nhiên, cuối năm 2014 Sacombank sở hữu số trái phiếu của VAMC lên đến 4,935 tỷ đồng hơn gấp 3 lần tổng nợ xấu năm 2014 là 1,523 tỷ đồng, nếu tính thêm khoản nợ xấu đã bán cho VAMC thì NPL thực tế lên khoản 5%. Đến năm 2015, NPL có sự gia tăng đột biến do tái cơ cấu sau sáp nhập, Sacombank gánh khoản nợ xấu hơn 4 nghìn tỷ đồng từ ngân hàng Phương Nam, đẩy NPL của sacombank lên 5.85%. Với thực trạng đó, trong năm 2015 Sacombank đã gia tăng kiểm soát chất lượng tín dụng, ngăn ngừa nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh đồng thời tiến hành tự xử lý hơn 2 nghìn tỷ đồng, thu hồi hơn 1 nghìn tỷ đồng nợ đã bán cho VAMC qua đó giúp cải thiện thanh khoản. Tuy nhiên đến năm 2016, do tình hình kinh tế có nhiều biến động làm suy giảm khả năng thanh toán của khách hàng và những hệ lụy tồn đọng từ thương vụ sáp nhập dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao gần 7%.
Sau khi triển khai các hoạt động tiến tới đạt chuẩn Basel II, tích cực áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu, đồng thời cải thiện hoạt động quản trị RRTD theo chuẩn quốc tế đã giúp Sacombank đạt được các thành quả tích cực, NPL có xu hướng giảm mạnh. Đến cuối năm 2017 tỷ lệ nợ xấu giảm còn 4.67% và đặc biệt trong năm 2018 giảm mạnh còn 2.11%. Do dư nợ xấu tăng, tỷ lệ nợ xấu có phần tăng nhẹ trong 3 tháng đầu năm 2019.
14%
Thanh lý TSĐB
13%
Bán nợ
73%
Tự xử lý- thu hồi
Biểu đồ 4.3: Tình hình xử lý nợ xấu năm 2017
Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank
Tích cực trong xử lý nợ xấu, trong năm 2017 Sacombank đã thu hồi tổng cộng 19,665 tỷ đồng nợ xấu và tài sản nhận cấn trừ trong đó thanh lý tài sản đảm bảo chiếm
2,760 tỷ đồng, bán nợ 2,608 tỷ đồng, tự xử lý và thu hồi 14,271 tỷ đồng trong đó phải kể đến lô đất Khu công nghiệp Đức Hòa III tại Long An với trị giá tài sản đảm bảo lên đến 9,200 tỷ đồng, ngân hàng đã nhận 920 tỷ đồng và cho phép thanh toán chậm số tiền hơn 8,280 tỷ đồng còn lại trong vòng 7 năm. Có thể nói tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu đồng thời cải thiện bộ máy quản trị RRTD đáp ứng tiêu chuẩn của Basel II là một thách thức lớn đối với Sacombank. Tuy nhiên, những bước đầu trong quá trình triển khai Basel II cho thấy Sacombank cũng đã đạt được những thành quả tích cực và chất lượng tín dụng có dấu hiệu khởi sắc. Từ năm 2017, qua các phân tích trên cho thấy tình hình theo dòi và xử lý nợ xấu của Sacombank đã có những chuyển biến tích cực.
Năm 2018, kế thừa các thành công của năm trước Sacombank tiếp tục đẩy mạnh thu hồi xử lý các khoản nợ xấu và tài sản tồn đọng, nợ đã bán cho VAMC giúp thu hồi và xử lý đạt gần 12.500 tỷ đồng nợ xấu.
Hệ số rủi ro tín dụng 2012- Quý 1/2019
70 %
68
66
64
62
60
58
56
54
68.51
67.45
63.66
63.76
63.33
63.20
60.51
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q1/2019
Biểu đồ 4.4: Hệ số RRTD tại Sacombank trong giai đoạn 2012- Quý 1/2019
59.89
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của Báo cáo tài chính Sacombank 2012-2019
Hệ số rủi ro tín dụng phản ánh tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ càng lớn nhưng đồng thời RRTD cũng sẽ cao vì hoạt động tín dụng thường tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hệ số rủi ro của Sacombank trong giai đoạn 2012-2018 luôn dưới 70% và đang có xu hướng giảm theo hướng tăng thu nhập từ dịch vụ, giảm phụ thuộc vào thu nhập từ hoạt động
tín dụng. Năm 2012 đến 2013 hệ số RRTD tăng 2.18% do tăng trưởng tín dụng ở mức khá cao xấp xỉ 20%. Giai đoạn 2013-2016, hệ số RRTD giảm dần, thấp nhất vào năm 2016 với mức 59.89% một phần do tăng trưởng tín dụng năm 2016 khá thấp chỉ hơn 6%. Hệ số RRTD tăng nhẹ gần như không đổi trong giai đoạn 2016-2017 do tổng tài sản, tổng dư nợ tín dụng tăng với tốc độ tương đương nhau xấp xỉ 12% và tiếp tục tăng nhẹ đến cuối năm 2018 ở mức 63.2% và không thay đổi nhiều cho đến hết quý 1 năm 2019.
4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
3794
DPRR/Nợ xấu
DPRR
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Q1/2019
Biểu đồ 4.5: Dự phòng RRTD giai đoạn 2012- Quý 1/2019
Tỷ đồng
Dự phòng RRTD 2012- Quý 1/2019:
2749 | |||||||
2257 | 2432 | ||||||
1447 | 1352 | 1369 | |||||
73.32 | 83.95 | 89.91 | 65.43 | 17.69 | 26.42 | 64.91 | 65.3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Học Kinh Nghiệm Về Áp Dụng Basel Ii Vào Quản Trị Rrtd Tại Một Số Ngân Hàng Thương Mại
- Thực Trạng Quản Trị Rrtd Và Kết Quả Bước Đầu Áp Dụng Basel Ii Vào Quản Trị Rrtd Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín”
- Nợ Quá Hạn Tại Sacombank Giai Đoạn 2012-Quý 1/2019
- Hệ Số An Toàn Vốn Giai Đoạn 2012-2018
- Kiến Nghị Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Quản Trị Rrtd Và Áp Dụng Basel Ii Vào Hoạt Động Quản Trị Rrtd Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ
- Các Mô Hình Đo Lường Rủi Ro Tín Dụng
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu của BCTC Sacombank
Dự phòng RRTD tại Sacombank trong giai đoạn 2012-2016 có sự dịch chuyển cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu theo xu hướng tỷ lệ nợ xấu tăng thì dự phòng rủi ro tăng. Trước khi triển khai Basel II, từ năm 2012 đến năm 2014 NPL giảm, quy mô nợ xấu giảm dẫn đến tổng dự phòng RRTD giảm nhưng vẫn đảm bảo tổng dự phòng trên 70% tổng nợ xấu và tăng dần đến năm 2014 ở mức gần 90%. Từ năm 2014 đến 2015 dự phòng rủi ro tăng gần 1 nghìn tỷ đồng nhưng tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng nợ xấu
giảm còn 65.43% do nợ xấu tăng dột ngột sau thương vụ sáp nhập với ngân hàng Phương Nam.
Giai đoạn sau khi triển khai Basel II, từ năm 2015 đến 2018 có sự tăng đột biến tổng dự phòng, tổng dự phòng RRTD đã tăng hơn 1 nghìn tỷ đồng tương đương 56% so với thời điểm cuối năm 2015, mức tăng này vẫn chưa thể đáp ứng được tốc độ tăng của quy mô nợ xấu, dự phòng RRTD trong 2 năm 2016, 2017 chỉ đáp ứng được lần lượt 17.69% và 26.42%, nếu Sacombank buộc phải sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro thì chỉ xử lý được một phần rất nhỏ. Dù đã cố gắng giảm tổng nợ xấu và tăng mức dự phòng nhưng tại thời điểm cuối năm 2017, RRTD là rất lớn. Thương vụ sáp nhập ngân hàng Phương Nam cùng với khối nợ xấu khổng lồ đã tạo cho Sacombank một thách thức lớn trước thềm Basel II. Dù vậy, đến cuối năm 2018, các chỉ số về dự phòng rủi ro cho thấy một sự phục hồi trở lại với tỷ lệ tương ứng 64.91% trên tổng nợ xấu sau 3 năm triển khai Basel II. Năm 2019, Sacombank tiếp tục tăng trích lập dự phòng hơn 200 tỷ đồng nhưng tỷ lệ dự phòng RRTD trên nợ xấu không thay đổi đáng kể do dư nợ xấu những tháng đầu năm 2019 tăng.
4.2 Kết quả bước đầu áp dụng basel II vào quản trị RRTD tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín:
4.2.1 Một số quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý RRTD và lộ trình áp dụng Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam:
Thông tư 13/2018/TT-NHNN Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong mục Quản lý RRTD có quy định về:
Yêu cầu, chiến lược quản lý RRTD, hạn mức RRTD: yêu cầu quản lý RRTD phải được thực hiện xuyên suốt, chiến lược phải xác định được tỷ lệ nợ xấu mục tiêu, tỷ lệ cấp tín dụng xấu mục tiêu theo đối tượng và xác định chi phí bù đắp RRTD để tính lãi suất, giá khoản vay cho khách hàng, hạn mức cấp tín dụng bao gồm hạn mức theo đối tượng, theo sản phẩm, hình thức đảm bảo;
Ngoài ra thông tư cũng có đề cập về yêu cầu của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng theo quy định của ngân hàng nhà nước
Thông tư có hướng dẫn đo lường, theo dòi, kiểm soát rủi ro; thẩm định, phê duyệt, quản lý, báo cáo nội bộ về RRTD.
Thông tư số 36/2014/TTNHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 06/2016/ TT-NHNN Quy định từng tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9%. Cách tính hệ số an toàn vốn hiện đang được áp dụng:
C
Trong đó:
C: Vốn tự có;
𝐶𝐴𝑅 =
RWA
× 100%
RWA: Tổng tài sản tính theo RRTD;
Thông tư số 41/2016 /TT-NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn (quy định về yêu cầu tính vốn theo Trụ cột 1 theo phương pháp chuẩn hóa và công bố thông tin theo Trụ cột 3). Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn xác định trên cơ sở báo cáo tài chính của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tối thiểu 8%.
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tính theo đơn vị phần trăm (%) được xác định bằng công thức:
Trong đó:
C: Vốn tự có;
C
𝐶𝐴𝑅 =
RWA + 12.5(𝐾𝑂𝑅
+ 𝐾𝑀𝑅
) × 100%
RWA: Tổng tài sản tính theo RRTD;
KOR: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động;
KMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường.
Thông tư 08/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC theo cơ chế thị trường giúp tăng tính chủ động và quyền hạn cho VAMC và Quyết định 618/QĐ- NHNN cho phép VAMC chính thức được triển khai phương án mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường.
NHNN Việt Nam đã đưa ra lộ trình triển khai Basel II trong hệ thống NHTM theo 2 giai đoạn cụ thể:
Giai đoạn 1: Thí điểm áp dụng Basel II tại 10 ngân hàng bao gồm VietinBank, Vietcombank, BIDV, ACB, Sacombank, MB, Techcombank, VPBank, VIB và Maritime Bank . Chương trình thí điểm bắt đầu từ tháng 2/2016, mục tiêu là đến cuối năm 2018 các ngân hàng này phải cơ bản đáp ứng các yêu cầu của Basel II.
Giai đoạn 2: Theo nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 ngày 8/11/2016: Đến năm 2020 cơ bản các NHTM có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó có ít nhất 12 - 15 NHTM áp dụng thành công Basel II.
4.2.2 Quá trình áp dụng Basel II vào quản trị RRTD tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Sacombank định hướng phải triển khai thành công Basel II. Việc đáp ứng được những tiêu chuẩn của Basel II giúp Sacombank nâng cao hiệu quả, an toàn hoạt động trên nền tảng quản trị rủi ro vững chắc.
Năm 2012, với phương châm: Giám sát thường xuyên- Cảnh báo kịp thời- Xử lý hiệu quả trong công tác quản lý RRTD, Sacombank cùng với sự tư vấn của Công ty Ernst & Young đã cải tiến hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp hơn với quy định của ngân hàng nhà nước và thị trường Việt Nam đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tiến đến đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý rủi ro như Basel II,
Basel III. Hệ thống tính toán tổn thất dự kiến gồm các chỉ số PD, LGD, EAD, EL theo phương pháp tiếp cận nội bộ cơ bản của Basel II cũng được xây dựng trong năm 2012.
Đến năm 2013, hệ thống quản trị rủi ro của Sacombank được xây dựng dựa trên 5 tiêu chí bao gồm: Môi trường kiểm soát 3 luồng Quản trị- Điều hành- Kiểm soát; Cơ cấu tổ chức bộ máy; Hệ thống văn bản lập quy; Công nghệ thông tin; Cơ chế phân quyền, ủy quyền. Trong đó, công tác quản trị RRTD được chú trọng hơn cả, lành mạnh hóa danh mục cho vay theo hướng thận trọng, hoàn chỉnh các chính sách tín dụng, chính sách quản lý RRTD, cải tiến các công cụ dự báo, cảnh báo, đánh giá rủi ro theo chuẩn mực Basel II, nâng cao vai trò kiểm soát chặt chẽ và ngăn chặn RRTD.
Tiếp tục định hướng công tác quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, năm 2014 cơ chế quản trị RRTD được thay đổi và áp dụng theo hướng hoàn thiện mô hình tổ chức và khung quản trị rủi ro theo Basel II:
Cơ cấu tổ chức quản trị hợp lý và xuyên suốt từ cấp Hội đồng quản trị đến cấp chi nhánh, hình thành hệ thống thông tin quản lý rủi ro từ Ủy ban quản lý rủi ro (Hội đồng quản trị)- Phòng quản lý rủi ro (Ban điều hành) – Phòng kiểm soát rủi ro (Chi nhánh);
Phát triển “Văn hóa tự quản lý rủi ro của Sacombank” chú trọng đạo đức kinh doanh, chủ trương lấy “con người” làm nhân tố trọng tâm.
Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống văn bản lập quy. Bên cạnh đó, các công cụ đo lường, đánh giá, giám sát được nâng cấp dựa trên những tiêu chuẩn của Basel II.
Nâng cao vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ đối với việc kiểm tra sự tuân thủ trong công tác quản lý RRTD của các đơn vị nghiệp vụ.
Trong năm 2015, Sacombank đã tiến hành đánh giá được độ lệch (GAP) giữa thực trạng hệ thống quản trị rủi ro của Sacombank so với tiêu chuẩn của Basel II và xây dựng lộ trình triển khai Basel II. Cụ thể, Sacombank đã thành lập Đội dự án đánh giá độ chênh lệch giữa thực trạng hệ thống quản trị rủi ro của Sacombank so với chuẩn
mực Basel II, đây là dự án đầu tiên và có vai trò nền tảng quan trọng trong lộ trình triển khai Basel II. Dự án được thành lập gồm 36 thành viên đứng đầu là Hội đồng quản trị và Ban điều hành cùng các thành viên đến từ các phòng ban nghiệp vụ ngân hàng. Dự án được thực hiện liên tục trong 3 tháng dưới sự hỗ trợ của các đối tác với nội dung công việc là rà soát, đánh giá chi tiết từng nội dung hoạt động, mô hình quản lý, sản phẩm dịch vụ,...Kết quả đánh giá cho thấy Sacombank đã phần nào đáp ứng được những chuẩn mực mà Basel II đưa ra, nhưng bên cạnh đó còn những điểm chưa hoàn thiện, cần bổ sung, khắc phục. Dự án cũng giúp Sacombank đưa ra lộ trình và phương pháp thực hiện triển khai Basel II.
Cũng trong năm 2015, Sacombank được ngân hàng nhà nước lựa chọn là một trong 10 ngân hàng đầu tiên thí điểm triển khai hiệp ước Basel II. Để hoàn thành đúng với lộ trình ngân hàng nhà nước đề ra, Sacombank phải hoàn thành các dự án liên quan đến hoạt động quản trị điều hành, nhân sự, kiểm soát hoạt động tín dụng,... và đặc biệt quan trọng là dự án hoàn thiện cơ sở dữ liệu. Năm 2015, Sacombank đã khởi động 10 trên tổng số 33 dự án triển khai Basel II. Bên cạnh đó, Sacombank cũng tham gia cùng các ngân hàng lớn khác đóng góp ý kiến xây dựng Dự thảo Thông tư tính toán an toàn vốn theo Basel II. Đồng thời, Sacombank cũng tự đánh giá nguồn vốn theo cách tính toán của chuẩn mực quốc tế và sự hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Tiếp nối những kế hoạch đã đề ra theo lộ trình, năm 2016, Sacombank tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp quản trị rủi ro theo định hướng. Kết quả cho thấy, số lượng sự vụ rủi ro xảy ra giảm và mức độ tổn thất nằm trong tầm kiểm soát. Thành tựu đạt được nêu trên là kết quả của hàng loạt giải pháp:
Áp dụng và vận hành xuyên suốt mô hình “ba tầng bảo vệ” theo chuẩn mực Basel
II. Trong đó:
Tầng bảo vệ thứ nhất là bộ phận phụ trách kinh doanh, có trách nhiệm kiểm soát RRTD trong giai đoạn đầu- giai đoạn cấp tín dụng. Nhiệm vụ của bộ phận kinh doanh trong quản lý rủi ro là sàng lọc và từ chối cấp tín dụng đối với những khách