Khái Quát Kết Quả Các Công Trình Nghiên Cứu Đã Công Bố Và Vấn Đề Đặt Ra Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu Về Năng Lực Cạnh Tranh Trong Kinh Doanh Du Lịch


điểm đến trong phát triển du lịch như: cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, điểm đến và năng lực cạnh tranh điểm đến. Tác giả áp dụng mô hình Tích hợp của Dwyer và Kim (2003) và phương pháp điều tra trên mạng Survey Monkey để điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Việt Nam. Đề tài vận dụng phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra, phỏng vấn, phương pháp phân tích SWOT. Đề tài đã chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và áp lực đối với ngành du lịch Việt Nam cũng như nguyên nhân của hạn chế về năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam. Tác giả đã đề xuất 4 quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Việt Nam, phù hợp với thực tiễn của ngành du lịch Việt Nam: (1) Ngành du lịch phải trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu, đóng góp quan trọng vào sự thịnh vượng quốc gia; (2) Môi trường chính sách phải tạo thuận lợi cho du lịch phát triển; (3) Ngành du lịch phải được phát triển theo hướng năng động, thích ứng nhanh và ứng phó kịp thời với những thay đổi; (4) Ngành du lịch phải được phát triển theo hướng chất lượng, hiệu quả, bền vững.

Trên cơ sở các quan điểm này và kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn, tác giả luận án đã đề xuất 7 nhóm khuyến nghị về chính sách và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam với những luận cứ chặt chẽ, toàn diện và có tính khả thi: Xác định đúng vị trí, vai trò của du lịch, hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách có liên quan đến du lịch; Chú trọng nghiên cứu thị trường, tiếp thị điểm đến du lịch Việt Nam; Phát triển sản phẩm du lịch mới, đa dạng, khác biệt; Áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động du lịch; Chú trọng bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững; Phát triển nguồn nhân lực du lịch theo hướng chuyên nghiệp; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

(3) Tác giả Nguyễn Thị Thu Vân (2012), với nghiên cứu “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Nẵng” [39], đã khái quát các khái niệm về năng lực cạnh tranh du lịch của các tác giả quốc tế, và cho rằng, năng lực cạnh tranh


du lịch là khả năng của một điểm đến trong việc tạo ra, tích hợp và cung cấp trải nghiệm du lịch, bao gồm cả sản phẩm và dịch vụ giá trị gia tăng được khách du lịch coi trọng, giúp bảo vệ các nguồn tài nguyên đồng thời duy trì vị trí thị trường so với các điểm đến khác. Tác giả đã phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch của thành phố Đà Nẵng, một trong những điểm đến hấp dẫn của Việt Nam và khu vực. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là phương pháp định lượng.

Trong nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Đà Nẵng, được tác giả đánh giá căn cứ vào giá trị trung bình của 84 chỉ số (Mô hình tích hợp của Dwyer và Kim) để làm sáng tỏ những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của thành phố Đà Nẵng. Quy trình phân tích nhân tố khám phá được thực hiện qua 11 bước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 7 nhân tố được hình thành, tác động đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Nẳng, gồm: (1) Nguồn lực tự nhiên; (2) Nguồn lực kế thừa; (3) Nguồn lực tạo ra; (4) Nguồn lực hỗ trợ; (5) Quản trị điểm đến; (6) Điều kiện hoàn cảnh, và; (7) Điều kiện về cầu. Kết quả phân tích thống kê mô tả 7 nhân tố trên cho thấy, hầu hết các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Đà Nẵng đều ở mức trung bình khá, không có nhân tố nào xuất sắc (giá trị trung bình lớn hơn 4), cũng không có nhân tố tiêu cực (giá trị trung bình nhỏ hơn 2). Như vậy, điểm đến du lịch Đà Nẵng được đánh giá có năng lực cạnh tranh tương đối tốt trong thời gian qua. Từ kết quả nghiên cứu, đã giúp đánh giá được điểm mạnh, yếu của từng yếu tố cũng như từng khía cạnh cụ thể của năng lực cạnh tranh Điểm đến du lịch Đà Nẵng, qua đó giúp cho ngành du lịch Đà Nẵng cải thiện các tiêu chí đánh giá, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong tương lai.

(4) Tác giả Đào Duy Huân (2015), với đề tài nghiên cứu “Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Thành phố Cần Thơ” [12], đã nghiên cứu các lý thuyết về năng lực cạnh tranh của các nghiên cứu trước đây. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng lý thuyết 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter để phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Thành phố Cần Thơ. Trong


nghiên cứu, tác giả Đào Duy Huân (2015) đã sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để so sánh, xếp loại các đối thủ cạnh tranh chính của ngành du lịch Cần Thơ, là các ngành du lịch An Giang, Tiền Giang, Bến Tre. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngành du lịch Cần Thơ xếp thứ 1, đứng vị trí thứ hai là du lịch An Giang, sau đó là du lịch Tiền Giang, và cuối cùng là du lịch Bến Tre. Tổng số điểm quan trọng của ngành du lịch Cần Thơ là 3.1 cho thấy Cần Thơ là một đối thủ cạnh tranh mạnh, nếu xét theo khía cạnh chiến lược thì du lịch Cần Thơ ứng phó hiệu quả với môi trường bên trong và bên ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Trên cơ sở của kết quả trên, tác giả đã đề xuất 4 giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh như: (1) Tiếp tục xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù TP. Cần Thơ: bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng, hỗ trợ các quận/ huyện xây dựng sản phẩm du lịch của từng địa phương; (2) Phát triển các tuyến du lịch bao gồm các tuyến du lịch chính hội tụ về Cần Thơ, nâng cấp, duy tu một số tuyến điểm tham quan quan trọng: Chợ nổi, Làng cổ Bình Thủy – Lộ Vòng Cung…; (3) Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá xúc tiến du lịch; (4) Quy hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ; (5) Nâng cao hiệu suất điều hành và kỹ năng xử lý các mối quan hệ giữa phát triển du lịch với vấn đề bảo tồn tạo nguồn tài nguyên môi trường; (6) Đầu tư vốn cho phát triển du lịch; (7) Nâng cấp cơ sở hạ tầng vật chất, phục vụ du lịch; (8) Mở rộng liên kết, liên doanh, phát triển du lịch với các tỉnh trong vùng kinh tế ĐBSCL, và; (9) Phát triển du lịch bền vững là giải pháp cốt lõi để nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch TP. Cần Thơ.

(5) Tác giả Phạm Hải Yến (2013), trong nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” [43], đã nêu lên thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Tác giả nhận xét, kể từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), du lịch Việt Nam đã đạt được những kết quả rất ấn tượng, thể hiện qua việc gia tăng nhanh chóng về số lượng khách đi du lịch nội địa và khách quốc tế đến Việt Nam cũng như sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp du lịch trên thị trường. Việt Nam gia nhập

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang - 4


WTO đã mở ra những cơ hội rất lớn cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải những đối thủ lớn (các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh cao), phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới (thị trường quốc tế với những nguyên tắc nghiêm ngặt của định chế thương mại và luật pháp). Tác giả kết luận, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam còn ở mức hạn chế và luôn ở thứ hạng thấp hơn so với các nước trong khu vực như: Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Trung Quốc. Qua đó, tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam theo thứ tự ưu tiên: (1) Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết về kinh tế – xã hội, văn hóa, luật pháp… cho các chủ doanh nghiệp, các cán bộ quản lý và người lao động trong doanh nghiệp; (2) Sản phẩm của doanh nghiệp: Cần tạo ra những sản phẩm đa dạng, phong phú mang thương hiệu của các doanh nghiệp nói riêng và của du lịch Việt Nam nói chung; (3) Các doanh nghiệp cần đầu tư mạnh mẽ, áp dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông trong hoạt động kinh doanh du lịch trực tuyến; (4) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng cáo và tuyên truyền: Hiện nay, quảng cáo là kênh kết nối doanh nghiệp và khách hàng hiệu quả nhất; (5) Mở rộng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp: Các doanh nghiệp cần chủ động đa dạng hóa cơ cấu vốn để không phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay ngân hàng.

(6) Các tác giả Phạm Thị Thu Hường và Đinh Hồng Lĩnh (2012), trong đề tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Phú Thọ” [13], đã đánh giá Phú Thọ là tỉnh có tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng để thúc đẩy phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh Phú Thọ được đánh giá là một tỉnh có môi trường chính trị ổn định, an ninh, trật tự xã hội đảm bảo, không có điểm nóng về chính trị và xã hội, chính quyền nhà nước, nhân dân địa phương thân thiện. Đề tài đã đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành du lịch Phú Thọ: Ngành


du lịch đã xây dựng và giới thiệu 12 tour du lịch “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam” đến 30 hãng lữ hành lớn của cả nước, thu hút khoảng 400 tour của các hãng lữ hành; Ngành tích cực tham gia vào chương trình hợp tác “du lịch về cội nguồn” 3 tỉnh Phú Thọ – Yên Bái – Lào Cai, gắn kết chương trình “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam” tạo nên chuỗi hoạt động liên kết đem lại hiệu quả xã hội cao. Các tác giả cũng nêu lên những hạn chế của năng lực cạnh tranh ngành du lịch tỉnh Phú Thọ: (1) Môi trường kinh doanh kém thuận lợi do quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch vẫn còn nhiều bất cập; (2) Các doanh nghiệp du lịch tỉnh Phú Thọ đa phần thuộc loại nhỏ, thiếu vốn, chất lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý và hiệu quả hoạt động còn thấp do thiếu chiến lược trong kinh doanh, cạnh tranh đơn lẻ và chưa có khả năng hợp tác thành các tập đoàn để nâng cao vị thế của mình;

(3) Sản phẩm du lịch ở các khu, điểm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, không đặc sắc và thiếu các sản phẩm đặc thù. Qua phân tích, các tác giả đã đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch Phú Thọ: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường kinh doanh ngành; Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch; Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp du lịch; Giải pháp đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; Giải pháp xúc tiến quảng bá du lịch; Giải pháp thu hút vốn đầu tư; Giải pháp phát triển du lịch bền vững với sự tham gia của cộng đồng địa phương.

1.2. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch

1.2.1. Những vấn đề các tác giả đã làm rõ


Trong nội dung mục 1.1.1 mục 1.1.2, tác giả đã khái quát các công trình chủ yếu đã được công bố về du lịch và liên quan đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch. Từ các công trình nêu trên, có thể thấy, các tác giả đã hướng vào những nội dung chủ yếu sau đây:


- Xác định được những nét cơ bản về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch với nội hàm liên quan đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch: khái niệm du lịch, năng lực cạnh tranh điểm đến…

- Các tác giả đã xây dựng được mô hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, và phân tích, đánh giá các yếu tố tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch.

- Các nghiên cứu đã nêu lên đặc điểm, tình hình, năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp/ các quốc gia trên thế giới hiện nay. Những kinh nghiệm để nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch, tạo lập sản phẩm du lịch khác biệt, độc đáo để thu hút khách du lịch của một số vùng ở Việt Nam và các nước trên thế giới.

- Nêu lên thực trạng về khả năng cạnh tranh của một số vùng/ địa phương tại Việt Nam như Cần Thơ, Đà Nẵng, Phú Thọ… và các địa phương ở nước ngoài như Vojvodina (Serbia), Phayao (Thái Lan), Rio de Janeiro và Salvador de Bahia (Brazil), và một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia…

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch ở điểm đến, bao gồm các yếu tố: nguồn lực cốt lõi và tính hấp dẫn, các điều kiện và nguồn lực hỗ trợ, chính sách và quản lý điểm đến, cơ sở hạ tầng du lịch.

1.2.2. Những vấn đề các tác giả chưa đề cập tới


Qua xem xét các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch của các tác giả vừa nêu trên, có thể thấy tồn tại một số vấn đề như sau:

- Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch của các tác giả trong nước và nước ngoài đã xây dựng được một mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch với các thuộc tính tác động đến năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích các chỉ số thống kê (giá trị trung bình) của các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch trong mô hình, chưa xây dựng một


phương trình hồi quy tuyến tính, nhằm chỉ ra các yếu tố có tầm quan trọng cao nhất đến ít quan trọng nhất tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch.

Có thể nhận định, có rất ít nghiên cứu đề xuất một mô hình định lượng riêng nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, đặc thù cho từng điểm đến cụ thể trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Các nghiên cứu trên chỉ tập trung phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, đe dọa của ngành kinh doanh du lịch qua việc vận dụng các phương pháp định tính: ma trận hình ảnh, phương pháp phân tích SWOT, phương pháp phân tích thống kê mô tả… để đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch. Trong khi đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải xây dựng một mô hình định lượng, qua việc xác định các yếu tố chính tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch.

1.2.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu


Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch. Trong luận án này, nghiên cứu sinh phải phân tích và làm rõ khái niệm về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, và làm rõ nội hàm về các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch. Từ đó, xây dựng được mô hình đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, khảo sát, phân tích và đo lường kết quả các yếu tố này. Đồng thời, làm rõ sự tương tác giữa các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch.

Thứ hai, nghiên cứu những kinh nghiệm của các địa phương Việt Nam và các quốc gia trên thế giới về việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch của họ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay để rút ra bài học kinh nghiệm tham khảo cho ngành du lịch Việt Nam nói chung cho ngành du lịch Tiền Giang nói riêng. Theo đó, tác giả luận án sẽ phải nghiên cứu những kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch của các địa phương, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Tiền Giang.


Thứ ba, nghiên cứu cần làm rõ thực trạng kinh doanh du lịch của ngành du lịch Tiền Giang giai đoạn 2005 – 2014, chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, những cơ hội và những hạn chế, trong quá trình kinh doanh du lịch trong thời gian qua. Theo vấn đề này, nghiên cứu sinh sẽ xác định bối cảnh, đề xuất các mục tiêu, phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến du lịch Tiền Giang trong thời gian tới.

1.3. Tóm tắt chương 1


Chương 1 trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước liên quan đến đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, chương 1 cũng nêu lên những vấn đề còn tồn tại từ những công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả đã được công bố, và chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung giải quyết.

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí