CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RRTD VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN TRỊ RRTD THEO CHUẨN MỰC BASEL
3.1 Tổng quan về RRTD
3.1.1 Khái niệm RRTD
Khái niệm rủi ro:
Allan H. Willet (1951, trang 9-10) cho rằng: "Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một biến cố không mong đợi". 1
Thông tư 13/2018/TT-NHNN có đưa ra định nghĩa: Rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất (tổn thất tài chính, tổn thất phi tài chính) làm giảm thu nhập, vốn tự có dẫn đến làm giảm tỷ lệ an toàn vốn hoặc hạn chế khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh của ngân hàng thương mại chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Các định nghĩa trên dù ít nhiều khác nhau song có thể thấy rằng các quan niệm đó đều thống nhất một nội dung coi rủi ro là sự bất trắc không mong đợi, gây ra thiệt hại và có thể đo lường được.
Khái niệm RRTD:
RRTD được định nghĩa tại Thông tư 08/2017/TT- NHNN: “RRTD là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
Có thể bạn quan tâm!
- Áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - 1
- Áp dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín - 2
- Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín Và Dấu Hiện Cảnh Báo Rrtd
- Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Trị Rrtd Theo Basel Ii
- Bài Học Kinh Nghiệm Về Áp Dụng Basel Ii Vào Quản Trị Rrtd Tại Một Số Ngân Hàng Thương Mại
- Thực Trạng Quản Trị Rrtd Và Kết Quả Bước Đầu Áp Dụng Basel Ii Vào Quản Trị Rrtd Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín”
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Trong bộ 17 nguyên tắc quản trị RRTD (Ủy ban Basel, 2010) có đề cập RRTD là khả năng bên vay nợ ngân hàng hoặc bên đối tác không đáp ứng nghĩa vụ thanh toán theo các điều khoản đã thỏa thuận.
3.1.2 Nguyên nhân xảy ra RRTD:
RRTD có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, bao gồm 3 nhóm nguyên nhân chính: Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài, nguyên nhân từ bên trong ngân hàng và nguyên nhân từ phía khách hàng.
1 “Risk is the objectified uncertainty as to the occurrence of an undesire event”- Allan H. Willet
Môi trường kinh doanh gồm tình kinh kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội, các điều kiện tự nhiên,... có ảnh hưởng quan trọng đến tình hình kinh doanh, khả năng trả nợ của doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Nếu môi trường kinh doanh thuận lợi, thu nhập tăng thì nguồn trả nợ của doanh nghiệp dồi dào và ngược lại. Nguyên nhân gây RRTD từ môi trường bên ngoài mang tính chất bất khả kháng, ngân hàng thương mại thường khó hoặc không thể kiểm soát được mà chỉ có thể dự báo thông qua hoạt động theo dòi, đánh giá sau cho vay và thực hiện dự phòng sự biến động.
Nguyên nhân bên trong ngân hàng như chính sách, quy trình tín dụng chưa phù hợp, rủi ro từ khả năng quản lý, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên, rủi ro từ tín dụng tập trung,... những nguyên nhân này là nguyên nhân chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của ngân hàng và có thể khắc phục thông qua xây dựng bộ máy quản lý RRTD chặt chẽ, không ngừng cải tiến quy trình tín dụng phù hợp và tăng cường giám sát,...
Nguyên nhân từ phía khách hàng gồm khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ của khách hàng. Vỡ nợ do khả năng trả nợ có thể xuất phát từ khả năng quản lý và sử dụng vốn của khách hàng kém, kinh doanh kém hiệu quả,.. dẫn đến mất khả năng thanh toán khoản vay. Vỡ nợ do thiện chí trả nợ có liên quan đến đạo đức của khách hàng, cố ý lừa đảo,... những rủi ro này có thể được ngăn chặn phần nào thông qua thẩm định chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay.
3.1.3 Phân loại RRTD:
Có nhiều cách phân loại RRTD. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh thì RRTD gồm 2 loại:
Rủi ro giao dịch: là RRTD xuất phát từ những hạn chế trong quá trình đánh giá khách hàng, giao dịch và xét duyệt cho vay. Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ:
Rủi ro lựa chọn xảy ra trong quá trình lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay, rủi ro lựa chọn có liên quan đến quá trình phân tích , đánh giá tín dụng.
Rủi ro bảo đảm là những rủi ro có liên quan đến bảo đảm khoản vay như các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, loại tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo, hình thức đảm bảo, chủ thể bảo đảm cho khoản vay.
Rủi ro nghiệp vụ có thể xảy ra trong quá trình sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng, xử lý các khoản cho vay phát sinh vấn đề liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay.
Rủi ro danh mục: là RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế của ngân hàng trong việc quản lý danh mục cho vay, rủi ro danh mục gồm 2 loại : rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
Rủi ro nội tại xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng, đó là những đặc điểm riêng của ngành, lĩnh vực kinh tế hoặc từng cá nhân đi vay.
Rủi ro tập trung: xuất phát từ cho vay tập trung đối với những khách hàng thường là khách hàng lớn hoặc tập trung vào các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
3.2 Quản trị RRTD
3.2.1 Định nghĩa:
Theo SAS (Statistical Analysis Syterm Institute Inc), tổ chức chuyên cung cấp các phần mếm thống kê, giải pháp trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng gồm các giải pháp quản trị RRTD và phần mềm xếp hạng tín dụng hàng đầu thế giới định nghĩa: “Quản trị RRTD là thực hiện giảm thiểu tổn thất bằng cách hiểu rò mức độ đủ vốn của
ngân hàng và dự phòng tổn thất cho vay tại bất kỳ thời điểm nào - một quá trình từ lâu đã là một thách thức đối với các tổ chức tài chính.” 2
Cơ quan tiền tệ trực thuộc chính phủ của Singapore (MAS- Moneytary Authority of Singapore) định nghĩa: “ Quản trị RRTD là thiết lập quá trình quản trị rủi ro để nhận diện, đo lường, đánh giá, giám sát, kiểm soát và báo cáo RRTD trong một thời gian nhất định, đảm bảo mức vốn thích hợp để chống đỡ RRTD.”3
Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có định nghĩa: “Quản lý rủi ro là việc nhận dạng, đo lường, theo dòi và kiểm soát rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
Như vậy, quản trị RRTD là việc nhận dạng, đo lường, theo dòi và kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.
3.2.2 Mục tiêu của quản trị RRTD:
Đánh giá nguy cơ gây tổn thất của khách hàng trước khi cho vay, làm cơ sở để đưa ra quyết định phù hợp.
Tái đánh giá và nhanh chóng xử lý rủi ro mới xuất hiện từ những khách hàng đang vay vốn.
Đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng và toàn bộ hoạt động của ngân hàng.
Giảm khả năng tổn thất, nâng cao chất lượng tín dụng, tăng hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận.
3.2.3 Quy trình quản trị RRTD trong ngân hàng thương mại:
3.2.3.1 Nhận diện RRTD :
2 “Credit risk management is the practice of mitigating losses by understanding the adequacy of a bank's capital and loan loss reserves at any given time – a process that has long been a challenge for financial institutions” - Statistical Analysis Syterm Institute Inc.
3 “The institution should establish a risk management framework to adequately identify, measure, evaluate, monitor, report and control or mitigate credit risk on a timely basis. Adequate capital should be held against credit risks assumed”- Moneytary Authority of Singapore.
Nhận diện RRTD là quá trình xác định các dấu hiệu rủi ro đã, đang và có thể xảy ra đối với ngân hàng gồm: theo dòi, xem xét, nghiên cứu toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng để đề xuất các giải pháp đo lường, kiểm soát và tài trợ RRTD thích hợp. Việc nhận diện rủi ro tính dụng diễn ra thường xuyên và có hệ thống.
Để nhận diện rủi ro, nhà quản trị phải liệt kê tất cả các dấu hiệu rủi ro bao gồm: thu thập thông tin pháp lý, hồ sơ tài chính, phân tích tình hình tài chính, thu nhập của khách hàng…
3.2.3.2 Đo lường RRTD :
Đo lường RRTD hay còn gọi là lượng hóa RRTD. Lượng hóa RRTD là xác định mức rủi ro trên cơ sở các chỉ tiêu định tính và định lượng, làm căn cứ để xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng tối đa cho một khách hàng, cũng như để trích lập dự phòng rủi ro.
Các nhà kinh tế và các chuyên gia đã đưa ra nhiều mô hình khác nhau để phân tích và đo lường rủi ro. Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm mô hình phản ánh về khía cạnh định tính hoặc định lượng về RRTD. Mặt khác các mô hình này không loại trừ nhau nên có thể sử dụng nhiều mô hình để đánh giá RRTD từ nhiều góc độ. Các mô hình đo lường RRTD:
Mô hình 5C
Mô hình phân tích tín dụng 5C dựa trên 5 đặc điểm của khách hàng vay để đưa ra đánh giá về RRTD gồm các đặc điểm tài chính và phi tài chính. Tuy nhiên, một nhược điểm của mô hình 5C đó là việc đánh giá phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến chủ quan của người thực hiện. 5 đặc điểm bao gồm 5 từ bắt đầu bằng chữ C: Character -Tư cách người vay, Capacity-Năng lực của người vay, Cash flow-Dòng tiền , Collateral-Bảo đảm tiền vay và Conditions- Các điều kiện khác.
Mô hình Z-score (Mô hình điểm số Z)
Điểm số Z là một trong những mô hình được sử dụng khá phổ biến với độ tin cậy cao tại nhiều nước và được xây dựng bởi giáo sư I. Altman , Đại Học New York
vào năm 1968. Chỉ số Z là công cụ cảnh báo sớm khả năng phá sản của doanh nghiệp, điều đó có liên quan đến khả năng mất vốn trong tương lai của ngân hàng. Chỉ số Z phụ thuộc vào: tình hình tài chính của người vay và trọng số của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ trong quá khứ. Cách tính chỉ số Z và các chỉ số thành phần tham khảo phụ lục 1.
Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ:
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thống đánh giá, chấm điểm khách hàng được xây dựng trên cơ sở các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính nhằm mục đích lượng hóa các rủi ro mà ngân hàng có thể phải đối mặt. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sử dụng phương pháp chấm điểm và xếp hạng riêng phân theo từng nhóm đối tượng khách hàng. Thông thường có thể chia thành 2 nhóm đối tượng khách hàng: doanh nghiệp và cá nhân.
Mục đích của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nhằm:
Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, các biện pháp bảo đảm tiền vay.
Tái thẩm định khách hàng vay hiện hữu, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo rủi ro của khoản vay còn dư nợ.
Giám sát và đánh giá chất lượng tín dụng.
Dự báo khả năng vỡ nợ của khách hàng, ước lượng tổn thất để trích lập dự phòng tổn thất tín dụng.
3.2.3.3 Đánh giá RRTD:
a) Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn:
Nợ quá hạn là những khoản nợ không được hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và hoặc lãi đã quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Dư nợ quá hạn
Tổng dư nợ
× 100%
Tỷ lệ nợ quá hạn cho ta biết trong một đồng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đánh giá mức độ RRTD mà ngân hàng thương mại phải đối mặt.
b) Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu:
Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn nhưng ở cấp độ nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng nặng nề đến kết quả kinh doanh của ngân hàng nên cần được theo dòi, quản lý chặt chẽ. Nợ xấu gồm nợ nhóm 3,4,5, theo Nghị quyết số 42/2017, nợ xấu được xác định theo 2 phương pháp:
Phương pháp định lượng dựa trên thời gian quá hạn của các khoản nợ: nợ nhóm 3 có thời gian quá hạn từ 90 – 180 ngày; nợ nhóm 4 có thời gian quá hạn từ 181 – 360 ngày; nhóm 5 có thời gian quá hạn trên 360 ngày.
Phương pháp định tính: Việc xác định nợ xấu theo phương pháp định tính căn cứ vào đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở kết quả hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng: nợ nhóm 3 là khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn; nợ nhóm 4 được đánh giá có khả năng tổn thất cao và nợ nhóm 5 là khoản nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong một đồng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá mức độ RRTD mà ngân hàng thương mại phải đối mặt. Nợ xấu có độ rủi ro rất cao, khả năng thu hồi vốn là tương đối khó, khoản vốn của ngân hàng lúc này không sinh lãi nữa, mà đã gây thiệt hại cho ngân hàng. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ RRTD của ngân hàng là rất cao.
Dư nợ xấu
c) Hệ số rủi ro tín dụng
Tỷ lệ nợ xấu =
Tổng dư nợ
× 100%
Hệ số RRTD =
Tổng dư nợ cho vay Tổng tài sản có
× 100%
Hệ số rủi ro tín dụng cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có. Hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng nhưng thường tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy khoản mục tín dụng chiếm tỷ trọng càng cao thì rủi ro càng cao nhưng lợi nhuận cũng sẽ càng lớn. Thông thường, nhóm dư nợ tín dụng có chất lượng trung bình sẽ chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với nhóm dư nợ tín dụng có chất lượng tốt và nhóm dư nợ chất lượng kém do mang lại thu nhập trung bình cùng với rủi ro trong mức chấp nhận được.
d) Chỉ tiêu hệ số thu nợ:
Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, RRTD thấp. Chỉ tiêu này còn biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =
3.2.3.4 Xử lý rủi ro tín dụng :
Doanh số cho vay
× 100%
Khi có dấu hiệu xảy ra tổn thất, ngân hàng tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của khả năng xảy ra rủi ro. Mục đích của việc trích lập dự phòng là để có nguồn bù đắp tổn thất trong trường hợp xảy ra RRTD mà không làm ảnh hưởng đến vốn của ngân hàng. Căn cứ kết quả đo lường rủi ro, ngân hàng phân các khoản tín dụng thành các nhóm theo mức độ rủi ro và trích lập dự phòng RRTD theo tỉ lệ phù hợp với từng nhóm.
Khi xảy ra rủi ro, tổn thất tín dụng: Sau khi ngân hàng đã tiến hành tất cả các biện pháp trong khả năng để phòng ngừa rủi ro, mà rủi ro, tổn thất tín dụng vẫn xảy ra thì các ngân hàng thường áp dụng các biện pháp để giải quyết hay khắc phục tổn thất tín dụng như: cấp thêm vốn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, bán tài sản đảm bảo, bán nợ, xóa nợ, chuyển thành vốn cổ phần.