Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Kinh Doanh Du Lịch:


Trảng Bom, Thống Nhất… là loại hình phát triển phù hợp để thu hút khách từ các khu công nghiệp và từ Tp. HCM. Loại hình này thu hút du khách tại chỗ và các vùng lân cận bằng các trò chơi náo nhiệt, vận động, có thể phát triển trên diện tích nhỏ.

- Du lịch sinh thái rừng, nghiên cứu hệ động thực vật quý hiếm: Tập trung ở rừng quốc gia Nam Cát Tiên với một phần nằm trên địa phận huyện Vĩnh Cửu tiếp giáp Bình Dương, Bình Phước và Lâm Đồng. Điểm mạnh là có thể kết hợp du lịch bằng đường bộ và đường sông (theo mùa nước). Hiện nay, tuyến du lịch đường thủy trên hồ Trị An và xuyên rừng Nam Cát Tiên đang được Sở Thương Mại - Du lịch Đồng Nai phối hợp với Công ty Vietravel nghiên cứu phát triển trở thành sản phẩm du lịch độc đáo cho vùng.

- Du lịch khám phá, nghiên cứu các di tích lịch sử tại khu di tích lịch sử Chiến Khu Đ, Nhà Xanh, Nhà lao Tân Hiệp, Địa đạo Nhơn Trạch, khu căn cứ rừng Sác; Nghiên cứu di tích văn hóa khảo cổ tại Mộ Cổ Hàng Gòn, Đá Ba Chồng; Nghiên cứu các nghề truyền thống tại các làng nghề: Làng bưởi Tân Triều, Làng gốm Hóa An, Làng cá bè Tân Mai…

- Du lịch mua sắm và dịch vụ: Khai thác thế mạnh tuyến quốc lộ Hà Nội và đường Xuyên Á đi qua địa phận Tỉnh. Trong tương lai còn là sự hình thành sân bay quốc tế Long Thành, tuyến du lịch hành hương và giải trí dọc theo QL

51. Đây là cơ hội hình thành các cụm dịch vụ cho khách bộ hành: Lưu trú, dịch vụ sức khỏe và ăn uống.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch nghỉ ngơi, kết hợp điều dưỡng chữa bệnh: tại khu du lịch Thác Mai - bàu nước nóng với dòng suối khoáng thiên nhiên giúp phục hồi sức khỏe.

Ngành du lịch Tỉnh cần đầu tư xây dựng các chương trình du lịch kết hợp nhiều điểm du lịch tổng hợp hấp dẫn phù hợp thị hiếu du khách; Nâng cao chất


lượng sản phẩm du lịch phải trở thành nhiệm vụ trọng tâm, phối hợp đồng bộ với các cơ sở kinh doanh các loại hình dịch vụ khác như lưu trú, vui chơi giải trí, mua sắm, lữ hành… Cần đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật như nơi vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển, nhà hàng, khách sạn cũng như các thiết bị tiện nghi phục vụ các hoạt động dịch vụ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

3.5.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch:

Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì áp lực cạnh tranh lên các doanh nghiệp càng gay gắt. Các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển. Đa số các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Việt Nam còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm trong kinh doanh du lịch, thiếu vốn đầu tư phát triển sản phẩm, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế… nên việc nâng cao năng lực cạnh tranh là hết sức cần thiết.

Chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai Tầm nhìn đến năm 2020 - 10

Xác định nhu cầu khách hàng và lựa chọn thị trường mục tiêu:

Thị trường các nước Hồng Kông, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc chủ yếu sang Việt Nam với mục đích thương mại, tìm cơ hội đầu tư kết hợp tham quan, vui chơi giải trí thể thao… khả năng chi tiêu khá cao.

Trong khi đó, thị trường các nước Anh, Pháp, Đức, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Mỹ, Canada, Úc lại chủ yếu đến với mục đích tham quan thắng cảnh, thương mại, thăm thân nhân. Họ thích tìm hiểu văn hóa lịch sử, quan tâm du lịch sinh thái, miệt vườn. Thị trường này có khả năng chi trả cao nhưng đòi hỏi những sản phẩm du lịch chất lượng cao.

Từ khi áp dụng chế độ miễn visa cho một số nước trong khu vực Asean thì lượng khách đến từ các thị trường này tăng đáng kể. Mục đích chủ yếu của họ là thương mại, sau đó là tham quan du lịch, thăm thân nhân. Họ đòi hỏi sản


phẩm du lịch chất lượng cao, giá rẻ, không trùng lắp với sản phẩm du lịch của nước họ.

Tỉnh cần tập trung khai thác các thị trường quốc tế trọng điểm là các chuyên gia nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp với nhu cầu chính là vui chơi giải trí, thể thao; khách quốc tế từ thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu du lịch sinh thái, tham quan di tích văn hoá lịch sử, làng nghề truyền thống…

Đẩy mạnh phát triển các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ đối tượng khách nội địa chủ yếu của Tỉnh là người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, sinh viên, học sinh, gia đình, khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận có nhu cầu cắm trại dã ngoại, vui chơi giải trí cuối tuần.

Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch phù hợp trên cơ sở năng cao chất lượng sản phẩm, tăng khác biệt hố:

Thường xuyên thu thập thông tin phản hồi của khách hàng, thông tin mới về du lịch, xây dựng, bổ sung, đổi mới các sản phẩm du lịch nhằm đem lại sự hứng thú cho du khách, tránh nhàm chán. Ngoài tour nghỉ dưỡng, tham quan, cần tập trung thiết kế, xây dựng hoàn chỉnh các sản phẩm du lịch độc đáo, gắn với đặc trưng của Đồng Nai như:

Tour du lịch khám phá và văn hoá: khách Châu Âu và Châu Mỹ đang hướng tới loại hình du lịch khám phá và văn hoá nghệ thuật, tìm hiểu các ngày lễ hội lớn, cuộc sống, phong tục của người dân địa phương.

Tour du lịch gắn với di tích văn hoá lịch sử: mục đích của tour là tái hiện lịch sử vì vậy nội dung tour không chỉ tham quan di tích lịch sử mà phải kết hợp các nhân chứng lịch sử.

Tour du lịch sinh thái, du lịch xanh: khách Âu, Mỹ đặc biệt ưu thích loại hình du lịch này.


Tour tìm hiểu làng nghề truyền thống: đối tượng là khách quốc tế và khách nội địa muốn nghiên cứu, tìm hiểu các làng nghề truyền thống độc đáo của Đồng Nai.

Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, tiếp thị, mở rộng thị trường, tăng cường liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ và các hãng lữ hành::

Quảng bá thương hiệu dưới nhiều hình thức như tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, quảng bá thông qua website của công ty, các chương trình khuyến mãi, tham gia các hoạt động từ thiện, họp báo để giới thiệu các sản phẩm du lịch mới. Mở rộng khai thác các thị trường tiềm năng thông qua các đại lý du lịch, đại sứ quán Việt Nam tại các nước…

Sản phẩm du lịch thường được hình thành từ dịch vụ của nhiều doanh nghiệïp khác nhau, việc tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp này sẽ tạo điều kiện phát huy lợi thế của từng đơn vị, giảm giá thành sản phẩm du lịch, tăng khả năng cạnh tranh.

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, quản lý doanh nghiệp:

Đánh giá lại trình độ quản lý, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng quản lý của đội ngũ quản lý, nâng cao ý thức giao tiếp, nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên hướng dẫn tại các điểm du lịch, nhân viên bán hàng, phục vụ khách sạn, bảo vệ… Xem xét, tinh giảm bộ máy quản lý nhằm giảm sự cồng kềnh, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Xây dựng, triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng: cần tập trung vào các nội dung sau:

Hình thành qui trình xây dựng chương trình tour du lịch: định kỳ khảo sát tuyến điểm, nhà cung cấp dịch vụ để chọn lọc dịch vụ đạt chuẩn, bổ sung tuyến điểm mới; hợp lý hoá lộ trình, thời gian cho sản phẩm tour.


Xây dựng qui trình bán và tổ chức tour chặt chẽ từ khâu cung cấp thông tin, tư vấn cho khách hàng, thông báo thông tin cần thiết về chuyến đi, kiểm tra chất lượng từng dịch vụ (xe, phòng, thực đơn, hướng dẫn viên…), tính an toàn, đến thu thập thông tin phản hồi của khách hàng.

3.5.5. Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá du lịch

Phát hành những ấn phẩm có chất lượng và các thông tin liên quan cần thiết về du lịch của địa phương để giới thiệu với khách du lịch. Những ấn phẩm này cần được đặt ở những nơi trung tâm như sân bay, bến cảng, trung tâm siêu thị, khách sạn… Trong tương lai có thể phối hợp với ngành giao thông vận tải cung cấp miễn phí cho khách trên các lộ trình đến với các địa phương trên địa bàn Tỉnh.

Xúc tiến xây dựng và phối hợp với ngành văn hoá thông tin phát hành rộng rãi các phim tư liệu về lịch sử văn hoá, di tích, các danh thắng, các làng nghề… và cả những cơ hội, ưu đãi đầu tư về du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với du khách trong và ngoài nước.

Cần tận dụng các cơ hội để tham gia vào các hội nghị, hội thảo và hội chợ du lịch trong và ngoài nước để có điều kiện tuyên truyền tiếp thị những sản phẩm du lịch hấp dẫn của địa phương.

Tổ chức các tour du lịch cho phóng viên, các nhà doanh nghiệp và chính khách nhằm thông qua họ giới thiệu hình ảnh du lịch của Tỉnh.

3.5.6. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực:

Cũng như các ngành kinh tế khác, vấn đề con người, trình độ nghiệp vụ là những vấn đề hết sức quan trọng có tính then chốt đối với sự phát triển ngành.

Du lịch là ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách, thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là các hướng dẫn viên, lễ tân… rất cao. Hiện nay, do yêu cầu phát triển của ngành


du lịch, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập ASEAN, du lịch Việt Nam đang vươn tới hội nhập du lịch với các nước trong khu vực và trên thế giới, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành cần phải được nâng lên để đạt được những chuẩn mực của quốc gia và quốc tế.

Ngành du lịch tỉnh Đồng Nai cũng cần phải có chương trình đào tạo với những kế hoạch cụ thể để nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên hiện đang công tác trong ngành thuộc các khu vực nhà nước, liên doanh và tư nhân bao gồm:

Tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ toàn bộ cán bộ, nhân viên và lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở kết quả điều tra sẽ xây dựng một kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành bao gồm đào tạo và đào tạo lại đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay của ngành du lịch tỉnh Đồng Nai.

Phối hợp với các trường Nghiệp vụ về du lịch tại TP. HCM tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ hướng dẫn, buồng, bàn, bếp, lễ tân, ngoại ngữ… cho các cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.

Có kế hoạch cử cán bộ có trình độ và các sinh viên có năng lực sang các nước phát triển để đào tạo trình độ đại học và sau đại học cũng như để thực tập nâng cao tay nghề, nghiệp vụ chuyên ngành du lịch.

Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển.

Xây dựng và xúc tiến chương trình nâng cao hiểu biết về du lịch trong cách ứng xử đối với khách du lịch cho nhân dân, nhân viên trong ngành du lịch. Có phối hợp với các tỉnh thành vùng lân cận có du lịch phát triển như thành phố HCM, Lâm Đồng, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Khánh Hòa…


3.5.7. Giải pháp bảo đảm an tồn cho khách du lịch:

Một môi trường du lịch an toàn, thân thiện luôn là điều du khách mong muốn, là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội cũng như phát triển ngành du lịch của Tỉnh. Để đạt được điều đó Tỉnh cần thực hiện :

Thực hiện mua bảo hiểm cho du khách, hoàn thiện nhiều kênh thông tin cho khách hàng, xây dựng các trạm thông tin giúp khách du lịch xử lý sự cố hoặc các nhu cầu cần thiết như: trạm thông tin tại nhà ga, sân bay, bến tàu, tại các đường phố trung tâm thành phố Biên Hoà, tại các điểm du lịch.

Sở Thương mại Du lịch kết hợp với công an, Sở lao động – thương binh xã hội tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm trật tự an ninh tại các điểm du lịch, ngăn chặn hành vi ép giá, đeo bám khách du lịch để bán hàng lưu niệm, hành vi trộm cắp tài sản của du khách, củng cố an ninh quốc phòng tại địa phương.

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong quản lý du lịch, bổ sung và hoàn thiện các qui định trong quản lý hoạt động du lịch, xây dựng qui chế hoạt động cho ban quản lý các khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động vận tải phục vụ du lịch.

3.5.8. Giải pháp phát triển du lịch bền vững:

Quan điểm của ngành du lịch Việt Nam cũng như ngành du lịch Tỉnh là phải phát triển ngành du lịch bền vững. Làm thế nào để vừa phát triển ngành du lịch vừa đảm bảo mục tiêu bền vững? Để mục tiêu này trở thành hiện thực, ngành du lịch Tỉnh cần phải nỗ lực rất nhiều. Ngành du lịch Tỉnh phải phối hợp cùng với các ban ngành khác, UBND các cấp, người dân trong Tỉnh cũng như khách du lịch phải làm sao hạn chế những tác động đến môi trường cũng như các nguồn tài nguyên do quá trình tổ chức hoạt động du lịch gây ra. Để ngành du lịch Tỉnh phát triển bền vững chúng ta phải tập trung vào những việc sau:


Phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các ban ngành như: Sở Thương Mại Du Lịch, Sở Tài Nguyên Môi Trường, Sở Xây Dựng… để cùng nhau giải quyết những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Cùng nhau có trách nhiệm giám sát việc thực thi luật về môi trường, quản lý và xử lý chất thải, bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm. Các bên cùng tham gia giám sát, góp ý kiến trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển ngành du lịch.

Quy hoạch phát triển ngành du lịch phải chú trọng đến yếu tố phát triển bền vững, cần quy hoạch các khu du lịch rõ ràng, hợp lý với điều kiện tự nhiên của Tỉnh. Nghiêm khắc từ chối, loại bỏ những dự án có khả năng gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh thái. Quy hoạch phải đồng bộ, tránh tình trạng quy hoạch chồng chéo giữa các ngành làm mất mỹ quan đô thị. Ưu tiên những dự án có phương án bảo vệ môi trường tự nhiên, không nên chạy theo số lượng dự án mà phải chú trọng đến chất lượng của dự án.

Quy định, hướng dẫn và quản lý kiến trúc của các công trình xây dựng, luôn luôn phải đảm bảo tính hài hòa giữa kiến trúc với cảnh quan thiên nhiên. Các khu du lịch phải có bảng nội quy, cơ sở vệ sinh công cộng, thùng rác, hệ thống thoát nước…

Cần tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức người dân và du khách về việc bảo vệ môi trường. Hiện nay ý thức người dân và du khách chưa cao, hiện tượng xả rác bừa bãi vẫn thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan tự nhiên. Việc tuyên truyền nên thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và tại các Bảng nội qui của các khu du lịch. Bên cạnh đó cần phạt nặng các đối tượng có ý thức kém, thường xuyên vi phạm.

Khai thác tài nguyên du lịch phải đi liền với tôn tạo, đầu tư gìn giữ đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn vì đây là đặc trưng văn hoá của vùng. Ngành du

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí