thì thường là ở các cửa hàng bán lẻ vừa và nhỏ, hàng thực phẩm tươi sống được mua về từ chợ.
- Khác biệt trong nội dung quảng cáo
Do người Việt Nam thường mua hàng theo những nhãn hiệu nổi tiếng nên, các hãng nước ngoài phải bỏ ra chi phí rất lớn cho quảng cáo để làm cho nhãn hiệu của mình trở thành quen thuộc với người Việt Nam. Một ví dụ điển hình cho vấn đề này là sự thành công của hãng Electrolux ở Việt Nam. Đây là một hãng rất nổi tiếng về đồ gia dụng ở châu Âu nhưng khi hãng mới vào thị trường Việt Nam thì người Việt Nam lại đang quen dùng máy giặt, máy hút bụi, ... của các hãng Nhật Bản như Sony, Sanyo, Hitachi mà hoàn toàn thờ ơ với Electrolux. Hãng này phải mở một chiến dịch quảng cáo qui mô trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng đánh vào tâm lý "ăn chắc mặc bền" của người Việt Nam bằng câu "Giá mà mọi thứ đều bền như Electrolux". Các chuyên gia của hãng này còn kỳ công tìm được một người nông dân vùng Đồng Tháp Mười, đã mua một chiếc tủ lạnh của Electrolux từ hơn 40 năm trước, từ khi tủ lạnh còn phải chạy bằng dầu chứ chưa có điện mà đến nay nó vẫn chạy tốt, để đem ra quảng cáo. Kết quả là trong con mắt người tiêu dùng Việt Nam hiện nay, Electrolux đã trở thành nhãn hiệu được ưa chuộng nhất, mặc dù giá cả cao hơn hẳn hàng hoá của Nhật Bản.
Ngược với người Australia những hàng hoá có tính chất sử dụng lâu dài, người Việt Nam thường thích mua những hàng giá đắt và họ cho rằng giá cả tỷ lệ thuận với chất lượng và thêm nữa những nhãn hiệu này phản ánh vị thế xã hội của họ. Hai loại xe máy Dream và Astrea có kiểu dáng và tính năng gần như nhau, nhưng do xe máy Dream được chuộng hơn, đến mức một thời việc sắm xe Dream II được coi là biểu hiện cho sự giàu sang của gia đình, vì vậy, xe Dream bán được với giá cao hơn hẳn. Nắm được tâm lý này, các nhà sản xuất ô tô, xe máy muốn bán được hàng khi quảng cáo đều nhấn mạnh đến tính "sang trọng" trong hàng hoá của mình.
Người Việt Nam còn có tâm lý thích được tặng quà. Vì vậy, các chương trình khuyến mại bán có giải thưởng xem ra rất có tác dụng. Doanh thu trong các đợt đó cao
hẳn lên vì ai cũng hy vọng có được giải thưởng gì đó. Hãng Coca - cola đã rất thành công trong việc áp dụng chiến lược này. Do bị chậm chân hơn hãng Pepsi khi quay lại thị trường Việt Nam, hãng Coca - cola đã tiến hành một chiến dịch quảng cáo rầm rộ, kèm theo việc khuyến mại (tăng lượng Coca - cola trong một chai lên 50% mà không tăng giá) và một chương trình bán có giải thưởng - tặng một chiếc xe đạp cho ai sưu tập đủ số nút chai hoặc nắp hộp in đủ các bộ phận của một chiếc xe. Người Australia lại có xu hướng thực dụng trong tiêu dùng, chẳng hạn việc tăng 50% lượng nước ngọt trong chai Coca – cola mà giá không đổi không hấp dẫn người tiêu dùng nước này bằng việc giữ nguyên dung lượng chai và giảm giá 20% chẳng hạn. Doanh nghiệp Việt Nam khi quảng cáo ở thị trường này nên chú ý đặc điểm này để có thể kích thích tiêu dùng của khách hàng Australia.
3.2. Đánh giá ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
3.2.1. Những thành công của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Australia.
Sau hơn 20 năm kể từ khi Hiệp định thương mại hợp tác kinh tế Việt Nam- Australia được ký kết vào tháng 6 năm 1990, giao thương giữa Việt Nam và Australia đã và đang phát triển nhanh chóng. Các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng tìm kiếm bạn hàng nhập khẩu, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang Australia.
Nếu như trước đây hàng Việt Nam xuất hiện rất ít trên thị trường Australia và có một vị trí rất nhỏ bé thì đến nay hàng hoá Việt Nam đã chiếm một vị trí khá ổn định
trên thị trường này, rất nhiều mặt hàng được bày bán rộng rãi trên thị trường Australia. Ông Michael Mann, Đại sứ Australia cho biết: ―Khi còn ở Australia, tôi khó lòng tìm mua được một đôi giày nhãn hiệu Australia, trong khi đó giày sản xuất tại Việt Nam lại rất nhiều‖. Cùng với giầy dép, cà phê Việt Nam cũng có chỗ đứng tương đối ổn định tại thị trường Australia, tuy nhiên vẫn là các sản phẩm chưa qua chế biến.
Các mặt hàng chính của Việt Nam xuất sang Australia không ngừng tăng lên về giá trị xuất khẩu. Điển hình là mặt hàng dầu thô, từ năm 2000 đến nay, Việt Nam luôn là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất cho Australia, vượt qua cả Inđônêxia, Malaysia, Ảrập Xê-út, với giá trị xuất khẩu gần 2 tỷ AUD, chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Trong năm 2006, Việt Nam là nước đứng thứ năm về xuất khẩu giày dép vào Australia, hai mặt hàng giày dép và may mặc chiếm tỷ trọng xuất khẩu khá cao: 3,7% kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị 97,6 triệu AUD. Năm 2005 là năm có nhiều tin vui cho các xuất khẩu rau quả và thuỷ sản. Trong năm 2005 hai mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá cao, tương ứng 353% và 121% so với năm 2004, chiếm tỷ trọng 2,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia. 1
Bảng 8: Danh mục hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Australia
2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | |
Dầu thô | 335.15 | 756.25 | 1408.3 | 3250.11 | 4090 |
Giầy dép | 12.187 | 17.76 | 26.64 | 30.44 | 35.12 |
Cà phê | 35.02 | 45.65 | 51.89 | 70.258 | 89 |
Quần áo | 12.023 | 17.440 | 21.843 | 29.951 | 32.21 |
Hạt điều | 7.71 | 9.45 | 12.25 | 14.746 | 18.415 |
Thuỷ sản | 29.35 | 45.8 | 60.11 | 66.8 | 79 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Văn Hoá Kinh Doanh Australia Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Hàng Hoá Việt Nam Trên Thị Trường Này.
- Kim Ngạch Thương Mại Việt Nam Với Australia Năm 2006
- Cộng Đồng Người Việt Làm Cầu Nối Tích Cực Để Phát Triển Quan Hệ.
- Nhà Nước Cần Đưa Ra Những Chính Sách Ưu Đãi Khuyến Khích Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Các Mặt Hàng Có Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc.
- Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 13
- Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
1 http://www.ausaid.gov.au/business/publications.cfm
30.22 | 43.682 | 57.325 | 72.144 | 76.2 |
Nguồn: Đại sứ quán Australia.
Không chỉ tăng lên về giá trị xuất khẩu mà đồng thời số lượng các mặt hàng cũng ngày càng đa dạng. Trong những năm đầu, hàng Việt Nam xuất sang Australia chủ yếu là dầu thô, giầy dép, hàng dệt may, cà phê, hạt điều; dần dần sau nhiều năm, đã bắt đầu xuất hiện nhu cầu của người dân Australia về các mặt hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, rau củ quả, thuỷ hải sản, các mặt hàng gia vị của Việt Nam...
Sau hơn hai thập kỷ ký kết Hiệp định thương mại, giao thương giữa Việt Nam
- Australia đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trong những năm chuyển giao thiên niên kỷ này quan hệ thương mại giữa hai quốc gia đã vươn lên những đỉnh cao mới. Từ năm 1992 đến nay, xuất siêu luôn nghiêng về phía Việt Nam và hiện nay Australia đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn của các doanh nghiệp Việt Nam.
3.2.2. Những khó khăn tồn tại của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Australia.
Hàng Việt Nam xuất khẩu sang Australia, trong những năm gần đây mặc dù tốc độ tăng trưởng rất lớn song do chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn nên sự tăng trưởng này có ảnh hưởng rất nhỏ tới tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, tuy các doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể khi thâm nhập vào thị trường Australia nhưng cho đến nay vẫn còn một số tồn tại vướng mắc của các nhà xuất khẩu.
Nằm ở hai bán cầu khác nhau, Việt Nam và Australia có mùa vụ trái ngược và có nhiều sản phẩm trái vụ để tăng cường trao đổi hàng lẫn nhau. Tuy nhiên trên thực tế doanh nhân hai nước vẫn chưa khai thác hết lợi thế địa lý này. Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa đa dạng và chủ yếu phụ thuộc vào một vài nhóm hàng sơ chế và chưa qua chế biến như dầu thô và cà phê.
Nhiều mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào Australia dưới nhãn mác của nước khác. Điều này là do năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường Australia
còn kém. Hàng giày dép và may mặc của Việt Nam xuất vào Australia rất nhiều nhưng vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với các nhà xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Italia, Hồng Kông nên nhiều hàng hoá của ta trên thị trường Australia dưới nhẵn mác của Đài Loan. Bên cạnh đó, do các doanh nghiệp chưa chú ý nhiều tới đăng ký và phát triển thương hiệu sản phẩm nên rất nhiều sản phẩm gia vị của Việt Nam như nước mắm Phú Quốc, tương gừng... mang thương hiệu của Thái Lan. Điều này đã gây nhiều thiệt hại và hạn chế cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng sang Australia.
Thêm vào đó, Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được hệ thống các tiêu chuẩn kiểm dịch của Australia. Hai mặt hàng rau quả và hải sản tuy đang tăng trưởng với tốc độ cao nhưng do đây là hai mặt hàng chịu ảnh hưởng bởi các quy định kiểm dịch và an toàn thực phẩm của Australia nên vẫn còn hạn chế lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này. Tương tự, hiện nay, Việt Nam là nhà cung cấp hàng đầu mặt hàng chuối (gồm chuối tươi và chuối sấy khô) vào thị trường Australia song khối lượng còn thấp so với năng lực sản xuất của Việt Nam cũng như nhu cầu tiêu dùng của thị trường Australia. Các mặt hàng hoa quả nhiệt đới như nhãn, vải, xoài, và thanh long có khả năng xuất khẩu lớn đều không được phép nhập khẩu vào Australia vì chưa hoàn tất IRAs (Chỉ tiêu đánh giá phân tích rủi ro nhập khẩu).
Ngoài ra, mỗi mặt hàng cụ thể nhập khẩu vào Australia đều phải thông qua một kênh lưu thông riêng, và mức cộng lãi qua các khâu trung gian rất cao, làm cho mức chênh lệch giữa giá nhập khẩu và giá bán lẻ trên thị trường rất lớn so với các thị trường khác. Bên cạnh đó, hàng của Việt Nam phải quá cảnh qua Singapore do không có luồng tầu trực tiếp giữa hai nước, nên dẫn đến giá thành cao vì phải chịu cước phí lớn.
3.3. Giải pháp văn hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường Australia.
Mặc dù trên thế giới khái niệm văn hóa kinh doanh đã phổ biến thì ở Việt Nam hiện nay khái niệm này vẫn còn mới mẻ. Xu hướng sử dụng văn hóa kinh doanh
như một phương thức cạnh tranh diễn ra như một xu hướng tất yếu trong kinh doanh quốc tế. Trong điều kiện đó, nhận thức của các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam về văn hóa kinh doanh còn thiếu. Do các doanh nghiệp nước ta chưa chú ý tới sự cần thiết tất yếu của văn hóa kinh doanh trong hoạt động của mình. Những áp lực kinh tế, nhất là áp lực chạy theo lợi nhuận, hiện không làm cho các doanh nghiệp chú ý tới vấn đề này hoặc coi là yếu tố phụ trợ. Các chính sách và cơ chế quản lý kinh doanh hiện hành cũng mới chỉ chú ý tới các khía cạnh kinh tế xã hội và môi trường kinh doanh. Sự thiếu vắng và mờ nhạt của khía cạnh văn hóa trong các chính sách và cơ chế quản lý có nguyên nhân rõ ràng từ sự thiếu hụt trong nhận thức của các nhà hoạch định chính sách. Ngoài ra, vẫn còn thiếu định hướng nhằm vào tạo dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa tiêu dùng, tạo nên bầu không khí và dư luận đối với vấn đề này.
Việc nâng cao nhận thức về văn hóa kinh doanh là việc làm cần thiết hiện nay. Hơn nữa để tiếp cận được với văn hóa của những thị trường xuất khẩu như Australia – một thị trường có văn hóa rất khác biệt với Việt Nam, không chỉ đòi hỏi vấn đề nhận thức mà còn cần những chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước và những việc làm cụ thể từ phía doanh nghiệp. Nhằm thực hiện những mục tiêu đó, tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau đây:
3.3.1. Giải pháp vĩ mô.
3.3.1.1. Nhà nước cần có những chính sách nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh xuất khẩu lành mạnh.
Để phát triển được văn hóa kinh doanh không thể thiếu một môi trường sống cho nó giống như cá cần nước vậy. Văn hóa kinh doanh được hình thành để và ảnh hưởng mạnh mẽ tới môi trường kinh doanh của một quốc gia hay vùng lãnh thổ. Trong
môi trường kinh doanh của một quốc gia, vai trò quan trọng nhất chính là sự điều tiết, quản lý của Nhà nước. ở Việt Nam hiện nay, văn hóa kinh doanh đang tiềm ẩn nhiều tố bất lợi cho sự phát triển kinh tế. Tình trạng thiếu công bằng trong môi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay đã tạo ra và dung túng cho các kiểu làm ăn phi văn hóa, bệnh cửa quyền, thói ―chạy chọt cửa sau‖ và tệ nạn tham nhũng phát triển. Một điều tra xã hội học ở TP. Hồ Chí Minh vào tháng 5/20031cho thấy: 41% số người được phỏng vấn cho rằng trong kinh doanh không biết nhờ vả chạy chọt thì chẳng làm được gì hết!!!; 57% đối tượng tham gia điều tra này còn cho rằng: “trong kinh doanh, quen biết rộng nhiều khi quan trọng hơn cả năng lực”. Những hạn chế này bắt nguồn chính từ sự bất cập trong quản lý của Nhà nước trong việc tạo dụng một môi trường kinh doanh lành mạnh. Khi được hỏi “Nếu gặp khó khăn trong kinh doanh, theo ông/bà, nguyên nhân chính do đâu?”, ngoài các nguyên nhân như thiếu vốn, thiếu kinh
nghiệm, công nghệ..., nguyên nhân được lựa chọn nhiều nhất (47%) là “Do chính sách và cách quản lý của Nhà nước”. Việc này làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu có năng lực thực sự và kinh doanh có văn hóa chịu nhiều thua thiệt, hơn nữa uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cũng bị giảm sút trước con mắt người nước ngoài, trong đó có người Australia.
Theo sự đánh gia của các chuyên gia nước ngoài, trong báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum – WEF) về mức độ cạnh tranh toàn cầu năm 2006 – 2007, Việt Nam xếp hạng 77/125 về chỉ số cạnh tranh tăng trưởng (GCI) và thứ 53/125 về chỉ số cạnh tranh kinh doanh (BCI – business competitiveness index). Có thể thấy rằng những yếu kém trong môi trường kinh doanh không những làm nảy sinh nhiều tiêu cực trong văn hóa kinh doanh mà còn làm giảm hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng cũng như khả năng cạnh tranh chung của toàn nền kinh tế.
Những chính sách này phải xoá bỏ để tạo sự tin tưởng cho các doanh nghiệp xuất khẩu, khuyến khích họ thi đua làm giàu một cách lành mạnh. Nhà nước cần tạo
1 Nguyễn Hoàng ánh, Vai trò của Văn hóa kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hóa dinh doanh ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ
môi trường pháp lý về kinh doanh, khẳng định tầm quan trọng của kinh doanh và coi đó như một nghề nghiệp chân chính, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và doanh nhân. Việc duy trì môi trường pháp lý này cần phải được tiến hành thường xuyên và ổn định, các thông tin nên được công khai, cập nhật, có cơ chế đảm bảo sự bình đẳng trong mỗi quan hệ giữa các cấp quản lý của Nhà nước với doanh nghiệp cũng như với người dân. Bên cạnh đó, việc tạo lập môi trường pháp lý về văn hóa với những quy định phù hợp, thống nhất nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp, bảo vệ người tiêu dùng và của xã hội nói chung cũng cần được trú trọng. Nhà nước nên thiết lập cơ chế cạnh tranh công khai lành mạnh giữa các doanh nghiệp để đảm bảo tính văn hóa trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
3.3.1.2. Nhà nước cần có biện pháp quản lý, giáo dục để đảm bảo tính văn hóa trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trước hết, nhà nước cần đầu tư và tổ chức nghiên cứu về văn hóa dân tộc, văn hóa kinh doanh của Việt Nam cũng như của Australia và các nước khác là thị trường xuất khẩu của Việt Nam, từ đó phổ biến những kiến thức này cho các doanh nghiệp thông qua các chương trình tư vấn, hỗ trợ. Hoạt động này sẽ giúp tăng hiểu biết của các doanh nghiệp về bạn hàng của mình, từ đó hoạt động có hiệu quả hơn, tránh được những sai lầm mang tính văn hóa khi kinh doanh buôn bán với người Australia.
Đồng thời nó định hướng văn hóa kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam, phát huy bản sắc dân tộc như những đức tính cần cù, chịu khó, tinh thần đoàn kết. Cạnh tranh với nhau nhưng không phải là tự hạ thấp giá trị hàng hóa của ta khiến người thua thiệt lại chính là toàn thể doanh nghiệp trong nước. Và nhất thiết phải coi trọng triết lý ―lấy chữ tín làm đầu‖ khi quan hệ buôn bán với người Australia. ―Chữ tín‖ này ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn thiếu, mới chỉ có một số ít doanh nghiệp lấy đó làm phương châm kinh doanh tuy nhiên phần lớn lại chỉ là danh nghĩa. Trong khi người Australia đánh giá cao những mối quan hệ truyền thống dựa trên chữ tín. Do đó, nhà nước cần những định hướng chung như vậy thì các doanh nghiệp Việt