Nợ Quá Hạn Tại Sacombank Giai Đoạn 2012-Quý 1/2019


nhân tố ảnh hưởng đến ngành và hoạt động của doanh nghiệp (Doanh nghiệp), phương án kinh doanh và thông tin liên quan đến chủ hộ kinh doanh, cơ sở kinh doanh (Hộ kinh doanh).

Kỳ xếp hạng: Sacombank thực hiện xếp hạng tín dụng khách hàng theo định kỳ cuối mỗi quý: 31/03, 30/06, 30/09 và 30/11 hoặc đột xuất khi phát sinh nhu cầu.

Tính điểm và xếp hạng tín dụng:


Điểm tổng hợp = ∑(Điểm từng nhóm chỉ tiêu × Trọng số từng nhóm chỉ tiêu)


Bảng 4.1:Bảng điểm xét hạng tín dụng của Sacombank


Tổng số điểm

Xếp hạng

Phân loại nợ

Đánh giá

Từ

Đến

>90

100

AAA

Đủ tiêu chuẩn

Xuất sắc

>80

90

AA

Đủ tiêu chuẩn

Rất tốt

>75

80

A

Đủ tiêu chuẩn

Tốt

>70

75

BBB

Cần chú ý

Tương đối tốt

>65

70

BB

Cần chú ý

Trung bình

>60

65

B

Cần chú ý

Trung bình

>56

60

CCC

Dưới tiêu chuẩn

Dưới chuẩn

>53

56

CC

Dưới tiêu chuẩn

Khả năng không thu hồi cao

>45

53

C

Nghi ngờ

Khả năng không thu hồi rất cao

20

45

D

Có khả năng mất vốn

Khả năng mất vốn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - 8

4.1.2.3 Kiểm soát RRTD:

Kiểm soát RRTD được thực hiện xuyên suốt từ lúc thẩm định, quyết định cấp tín dụng, giải ngân, giám sát thu hồi nợ và thực hiện thường xuyên đối với các khoản vay còn dư nợ trong toàn hệ thống.

Giai đoạn thẩm định: Chính sách tín dụng, quy trình sản phẩm tín dụng của Sacombank có quy định cụ thể điều kiện tín dụng, thời hạn, lãi suất, yêu cầu về đảm


bảo tín dụng đối với từng sản phẩm và có điều chỉnh theo từng giai đoạn cụ thể. Chuyên viên khách hàng khi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định, lựa chọn khách hàng thỏa mãn chính sách và phù hợp với khả năng chấp nhận RRTD mà ngân hàng đã xác định. Trong trường hợp nhất định, để kiểm soát RRTD, giám đốc chi nhánh có thể yêu cầu tái thẩm định, việc tái thẩm định sẽ được thực hiện độc lập.

Trong giai đoạn phê duyệt cấp tín dụng, để kiểm soát RRTD, đối với những khoản vay có quy mô lớn có nguy cơ RRTD cao, Sacombank ban hành quy định về hạn mức phán quyết cấp tín dụng theo cấp bậc: Trưởng phòng giao dịch/ Trưởng phòng giao dịch tiềm năng/ Giám đốc chi nhánh/ Giám đốc khu vực/ Trung tâm tín dụng và theo loại hình cấp tín dụng: tín dụng có tài sản đảm bảo và tín dụng không có tài sản đảm bảo.

Trong giai đoạn giải ngân, Sacombank quy định quy trình, thủ tục tục giải ngân nhằm hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình giải ngân: Khách hàng xuất trình chứng từ giải ngân gồm các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn và ký xác nhận vào giấy nhận nợ; chuyên viên khách hàng thu thập, hoàn thiện bộ hồ sơ giải ngân trình lên trưởng phòng kiểm tra nếu đầy đủ và phù hợp với điều kiện của chính sách thì xác nhận đồng ý, nếu hồ sơ không đạt thì yêu cầu bổ sung hoặc từ chối. Quá trình thực hiện được đặt dưới sự kiểm soát của chi nhánh nhằm đảm bảo tuân thủ đúng quy định.

Giám sát và thu hồi nợ: Khoản vay sau giải ngân cần được giám sát, đánh giá định kỳ tình hình tài sản đảm bảo, khả năng tài chính, tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm phát hiện kịp thời rủi ro và trình báo lên cấp lãnh đạo tìm ra phương án xử lý thích hợp:

Đối với tài sản đảm bảo không còn đáp ứng điều kiện theo quy định: yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ giấy tờ cần thiết hoặc thay thế tài sản đảm bảo

Đối với khoản vay có nguy cơ RRTD do khả năng trả nợ của khách hàng giảm: nếu khách hàng có thiện chí trả nợ nhưng do kết quả kinh doanh tạm thời gặp khó khăn, nhưng phương án kinh doanh khả quan ngân hàng có thể lựa chọn một trong 3


phương án: giải ngân bổ sung để duy trì hoạt động kinh doanh, miễn giảm lãi, cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Đối với khoản vay không còn đáp ứng điều kiện và không có khả năng phục hồi: Thanh lý TSĐB; sử dụng dự phòng RRTD để xử lý, bán nợ, khởi kiện,…

4.1.2.4 Giám sát và báo cáo RRTD:

Chuyên viên khách hàng theo dòi, định kỳ báo cáo tình hình RRTD cho ban lãnh đạo, dưới sự giám sát và hỗ trợ của bộ phận kiểm soát rủi ro cấp trực thuộc chi nhánh. Hồ sơ tín dụng cũng được kiểm tra định kỳ, đột xuất bởi tổ kiểm tra nội bộ trực thuộc ban điều hành và ban kiểm soát thông qua các hình thức: yêu cầu chuyên viên khách hàng phụ trách khoản vay cung cấp báo cáo về hiện trạng của khoản vay hoặc kiểm tra hồ sơ tín dụng; phỏng vấn trực tiếp chuyên viên khách hàng và cán bộ quản lý trực tiếp.

4.1.3 Công cụ sử dụng trong quản trị RRTD



Hệ thống văn

bản lập quy

Các công cụ dự báo, cảnh báo, chấm điểm rủi ro


Công nghệ

thông tin


Con người

Hệ thống văn bản lập quy là hệ thống tài liệu bao gồm chính sách, quy chế, quy trình, các thủ tục cấp và quản lý tín dụng, những quy định về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng và các tiêu chuẩn hoạt động khác,... đây là cơ sở để định hướng, hướng dẫn hoạt động cho các bộ phận có liên quan và hỗ trợ bộ máy quản trị rủi ro kiểm soát RRTD hiệu quả. Hệ thống văn bản lập quy là hành lang pháp lý và cơ sở hoạt động của Sacombank. Các tài liệu này được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các văn bản pháp luật, các Thông tư của NHNN, tổng hợp từ kinh nghiệm hoạt động của Sacombank, được hoàn thiện bằng các công cụ dự báo trước rủi ro, và được điều chỉnh liên tục để phù hợp với thực tế nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả đồng thời kiểm soát rủi


ro hoạt động ở mức thấp nhất. Hệ thống văn bản lập quy của Sacombank gồm hơn 1,500 văn bản, được phân thành các đề mục chính như sau:

Chính sách tín dụng: Là cơ sở pháp lý cao nhất trong hoạt động cấp phát tín dụng do Hội đồng Quản trị ban hành, dựa trên các quy định của các văn bản pháp luật để đưa ra các quy định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động cấp phát tín dụng từ đối tượng khách hàng, phương thức thẩm định và cấp tín dụng, cách thức kiểm tra giám sát,… cho đến việc đề ra các giới hạn cấp tín dụng để đảm bảo hoạt động trong mức rủi ro cho phép.

Chính sách quản lý RRTD: Hệ thống các văn bản pháp lý và cơ sở hướng dẫn thực hiện nhằm đáp ứng các yêu cầu của NHNN và nhu cầu quản lý RRTD của Sacombank, giúp ngân hàng định hướng hoạt động quản trị rủi ro, chủ động kiểm soát và phát hiện, qua đó ngăn chặn và xử lý kịp thời. Mục đích chính của chính sách quản lý rủi ro là nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro từ việc cấp phát tín dụng có thể dẫn đến tổn thất vốn cho Sacombank.

Chính sách quản lý nợ: Tập hợp các quy định, các biện pháp quản lý nợ chuyên biệt và cơ chế xử lý cho từng khoản nợ cụ thể. Là cơ sở và định hướng cho các nhân sự trực thuộc thực hiện vận dụng các phương pháp xử lý nợ hiện nay, qua đó giúp Ngân hàng quản lý nợ một các tập trung và thống nhất.

Hệ thống phân quyền phán quyết cấp tín dụng: Là hệ thống phân quyền cụ thể cho từng cấp dựa trên nguyên tắc phán quyết nhanh kịp thời nhưng phải an toàn và hiệu quả. Hệ thống phân quyền xây dựng dựa trên các tiêu chí về chất lượng tín dụng, quy mô tín dụng, địa bàn hoạt động.

Các công cụ dự báo, cảnh báo và chấm điểm rủi ro tiên tiến được Sacombank xây dựng theo chuẩn mực của Basel II như:

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ CRS: là chương trình chấm điểm tín dụng khách hàng dựa trên các thông tin định tính và định lượng, đáp ứng được yêu cầu hạn chế rủi ro ngay từ đầu để Sacombank quản lý RRTD cho cả khách hàng cá nhân, doanh


nghiệp và định chế tài chính. Hệ thống xây dựng, tập hợp các kinh nghiệm hoạt động, cơ sở dữ liệu của Sacombank và học tập chọn lọc các mô hình xếp hạng của các ngân hàng bạn tại Việt Nam và trên thế giới. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Sacombank được IFC tư vấn và vận hành từ 2005. Đến năm 2011, với sự tư vấn của Ernst & Young, Sacombank đã cải tiến hệ thống để phù hợp hơn với thực trạng hoạt động tại Việt Nam và các quy định của NHNN. Trong năm 2018, Sacombank khởi động dự án “Mô hình lượng hóa RRTD” và xây dựng phần mềm xếp hạng tín dụng mới SAS dưới sự tư vấn của PWC, đây là một bước tiến quan trọng giúp Sacombank tiến đến việc hoàn thiện và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý rủi ro như Basel II, Basel III.

Hệ thống tính toán tổn thất dự kiến: Là một phần của “Mô hình lượng hóa RRTD” (CM) giúp tính toán các chỉ số rủi ro như: Xác suất vỡ nợ (PD), Tỷ lệ tổn thất (LGD), Dư nợ tại thời điểm vỡ nợ (EAD), Tổn thất ước tính (EL) theo các quy định của Basel II về phương pháp tiếp cận nội bộ cơ bản. Qua đó đưa ra các phương án dự phòng rủi ro và đảm bảo các chỉ số an toàn vốn trong tương lai.

Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản trong mọi hoạt động của ngân hàng, hoạt động quản trị RRTD cũng không ngoại lệ. Đứng trước dự án Basel II đầy khó khăn và thách thức, cần thiết phải có nguồn nhân lực đáp ứng đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và ý thức trách nhiệm. Để phát triển nguồn nhân lực theo chuẩn quốc tế, Sacombank đã triển khai Bộ tiêu chuẩn tuyển chọn, đào tạo nhân sự đầu vào đạt chất lượng, đồng thời xây dựng đội ngũ nhân sự gắn bó lâu dài với ngân hàng. Trên cơ sở đó tạo ra nguồn lực nhân sự có chất lượng cao, có tính kế thừa để phục vụ cho công tác triển khai Basel II lâu dài.

Song song đó, Sacombank xác định công nghệ thông tin là nền tảng cơ sở quan trọng nhất trong quá trình hoạt động và phát triển, vì vậy đã ưu tiên nguồn lực và ngân sách để đầu tư vào nền tảng công nghệ hiện đại, cụ thể: Sacombank đã khởi động và


triển khai 5 dự án liên quan đến công nghệ thông tin với tổng vốn đầu tư ban đầu đạt gần một ngàn tỷ đồng.

Dự án thứ nhất và là cơ sở chính cho mọi hoạt động khác: nâng cấp hệ thống phần mềm lòi lên phiên bản T24-R17, đây là phiên bản mới nhất với nhiều cải tiến về kỹ thuật, bổ sung các tính năng quản lý về số liệu tài chính, nâng cấp khả năng và tốc độ xử lý giao dịch, đồng thời tăng cường kiểm soát rủi ro.

Dự án thứ hai là xây dựng hệ thống quản lý thông tin và quan hệ khách hàng (CRM). Hỗ trợ quản lý từ việc tiếp thị đến chăm sóc khách hàng và đưa ra sản phẩm mới phù hợp tạo sự trải nghiệm khác biệt cho mọi đối tượng khách hàng.

Dự án thứ ba là xây dựng hệ thống khởi tạo, phê duyệt và quản lý cấp tín dụng tập trung (LOS). Mục đích đảm bảo quy trình cấp phát tín dụng được triển khai một cách xuyên suốt, tập trung, minh bạch và đồng bộ. Hạn chế các rủi ro khách quan về về sai xót của con người, giúp đưa ra các phán quyết nhanh chóng và phù hợp với quy định.

Hai dự án còn lại là “Hoàn thiện khung cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro” và “Mô hình lượng hoá RRTD” nhằm giúp chuẩn hóa chính sách quản trị, xây dựng kho dữ liệu, xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng mới theo tiêu chuẩn Basel II , đồng thời cải thiện quy trình hoạt động kinh doanh và tối ưu hóa công tác chăm sóc khách hàng. Việc triển khai các dự án này giúp Ngân hàng có cơ sở định lượng mức độ rủi ro của các danh mục kinh doanh, qua đó hoạch định chiến lược phát triển, giúp cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận mong muốn.

4.1.4 Kết quả hoạt động quản trị RRTD tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

Rủi ro hoạt động tín dụng tại Sacombank trong giai đoạn 2012-2018 diễn biến khá phức tạp biểu hiện ở dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu cao, tỷ trọng các nhóm nợ có rủi ro cao có xu hướng tăng, khó kiểm soát.


18000

16000

14000

12000

10000

8000

6000

4000

2000

0

8.22

6.28

9

8

7

8510

5.07

2.49

8303

2.16

2.56

1.59

4922

2.64

5066

897

1018

3071

1006

6

5

4

3

2

1

0

Nợ nhóm 5

Nợ nhóm 4

Nợ nhóm 3

Nợ nhóm 2

Tỷ lệ nợ quá hạn

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q1/2019

Biểu đồ 4.1: Nợ quá hạn tại Sacombank giai đoạn 2012-Quý 1/2019

Tỷ đồng

%

Nợ quá hạn giai đoạn 2012- Quý 1/2019


Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombank 2012-2019

Trước khi triển khai Basel II, quy mô nợ quá hạn Sacombank khá nhỏ và rải đều ở các nhóm nợ. Mặc dù tăng trưởng tín dụng trên 15% nhưng quy mô nợ quá hạn tại Sacombank trong giai đoạn 2012-2014 giảm nhẹ, nợ nhóm 3 và nhóm 4 giảm tuy nhiên nợ nhóm 5- nợ có khả năng mất vốn lại có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ xấu. Có thể nói, qua một năm dư nợ xấu đã một phần dịch chuyển sang nhóm nợ cao hơn cho thấy công tác quản lý, thu hồi và xử lý nợ xấu của Sacombank trong giai đoạn này vẫn còn hạn chế. Quy mô nợ quá hạn tăng gấp 3 lần, đặc biệt là nợ nhóm 5 tiếp tục tăng vọt trong năm 2015-2016 do tổng dư nợ cho vay tăng và ảnh hưởng từ thương vụ sáp nhập với ngân hàng Phương Nam. Từ năm 2015, nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng khá cao trên 50% tổng nợ quá hạn.

Khi Basel II bắt đầu triển khai, cũng là lúc quy mô nợ xấu của Sacombank đang ở mức khá cao. Năm 2016, tổng nợ xấu ở mức cao 13,745 tỷ đồng, nếu so sánh với vốn điều lệ của Sacombank tại thời điểm đó thì nợ xấu tương đương 73% vốn điều lệ, dự phòng RRTD chỉ đáp ứng được 2,432 tỷ đồng tương đương với 17.69% nợ nhóm 5,


đây là một con số rất thấp dẫn đến tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để cải thiện tình hình, trong năm 2017 Sacombank đã triển khai những biện pháp quản trị RRTD theo chuẩn quốc tế và tích cực xử lý nợ xấu, tổng nợ quá hạn giảm hơn 3 nghìn tỷ đồng từ năm 2016-2017, trong đó nợ nhóm 2, nợ nhóm 3 và nhóm 4 giảm mạnh phản ánh khả năng thu hồi nợ đã có những tiến triển tích cực, nợ nhóm 5 giảm 207 tỷ đồng tương đương 2.4%, đây là con số khá khiêm tốn tuy nhiên do tổng nợ xấu năm 2016 rất lớn bao gồm cả nợ nhóm 3, nhóm 4 có khả năng chuyển sang nhóm 5. Tổng nợ xấu giảm đáng kể vào năm 2017 và tiếp tục giảm mạnh trong năm 2018, tổng nợ xấu ở tất cả nhóm nợ giảm đặc biệt là nợ nhóm 3 giảm 86.8% và nợ nhóm 4, nhóm 5 giảm xấp xỉ 50%, nợ cần chú ý tăng nhẹ trong khi tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng cũng đã phục hồi trở lại góp phần cải thiện tỷ lệ nợ xấu tại Sacombank. Nợ quá hạn tăng nhẹ trong những tháng đầu năm 2019, dư nợ không đủ tiêu chuẩn ở tất cả nhóm nợ tăng nhưng chủ yếu là nợ nhóm 2.

8.00

6.00

4.00

2.00

0.00

6.91

5.85

4.67

Tỷ lệ nợ xấu

2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q1/2019

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank giai đoạn 2012- Quý 1/2019

2.05

1.46

1.19

2.11

2.14

%

Tỷ lệ nợ xấu (Non Performing Loan-NPL) giai đoạn 2012- Quý 1/2019


Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán Sacombank 2012-2019

Trước khi triển khai Basel II, Sacombank cũng đã kiểm soát tỷ lệ nợ xấu khá tốt. NPL của Sacombank trước năm 2016 luôn ở mức thấp xấp xỉ dưới 2% trong khi hoạt động tín dụng tăng trưởng vẫn đều đặn qua các năm, nếu con số này phản ảnh sát với thực tế thì có thể nói Sacombank từ sớm đã có một chính sách quản trị RRTD hiệu quả vượt trội, NPL giảm dần từ năm 2012 đến năm 2014, trong giai đoạn này NPL của Sacombank nằm trong top những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất toàn hàng. Tuy

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí