Đánh Giá Tiềm Năng Và Nhận Diện Giá Trị Cốt Lõi Sản Phẩm Tỉnh Thanh Hóa


Theo thống kê của Hiệp hội Du lịch Thanh Hóa, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 64 doanh nghiệp hoạt động lữ hành, trong đó có 5 Công ty lữ hành quốc tế, tập trung chủ yếu trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa. Những hoạt động đã được đa số doanh nghiệp thực hiện là: thiết kế các tour du lịch thích hợp với từng nhóm du khách, đào tạo hướng dẫn viên, nhân viên có kiến thức cơ bản về danh lam thắng cảnh của tỉnh, đồng thời, khuyến khích các hướng dẫn viên thường xuyên phát triển trình độ chuyên môn như tham gia các khóa đào tạo, hội thảo… của các chuyên gia hoặc của các tổ chức uy tín. Có thể thấy rằng, đây là những hoạt động liên quan trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của các Công ty du lịch. Mặt khác, các hoạt động này cũng góp phần phát triển du lịch bền vững, bởi gia tăng mức độ thỏa mãn của du khách khi đến Thanh Hóa và có ấn tượng tốt về Thanh Hóa.

Đã có thêm 9 đơn vị kinh doanh lữ hành, hoạt động theo quy mô và hệ thống chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp này đã dần tạo được uy tín với các hãng lữ hành trong và ngoài nước.

Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đã tạo được uy tín với du khách, đảm bảo sự hài lòng cũng như làm du khách thấy được sự tôn trọng mà các dịch vụ mang lại.

3.2.3. Những điểm còn hạn chế

Thanh Hóa nằm trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ, cùng với các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Thế nhưng, so với các địa phương này Thanh Hóa lại thực sự là điểm đến cạnh tranh, với hệ thống tài nguyên thiên nhiên và nhân văn quan trọng cả về quy mô và giá trị tài nguyên, với rừng núi, thung lũng, trung du, đồng bằng và có biển, có hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn đa dạng, độc đáo, cho phép Thanh Hóa phát triển đầy đủ các loại hình, sản phẩm du lịch như: du lịch biển, du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, văn hóa, công vụ…

Tuy nhiên, các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh lại phân bố rộng khắp, mỗi huyện, thị đều có ít nhất 1 - 2 điểm đến. Thực tế, ngoài các khu, điểm du lịch trọng điểm, hầu hết điểm đến lẻ hệ thống kết cấu hạ tầng còn yếu kém, tốc độ triển khai các dự án đầu tư hạ tầng du lịch chậm; nhiều cơ chế, chính sách về đất đai, tài chính


và thuế chưa thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư; công tác xúc tiến đầu tư chưa được chú trọng đúng mức… nên chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư tại tất cả các điểm du lịch. Vì vậy, với nguồn vốn hạn chế của tỉnh, ngay cả một số điểm du lịch có ý nghĩa quan trọng cũng rơi vào tình trạng nhỏ lẻ, chưa có hệ thống quy hoạch một cách rõ ràng.

Thực trạng này cũng dễ hiểu khi trên địa bàn tỉnh có tới hàng trăm khu, điểm du lịch. Cùng 1.535 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phân bổ rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Nguồn kinh phí của Nhà nước hạn chế, việc thu hút đầu tư ngày càng trở nên khó khăn trong giai đoạn hiện nay, gây ra không ít khó khăn cho địa phương trong việc xây dựng điểm đến và phát triển ngành “công nghiệp không khói”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

3.3. Đánh giá tiềm năng và nhận diện giá trị cốt lõi sản phẩm tỉnh Thanh Hóa

3.3.1. Những yếu tố hấp dẫn

Áp dụng Marketing địa phương trong phát triển du lịch Thanh Hóa - 9

Những yếu tố hấp dẫn là mối quan tâm hàng đầu để thu hút khách du lịch tới Thanh Hóa. Thanh Hóa là địa phương có rất nhiều lợi thế về địa hình, về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch, tài nguyên về văn hóa, hơn nữa Thanh Hóa mang nhiều nét đặc trưng vùng miền, đây cũng là lợi thế cạnh tranh rất lớn trong việc tạo điểm nhấn và thu hút khách du lịch tới địa phương.

Yếu tố hấp dẫn thứ nhất, Thanh Hoá là miền đất có nền văn hoá rất lâu đời. Các nền văn hoá Đông Sơn, văn hoá Đa Bút... cùng với những địa danh gắn liền với những tên tuổi của các anh hùng hào kiệt, các danh nhân như Lê Hoàn, Lê Lợi, Lê Văn Hưu, Đào Duy Từ, Triệu Trinh Nương, Dòng họ Trịnh, dòng họ Nguyễn (thời kỳ Hậu Lê)... đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Trong đó, nhiều di tích đã được Nhà nước xếp hạng và đang được trùng tu, tôn tạo ở quy mô quốc gia như khu Lam Kinh, thành Nhà Hồ, thái miếu nhà Lê... Đây là những tài sản vô cùng quý giá, không chỉ có ý nghĩa lịch sử, giáo dục mà còn có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch. Đặc biệt Thanh Hoá có nền văn hoá đa dân tộc có ý nghĩa to lớn đối với du lịch. Mỗi dân tộc có những nền văn hoá đặc trưng riêng gồm cả văn hoá phi vật thể và văn hoá vật thể. Với hàng nghìn di tích lịch sử gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt


Nam và các danh lam thắng cảnh kỳ thú như Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ; Khu di tích lịch sử Lam Kinh; bãi tắm biển Sầm Sơn, khu nghỉ mát Hải Tiến (Hoằng Hoá), Hải Hoà (Tĩnh Gia), Vườn quốc gia Bến En (Như Thanh), động Từ Thức (Nga Sơn), suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thuỷ); Lợi thế về địa lý, giao thông và với lòng hiếu khách của con người xứ Thanh sẽ là điểm đến rất hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.Thêm vào đó, tinh thần mến khách và lòng nhiệt thành của con người Thanh Hoá cũng là nền tảng vững chắc cho ngành du lịch phát triển.

Thứ hai là các địa điểm du lịch biển: Thanh Hoá là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch, là một trong những trọng điểm du lịch quốc gia.

Bãi biển Sầm Sơn,: Là một trong những bãi biển được khai thác đầu tiên của các tỉnh phía Bắc, biển Sầm Sơn nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 16 km về phía Đông. Khu biển này được người Pháp sử dụng làm điểm tắm biển riêng từ năm 1906 với nhiều biệt thự cổ, trong đó có cả biệt thự nghỉ dưỡng của vua Bảo Đạị. Bãi biển Sầm Sơn có hình trăng khuyết, chạy dài 9km từ chân núi Trường Lệ đến xã Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn), rộng hàng nghìn mét, bằng phẳng, cát mịn, không có chỗ quá sâu, lầy thụt hoặc đá ngầm, sau nhờ đó, đã tạo nên những bãi tắm lý tưởng, người tắm có thể ra khá xa bờ vẫn thấy an toàn. Nước biển Sầm Sơn có độ mặn và nhiệt độ thích hợp, có lợi cho sức khỏe và có khả năng chữa được một số bệnh, rất thích hợp cho con người nghỉ ngơi, an dưỡng.

Biển Hải Hòa Tĩnh Gia: Từ thành phố Thanh Hóa đến thị trấn Còng huyện Tĩnh Gia chừng 40 km, rẽ trái thêm 3 km sẽ đến được biển Hải Hòa. Biển Hải Hòa mới được biết đến trong vài năm gần đây, khi các bãi biển dọc đất nước bắt đầu được khai thác thành các khu du lịch. Biển vẫn giữ được những nét hoang sơ và thơ mộng với bãi cát mềm tràn cát trắng và rặng phi lao quanh năm xanh mướt. Bãi biển đẹp nguyên sơ, nước trong xanh, sóng hiền hòa. Du khách có thể thưởng thức các món đồ hải sản tươi ngon, tận hưởng hương vị mặn mòi của biển, cùng kéo lưới với các ngư dân để đón những mẻ cá đầu tiên của ngày. Đặc biệt, chỉ có biển Hải Hòa mới có món đặc sản gỏi sứa chấm nước sốt nóng, nộm sứa với lá sung và bánh đa...


Biển Hải Thanh, Tĩnh Gia: Biển Hải Thanh thuộc Xã Hải Thanh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa có chiều dài khoảng 4 km, trải dài từ mũi núi Thổi tới chân núi Du Xuyên. Bãi biển nhỏ và sóng vừa với những làng chài yên bình. Ngoài khơi là Hòn Mê với khoảng 10 đảo lớn nhỏ. Không chỉ nghỉ ngơi và tắm biển, du khách có thể than quan nhiều di tích lịch sử như chùa Đót Tiên, đền Quang Trung và các nhà thờ thuộc giáo xứ Ba Làng có lịch sử khoảng 5 thế kỉ trước. Hải Thanh với làng chài ven biển tấp nập. Ở đây có nước mắm rất nổi tiếng, đó là nước mắm Ba Làng. Các sản phẩm tươi sống thường có là cua, ghẹ, ốc, vẹm xanh, tôm, ngao, và sò.

Biển Hải Tiến, Hoằng Hóa: Bãi biển Hải Tiến nằm cách Hà Nội 175 km, cách thành phố Thanh Hóa 30 km, dọc theo QL1A, qua cầu Tào Xuyên rẽ trái và đi thẳng 15 km là tới. Biển Hải Tiến mới được đưa vào phục vụ khách du lịch từ vài năm nay với chiều dài 12 km. Không khí trong lành, bãi cát dài có thể cho bạn nhiều lựa chọn điểm tắm riêng tư mà vẫn đảm bảo sạch và an toàn. Vùng cửa biển với những căn chòi trông ngao, những ruộng muối vuông vức, rừng tự nhiên xanh thẳm. Biển Hải Tiến vẫn còn nhiều nét hoang sơ với các dịch vụ chưa phát triển.

Thứ ba là các lễ hội, du lịch văn hóa, tâm linh:

Trò diễn dân gian Xuân Phả - Thọ Xuân: Nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, Thọ Xuân không chỉ là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công do anh hùng dân tộc Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa mà còn là một trong những cái nôi của văn hóa xứ Thanh, nơi lưu giữ những di sản văn hóa phi vật thể độc đáo mà trò diễn Xuân Phả thuộc làng Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân là một điển hình. Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử trò diễn vẫn được các thế hệ người làng Xuân Phả bảo tồn và lưu giữ.

Lễ hội Đền Độc Cước - Sầm Sơn: Ở thế phong thuỷ “đầu gối Sơn, chân đạp Thuỷ”, đền Độc Cước - Sầm Sơn được xem là Tối Linh Từ hàng bậc nhất của xứ Thanh .Lễ hội đền Độc Cước diễn ra quanh năm với nhiều kỳ tế khác nhau, nhưng quan trọng nhất vẫn là kỳ tế Cầu Mưa mà người xứ Thanh thường gọi là Lễ hội bánh Chưng - bánh Dày.Diễn ra vào ngày 12/5 âm lịch hàng năm. Âm hưởng chủ đạo của phần lễ là nguyện cầu các bậc thần linh phù hộ cho ngư dân một mùa đánh


bắt được nhiều cá tôm, nhân khang, vật thịnh. Tại đây du khách sẽ chứng kiến tài nghệ của nhiều thí sinh đến từ các làng biển trong vùng.

Lễ hội Cầu Ngư làng Diêm Phố - Hậu Lộc: Nổi tiếng ở xứ Cồn Bò cạnh cửa biển Linh Trường, Lễ hội Cầu Ngư đậm đà bản sắc văn hoá vùng biển, thu hút được đông đảo ngư dân trong vùng và các vùng lân cận về hành lễ vui hội. Phần lễ diễn ra theo nghi thức tế truyền thống nhằm tạ ơn Tứ Vị Thánh Nương và cầu các thần linh biển phù hộ che chở cho ngư dân một cuộc sống quốc thái, dân an. Ấn tượng nhất là nghi thức hạ thuỷ truyền thống với lễ rước thuyền Long Châu, lễ khấn các Chư vị thần linh được cử hành vào giờ hoàng đạo.

Lễ hội Nàng Han: Núi biếc, non xanh, nương cao, ruộng thấp, thung lũng rộng lớn trải dài, sông Đặt lượn quanh soi bóng đồi Pú Pen, hang Mường trên vách đá in hình người con gái anh hùng xinh đẹp… ấy là thiên nhiên linh khí, hữu tình của vùng đất mường Chiếng Ván - nơi diễn ra Lễ hội Nàng Han của đồng bào Thái Trịnh Vạn - Thường Xuân tỉnh Thanh.

Lễ hội nàng Han diễn ra từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 5 tháng Giêng, chính hội vào ngày mùng 5 và kéo dài trong suốt cả mùa xuân. Với quan niệm và tín ngưỡng trong trẻo, thuần phát người Thái bản Lùm Nưa - Chiếng Ván, từ bao đời nay không quên truyền lại cho con cháu lòng cảm phục, biết ơn, thương yêu vô hạn đối với nàng Han - người con gái của Thái mường anh hùng xinh đẹp, thông minh, có tài võ nghệ đã hi sinh tuổi xuân cho sự bình yên của muôn dân, xã tắc. Dự hội nàng Han du khách còn được biết về tục chơi Hang Mường – một tục lệ cổ, đặc sắc mang đậm tín ngưỡng phồn thực, cầu con, cầu của, cầu nhân khang vật thịnh…cùng trai làng gái bản trong y phục đủ màu sắc múa điệu Cá Sa quanh cây hoa, nhảy sạp và thưởng thức mùi hương “quế ngọc châu Thường” nổi tiếng nhất vùng xứ Thanh.

Các đặc sản, ẩm thực.

Mỗi địa phương, vùng miền đều có những đặc sản, ẩm thực mà chỉ cần khi nhắc đến khiến ta liên tưởng ngay đến địa phương ấy.Đến Thanh Hóa, những món đặc sản nổi tiếng như nem chua, chè lam Phủ Quảng, dê núi đá, gà đồi, bánh gai Tứ Trụ, các


món chế biến từ hến làng Giàng, bánh đa cầu Bố, mía đen Kim Tân, chim mía và hải sản có bán tại các chợ, thích hợp mua làm quà biếu người thân và bạn bè..

Bánh gai Tứ Trụ: Ai đã một lần có dịp thưởng thức bánh gai Tứ Trụ của làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân thì không thể quên được hương vị thơm ngon, đặc biệt của món ăn đậm chất dân dã. Bánh gai làm rất công phu, kỳ công ở tất cả các công đoạn. Đòi hỏi người làm bánh phải khéo léo và tinh tế, có những thao tác phải thành thạo, điêu luyện để tạo nên bí quyết gia truyền làm nên hương vị của bánh thơm ngon.

Rượu nếp cẩm: Đến các bản (làng) của người Mường - Thanh Hoá, du khách sẽ được dự những buổi sinh hoạt 'văn hoá rượu cần'. Ngoài ra du khách còn được thưởng thức một thức uống độc đáo khác nữa của người Mường, đó là 'Rượu nếp cẩm' (thứ rượu ủ, không chưng cất). Thổ ngơi của xứ Mường đã ban tặng cho người dân nơi đây một loại lương thực hiếm có: gạo nếp cẩm. Cái màu đỏ tím từ vỏ trấu thấm vào đến tận ruột gạo, tạo nên một hương vị đặc biệt, khác với nhiều loại gạo nếp thường. Người dân ở đây thường dùng loại gạo nếp cẩm để làm rượu.

Bánh đa biển Hậu Lộc: Nghề làm bánh đa của làng biển Hậu Lộc được truyền từ đời này sang đời khác và bí quyết làm bánh đã được giữ riêng cho làng biển này để tạo nên sự khác biệt. Chính vì vậy, bánh đa biển Hậu Lộc đã trở thành món ăn ko thể thiếu mang theo tình cảm nơi đất liền của những người đi biển, là món quà rất đỗi thân quen mang hương vị mặn mòi của quê hương với những người xa xứ .

Các danh thắng.

Cầu Hàm Rồng: Nhắc đến Thanh Hóa, đầu tiên bất cứ ai cũng nghĩ đến cây cầu Hàm Rồng trước hết, cây cầu huyền thoại gắn liền cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước ác liệt. Cây Cầu Hàm Rồng bất tử nối liền hạt ngọc với miệng thần long, sông Mã. Nơi đây từng là trọng điểm của cuộc chiến tranh, hàng trăm máy bay Mỹ bỏ mạng, hàng chục giặc Mỹ bị bắt sống, đặc biệt là trong 2 ngày 3,4/4/1965 quân và dân Hàm Rồng đã bắn rơi 47 máy bay Mỹ. Sau bao lần bị đánh phá ác liệt, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang, đứng vững tựa vào sườn núi bên bờ sông Mã, trở thành


biểu tượng của sức mạnh ý chí, quật cường dân tộc “Hàm Rồng – tức là miệng Rồng, nó đã chiến đấu như một thần thoại phi thường” (Thời báo mới Liên Xô).

Hòn Trống Mái: Hòn Trống Mái thuộc địa phận thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa do các khối đá có hình dáng đẹp, thế chênh vênh được gắn với truyền thuyết về một mối tình chung thủy.

Đền Đồng Cổ: Đền Đồng Cổ thuộc thôn Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định, cách thành phố Thanh Hóa 40km về phía Tây Bắc. Đây là một trong những di tích nổi tiếng của xứ Thanh. Đây là nơi vừa có phong cảnh hữu tình, vừa có những huyền thoại gắn với nhiều giai đoạn trong lịch sử của đất nước.

Di Tích Lịch Sử Lam Kinh: Di tích lịch sử Lam Kinh thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 51km về phía tây. Được xây xựng bởi vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi), thành Lam Kinh còn có tên là Tây Kinh. Nơi đây có lăng Lê Thái Tổ và bia Vĩnh Lăng mô tả ngắn gon, cô đọng toàn bộ sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ do Nguyễn Trãi biên soạn; Hựu lăng- Lăng vua Lê Thái Tông, Lăng Khôn Nguyên- Lăng Hoàng Thái Hậu Ngô Thị Ngọc Giao (mẹ vua Lê Thánh Tông); Chiêu Lăng- Lăng vua Lê Thánh Tông; Dụ Lăng- Lăng vua Lê Hiến Tống; Kính Lăng- Lăng vua Lê Túc Tông; Đền Lê Lai.

Thành Nhà Hồ: Thành Nhà Hồ thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội khoảng 150km. Thành do Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397 bằng những khối đá xanh rất lớn và kiên cố.Thành nhà Hồ hay còn được gọi là thành Tây Ðô.Thành được xây dựng vào năm 1397 thời nhà Hồ. Thành có hình vuông, mỗi cạnh dài gần 500m, được xây bằng đá xanh cao khoảng 4,2m. Thành có 4 cửa. Cửa phía Nam rất giống cửa phía Nam thành Thăng Long. Quanh thành có hào sâu, phía trong thành là cung điện uy nghi lộng lẫy. Từ cửa Nam xây đường lát đá thẳng đến đàn Nam Giao ở Ðốn Sơn. Sau khi xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời triều từ Thăng Long về Tây Ðòn tại được 7 năm(1400-1406). Trải qua hơn 6 thế kỷ, cho đến nay tòa thành còn lại cửa nam với 3 cổng vòm cuốn bằng đá xanh. Khung tường thành còn lại là những bức tường bằng đất.


Đền Bà Triệu: Đền thờ bà Triệu được dựng trên núi Gai (còn gọi là núi Ải) sát đường quốc lộ 1A, thuộc làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 137km. Ngày nay, lăng tháp vẫn còn, tuy đơn sơ giản dị nhưng rất trang nghiêm. Tên thật của bà là Triệu Thị Trinh, nhưng nhân dân quen gọi là Bà Triệu với lòng kính cẩn, nhớ công ơn bà đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Ngô thế kỷ thứ 3. Sáng 7/4/2015, đền Bà Triệu tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Khu di tích Bà Triệu là “Di tích quốc gia đặc biệt” của Thủ tướng Chính phủ.

Vườn Quốc Gia Bến En: Vườn quốc gia Bến En thuộc địa phận huyện Như Xuân, Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 36km về phía Tây Nam. Tổng diện tích tự nhiên là 16.634 ha, trong đó diện tích rừng nguyên sinh là 8.544ha với quần thể nhiều núi non, sông suối, vùng hồ trên núi với nhiều tên gọi và huyền tích về các địa danh. Tại đây có nhiều sinh vật quý, có 462 loài cây thuộc 125 họ thực vật, gồm nhiều những giống loài quý nhu lim xanh, lát hoa, chò chỉ, trai lý, trò hương…..Phong cảnh của vườn quốc gia Bến En đầy thơ mộng. Hồ sông Mực rộng

3.000 ha với hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ. Nhiều hang động nhũ đá lung linh huyền ảo. Trong những năm tới Bến En sẽ trở thành một khu du lịch rất hấp dẫn.

Di Tích Đông Sơn: Di tích Đông Sơn nằm bên bờ sông Mã, thuộc phường Hàm Rồng Thanh Hóa, nơi đây, những cuộc khai quật năm 1924 đã phát hiện dấu vết của văn hóa đầu tiên ở Việt Nam, Đông Sơn đã được đặt tên cho một nền văn hóa tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam thời kỳ dựng nước.

Động Bích Đào: Còn gọi là hang Từ Thức, thuộc xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, là nơi theo cổ tích đã diễn ra câu chuyện gặp gỡ tiên trần giữa Từ Thức - Giáng Hương. Cảnh trí rất đẹp: nhiều thạch nhũ tạo thành các hình phường bát âm, tranh ảnh, bàn cờ, áo mũ, bàn tay Từ Thức - Giáng Hương, cô và cậu, măng đá, non bộ, cây vàng, đào tiên... có đường “lên trời”, đường xuống “âm phủ” . Sách Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (thế kỷ XVI) đã viết truyện này. Sau đó Lê Khắc Khuyến viết tập truyện nôm Từ Thức tiên hôn (đầu thế kỷ XX).

Núi Nhồi - Núi Vọng Phu: Núi Nhồi cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 3km về phía Tây, thuộc địa phận hai xã Đông Hưng và Đông Tân (ngày nay

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2023