Bài Học Kinh Nghiệm Về Áp Dụng Basel Ii Vào Quản Trị Rrtd Tại Một Số Ngân Hàng Thương Mại


Đo lường, đánh giá RRTD:

Đối với việc đo lường RRTD, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng trong Basel II (Tháng 06/2004) đưa ra các sự lựa chọn: để đo lường và tính toán hệ số rủi ro đối với các khoản mục tài sản có khi xem xét RRTD, theo Basel II ba phương pháp có thể lựa chọn để sử dụng là:

Phương pháp chuẩn hóa (SA: Standardized Approach): sử dụng kết quả xếp hạng của các tổ chức đánh giá tín dụng độc lập bên ngoài để xác định hệ số rủi ro cho các nhóm tài sản khác nhau. Phương pháp tiếp cận này đo lường RRTD tương tự như Basel I, nhưng ở mức độ nhạy cảm với rủi ro hơn do số liệu để tính toán được cung cấp bởi các tổ chức độc lập bên ngoài. Theo Basel II, ngân hàng thương mại chỉ được phép sử dụng kết quả xếp hạng của các tổ chức được cơ quan giám sát ngân hàng thừa nhận đồng thời công khai thông tin về tổ chức xếp hạng mà ngân hàng sử dụng và trọng số rủi ro gắn với từng hạng đánh giá của tổ chức xếp hạng đó. Phương pháp SA phân loại tài sản có theo 2 chiều: chiều dọc theo loại khách hàng, chiều ngang theo hạng tín nhiệm. Hệ số rủi ro của mỗi khoản tín dụng được xác định cụ thể căn cứ vào nhóm khách hàng và hạng khách hàng. Giá trị ròng của các khoản tín dụng được tính theo giá trị tài sản đảm bảo.

Phương pháp xếp hạng nội bộ – cơ bản (FIRB: Internal Rating based - Foundation): sử dụng dữ liệu nội bộ để xây dựng mô hình xác suất vỡ nợ (PD model) và các tham số LGD (tỷ lệ tổn thất), EAD (giá trị chịu rủi ro tại thời điểm vỡ nợ) do Ngân hàng Nhà nước cung cấp để tính toán vốn.

Phương pháp xếp hạng nội bộ – nâng cao (AIRB: Internal Rating based - Advanced): ngân hàng tự xây dựng các mô hình PD, LGD, EAD để tính vốn cho RRTD.

Xác suất khách hàng không trả được nợ (PD: Probability of Default) là mức trung bình dài hạn của tỷ lệ không trả được nợ thực tế một năm đối với mỗi khách hàng vay. Để ước lượng PD, ngân hàng thương mại sử dụng kinh nghiệm nội bộ hoặc các


mô hình thống kê chọn mẫu với kỳ quan sát tối thiểu là 5 năm lịch sử. Khoản vay được xem là không trả được nợ theo Basel II là khoản vay mà ngân hàng cho rằng khách hàng không thể thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đúng hạn khi chưa tính đến các biện pháp như xử lý tài sản đảm bảo hoặc quá hạn trên 90 ngày.

Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ (EAD: Exposure at Default) là tổng dư nợ thời điểm hiện tại và số vốn dự kiến khách hàng rút thêm trước khi không trả được nợ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Theo phương pháp AIRB:

EAD = Dư nợ thời điểm hiện tại + LEF × Hạn mức dư nợ chưa sử dụng

Áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - 6

Với LEF (Loan Equivalent Factor) là tỷ trọng phần hạn mức chưa sử dụng có nhiều khả năng khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ.

Tỷ trọng tổn thất ước tính (LGD: Loss Given Default) là tỷ trọng phần vốn tổn thất trên dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được. Phần tổn thất gồm vốn, lãi, chi phí phát sinh do khách hàng không trả nợ.

Theo phương pháp AIRB:


LGD =

EAD − PV(thu hồi−chi phí)

EAD

Trong đó PV(thu hồi- chi phí) là giá trị hiện tại của chênh lệch giữa giá trị thu hồi và chi phí của khoản vay tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Giá trị thu hồi và chi phí phát sinh được tính chiết khấu theo tỷ lệ chiết khấu.

Kỳ hạn hiệu dụng (M: Effective Maturity) là kỳ hạn bình quân của khoản nợ rủi ro. Theo phương pháp AIRB, với 1M5 thì:

𝑛

𝑡 × 𝐶𝐹𝑡

𝑀 =𝑡=1

𝑛

𝑡=1

𝐶𝐹𝑡

Trong đó CFt là dòng tiền người vay có thể trả cho ngân hàng ở kỳ thứ t.

Tổn thất dự kiến (EL: Expected Loss) làm mức tổn thất trung bình cho một khoản vay dựa vào số liệu thống kê trong quá khứ.


EL = PD × LGD × EAD

Tổn thất ngoài dự kiến (UL: Unexpected Loss) là độ lệch chuẩn của tổn thất thực tế so với dự kiến (EL)

𝑈𝐿 = 𝜎(𝐸𝐿) = 𝜎(PD × LGD × EAD)

Giả định phương sai của EAD và LGD bằng không thì:


𝑈𝐿 = √𝐸𝐿(𝐸𝐴𝐷 × 𝐿𝐺𝐷 − 𝐸𝐿)

EL về nguyên tắc sẽ được bù đắp bởi dự phòng RRTD, còn UL sẽ được bù đắp bằng vốn ngân hàng.

Kiểm soát RRTD:

Ngân hàng sử dụng các công cụ, biện pháp cần thiết để đảm bảo RRTD nằm trong giới hạn khẩu vị rủi ro đã xác định thông qua: Ngân hàng sử dụng các tiêu chuẩn và giới hạn để sàng lọc khách hàng phù hợp hoặc áp dụng các kỹ thuật giảm RRTD gồm: bảo đảm tín dụng bằng tài sản, bảo lãnh khoản tín dụng bởi bên thứ 3, phái sinh tín dụng (chuyển giao rủi ro), chứng khoán khoá các khoản tín dụng; hoặc sử dụng các biện pháp xử lý RRTD: hỗ trợ (cơ cấu lại nợ, giảm lãi, thanh lý tài sản đảm bảo, bán nợ, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý,…). Theo Uỷ ban Basel, để kiểm soát RRTD hiệu quả, các ngân hàng phải thiết lập quy trình đầy đủ, rò ràng và ngân hàng cần phải có đủ vốn kinh tế và dự phòng RRTD để đảm bảo nguồn tài trợ do RRTD và an toàn hoạt động tín dụng.

Giám sát và báo cáo RRTD:

Theo Basel II, việc giám sát và báo cáo RRTD phải thực hiện trên cả 3 phương diện: Giám sát và báo cáo nội bộ, giám sát của thị trường và giám sát của cơ quan giám sát ngân hàng. Theo trụ cột 2 của Basel II, một hệ thống giám sát hiệu quả phải được thực hiện ở tất cả hoạt động liên quan nhằm nhận diện sớm những thay đổi về RRTD ở từng khoản mục, danh mục tín dụng. Báo cáo phải được trình báo lên ban giám đốc và hội đồng quản trị để các nhà quản lý nắm rò thực trạng RRTD và đánh giá được yêu cầu vốn, thiết lập chiến lược quản trị rủi ro thích hợp. Đồng thời, ngân hàng thiết lập


cấu túc kiểm toán nội bộ lành mạnh và hiệu quả. Trụ cột 3 đề xuất một danh mục thông tin định tính và định lượng mà ngân hàng cần công khai ra thị trường như một kênh giám sát RRTD từ các chủ thể tham gia thị trường.

3.4 Bài học kinh nghiệm về áp dụng Basel II vào quản trị RRTD tại một số ngân hàng thương mại

3.4.1 Bài học kinh nghiệm từ Ngân hàng Thương mại Krung Thai tại Thái Lan:

Để tìm hiểu bài học kinh nghiệm trong việc triển khai áp dụng Basel II vào quản trị RRTD tại Sacombank, luận văn lựa chọn ngân hàng Krungthai (Krung Thai Bank Public Company Limited-KTB) là ngân hàng thương mại tại Thái Lan- một quốc gia tiệm cận với Việt Nam cùng thuộc nhóm quốc gia đang phát triển với những tương đồng về văn hóa, kinh tế,...

Ngân hàng Krungthai được thành lập vào 14/03/1966, hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại quốc doanh, trong đó Nhà nước chiếm 56% cổ phần. Tính đến tháng 2/2019, KTB dẫn đầu về quy mô tài sản với tổng tài sản đạt 83.4 tỷ USD và mạng lưới hoạt động rộng khắp 1,200 điểm giao dịch trong và ngoài nước.

Trong giai đoạn trước triển khai Basel II, theo chủ trương của Ngân hàng Trung ương Thái Lan (Bank of ThaiLand-BOT), ngân hàng Krungthai thực hiện đánh giá độ lệch giữa hệ thống quản trị RRTD của ngân hàng so với chuẩn Basel II. Kết quả cho thấy, để áp dụng Basel II KTB còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức xuất phát từ những nguyên nhân: Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro chưa hiệu quả; Tỷ lệ nợ xấu cao; Các công cụ, mô hình phân tích, đo lường, quản lý RRTD chưa hoàn thiện theo yêu cầu của chuẩn Basel II. Để cải thiện năng lực quản trị RRTD, KTB thực hiện những biện pháp cơ bản: Cơ cấu lại bộ máy quản trị; Tái cấu trúc vốn chủ sở hữu; Tập trung xử lý nợ xấu; Điều chỉnh mức độ tập trung tín dụng, cấu trúc phân quyền phê duyệt tín dụng; Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các công cụ quản lý rủi ro. Tháng 06/2006, KTB xây dựng lộ trình thực hiện Basel II theo 3 giai đoạn dưới


sự tư vấn của công ty Deloitte và ký hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hàng đầu thế giới SAS Software:

Giai đoạn 1: Từ tháng 06/2007 đến cuối tháng 12/2008 thực hiện phân tích, đánh giá độ lệch. Kế hoạch thực hiện Basel II đề xuất vào quý 4/2007 và được Ngân hàng Trung ương Thái Lan chấp thuận vào tháng 12/2007.

Giai đoạn 2: Từ tháng 01/2009 áp dụng phương pháp tiếp cận SA.

Giai đoạn 3: Thực hiện phương pháp tiếp cận IRB.

Giai đoạn triển khai Basel II, trụ cột 1 trong giai đoạn từ 01/01/2008 đến 30/11/2008, KTB thực hiện đo lường vốn song song theo phương pháp đo lường của Basel I và Basel II, từ tháng 12/2008 đến nay, KTB đo lường vốn theo cách tiếp cận SA. Đối với trụ cột 2 được hiện từ đầu năm 2009, hoàn thiện ICAAP vào cuối năm 2010 và Ngân hàng Trung ương Thái Lan giám sát theo Basel II từ năm 2011. Cuối cùng, trụ cột 3 về minh bạch thông tin được KTB thực hiện đầy đủ kể từ 30/09/2009.

Trụ cột 1: KTB được Ngân hàng Trung ương chấp thuận đo lường theo cách tiếp cận SA. Trong đó, các khoản tín dụng của Chính phủ, Chính quyền địa phương ngân hàng sử dụng kết quả xếp hạng rủi ro của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), các khoản tín dụng của khách hàng được KTB sử dụng kết quả của các tổ chức xếp hạng tín dụng bên ngoài trên cơ sở có tham chiếu với kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng. Do các điều kiện tối thiểu để áp dụng IRB của KTB chưa đạt nên hiện tại KTB vẫn đang áp dụng phương pháp tiếp cận SA trên tất cả các phân đoạn khách hàng.

Trụ cột 2: Dù thực hiện trụ cột từ năm 2009 nhưng do hạn chế về hạ tầng đo lường vốn nên giai đoạn đầu KTB đánh giá vốn theo cách tiếp cận giản đơn đồng thời dần hoàn thiện ICCAP và đưa vào áp dụng vào cuối năm 2010. KTB thực hiện đầy đủ trụ cột 2 vào năm 2011. Cùng năm 2011, Ngân hàng Trung ương Thái Lan thực hiện giám sát KTB theo khung Basel II.


Trụ cột 3: Trong giai đoạn đầu, việc công khai thông tin tại KTB chỉ thực hiện đối với các thông tin định lượng cơ bản như: cấu trúc vốn, tỷ lệ an toàn vốn, cấu trúc danh mục tín dụng, trọng số rủi ro đối với từng danh mục,...Những thông tin định tính còn lại như hiệu quả quản trị RRTD chỉ được thực hiện sau khi hoàn thiện báo cáo nội bộ tại ngân hàng.

3.4.2 Kinh nghiệm triển khai quản trị RRTD theo Basel II tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)

Trong 10 ngân hàng được lựa chọn thí điểm Basel II, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam là ngân hàng được đánh giá là một trong những ngân hàng có chủ trương triển khai Basel II sớm và cũng đã được Ngân hàng Nhà nước công nhận đáp ứng chuẩn mực Basel II theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN, sớm một năm so với quy định vào cuối tháng 11/2018.

Với mục tiêu trở thành ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất, Vietcombank đưa ra lộ trình triển khai Basel II là đến hết năm 2018, hoàn thành phương pháp tiêu chuẩn (SA) theo Basel II và tiến lên đáp ứng phương pháp nâng cao vào năm 2019.

Trong giai đoạn chuẩn bị, từ năm 2014, Hội đồng quản trị Vietcombank đã chỉ đạo triển khai dự án phân tích chênh lệch giữa yêu cầu của Basel II với hiện trạng Viecombank. Từ những kết quả đánh giá, Vietcombank đưa ra lộ trình phù hợp với thực trạng với tổng cộng 82 sáng kiến. Bên cạnh đó, Vietcombank thành lập bộ máy triển khai dự án Basel II chặt chẽ từ cấp lãnh đạo tới cấp chi nhánh gồm: Hội đồng quản trị, Ban triển khai chương trình Basel II với Trưởng ban là Tổng giám đốc và các nhóm triển khai do các thành viên Ban Lãnh đạo phụ trách trực tiếp cùng với sự tham gia của trên 160 nhân sự đến từ trụ sở chính và các chi nhánh.

Khi bắt đầu triển khai dự án Basel, mục tiêu trước tiên là hoàn thành phương pháp tiêu chuẩn (SA), Vietcombank đã triển khai tổng cộng 82 dự án/sáng kiến như: cập nhật các quy trình, chính sách phù hợp với các yêu cầu của Basel II; rà soát, tái cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị và giám sát rủi ro; nâng cao công tác quản trị dữ liệu...


đồng thời đưa ra tiến độ thực hiện cho từng dự án và tuân thủ lộ trình đã đề ra. Hiện tại, Vietcombank đã đủ điều kiện đáp ứng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn (SA).

Không dừng lại ở phương pháp tiêu chuẩn, để tiến tới áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao, ngày 8/1/2018, Vietcombank công bố hoàn thành xây dựng mô hình lượng hóa xác suất vỡ nợ đối với RRTD (PD) theo tiêu chuẩn Basel II. Dự án đã xây dựng và hoàn thành xong 9 mô hình PD với mức độ bao phủ hầu hết danh mục tín dụng của Vietcombank gồm: doanh nghiệp lớn, trung bình, FDI, mới thành lập; SME bán lẻ; cá nhân sản xuất kinh doanh; cho vay bất động sản cá nhân; Ngân hàng nội địa và cấp tín dụng tài trợ dự án thuộc cấp tín dụng chuyên biệt. Kết quả kiểm định cho thấy hầu hết mô hình đều ở mức đạt chuẩn và tốt theo thông lệ quốc tế. Chỉ số phản ánh độ chính xác của mô hình (AR) trung bình đều đạt 70-89% (thông lệ quốc tế tốt nhất là 55-65%). Trong suốt 16 tháng thực hiện dự án mô hình lượng hoá xác suất vỡ nợ, Vietcombank đã thuê Công ty Tư vấn Oliver Wyman - một trong những công ty tư vấn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo nhóm xây dựng mô hình tại Vietcombank. Kết quả là với mô hình này, Vietcombank đủ điều kiện để trở thành ngân hàng tiên phong tại Việt Nam sẵn sàng áp dụng Hiệp ước Basel II theo phương pháp nâng cao (IRB).

Bên cạnh đó, Vietcombank đã nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá an toàn vốn nội bộ- ICAAP , xây dựng và áp dụng khẩu vị rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả danh mục tín dụng theo hướng chủ động điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, hướng vào các ngành/lĩnh vực có hệ số rủi ro thấp để tối ưu hóa sử dụng vốn.

Tháng 09/2018, sau gần 10 tháng triển khai dự án, Vietcombank tiếp tục công bố việc hoàn thành xây dựng các mô hình lượng hóa Tổn thất khi vỡ nợ (LGD) và Dư nợ tại thời điểm vỡ nợ (EAD) đối với danh mục khách hàng bán lẻ. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị gồm đội dự án và các đơn vị nghiệp vụ ngân hàng, cơ sở dữ liệu đã được thu thập đầy đủ về chất và lượng nhằm đảm bảo nguồn dữ liệu cho việc xây dựng


mô hình LGD và EAD Bán lẻ. Để cải thiện quy mô và chất lượng dữ liệu tín dụng Bán lẻ của Vietcombank, đội dự án cũng đưa ra những giải pháp tích cực. Với những tiêu chuẩn kĩ thuật xây dựng mô hình tuân theo những tiêu chuẩn quốc tế đồng thời phù hợp với đặc điểm và kế hoạch phát triển danh mục tín dụng của Vietcombank, mô hình LGD và EAD đã được phát triển cho các phân khúc sản phẩm cho vay cá nhân sản xuất kinh doanh, cho vay bất động sản cá nhân và cho vay tiêu dùng, với mức độ bao phủ hầu hết danh mục tín dụng Bán lẻ của Vietcombank. Các mô hình này được xây dựng bởi nhóm phân tích định lượng - đơn vị chuyên môn về phân tích định lượng, mô hình hóa và tính toán tối ưu của Vietcombank và với sự cố vấn của các chuyên gia quốc tế là Công ty Oliver Wyman.

Trong quá trình thực hiện, bên cạnh những nổ lực của từng bộ phận thì tiến độ triển khai luôn được quan tâm và theo dòi chặt chẽ bằng các hình thức như thường xuyên tổ chức họp mặt giữa các tổ dự án với nhau, cập nhật tiến độ thông qua báo cáo định kỳ, ban lãnh đạo luôn chú ý theo dòi và thu thập ý kiến từ các đơn vị nghiệp vụ,... Cụ thể, ban triển khai họp định kỳ hàng tháng để đánh giá tiến độ triển khai, giải quyết các vấn đề phát sinh, vướng mắc. Hàng quý, Hội đồng quản trị họp để chỉ đạo định hướng, đảm bảo chất lượng triển khai phù hợp với chiến lược của Ngân hàng.

Trong năm 2018, việc thoái vốn tại các tổ chức tín dụng cũng đã giúp tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của Vietcombank đạt mức 9,58%, đáp ứng tỷ lệ theo Basel II. Cụ thể đến tháng 12/2018, Vietcombank đã hoàn tất thoái vốn tại Eximbank, MBBank, Công ty Tài chính Xi măng và Saigonbank.

Hiện tại, Vietcombank đang chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng ứng dụng kết quả mô hình trong tính vốn theo phương pháp nâng cao Basel II.

3.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín:

Từ quá trình triển khai Basel II tại Krung Thai Bank và Vietcombank, một số bài học kinh nghiệm có thể rút ra cho Sacombank:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022