Hệ Số An Toàn Vốn Giai Đoạn 2012-2018


hàng có mức độ rủi ro vượt quá giới hạn khẩu vị rủi ro của Sacombank, hoạt động trên cơ sở tuân thủ những quy định, quy trình quản trị rủi ro mà Ban điều hành và Hội đồng quản trị đã đề ra.

Tầng bảo vệ thứ hai là các đơn vị chuyên trách giám sát, kiểm soát hiệu quả hoạt động của tầng bảo vệ thứ nhất cảnh báo rủi ro đến tầng bảo vệ thứ nhất, Ban điều hành và Hội đồng quản trị.

Tầng bảo vệ thứ ba là Kiểm toán nội bộ, có trách nhiệm kiểm toán tính hiệu lực của hệ thống quản trị rủi ro của Sacombank, đảm bảo bộ phận kinh doanh và bộ phận quản lý rủi ro thuộc 2 tầng trên hoạt động hiệu quả.

Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban ALCO thể hiện rò vai trò đầu tàu trong việc thiết lập chiến lược quản trị rủi ro, ước lượng khẩu vị rủi ro, ban hành quy trình, quy định, chỉ đạo thực hiện đến các đơn vị nhằm quản lý và đảm bảo an toàn hoạt động.

Ý thức “tự quản lý rủi ro” được truyền tải đến từng đơn vị, cán bộ nhân viên toàn hệ thống thông qua các khóa đào tạo trực tiếp và trực tuyến, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý rủi ro thông qua các kênh thông tin nội bộ như email cảnh báo, văn bản cảnh báo, Bản tin rủi ro, Bản tin kiểm toán nội bộ,...

Hệ thống văn bản lập quy được rà soát đồng bộ và định kỳ nhằm tạo ra một hành lang pháp lý rò ràng, đầy đủ cho hoạt động kinh doanh, kiểm soát rủi ro. Bên cạnh tái cơ cấu bộ máy quản trị rủi to, tiến hành phân chia trách nhiệm cụ thể giữa các đơn vị.

Tiếp tục phát triển các công cụ cảnh báo, dự báo; Triển khai hệ thống quản lý thông tin tín dụng, mô hình đo lường rủi ro; Thực hiện giám sát từ xa các chỉ số, tỷ lệ an toàn trong hoạt động tín dụng, tình hình dư nợ, nợ quá hạn, nợ xấu tại các đơn vị trong hệ thống nhằm cảnh báo kịp thời. Bên cạnh đó, giám sát thường xuyên mức độ tuân thủ các chuẩn mực, quy định của Sacombank và các quy định của NHNN.

Năm 2017, những thay đổi trong bộ máy quản trị điều hành của Sacombank cùng với sự quyết tâm, nhiệt huyết và tính chuẩn mực trong quản trị- điều hành đã mang lại


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

cho Sacombank một nguồn động lực mới thúc đẩy Sacombank tiến nhanh hơn trong lộ trình triển khai Basel II.

Trong năm 2017, Sacombank thành lập Ủy ban chỉ đạo triển khai dự án Basel II với sự điều hành từ các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành để thực hiện chức năng hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược và phát triển dự án Basel II phù hợp với chủ trương, mục tiêu phát triển của Sacombank và quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - 10

Sự ra đời của Tổ thư ký dự án Basel II để thực hiện nhiệm vụ tham mưu, tư vấn các vấn đề có liên quan đến Basel II, đồng thời lập kế hoạch giám sát, hỗ trợ các đơn vị trong quá trình triển khai.

Ngày 30/08/2017, Hội đồng quản trị Saccombank ra nghị quyết đồng ý triển khai 35 dự án cùng với các đề xuất liên quan đến cơ cấu tổ chức, nhân sự, chi phí,… theo lộ trình mà Ủy ban chỉ đạo triển khai dự án Basel II đã hoạch định. Ủy ban chỉ đạo, Tổ thư ký, các Khối, Phòng gần như đồng loạt bắt tay vào quá trình nghiên cứu và triển khai đồng bộ các dự án định hướng tập trung vào những mục tiêu trọng yếu:

Hoàn thiện hạ tầng quản trị rủi ro bao gồm: khung cơ sở dữ liệu khách hàng liên quan đến quản trị rủi ro và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Nâng cấp và xây dựng các mô hình lượng hóa rủi ro trong các lĩnh vực hoạt động chính.

Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.

Đồng thời, nhằm rút ngắn thời gian và tiết giảm chi phí cho ngân hàng, Ủy ban chỉ đạo Basel II đã đưa ra những giải pháp:

Nâng cấp lực lượng nhân sự, ưu tiên các nhân sự có kinh nghiệm và kiến thức định lượng- một thành phần đóng vai trò tiên quyết trong sự thành công của các dự án.

Tạo sự thống nhất, đồng bộ các dự án thông qua hợp nhất các dự án riêng lẻ thành một dự án tổng thể giúp rút ngắn thời gian thực hiện.


Đối với những dự án có chuyên môn sâu và có hàm lượng công nghệ cao để tiết kiệm thời gian, thuê tư vấn bên ngoài triển khai. Bên cạnh đó, tổ chức tự triển khai một số tiểu dự án của Basel II.

Đẩy mạnh đào tạo và truyền thông rộng rãi đến cán bộ nhân viên nhằm tăng cường ý thức và đồng lòng thực hiện Basel II.

Năm 2017, Sacombank tiến hành dự án "Hệ thống khởi tạo khoản vay" (LOS) nhằm giúp tự động hóa và chuyên nghiệp hóa công tác cấp phát, quản lý tín dụng. Ngày 11/03/2019, Sacombank chính thức triển khai hệ thống khởi tạo, phê duyệt và quản lý cấp tín dụng (LOS) sau hơn 1 năm đầu tư xây dựng. Các dự án Basel II được tiển khai với một phương pháp khoa học, hiệu quả nhằm đảm bảo: tuân thủ đúng lộ trình mà ngân hàng nhà nước đề ra; Nâng cao năng lực quản trị, điều hành, quản lý rủi ro; Đáp ứng kỳ vọng của đối tác, các nhà đầu tư, cổ đông và khách hàng.

Trong năm 2018, Sacombank đã khởi động 2 dự án về quản lý rủi ro là “Hoàn thiện khung cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro” (DG) nhằm giúp chuẩn hóa chính sách quản trị dữ liệu và xây dựng kho dữ liệu theo tiêu chuẩn Basel II đồng thời đưa vào vận hành giải pháp OFSAA của Oracle trong việc tính toán và phân bổ vốn một cách hiệu quả, dự án dự kiến hoàn thành và đưa vào áp dụng từ cuối quí 2-2019. Dự án “Mô hình lượng hóa RRTD”(CM) dự kiến sẽ hoàn thành sau 18 tháng kể từ ngày 31-7-2018. Dự án DG và dự án CM là 2 dự án đặc biệt quan trọng trong quá trình hoàn thành phương pháp tiêu chuẩn (SA) và tiến lên phương pháp tiếp cận nội bộ (IRB) của Basel II.

TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI BASEL II TẠI SACOMBANK

Tính đến hết Quý 1/2018, Sacombank đã thực hiện các dự án theo lộ trình đề ra như sau:

Các dự án bắt đầu triển khai trong Quý 4/2017:

Dự án “Hoàn thiện khung cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro”, trong đó bao gồm tích hợp thêm Dự án “Triển khai giải pháp tính toán tài sản có rủi ro (RWA)”;


Dự án “Mô hình lượng hóa RRTD”, trong đó bao gồm tích hợp 04 Dự án thành phần là các Dự án “Xây dựng mô hình PD, A - Card, B - Card”, “Xây dựng mô hình ước lượng các tham số rủi ro hướng tới phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao (AIRB) (LGD, EAD cho khách hàng cá nhân)”, “Xây dựng mô hình ước lượng các tham số rủi ro hướng tới A-IRB (LGD, EAD cho khách hàng doanh nghiệp)”, và Dự án “Tái kiểm định và nâng cấp hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện tại”;

Dự án “Hệ thống khởi tạo khoản vay”, trong đó bao gồm tích hợp thêm 02 Dự án là Dự án “Hệ thống quản lý tài sản bảo đảm” và Dự án “Hệ thống quản lý hạn mức”. Các dự án bắt đầu triển khai trong Quý 1/2018:

Dự án “Hoàn thiện hệ thống quản lý thu hồi và xử lý nợ”;

Dự án “Nâng cấp mô hình định giá và xây dựng mô hình đo lường tiêu chuẩn (SMM)”;

Dự án “Nâng cấp mô hình đo lường giá trị chịu rủi ro (VaR) và tính toán vốn yêu cầu theo phương pháp đo lường mô hình nội bộ (IMA)”

4.2.3 Kết quả thực hiện triển khai Basel II vào quản trị RRTD tại Sacombank

Áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro mà chủ yếu là RRTD tại Sacombank dù đã có những chỉ số khả quan nhưng kết quả chưa thực sự ấn tượng.

Trụ cột 1: Hệ số an toàn vốn CAR


16

14

12

10

8

6

4

2

0

13.75

13.25

12.75

11.6

12.84

10.82

12.2

11.88 11.8

9.53

10.22

11.3

9.87

9.51

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Hệ số CAR của Sacombank (%) Hệ số CAR hệ thống NHTM VN(%) Hệ số CAR theo quy định của NHNN(%)

Biểu đồ 4.6: Hệ số an toàn vốn giai đoạn 2012-2018


Nguồn: Uỷ ban giám sát tài chính quốc gia và tác giả tổng hợp.

Tỷ lệ an toàn vốn trong giai đoạn 2012-2018 được tính toán theo quy định trong thông tư 36/2014/TT-NHNN, phương pháp tính toán đã từng bước tiếp cận Basel II. Hệ số CAR của Sacombank luôn đảm bảo đạt yêu cầu của ngân hàng nhà nước đề ra (trên 9%), song nếu so sánh với cánh tính hệ số an toàn vốn của Basel II, tức là phải cộng thêm cả vốn dành cho rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động thì có khả năng tỷ lệ an toàn vốn của Sacombank chưa đạt chuẩn trên 8% đặc biệt trong những năm CAR của Sacombank chỉ đạt hơn 9% như năm 2012, 2014, 2015.

Từ sau khi xây dựng lộ trình triển khai Basel II, hệ số CAR của Sacombank có sự cải thiện rò rệt, CAR năm 2018 đã xấp xỉ 12% cao nhất trong suốt giai đoạn từ 2012-2018. Dù CAR toàn hệ thống ngân hàng thương mại có sự sụt giảm do tăng trưởng tín dụng ở mức cao, tỷ lệ nợ xấu tăng từ năm 2012 đến năm 2015 và diễn biến phức tạp từ sau năm 2015, nhưng CAR của Sacombank tăng và dần rút ngắn khoản cách với CAR toàn hệ thống. Như vậy, Sacombank đã từng bước tiến gần tới Basel II và bắt kịp tiến độ theo lộ trình của ngân hàng nhà nước, đến năm 2020 CAR thỏa trên 8% theo cách tính của Basel II.

Để đạt được kết quả trên, từ năm 2016, Sacombank đã chú trọng tăng hệ số an toàn vốn (CAR) nhờ áp dụng những biện pháp tăng vốn như:

Giữ lại lợi nhuận: năm 2016, 2017, 2018 không thực hiện chi trả cổ tức, Sacombank đã thuyết phục cổ đông giữ lại lợi nhuận hàng năm để thực hiện tăng vốn nhất là trong giai đoạn tái cơ cấu cần vốn để đầu tư vào các dự án, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận cũng như duy trì hệ số an toàn vốn đảm bảo lộ trình đáp ứng Basel II.

Tăng vốn tự có ở Sacombank chủ yếu là tăng vốn cấp 2 thông qua phát hành trái phiếu: chứng chỉ tiền gửi không đảm bảo bằng tài sản và có thời hạn từ 5-7 năm còn vốn cấp 1 là vốn điều lệ không thay đổi trong giai đoạn 2015-2018. Sacombank không lựa chọn phát hành cổ phiếu nâng tổng vốn điều lệ của ngân hàng trong giai


đoạn này là do trước đó vừa phát hành 400 triệu cổ phiếu ngày 28/10/2015 để hoán đổi lấy cổ phần của Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank) nâng tổng vốn điều lệ lên 18,852 tỷ đồng và 2 năm sau khi phát hành, số cổ phiếu này mới được niêm yết bổ sung vào ngày 16/8/2017 và ngày giao dịch chính thức là 25/9/2017.

Ngoài ra, một số biện pháp phổ biến như đưa hệ số rủi ro thấp qua việc tính toán tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho trung dài hạn ở mức hợp lý, kiểm soát danh mục đầu tư tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro…cũng được Sacombank cân nhắc áp dụng.

Trụ cột 2 và trụ cột 3 là những thách thức đối với Sacombank trong hoàn thiện đáp ứng chuẩn Basel II:

Đối với trụ cột 2, Sacombank đã vận hành mô hình “Ba tầng bảo vệ” theo chuẩn mực Basel II cùng với việc thành lập các phòng ban có chức năng, nhiệm vụ cụ thể: 2015 thành lập Bộ phận Triển khai dự án Basel, ngày 19/12/2016, Sacombank đã thành lập Trung tâm Xử lý nợ. Trong năm 2017, Sacombank đã thành lập Ban kiểm tra nội bộ với vai trò là tầng kiểm soát thứ 2 trong công tác quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế Basel II, Trung tâm tín dụng quản lý hoạt động tín dụng chặt chẽ, xuyên suốt và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, ban hành các văn bản hướng dẫn, phân quyền, trách nhiệm cho từng bộ phận có liên quan. Tuy nhiên Sacombank mới chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu của Basel II đối với trụ cột 2, ngân hàng chưa thực hiện xác định vốn mục tiêu dựa trên từng loại rủi ro, chưa tính toán vốn bổ sung hoặc điều chỉnh vốn mục tiêu dựa trên kiểm tra sức chịu đựng về vốn theo các kịch bản hoạt động bình thường và kịch bản có diễn biến bất lợi, thực hiện chưa đầy đủ công tác lập kế hoạch vốn gồm dự kiến nguồn tăng vốn và mức vốn mục tiêu phân bổ cho hoạt động kinh doanh; Giám sát và báo cáo nội bộ về mức đủ vốn. Chưa tuân thủ được hết 29 nguyên tắc thanh tra giám sát của Basel II trong hoạt động thanh tra giám sát của ngân hàng, hạ tầng quản trị rủi ro, trình độ công nghệ và nhân lực thực hiện còn chưa đáp ứng,...

Trụ cột 3 về công bố thông tin, Sacombank đã thực hiện công bố thông tin nhưng chủ yếu là thông tin về hoạt động kinh doanh, những nội dung mà Thông tư 41 và các


quy định công bố thông tin minh bạch của Basel II gồm mức độ đầy đủ vốn, cơ cấu vốn, những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với RRTD, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này,... chưa được công bố đầy đủ.

4.2.4 Những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân khi triển khai Basel II vào quản trị RRTD tại Sacombank

4.2.4.1 Những mặt đạt được sau khi triển khai Basel II vào quản trị RRTD:

Có thể thấy, trước khi được lựa chọn thí điểm Basel II, Sacombank cũng đã thực hiện khá tốt hoạt động quản trị RRTD, cụ thể tỷ lệ nợ xấu luôn dưới 3%, quy mô nợ xấu giảm dần, dự phòng RRTD luôn trên 70% tổng nợ xấu, tập trung tăng thu từ dịch vụ giảm phụ thuộc vào tín dụng, giảm hệ số RRTD. Đồng thời, hệ thống quản trị RRTD của Sacombank đã phần nào đáp ứng những chuẩn mực của Basel II: Tổ chức bộ máy quản trị RRTD hợp lý, xuyên suốt từ Hội đồng quản trị đến cấp Chi nhánh/ Phòng giao dịch, Ủy ban quản lý rủi ro- Phòng quản lý rủi ro- Phòng kiểm soát rủi ro và có công văn quy định quy trình quản trị RRTD rò ràng, cải tiến hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, xây dựng hệ thống tính toán tổn thất dự kiến (Năm 2012).

Từ sau khi triển khai Basel II, dù phải đối mặt với những thách thức từ thương vụ sáp nhập nhưng từ sau 2016, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh, dự phòng RRTD tăng về cả lượng và tỷ lệ so với dư nợ xấu, dư nợ xấu ở tất cả nhóm nợ giảm cho thấy Sacombank đã tích cực xử lý nợ xấu tồn đọng và kiểm soát được phần nào chất lượng những khoản tín dụng mới bên cạnh đó, tích cực tăng vốn. Về hệ thống quản lý rủi ro, cơ cấu lại tổ chức bộ máy quản lý rủi ro trên cơ sở mô hình “3 tầng bảo vệ”, thêm bộ phận triển khai Basel II, phân định chức năng từng bộ phận và nâng cao vai trò của bộ phận kiểm soát rủi ro từ cấp trụ sở chính cho tới chi nhánh/ phòng giao dịch, triển khai hàng loạt dự án và đưa vào hoạt động dự án CRM quản lý thông tin khách hàng và dự án LOS hệ thống khởi tạo và phê duyệt cấp tín dụng. Tóm lại Basel II có tác động tích cực tới chất lượng tín dụng tại Sacombank. Từ sau khi triển khai Basel II, RRTD được kiểm soát ngày


càng chặt chẽ hơn, định hướng kinh doanh phù hợp với khẩu vị rủi ro, hướng tới hoạt động kinh doanh hiệu quả, an toàn.

4.2.4.2 Hạn chế trong quá trình triển khai Basel II:

Từ khi triển khai Basel II, hoạt động quản trị RRTD tại Sacombank đã có sự cải thiện nhất định, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế:

Tổ chức bộ máy quản trị RRTD tại Sacombank chưa đảm bảo tính độc lập giữa hai chức năng kinh doanh và chức năng quản lý RRTD.

Việc nhận diện RRTD tại Sacombank còn mang tính chủ quan của chuyên viên khách hàng quản lý hồ sơ tín dụng, thiếu thông tin và công cụ hỗ trợ nhận diện chính xác RRTD.

Thiếu công cụ lượng hóa khả năng không trả nợ và tổn thất có thể xảy ra dẫn đến việc xác định vốn bù đắp cho RRTD và dự phòng RRTD còn thiếu cơ sở khoa học. Hậu quả là có thể không đủ vốn để bù đắp nếu RRTD xảy ra. Vấn đề này có thể được giải quyết sau khi Sacombank triển khai thành công và đưa vào hoạt động dự án “Mô hình lượng hóa RRTD” (CM)

Nợ xấu còn khá cao, đặc biệt là nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng 90% tổng nợ xấu.

4.2.4.3 Nguyên nhân:

Nguyên nhân khách quan:

Thiếu các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập. Các tổ chức tín dụng độc lập có tác động tích cực đến hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng, là cơ sở quan trọng để ngân hàng điểu chỉnh cách thức, nội dung, phương pháp xếp hạng.

Các cơ quan giám sát ngân hàng hoạt động chưa thật sự hiệu quả và kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu về thanh tra, giám sát theo Basel II. Việc thu thập thông tin trong quá trình kiểm tra còn thiếu tính hệ thống và khó tổng hợp dữ liệu, thiếu cơ sở dữ liệu để giám sát từ xa.

Nguyên nhân chủ quan:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022