: so sánh, phỏng vấn chuyên gia, phân tích SWOT và công cụ marketing hỗn hợp (7Ps).

Gilaninia and Mohammadi (2015) đã thực hiện khảo sát khách du lịch và sử dụng thống kê mô tả để diễn giải đặc điểm mẫu nghiên cứu; phân tích EFA để đánh giá ảnh hưởng của các thành phần marketing hỗn hợp đến phát triển ngành công nghiệp du lịch tỉnh Guilan, Iran.

Kadhim et al. (2016) thực hiện khảo sát khách du lịch và sử dụng phân tích EFA, phân tích hồi quy đa biến để đánh giá ảnh hưởng của các thành phần marketing hỗn hợp đến ngành du lịch Malaysia.

Trần Thị Kim Oanh (2016) đã khảo sát khách du lịch, doanh nghiệp du lịch, cán bộ quản lý Nhà nước và sử dụng thống kê mô tả với các chỉ tiêu tần suất, giá trị trung bình để đánh giá thực trạng marketing địa phương phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang. Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật so sánh để đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và sử dụng công cụ chiến lược marketing địa phương để đề xuất chiến lược marketing địa phương nhằm phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang.

Võ Minh Cảnh và cộng sự (2020) đã sử dụng kỹ thuật so sánh, thống kê mô tả, phân tích SWOT để đánh giá thực trạng hoạt động du lịch thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng một số kỹ thuật phân tích khác, như: phỏng vấn chuyên gia, công cụ ma trận SWOT, ma trận QSPM để xây dựng và lựa chọn được Chiến lược phát triển các hoạt động và dịch vụ du lịch phụ trợ cho thành phố. Kế tiếp, đề tài sử dụng kỹ thuật phân tích tổng hợp để đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược.

Đánh giá chung: Qua lược khảo các nghiên cứu liên quan cho thấy, các tác giả đã sử dụng những kỹ thuật, công cụ phân tích và đo lường để thực hiện nghiên cứu về marketing địa phương với phát triển du lịch. Cụ thể như sau:

So sánh: so sánh đối chiếu số liệu du lịch giữa các năm để đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của địa phương (Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2005; Hoàng Văn Hoan và cộng sự, 2007; Lê Ngọc Nương và Nguyễn Hải Khanh, 2014; Nguyễn Văn Hiến và cộng sự, 2015; Trần Thị Kim Oanh, 2016; Võ Minh Cảnh và cộng sự, 2020).

Thống kê mô tả: để phân tích đặc điểm của đối tượng khảo sát, nhu cầu của khách du lịch, thực trạng marketing địa phương với phát triển du lịch (Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2005; Hà Nam Khánh Giao và cộng sự, 2013; Lê Ngọc Nương và Nguyễn Hải Khanh, 2014; Nguyễn Văn Hiến và cộng sự, 2015; Gilaninia and Mohammadi, 2015; Trần Thị Kim Oanh, 2016; Võ Minh Cảnh và cộng sự, 2020).

Phân tích SWOT: để đánh giá những điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức trong phát triển du lịch của địa phương (Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2005; Hoàng Văn Hoan và cộng sự, 2007; Nguyễn Thị Thống Nhất, 2010; Hà Nam Khánh Giao và cộng sự, 2013; Nguyễn Văn Hiến và cộng sự, 2015; Võ Minh Cảnh và cộng sự, 2020).

Phỏng vấn chuyên gia: để đề xuất các chính sách, giải pháp phát triển du lịch của địa phương (Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2005; Hà Nam Khánh Giao và cộng sự, 2013; Nguyễn Văn Hiến và cộng sự, 2015; Võ Minh Cảnh và cộng sự, 2020).

Để kiểm định chất lượng thang đo, nhiều tác giả sử dụng kỹ thuật kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Phân tích EFA được áp dụng nhằm xác định các thành phần marketing ảnh hưởng đến phát triển du lịch (Hà Nam Khánh Giao và cộng sự, 2013; Nguyễn Văn Hiến và cộng sự, 2015; Gilaninia and Mohammadi, 2015; Kadhim et al., 2016).

Phân tích hồi quy đa biến: được áp dụng nhằm xác định chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của từng thành phần marketing đến phát triển du lịch (Hà Nam Khánh Giao và cộng sự, 2013; Nguyễn Văn Hiến và cộng sự, 2015; Kadhim et al., 2016).

Công cụ marketing hỗn hợp: được sử dụng để phân tích thực trạng marketing và đề xuất chiến lược marketing trong phát triển du lịch của địa phương (Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2005; Hoàng Văn Hoan và cộng sự, 2007; Nguyễn Văn Hiến và cộng sự, 2015).

Công cụ chiến lược marketing địa phương: được sử dụng để đề xuất chiến lược marketing địa phương với phát triển du lịch, bao gồm: chiến lược marketing hình ảnh địa phương, chiến lược marketing đặc trưng địa phương, chiến lược marketing cơ sở hạ tầng địa phương và chiến lược marketing con người của địa phương (Nguyễn Thị Thống Nhất, 2010; Trần Thị Kim Oanh, 2016).

Công cụ ma trận IFE, EFE: được sử dụng để đánh giá về môi trường bên trong và bên ngoài địa phương (Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2005).

Công cụ ma trận QSPM: được sử dụng để lựa chọn chiến lược ưu tiên thực hiện cho địa phương (Võ Minh Cảnh và cộng sự, 2020).

Phân tích tổng hợp: được sử dụng để đề xuất các giải pháp marketing địa phương nhằm phát triển du lịch (Nguyễn Thị Thống Nhất, 2010; Lê Ngọc Nương và Nguyễn Hải Khanh, 2014; Võ Minh Cảnh và cộng sự, 2020).

Ngoài ra, nhiều tác giả đã sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường, đánh giá của khách du lịch về hoạt động marketing địa phương, hoặc lượng hóa các thành phần marketing ảnh hưởng đến phát triển du lịch của địa phương (Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2005; Lê Ngọc Nương và Nguyễn Hải Khanh, 2014; Nguyễn Văn Hiến và cộng sự, 2015; Gilaninia and Mohammadi, 2015; Kadhim et al., 2016; Trần Thị Kim Oanh, 2016).

Bảng 2.2: Tóm tắt các kỹ thuật, công cụ phân tích và đo lường


Stt

Kỹ thuật, công cụ phân tích và đo lường

Nguồn tác giả

1

So sánh

Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2005; Hoàng Văn Hoan và cộng sự, 2007; Lê Ngọc Nương và Nguyễn Hải Khanh, 2014; Nguyễn Văn Hiến và cộng sự, 2015; Trần Thị Kim Oanh, 2016; Võ Minh Cảnh và cộng sự, 2020

2

Thống kê mô tả

Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2005; Lê Ngọc Nương và Nguyễn Hải Khanh, 2014; Nguyễn Văn Hiến và cộng sự, 2015; Gilaninia and Mohammadi, 2015; Trần Thị Kim Oanh, 2016; Võ Minh Cảnh và cộng sự, 2020

3

Phân tích SWOT

Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2005; Hoàng Văn Hoan và cộng sự, 2007; Nguyễn Thị Thống Nhất, 2010; Nguyễn Văn Hiến và cộng sự, 2015; Võ Minh Cảnh và cộng sự, 2020

4

Phỏng vấn chuyên gia

Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2005; Nguyễn Văn Hiến và cộng sự, 2015; Võ Minh Cảnh và cộng sự, 2020

5

Phân tích tổng hợp

Nguyễn Thị Thống Nhất, 2010; Lê Ngọc Nương và Nguyễn Hải Khanh, 2014; Võ Minh Cảnh và cộng sự, 2020

6

Phân tích EFA

Hà Nam Khánh Giao và cộng sự, 2013; Nguyễn Văn Hiến và cộng sự, 2015; Gilaninia and Mohammadi, 2015; Kadhim et al., 2016

7

Phân tích hồi quy bội

Hà Nam Khánh Giao và cộng sự, 2013; Nguyễn Văn Hiến và cộng sự, 2015; Kadhim et al., 2016

8

Công cụ ma trận IFE, EFE

Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2005

9

Công cụ ma trận QSPM

Võ Minh Cảnh và cộng sự, 2020

10

Công cụ chiến lược marketing địa phương

Nguyễn Thị Thống Nhất, 2010; Trần Thị Kim Oanh, 2016

11

Công cụ marketing hỗn hợp

Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2005; Hoàng Văn Hoan và cộng sự, 2007; Nguyễn Văn Hiến và cộng sự, 2015

12

Thang đo Likert 5 mức độ

Hồ Đức Hùng và cộng sự, 2005; Lê Ngọc Nương và Nguyễn Hải Khanh, 2014; Nguyễn Văn Hiến và cộng sự, 2015; Gilaninia and Mohammadi, 2015; Kadhim et al., 2016; Trần Thị Kim Oanh, 2016

Nguồn: Lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan.

Thực hiện đề tài này, tác giả kế thừa các kỹ thuật, công cụ phân tích và đo lường từ các nghiên cứu trước đây, bao gồm: so sánh; thống kê mô tả, phỏng vấn chuyên gia, phân tích tổng hợp, kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số

Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích hồi quy bội; các công cụ xây dựng chiến lược: ma trận IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận EFE, ma trận SWOT, ma trận QSPM; các công cụ chiến lược marketing địa phương: chiến lược marketing hình ảnh địa phương, chiến lược marketing đặc trưng địa phương, chiến lược marketing cơ sở hạ tầng địa phương, chiến lược marketing con người của địa phương; công cụ marketing hỗn hợp và thang đo Likert 5 mức độ. Tuy nhiên, đối với công cụ marketing hỗn hợp, các nghiên cứu trước đây chỉ sử dụng 4Ps hay 7Ps; trong nghiên cứu này, tác giả mở rộng kết hợp 7Ps marketing dịch vụ của Booms and Bitner (1981) và 3Ps chủ thể thực hiện marketing địa phương của Kotler et al. (2002): Power - Chính quyền, Public - Người dân, Prosperous area - Doanh nghiệp để phân tích thực trạng thực hiện marketing địa phương của du lịch TP. Cần Thơ, đo lường ảnh hưởng của các thành phần marketing địa phương đến phát triển du lịch TP. Cần Thơ và đề xuất chiến lược marketing địa phương chủ yếu cho du lịch TP. Cần Thơ.

2.1.3 Về nội dung nghiên cứu

Hồ Đức Hùng và cộng sự (2005) thực hiện nghiên cứu về marketing địa phương với phát triển du lịch TP. Hồ Chí Minh đã tập trung giải quyết các nội dung: phân tích thực trạng marketing địa phương với phát triển du lịch, phân tích môi trường bên trong và bên ngoài địa phương tác động đến ngành du lịch, phân tích hành vi khách du lịch và đề xuất định hướng chiến lược marketing địa phương, cùng những giải pháp nhằm phát triển du lịch TP. Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, TP. Hồ Chí Minh có nhiều lợi thế trong phát triển du lịch nhưng vẫn còn những hạn chế liên quan đến xây dựng hình ảnh về du lịch, hoạt động xúc tiến, môi trường du lịch, hệ thống giao thông, ý thức của người dân, nhân sự chuyên nghiệp của ngành du lịch. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất định hướng chiến lược marketing địa phương phát triển du lịch TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: phát triển thành phố theo hướng phục vụ và quảng bá ngành du lịch, xây dựng các kênh tiếp thị, xây dựng hình ảnh ấn tượng và lộ trình tiếp thị của thành phố về du lịch.

Hoàng Văn Hoan và cộng sự (2007) đã thực hiện phân tích môi trường bên trong và bên ngoài địa phương để đánh giá được những điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức trong phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Từ đó, tác giả đã đề xuất chiến lược marketing địa phương với phát triển du lịch cho các địa phương đó, bao gồm: Chiến lược định vị hình tượng, thương hiệu, sản phẩm; Chiến lược giá sản phẩm du lịch; Thiết lập các kênh marketing; Quảng bá hình ảnh địa phương; và một số giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược marketing địa phương liên quan đến đầu tư phát triển cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch, tăng cường các hoạt động xúc tiến, phát triển ẩm thực, hoạt động văn hóa tinh thần đặc trưng của địa phương, phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Hoàng Thị Thu Huyền (2009) đã tiến hành phân tích thực trạng du lịch, phân tích tác động của môi trường bên trong và bên ngoài địa phương đến ngành du lịch và đề xuất định hướng chiến lược marketing địa phương cho du lịch Phú Thọ. Phú Thọ, vùng đất cội nguồn và linh thiêng với nét nổi bật về lịch sử và văn hóa mà khu di tích Đền Hùng là trọng tâm đã thu hút lượng lớn khách du lịch có nhu cầu về cội nguồn và tâm linh. Tuy nhiên, du lịch Phú Thọ vẫn tồn tại những hạn chế nhất định về cơ sở hạ tầng du lịch, hoạt động xúc tiến du lịch và nhận thức của người dân về du lịch. Từ những phân tích đó, tác giả đã đề xuất định hướng chiến lược marketing địa phương cho du lịch Phú Thọ, đó là: tập trung chủ yếu vào phát triển sản phẩm du lịch, giá cả, quảng bá hình ảnh du lịch, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư, tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân.

Nguyễn Thị Thống Nhất (2010) thực hiện một nghiên cứu về chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng với các nội dung: phân tích thực trạng du lịch và thu hút khách du lịch, phân tích môi trường bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến ngành du lịch và đề xuất chiến lược marketing địa phương, cùng các giải pháp nhằm thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Đà Nẵng có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch, song hoạt động du lịch Đà Nẵng thời gian qua vẫn còn những điểm yếu cần khắc phục như: du lịch Đà nẵng chưa tạo được nét đặc trưng riêng, sản phẩm du lịch không phong phú, nguồn nhân lực du lịch còn yếu, công tác xúc tiến du lịch chưa được đầu tư đúng mức. Từ những phân tích đó, tác giả đã đề xuất các chiến lược marketing địa phương, gồm: chiến lược marketing hình ảnh địa phương, chiến lược marketing đặc trưng địa phương, chiến lược marketing cơ sở hạ tầng địa phương và chiến lược marketing con người của địa phương nhằm phát triển du lịch Đà Nẵng. Để thu hút khách du lịch, Đà Năng cần thực hiện các giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, rà soát lại quy hoạch, tăng cường quảng bá du lịch, nâng cao ý thức người dân, và thực hiện công tác liên kết phát triển du lịch.

Lê Ngọc Nương và Nguyễn Hải Khanh (2014) đã tiến hành phân tích thực trạng du lịch, thực trạng marketing địa phương và đề xuất các giải pháp marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch đến Sơn La. Sơn La có nền văn hóa đa sắc màu, cảnh đẹp thiên nhiên, vị trí chiến lược quan trọng với nhiều lợi thế phát triển du lịch. Tuy nhiên, thực tế tiềm năng và thế mạnh về du lịch của Sơn La chưa được khai thác một cách hiệu quả, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, môi trường kinh doanh, đầu tư du lịch chưa thật sự hấp dẫn, cơ sở vật chất - hạ tầng và công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, để thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch đến Sơn La, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp marketing địa phương, bao gồm: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đa dạng hóa sản phẩm du

lịch, rà soát lại quy hoạch du lịch, tăng cường quảng bá du lịch, nâng cao ý thức người dân, liên kết phát triển du lịch, đầu tư phát triển cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch và phát triển du lịch gắn với cộng đồng địa phương.

Nguyễn Văn Hiến và cộng sự (2015) trong một nghiên cứu về marketing địa phương với phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long đã tập trung giải quyết các nội dung: đánh giá tiềm năng phát triển du lịch, phân tích thực trạng marketing địa phương, phân tích tác động của môi trường bên trong và bên ngoài địa phương đến ngành du lịch và đề xuất định hướng chiến lược marketing địa phương nhằm phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với các điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, văn hóa, làng nghề, Vĩnh Long rất có tiềm năng phát triển du lịch với mô hình du lịch sông nước miệt vườn - văn hóa - lễ hội - nghiên cứu - giải trí. Tuy nhiên, thực tế hoạt động du lịch của Vĩnh Long vẫn còn nhiều hạn chế liên quan đến công tác quy hoạch, nguồn nhân lực, sản phẩm du lịch và tổ chức thực hiện chiến lược marketing. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất định hướng chiến lược marketing địa phương phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long với bảy thành phần của marketing hỗn hợp, gồm: thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và làm tăng giá trị sản phẩm du lịch, thực hiện chính sách giá ưu đãi, hình thành hệ thống phân phối các điểm đến, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, phát triển nguồn nhân lực du lịch, xây dựng quy trình khai thác các điểm đến và hoàn thiện cơ sở vật chất - hạ tầng du lịch.

Trần Thị Kim Oanh (2016) trong một nghiên cứu về marketing địa phương với phát triển du lịch tại tỉnh Tuyên Quang đã tập trung giải quyết các nội dung: phân tích thực trạng hoạt động du lịch, thực trạng marketing địa phương và đề xuất chiến lược marketing địa phương, cùng các giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Tuyên Quang có nhiều tiềm năng và lợi thế trong phát triển du lịch nhưng vẫn còn nhiều hạn chế xét ở góc độ marketing địa phương, đó là: Định vị hình ảnh du lịch chưa rõ ràng, sản phẩm du lịch chưa đa dạng; Chính sách và hoạt động xúc tiến đầu tư chưa hiệu quả; Thiếu quy hoạch phát triển bền vững; Cơ sở lưu trú, giao thông vận tải, dịch vụ bổ sung chưa đáp ứng nhu cầu du khách; Nguồn nhân lực ngành du lịch còn thiếu và chất lượng thấp. Từ những phân tích đó, tác giả đề xuất chiến lược marketing địa phương nhằm phát triển du lịch Tuyên Quang, bao gồm: chiến lược marketing hình ảnh địa phương, chiến lược marketing đặc trưng địa phương, chiến lược marketing cơ sở hạ tầng và chiến lược marketing con người. Để thực hiện thành công chiến lược marketing địa phương, Tuyên Quang cần thực hiện các giải pháp về rà soát lại quy hoạch phát triển du lịch, chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực du lịch, tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về du lịch, giám sát thực hiện các hoạt động marketing địa phương, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2023