Không có một “kịch bản” chung cho lộ trình triển khai Basel II cho tất cả các ngân hàng thương mại mà mỗi ngân hàng phải căn cứ vào đặc điểm văn hoá quản trị RRTD và năng lực quản trị rủi ro của mình để có sự lựa chọn phù hợp nhất cả về cách tiếp cận (theo từng trụ cột như Krung Thai Bank hoặc thực hiện đồng thời 3 trụ cột như Vietcombank) cũng như thời điểm tuân thủ, đối với những ngân hàng thương mại có năng lực quản trị rủi ro còn hạn chế như KTB thì quá trình triển khai Basel II phải gắn liền với đổi mới và nâng cao năng lực quản trị RRTD.
Hệ thống văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện Basel II cần được hoàn thiện trước thời điểm triển khai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện. Như tại Thái Lan, hành lang pháp lý đã được chuẩn bị và hoàn thiện trước thời điểm áp dụng bằng cách ban hành dự thảo lấy ý kiến từ phía các ngân hàng thương mại và các bên liên quan.
Để thành công trong việc áp dụng Basel II vào quản trị RRTD đòi hỏi các ngân hàng thương mại chủ động trong công tác chuẩn bị từ việc thành lập Ban triển khai dự án Basel chuyên biệt cho đến các điều kiện tối thiểu như vốn, nhân sự, công nghệ, cơ sở dữ liệu tuỳ thuộc vào nguồn lực sẵn có hiện tại.
Các ngân hàng lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp với năng lực và thực trạng quản trị RRTD tại ngân hàng trên cơ sở tận dụng nguồn lực sẵn có. Theo kinh nghiệm từ phía KTB và Vietcombank, ngân hàng có thể lựa chọn phương pháp tiếp cận cơ bản SA sau đó tiến lên các phương pháp nâng cao có mức độ phức tạp hơn.
Uỷ ban Basel khuyến nghị các ngân hàng thương mại áp dụng phương pháp AIRB tuy nhiên phương pháp này khá phức tạp và rất khó đạt được các yêu cầu tối thiểu để tiếp cận. Có thể áp dụng AIRB theo từng phân đoạn khách hàng, ưu tiên phân đoạn mà ngân hàng có lợi thế và hoàn thiện dần những phân đoạn còn lại.
Vận hành song song phương pháp SA và IRB trong giai đoạn chuyển hoá cho đến khi các kiểm định cho thấy kết quả ước lượng đáp ứng chuẩn Basel II.
Cuối cùng, trở ngại lớn nhất của các ngân hàng khi triển khai Basel II là cơ sở dữ liệu có độ lệch khá lớn so với Basel II. Vì vậy, Sacombank cần xây dựng lộ trình hoàn thiện cơ sở dữ liệu theo nguyên tắc quản lý dữ liệu tập trung và thống nhất dữ liệu toàn hệ thống.
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Trị Rrtd Và Các Quy Định Về Quản Trị Rrtd Theo Chuẩn Mực Basel
- Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Trị Rrtd Theo Basel Ii
- Bài Học Kinh Nghiệm Về Áp Dụng Basel Ii Vào Quản Trị Rrtd Tại Một Số Ngân Hàng Thương Mại
- Nợ Quá Hạn Tại Sacombank Giai Đoạn 2012-Quý 1/2019
- Kết Quả Bước Đầu Áp Dụng Basel Ii Vào Quản Trị Rrtd Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín:
- Hệ Số An Toàn Vốn Giai Đoạn 2012-2018
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II là một quá trình bao gồm nhận diện, đo lường, kiểm soát, giám sát và báo cáo rủi ro tín dụng. Basel II cũng đưa ra những gợi ý về tổ chức bộ máy QTRR, nguyên tắc, chiến lược, chính sách quản trị rủi ro. Việc triển khai Basel giúp chuẩn hóa, cải thiện, nâng cao hiệu quả và lành mạnh hóa lĩnh vực ngân hàng trên nguyên tắc đảm bảo các ngân hàng duy trì đủ nguồn vốn đối phó với những rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt mà trong đó RRTD là rủi ro có ảnh hưởng trực tiếp. Bài học kinh nghiệm từ Krungthai Bank và Vietcombank cho thấy để triển khai Basel II Sacombank cần chủ động trong công tác chuẩn bị từ tái cơ cấu bộ máy QTRR đến hoàn thiện cơ sở dữ liệu, lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp với năng lực và thực trạng quản trị RRTD tại ngân hàng trên cơ sở tận dụng nguồn lực sẵn có đồng thời sử dụng song song 2 phương pháp đo lường SA và IRB, triển khai IRB nâng cao theo từng phân khúc khách hàng,…
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RRTD VÀ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ÁP DỤNG BASEL II VÀO QUẢN TRỊ RRTD TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN”
4.1 Thực trạng công tác quản trị RRTD tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín:
4.1.1 Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro
Mô hình quản lý rủi ro hiện tại của Sacombank bao gồm các cơ quan từ cấp chi nhánh/sở giao dịch cho đến cấp điều hành, quản trị. Các cơ quan này có một mối quan hệ hữu cơ nhằm mục đích phòng, hạn chế, kiểm soát và xử lý các rủi ro trong họat động ngân hàng.
CÁC KHỐI VẬN HÀNH
Chi nhánh
Phòng giao dịch
Trung tâm tín dụng
Khu vực
KHỐI TÍN DỤNG
Phòng giao dịch tiềm năng
Phòng định giá
BP. Quản lý rủi ro hoạt động BP. Quản lý RRTD
BAN ĐIỀU HÀNH
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ban kiểm tra nội bộ
KHỐI QUẢN LÝ BP. Quản lý rủi ro thị trường RỦI RO & thanh khoản
Kiểm toán nội bộ
BP. Triển khai dự án Basel Phòng pháp lý
Trung tâm xử lý nợ
KHỐI XỬ LÝ
NỢ
Phòng quản lý nợ chuyên biệt
Biểu đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị rủi ro của Sacombank
Kiểm toán nội bộ là đơn vị trực thuộc Ban Kiểm soát, hoạt động vì sự an toàn và hiệu quả của Sacombank. Để đạt được mục tiêu này, Kiểm toán nội bộ thực hiện hai chức năng chính là: (i)rà soát, đánh giá độc lập, khách quan về mức độ đầy đủ, tính thích hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm cải tiến, hoàn thiện
hệ thống kiểm soát nội bộ; (ii) phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; (iii) nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành và hoạt động của Sacombank.
Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, bên cạnh nguyên tắc độc lập, khách quan và chuyên nghiệp thông qua đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn trong phát hiện các vấn đề có thể gây rủi ro cho Sacombank được đặt lên hàng đầu; Kiểm toán nội bộ cũng luôn thấu hiểu môi trường kinh doanh, là người bạn đồng hành cùng với các Chi nhánh/Sở giao dịch, các Đơn vị nghiệp vụ Hội sở và các Công ty trực thuộc trong quá trình kinh doanh và quá trình quản lý điều hành thông qua các cảnh báo rủi ro, hỗ trợ các Đơn vị rà soát khắc phục các tồn đọng cần phải chỉnh sửa, bổ sung các chứng từ, thủ tục đã bị thiếu sót, tư vấn cải tiến những quy trình còn kém hiệu quả,.. nhằm giúp các đơn vị hạn chế rủi ro có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh.
Ban Kiểm tra nội bộ là đơn vị mới thành lập trực thuộc Tổng giám đốc Sacombank theo Quyết định số 128/2017/QĐ-HĐQT ngày 27/09/2017 của Hội đồng quản trị về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. Ban Kiểm tra nội bộ được thành lập trên cơ sở tiếp nhận một phần chức năng “tuân thủ” từ Phòng Pháp lý, công tác kiểm tra tuân thủ từ Kiểm toán nội bộ và hoạt động của các Tổ Kiểm tra nội bộ tại Khu vực.
Ý thức được vai trò là tầng kiểm soát thứ 2 trong công tác quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế Basel II, hoạt động nhằm đảm bảo tính tuân thủ, an toàn và hiệu quả cho Sacombank, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ (i) Quản lý hoạt động kiểm soát nội bộ; (ii) Kiểm soát việc tuân thủ các quy định pháp luật và quy trình nội bộ; (iii) Kiểm soát việc tuân thủ phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Trung Tâm Tín Dụng được thành lập ngày 30/09/2017 để thực hiện chuyên môn hóa trong công tác thẩm định, tham mưu cũng như công tác quản lý hoạt động tín dụng được chặt chẽ, xuyên suốt và chuyên nghiệp, phù hợp với qui mô cấp phát tín dụng và hoạt động của Sacombank đồng thời hướng đến việc phê duyệt, quản lý tín dụng tập trung trong những năm tới.
Các Đơn vị Trực thuộc Trung tâm Tín dụng bao gồm:
Phòng Thẩm định Tín dụng Thương mại với chức năng chính: Thẩm định hồ sơ cấp tín dụng; Thẩm định hồ sơ mua nợ; Đánh giá năng lực tài chánh các Tổ chức Tín dụng. Phòng Thẩm định Dự án với chức năng chính: Thẩm định các hồ sơ cấp tín dụng tài trợ dự án; Thẩm định hồ sơ mua nợ tài trợ dự án; Thẩm định các đối tác và dự án đầu tư; Phòng Quản lý tín dụng với chức năng chính: Phân tích tín dụng; Xây dựng văn bản quy định về nghiệp vụ tín dụng; Thẩm định sản phẩm tín dụng; Quản lý công cụ/mô hình phục vụ hoạt động tín dụng; Quản lý chất lượng tín dụng; Thực hiện báo cáo về hoạt động tín dụng.
Hệ thống Khu vực/Chi nhánh/ Phòng giao dịch: Đánh giá RRTD thuộc mức phán quyết theo cấp bậc. Vượt cấp bậc khu vực, việc phán quyết và đánh giá RRTD sẽ do Trung tâm tín dụng thực hiện.
Phòng Định Giá được chính thức thành lập vào ngày 30/09/2017, bao gồm 03 Bộ phận: Bộ phận Quản lý hoạt động định giá; Bộ phận định giá tài sản đảm bảo; Bộ phận định giá tài sản đảm bảo phía Bắc. Phòng định giá luôn là cánh tay nối dài của Ngân hàng trong hoạt động cấp phát tín dụng, bảo đảm công tác hỗ trợ xuyên suốt trong việc xác định giá trị Bất động sản là nhanh chóng, chính xác và kịp thời.
Phòng Quản lý rủi ro - trực thuộc Mảng Quản lý rủi ro - được thành lập vào năm 2007 trên cơ sở sáp nhập Phòng Quản lý Nợ và Bộ phận Kiểm soát rủi ro Kinh doanh tiền tệ (thuộc Phòng Kinh doanh tiền tệ), và đến năm 2011 sáp nhập thêm một bộ phận được tách ra từ Phòng Quản lý chất lượng. Trải qua nhiều sự thay đổi hiện nay Phòng QLRR bao gồm 4 bộ phận thực hiện chức năng giám sát trong các lĩnh vực Quản lý RRTD, Quản lý rủi ro Thị trường & thanh khoản, Quản lý rủi ro Hoạt động và triển khai dự án Basel.
Với chức năng, nhiệm vụ Giám sát – Hỗ trợ đối với hoạt động kinh doanh của Sacombank, Phòng QLRR đã không ngừng tự hoàn thiện và phối hợp với các Đơn vị thực hiện tốt các công tác được Ban lãnh đạo tin tưởng giao phó, xây dựng các mô hình
đánh giá, quản lý rủi ro; thiết lập các công cụ ngăn ngừa, cảnh báo rủi ro hiệu quả, phát huy công tác tự quản lý rủi ro tại các Đơn vị.
Tầm nhìn: Hạn chế các rủi ro, đảm bảo hoạt động của Sacombank được an toàn với phương châm “Quản lý rủi ro chính là Quản lý lợi nhuận” (Managing Risk is Managing for Profit).
Sứ mệnh: Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro toàn diện tại Sacombank theo tiêu chuẩn Basel - Xây dựng văn hóa tự quản lý rủi ro tại Sacombank.
Phòng Pháp lý là đơn vị trực thuộc Khối Quản lý rủi ro với chức năng chính là tư vấn pháp lý cho tất cả các đơn vị trong toàn hệ thống Sacombank. Phòng Pháp lý gồm có bốn bộ phận: Bộ phận pháp lý Lập quy, Bộ phận Pháp lý Tư vấn, Bộ phận pháp lý Nước ngoài và Bộ phận Phòng chống rửa tiền.
Tầm nhìn: Hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn pháp lý trong hoạt động kinh doanh của Sacombank.
Mục tiêu: Tư vấn pháp lý chuyên nghiệp, chính xác, hiệu quả, nhanh chóng.
Triển khai mô hình tổ chức bộ máy mới của Sacombank theo định hướng tái cấu trúc, ngày 02/10/2017 Khối xử lý nợ được thành lập và chính thức đi vào hoạt động với cơ cấu tổ chức gồm Trung tâm Xử lý nợ và Phòng Quản lý nợ chuyên biệt.
Ngày 01/10/2015, Sacombank sau sáp nhập đã chính thức đi vào hoạt động. Ngoài tác động tích cực của việc sáp nhập về quy mô vốn, mạng lưới, nhân sự, không thể phủ nhận việc tác động gia tăng nợ xấu do kế thừa từ đơn vị sáp nhập.
Với mục tiêu chuyên môn hóa phù hợp với tình hình hiện nay, đảm bảo hoạt động “An toàn-Hiệu quả- Bền Vững”, ngày 19/12/2016 HĐQT đã có Nghị quyết số 111/2016/NQ-HĐQT chính thức thành lập Trung tâm xử lý nợ với cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ chính như sau:
Phòng Pháp chế & Tố tụng: Pháp chế; Thực hiện tố tụng, Thi hành án.
Phòng Quản lý & Thu hồi nợ: Quản lý nợ; Thu hồi nợ; Mua, bán nợ xấu; Xử lý giao dịch và quản lý hồ sơ xử lý nợ; Tổng hợp và xử lý số liệu.
Phòng Quản lý và Thanh lý tài sản: Quản lý tài sản xử lý; Thanh lý tài sản xử lý. Là đơn vị nghiệp vụ trực thuôc Tổng giám đốc đồng thời chịu sự chỉ đạo của HĐQT, mục tiêu chính của Trung tâm Xử lý nợ trực tiếp ngăn chặn & xử lý nợ quá hạn toàn hệ thống.
Phòng Quản lý nợ chuyên biệt được thành lập và đi vào hoạt động ngày 02/10/2017. Mang trên mình trọng trách đặc biệt là quản lý và thu hồi các khoản nợ chuyên biệt. Phòng Quản lý nợ chuyên biệt hoạt động theo các nhiệm vụ chính như sau:
Nghiên cứu, đánh giá, phân tích đặc điểm các khoản nợ chuyên biệt.
Triển khai các giải pháp thực hiện thu hồi/xử lý nợ chuyên biệt.
Thực hiện công tác quản lý hồ sơ xử lý nợ chuyên biệt.
Tổ chức thực hiện/vận hành/quản lý các hoạt động thuộc Phòng phụ trách nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch.
4.1.2. Quy trình quản trị RRTD tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín:
4.1.2.1 Nhận diện RRTD:
Nhận diện RRTD được thực hiện ở hai giai đoạn: giai đoạn cấp tín dụng và giai đoạn tái thẩm định.
Giai đoạn cấp tín dụng là giai đoạn tiếp nhận, thẩm định, đánh giá và cuối cùng là ra quyết định cấp tín dụng khi RRTD được xác định nằm trong giới hạn rủi ro mà ngân hàng chấp nhận. Nhận diện RRTD ở giai đoạn cấp tín dụng được thực hiện theo 3 bước:
Bước 1: Chuyên viên khách hàng (CVKH) thu thập hồ sơ và tiến hành thẩm định tư cách pháp lý, tài sản đảm bảo, mục đích vay vốn, tính hiệu quả của phương án sử dụng vốn, khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng.
Bước 2: Nhập liệu kết quả thẩm định vào hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ để xác định hạng khách hàng.
Bước 3: Lập báo cáo thẩm định dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng, trong báo cáo có xác định khả năng xảy ra RRTD và lợi ích thu được khi phê duyệt cấp tín dụng.
Giai đoạn tái thẩm định những khoản vay đã giải ngân:
Những khoản vay đã giải ngân cần phải được đánh giá định kỳ, lập biên bản kiểm tra sử dụng vốn hàng tháng hoặc tái đánh giá đột xuất khi ngân hàng nhận thấy có phát sinh vấn đề cần phải đánh giá lại, vấn đề có thể phát sinh từ phía khách hàng, từ biến động trong môi trường kinh doanh. Những nội dung cần đánh giá trong giai đoạn tái thẩm định khoản vay đã giải ngân bao gồm: Hiệu quả sử dụng vốn, tình hình tài sản đảm bảo, tình hình tài chính hiện tại của khách hàng để kịp thời nhận diện sớm RRTD. Việc đánh giá lại thông qua đánh giá trực tiếp và gián tiếp trên cơ sở chứng từ thu chi, thông tin khách hàng cung cấp.
4.1.2.2 Đo lường, đánh giá RRTD:
Việc đo lường RRTD tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín được thực hiện thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và phân loại nợ.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được Sacombank xây dựng gồm các thành phần sau:
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng là doanh nghiệp
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng là cá nhân
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng là hộ kinh doanh
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng là các định chế tài chính
Nội dung chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ:
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phân loại nợ theo phương pháp định tính và định lượng trong 2 phần: tài chính và phi tài chính.
Các nhóm chỉ tiêu tài chính được đánh giá theo phương pháp định lượng: nhóm chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu thu nhập.
Các nhóm chỉ tiêu phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng gồm: khả năng trả nợ, trình độ, quan hệ với ngân hàng, các