Phân Tích Độ Tin Cậy Cronbach’S Alpha Của Các Thang Đo Các Yếu Tố Văn Hóa Tổ Chức


4.2 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo các yếu tố văn hóa tổ chức‌

Từ kết quả bảng 4.2 cho thấy tất cả các thang đo đều được chấp nhận vì có hệ số Cronbach‟s Alpha > 0.6 (thấp nhất là thang đo hệ thống thông tin có Cronbach‟s Alpha = 0.771) và tất cả các biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0.3 (nhỏ nhất là biến IT3 có tương quan biến tổng là 0.505). Như vậy, các hệ số Cronbach‟s Alpha và hệ số tương quan biến tổng không vi phạm giá trị nội dung của thang đo nên 32 biến quan sát của yếu tố văn hóa tổ chức trong mô hình nghiên cứu được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA) tiếp theo.


Bảng 4.2: Cronbach‟s Alpha thang đo các yếu tố của văn hóa tổ chức



Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Giá trị cronbach’s alpha nếu loại

biến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến chia sẻ tri thức của nhân viên – Nghiên cứu trường hợp các Ngân hàng thương mại cổ phần tại tỉnh Cần Thơ - 6

1. Sự tin tưởng: Cronbach‟s alpha: 0.890

TR1

18.49

12.214

0.710

0.870

TR2

18.32

13.187

0.644

0.880

TR3

18.58

11.973

0.736

0.866

TR4

18.31

12.779

0.757

0.864

TR5

18.40

12.637

0.713

0.869

TR6

18.35

12.661

0.690

0.873

2. Giao tiếp: Cronbach‟s alpha: 0.841

CO1

11.245

4.178

0.628

0.818

CO2

11.113

3.896

0.748

0.766

CO3

11.109

4.178

0.613

0.825

CO4

11.161

4.011

0.713

0.782

3. Lãnh đạo: Cronbach‟s alpha: 0.850

LS1

15.117

6.668

0.685

0.814

LS2

14.923

7.229

0.707

0.810

LS3

14.978

6.842

0.671

0.817

LS4

15.011

6.949

0.636

0.827

LS5

14.993

7.414

0.619

0.831

4. Cấu trúc tổ chức: Cronbach‟s alpha: 0.880

OS1

21.971

13.406

0.809

0.843

OS2

21.945

13.502

0.764

0.849

OS3

21.916

14.363

0.693

0.859

OS4

21.876

15.069

0.539

0.878

OS5

21.869

14.891

0.619

0.868

OS6

21.887

14.599

0.594

0.872

OS7

21.865

14.469

0.640

0.866

5. Hệ thống khen thưởng: Cronbach‟s alpha: 0.868

RS1

18.000

12.637

0.741

0.832

RS2

17.777

12.972

0.667

0.846

RS3

17.821

13.349

0.683

0.843

RS4

17.777

13.536

0.677

0.844

RS5

17.901

12.844

0.701

0.839

RS6

17.821

14.096

0.531

0.868

6. Hệ thống thông tin: Cronbach‟s alpha: 0.771

IT1

11.405

3.084

0.633

0.682

IT2

11.380

3.716

0.515

0.745

IT3

11.310

3.629

0.505

0.750

IT4

11.420

3.241

0.642

0.678

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả


4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)‌

4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá các thành phần thang đo các yếu tố của văn hóa tổ chức‌

Trước hết, để phân tích nhân tố khám phá thì chúng tôi kiểm tra một số điều kiện để sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA):

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của các yếu tố của văn hóa tổ chức


Kiểm định KMO và Bartlett


Kiểm định KMO

0.901

Kiểm định Bartlett

Approx. Chi-Square

4506.753


df

351


Sig.

0.000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Kiểm định Bartlett: giá trị p (Sig) = 0.000 < 0.05 ; do vậy các biến độc lập có quan hệ với nhau.

Kiểm định KMO: hệ số KMO = 0.901 > 0.5 đạt yêu cầu, thể hiện phần chung giữa các biến.

Kết quả bảng 4.4 cho thấy tại mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1, với phương pháp trích nhân tố Principal Components Analysis và phép quay Varimax có 27 biến quan sát được nhóm thành 6 nhân tố với tổng phương sai trích (TVE) 67.721%

> 50% và các nhân tố đều có hệ số tải của các biến đạt yêu cầu (>0.5).


Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA các thành phần thang đo các yếu tố của văn

hóa tổ chức


Tên các thành

phần

Biến quan sát

Nhân tố


Nhân tố 1


Nhân tố 2


Nhân tố 3


Nhân tố 4


Nhân tố 5


Nhân tố 6


Sự tin tưởng (TR)

TR1

0.738






TR2

0.682






TR3

0.758






TR4

0.750






TR5

0.772






TR6

0.707






Giao tiếp (CO)

CO1




0.682



CO2




0.794



CO3




0.739



CO4




0.694



Lãnh đạo (LS)

LS1






0.702

LS2

0.307





0.646

LS3






0.738

Cấu trúc tổ chức (OS)

OS1


0.337

0.667




OS2


0.393

0.734




OS3

0.337


0.619




OS4



0.699




OS7



0.671




Hệ thống khen thưởng (RS)

RS1


0.732





RS2


0.714





RS3


0.706





RS4


0.663





RS5


0.732





Hệ thống thông tin (IT)

IT1





0.696


IT2


0.362



0.612


IT3





0.723


IT4





0.673


Giá trị

Engienvalues

10.864

2.085

1.549

1.488

1.255

10.864

Tổng phương

sai trích






67.721%

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả


4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá thang đo chia sẻ tri thức của nhân viên

Kết quả kiểm định KMO và Barlett cho thấy các biến quan sát của thang đo chia sẻ tri thức có mối quan hệ với nhau và đủ điều kiện để phân tích nhân tố (vì KMO = 0.777 và Sig = 0.000 < 0.05).

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett của chia sẻ tri thức


Kiểm định KMO và Bartlett


Kiểm định KMO

0.777

Kiểm định Bartlett

Approx. Chi-Square

462.640


df

10


Sig.

0.000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Dựa vào bảng 4.6 cho thấy, ở mức ý nghĩa Eigenvalues = 2.840 > 1, phương sai trích được là 56.801% > 50% và các nhân tố đều có hệ số tải nhân tố > 0.5. Điều này, chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp.

Bảng 4.6: Kết quả phân tích EFA thang đo chia sẻ tri thức


Tên các thành phần

Biến quan sát

Nhân tố

1


Chia sẻ tri thức (KS)

KS4

0.812

KS5

0.792

KS3

0.740

KS2

0.733

KS1

0.684

Giá trị Engienvalues


2.840

Tổng phương sai trích


56.801%

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Tóm lại, tất cả các biến quan sát (bảng 4.4, bảng 4.6) đều có trọng số nhân tố lớn hơn 0.5, như vậy là đạt yêu cầu và thang đo đạt giá trị hội tụ.

Nhân tố sự tin tưởng gồm 6 biến quan sát: TR1, TR2, TR3, TR4, TR5, TR6. Nhân tố giao tiếp gồm 4 biến quan sát: CO1, CO2, CO3, CO4.

Nhân tố lãnh đạo gồm 3 biến quan sát: LS1, LS2, LS3.


Nhân tố cấu trúc tổ chức gồm 5 biến quan sát: OS1, OS2, OS3, OS4, OS7. Nhân tố hệ thống khen thưởng gồm 5 biến quan sát: RS1, RS2, RS3, RS4, RS5 Nhân tố hệ thống thông tin gồm 4 biến quan sát: IT1, IT2, IT3, IT4.

Nhân tố chia sẻ tri thức gồm 5 biến quan sát: KS1, KS2, KS3, KS4, KS5.

4.4 Phân tích hồi quy‌

Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy có 6 yếu tố của văn hóa tổ chức ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của nhân viên trong tổ chức. Tiếp theo, phân tích hồi quy nhằm xác định sự tương quan này có tuyến tính hay không và mức độ quan trọng của từng yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của nhân viên.

Phân tích hồi quy được thực hiện với 6 biến độc lập của văn hóa tổ chức bao gồm: sự tin tưởng (TR), giao tiếp (CO), lãnh đạo (LS), cấu trúc tổ chức (OS), hệ thống khen thưởng (RS), hệ thống thông tin (IT) và 1 biến phụ thuộc: chia sẻ tri thức (KS).

4.4.1 Phân tích hệ số tương quan

Nhằm phân tích mối tương quan giữa các biến trước khi phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, đặc biệt là tương quan giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập. Kết quả phân tích tương quan xem bảng 4.7.

Bảng 4.7: Kết quả phân tích tương quan giữa các biến


Nhân tố


KS


TR


CO


LS


OS


RS


IT

KS

1







TR

0,559**

1






CO

0,612**

0,518**

1





LS

0,659**

0,585**

0,551**

1




OS

0,598**

0,523**

0,555**

0,622**

1



RS

0,617**

0,506**

0,519**

0,582**

0,634**

1


IT

0,630**

0,468**

0,460**

0,528**

0,481**

0,524**

1

Ghi chú: Ký hiệu: ** biểu thị P < 10%


Từ kết quả phân tích tương quan trên, ta có thể thấy mối tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập đều khác 1, như vậy không xảy ra tương quan hoàn toàn giữa biến độc lập và biến phụ thuộc với giá trị Sig. < 0.01. Do đó, có thể đưa các biến độc lập vào mô hình hồi quy để giải thích cho sự thay đổi của biến phụ thuộc là chia sẻ tri thức. Tuy nhiên, mức độ tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc sẽ được xác định cụ thể thông qua phân tích hồi quy bội.

4.4.2 Phân tích hồi quy của ảnh hưởng các yếu tố văn hóa tổ chức đến chia sẻ tri thức‌

4.4.2.1 Đánh giá sự phù hợp của mô hình ảnh hưởng các yếu tố văn hóa tổ chức đến chia sẻ tri thức

Hệ số xác định R2 = 0.624 khác 0 cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp. Kết

quả cũng cho thấy R2 hiệu chỉnh = 0.615 nhỏ hơn R2, hệ số này được dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình an toàn, chính xác hơn vì nó không thổi phồng độ phù hợp của mô hình. Như vậy, khoảng 61,5% phương sai của chia sẻ tri thức được giải thích bởi phương sai của 6 biến độc lập.

Bảng 4.8: Đánh giá độ phù hợp của mô hình ảnh hưởng văn hóa tổ chức đến

chia sẻ tri thức


Mô hình

R

R2

R2 hiệu chỉnh

Ước lượng độ lệch chuẩn

Durbin-Watson

1

0.790a

0.624

0.615

0.374

1.910

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả


4.4.2.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình ảnh hưởng các yếu tố văn hóa tổ chức đến chia sẻ tri thức

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể. Giá trị F = 73.785 và mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05. Do vậy, mô hình hồi quy tuyến tính đưa ra phù hợp với dữ liệu và có thể sử dụng được.


Bảng 4.9: Kiểm định độ phù hợp của mô hình ảnh hưởng văn hóa tổ chức đến

chia sẻ tri thức


ANOVAa


Mô hình

Tổng bình phương

df

Trung bình của bình

phương

F

Sig.

1

Hồi quy

62.001

6

10.334

73.785

.000b

Phần dư

37.393

267

0.140



Tổng

99.394

273




a. Biến phụ thuộc: KS


b. Dự báo: (Hằng số), TR, CO, LS, OS, RS, IT


Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả


4.4.2.3 Kết quả phân tích hồi quy và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố văn hóa tổ chức đến chia sẻ tri thức

Trọng số hồi quy β của các biến độc lập thì có 1 biến độc lập OS không có ý nghĩa thống kê vì giá trị Sig. = 0.135 > 0.05; và 5 biến còn lại đều có ý nghĩa thống kê: TR (0.099), CO(0.000), LS(0.000), RS(0.005), IT(0.000). Về kiểm định đa cộng

tuyến, hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 10: TR (1.766), CO(1.753), LS(2.172), OS(2.146), RS(2.030), IT(1.615) cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến không vi phạm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2023