Kim Ngạch Thương Mại Việt Nam Với Australia Năm 2006


cũng đạt mức tăng trưởng năm sau gấp đôi năm trước. Thế nhưng dù nóng lòng muốn chiếm lĩnh thị trường, doanh nghiệp này không đi theo kiểu kinh doanh bột phát mà chọn giải pháp phát triển bền vững từng bước chứ không ồ ạt, bán phá giá, chậm mà chắc.

Các nhà nhập khẩu Australia, những người coi trọng lợi nhuận hơn thị phần, đang có xu hướng tìm kiếm bạn hàng mới thay thế bạn hàng truyền thống nhưng với điều kiện đối tác mới phải giảm giá 10% để nâng cao lợi nhuận cho họ. Do đó các nhà xuất khẩu phải có một chính sách giá cả hợp lý.


2.4.3. Chính sách phân phối

Thị trường Australia có một hệ thống phân phối hoàn thiện có thể so sánh được với các nước phát triển khác. Nhà xuất khẩu có thể phân phối hàng hoá trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tác nhân chủ yếu trong hệ thống phân phối là các nhà phân phối, các đại lý và có thể thông qua các hình thức đầu tư để đến các mạng lưới bán lẻ gồm cửa hàng bách hoá, siêu thị, cửa hàng bán lẻ chuyên dụng, dịch vụ bán hàng qua hệ thống thông tin. Thông thường các nhà nhập khẩu có trụ sở của mình tại các thành phố lớn như Sydney hoặc Melbourne, cùng với hệ thống các chi nhánh và văn phòng đại diện tại hầu hết các bang và các vùng lãnh thổ. Trừ phi nhu cầu về hàng hoá có giới hạn hoặc chỉ hạn chế trong một lãnh thổ nhất định, các nhà nhập khẩu thường có đại diện của mình tại thủ phủ các bang, và có thêm nhiều các đại lý phân phối uỷ nhiệm, phần lớn các đại lý kinh doanh theo hình thức phân phối mặt hàng nhập khẩu. Tại Australia, mỗi mặt hàng đều có kênh phân phối riêng. Ví dụ, mặt hàng bánh mứt kẹo, 55% lượng tiêu thụ hàng bánh mứt kẹo thường thông qua các siêu thị và tỷ lệ này ngày càng tăng; 45% còn lại tiêu thụ qua các đại lý sữa, cửa hàng bách hoá và đại lý bánh kẹo. Tốc độ phân phối bánh mứt kẹo qua Internet chậm. Cole Myer với Colesonline và Woolworths với Woolworthsonline là hai siêu thị trực tuyến chính, đều có mạng lưới phân phối của riêng mình. Nhiều mặt hàng mới của Việt Nam có triển vọng thâm nhập vào thị trường úc như nhựa gia dụng, đồ gỗ, hàng may mặc, hải sản, … Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam


chưa đủ sức để áp đảo đối thủ trên thị trường này. Đối với những nhà cung cấp mới mà mặt hàng mới, các nhà tiêu thụ ở Australia đã quen đã quen với tập quán là được giảm giá khoảng 5% so với giá thị trường. Đây thực sự là thách thức lớn nhất đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam, vì hàng của Việt Nam thường đắt hơn hàng cùng loại của Trung Quốc trên thị trường Australia.

Do Australia là một quốc gia phát triển, nên người dân có thói quen mua sắm các mặt hàng đồ gia dụng, quần áo, giấy dép thường được bày bán ở các cửa hàng chuyên dụng hay cửa hàng bách hoá, các mặt hàng thực phẩm ở siêu thị. Các cửa hàng, siêu thị phục vụ 24/24h ngày càng đóng vai trò quan trọng trong kênh phân phối vì người Australia ngày càng có ít thời gian cho mua sắm. Do đó, họ thường lựa chọn những nơi dễ mua hàng nhất vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Những cửa hàng kiểu này đang đáp ứng tới 20% nhu cầu của thị trường thực phẩm và đồ uống.

2.4.4. Chính sách hỗ trợ và xúc tiến kinh doanh.

Cũng như rất nhiều các nước phương Tây, quảng cáo là một công cụ quan trọng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Do vậy, việc lựa chọn hình thức quảng cáo, phương tiện quảng cáo phù hợp với môi trường văn hoá địa phương cũng như mức độ bao trùm của nó là rất quan trọng. Ở Australia, phương tiện quảng cáo tốt nhất và đem lại hiệu quả cao chính là báo, tạp chí và radio.

Người dân Australia rất ham đọc báo và nghe radio, mỗi ngày đất nước này tiêu thụ khoảng 4,5 - 5 triệu tờ báo và khoảng 3 triệu tờ vào ngày chủ nhật. Hầu hết các tờ báo đều đạt tiêu chuẩn thông tin rất cao, đặc biệt các tờ Sydney Morning Herald, Melbourne Age. Australia là một đất nước bên cạnh tiếng Anh là quốc ngữ, người di cư vẫn sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình nên ngoài các tờ báo phát hành bằng tiếng Anh còn có các tờ báo bằng tiếng nước ngoài khác của dân di cư. ở Australia chỉ có một tờ báo toàn quốc được phát hành, đó là tờ The Australian (Người Australia) còn phần lớn các tờ báo chỉ được lưu hành tại bang nơi chúng được xuất bản. Căn cứ vào đối tượng khách hàng mà chúng ta lựa chọn quảng cáo trên những tờ báo thu hút phần lớn lượng

khách hàng mục tiêu. Tờ tuần san Australia Women‘s Weekly thu hút độc giả trong


giới nữ toàn Australia, do vậy việc quảng cáo các sản phẩm dùng trong gia đình, các sản phẩm dành cho phụ nữ trên tờ tuần san này sẽ có thể tiếp cận được tới nhiều khách hàng. Bên cạnh báo chí, truyền thanh cũng là một công cụ đem lại hiệu quả quảng cáo cao cho doanh nghiệp. Truyền thanh Australia được phát đi bằng nhiều thứ tiếng để phục vụ các nhóm dân cư khác nhau và đồng thời được phát sang cả các nước láng giềng. Mặc dù Australia là một thị trường tương đối mở, có hệ thống pháp luật ổn định, nhưng các chuyên gia xúc tiến thương mại cho rằng, các nhà xuất khẩu Việt Nam tại Australia cần liên hệ chặt chẽ với Thương vụ Việt Nam tại Australia để nắm bắt và cập nhật thông tin về thị trường và chính sách thương mại ở nước này.

Nội dung quảng cáo phù hợp với nền văn hoá Australia sẽ đem lại hiệu quả cao cho hoạt động xúc tiến hỗ trợ kinh doanh. Quảng cáo các sản phẩm của doanh nghiệp không nên đưa ra những lời hứa hẹn, cam kết chắc chắn về công dụng và tính ưu việt vượt trội quá mức của sản phẩm so với sản phẩm khác bởi vì người Australia tin rằng một lời cam kết chắc chắn sẽ không đảm bảo được thực hiện. Với người Australia bận rộn là tín hiệu của thành công nên họ thường ra vẻ bận bịu vì công việc do đó nội dung quảng cáo nên đề cập tính tiện dụng của sản phẩm, sử dụng sản phẩm không mất nhiều thời gian, có thể dành cho công việc. Người Australia thích sự tiện dụng, tính thoải mái, không quá cầu kỳ, đặc biệt là trong nội dung quảng cáo không nên có sự phân tầng giai cấp.


Tìm hiểu và đất nước, văn hóa và đặc biệt là văn hóa kinh doanh Australia, tác giả nhận thấy đây là một thị trường lớn và có sức hấp dẫn, mang lại nhiều lợi nhuận trong tương lai cho các doanh nghiệp Việt Nam. Văn hóa kinh doanh Australia vừa có

những nét tương đồng với văn hóa kinh doanh Việt Nam vừa mang những điểm khác


biệt khá rõ nét do những đặc thù về các thành phần cấu tạo của văn hóa như ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán... Nhìn chung năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Australia thể hiện khá rõ nét với những điểm mạnh rõ ràng, song vẫn còn những vấn đề tồn tại có thể dần được khắc phục trong thời gian tới. Với những nỗ lực cả từ phía chính phủ và các doanh nghiệp, hàng Việt Nam sẽ dần củng cố được vị thế của hàng Việt Nam trên thị trường Australia – một thị trường ngày càng trở nên quan trọng khi Việt Nam đang có những thay đổi lớn về kinh tế sau khi gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO.


Chương 3‌‌


GIẢI PHÁP VỀ VĂN HÓA NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA

3.1. Phân tích swot của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Australia.


3.1.1. Điểm mạnh.


Mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước cũng mở ra nhiều cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam muốn đưa hàng hóa của mình vào thị trường Australia. Khoảng cách địa lý của hai nước cũng tương đối gần, nên việc vận chuyển hàng hóa (bằng đường biển và đường hàng không) giữa hai nước khá thuận lợi.

Hàng hóa Việt Nam trên thị trường Australia có lợi thế về giá cả, nhất là các mặt hàng thủy sản do chi phí nhân công tương đối thấp, điều kiện tự nhiên thuận lợi. Giá chi phí nhân công một lao động thủ công bình thường của Việt Nam chỉ là 0.97 USD/giờ1, nên lợi thế cạnh tranh về giá thành sản phẩm so với các nước châu Âu,


1 Nguồn: The Economist- Approval for Vietnam, 8/11/2006, http://www.economist.com/displayStory.cfm?story_id=8133733)


châu Mỹ, Australia là khá lớn. ở Hoa Kỳ và một số nước Bắc Âu, việc khai thác thủy hải sản chủ yếu thông qua việc đánh bắt bằng tàu đánh cá, nên chi phí khai thác cao hơn hẳn so với việc nuôi trồng như ở Việt Nam.

Trong thời gian gần đây, sản phẩm của Việt Nam đã được nâng cao chất lượng, phần nào đã thỏa mãn được nhu cầu thị trường Australia, đặc biệt là gỗ và các sản phẩm đồ gỗ (kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường Australia năm 2006 là 79 triệu AUD1) các sản phẩm dệt may cũng tạo được ấn tượng tốt với thị trường này do những loại hàng thủ công được xử lý bởi tay nghề trình độ cao. Thêm vào đó, gần đây việc một số hàng hóa cạnh tranh của Trung Quốc (kem đánh răng Mr. Kool chẳng hạn) bị phát hiện có chứa chì hay các hóa chất có hại có khả năng gây ung thư cho người sử dụng cũng là một nhân tố khách quan giúp hàng hóa Việt Nam giảm bớt được cạnh tranh từ hàng hóa Trung Quốc.

Bảng 5: Kim ngạch thương mại Việt Nam với Australia năm 2006


Đơn vị: triệu AUD


Chỉ tiêu

Số lượng

Tỉ trong trong tổng kim ngạch

Thứ hạng

Nhập khẩu

1,586

1.0%

20

Xuất khẩu

4,971

2.8%

11

Tổng

6,557

1.9%

14

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 9

Nguồn:http://www.dfat.gov.au/geo/fs/viet.pdf


Nhờ những thuận lợi trên, nên tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Australia ngày càng có nhiều dấu hiệu khả quan. Bảng 2 cho thấy lượng hàng hóa



1 Nguồn: http://www.dfat.gov.au/geo/fs/viet.pdf


Việt Nam xuất vào thị trường Australia khá cao, đứng thứ 11 trong số những nhà xuất khẩu chủ lực vào thị trường này.

3.1.2. Điểm yếu.


Bên cạnh đó, hàng hóa Việt Nam trên thị trường Australia vẫn còn một số tồn tại như sau:

Chất lượng sản phẩm tuy đạt yêu cầu nhưng chưa thực sư tạo được những nét độc đáo riêng biệt. Điều này dễ gặp phải sự cạnh tranh từ các đối thủ châu Á khác bởi điều kiện kinh tế và xã hội khá giống nhau nên có thể sản xuất như những sản phẩm tương tự.

Ngoài ra, một số sản phẩm của Việt Nam vẫn chưa đuổi kịp các sản phẩm cùng loại về chất lượng của Thái Lan, Trung Quốc... Chẳng hạn như gạo trắng xuất khẩu, giá gạo của Thái Lan thường cao hơn gạo Việt Nam 30-40 USD / MT do chất lượng gạo tốt hơn.

Giá cả tuy rẻ tương đối so với các nước trên thế giới, nhưng hàng hóa Việt Nam vẫn phải cạnh tranh với các đối thủ từ châu Á như Trung Quốc, Phillipines, Thái Lan.

Cơ cấu hàng xuất khẩu còn bất hợp lý trong đó dầu mỏ vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất

Bảng 6:Giá trị hàng nhập khẩu hàng Việt Nam của Australia


Đơn vị: Triệu AUD


Chỉ tiêu


Mặt hàng

Kim ngạch

Tỉ trọng trong kim ngạch nhập khẩu

Dầu thô

4,090

93.6 %


Thủy sản

99

2.3 %

Thiết bị nóng lạnh

98

2.3 %

Đồ gỗ

79

1.8 %

Nguồn: http://www.dfat.gov.au/geo/fs/viet.pdf


93.6% giá trị xuất khẩu của Việt Nam đều từ dầu thô chứ không phải hàng hóa gia công do sức lao động của người dân Việt Nam. Điều này là một bất lợi trong ngoại thương vì khi xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, chúng ta không tận dụng được sức lao động dồi dào của người dân. Các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như thủy sản, nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc đều không phải là mặt hàng nhập khẩu chủ lực vào thị trường Australia. Ngay cả những sản phẩm như cao su, cà phê xuất khẩu đều ở dạng thô, ít chế biến (với cà phê thì chỉ yếu xuất khẩu cà phê robusta giá thấp hơn arabica và cũng chỉ xuất khẩu hạt cà phê, còn cao su thì chủ yếu xuất khẩu cao su thô, dạng chưa thuần khiết). Tuy nhiên, những khó khăn này đã được nhận thức và dần khắc phục nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Australia bởi Việt Nam cũng có nhiều cơ hội đối với thị trường lớn và tiềm năng này.

3.1.3. Cơ hội.

3.1.3.1. Mối quan hệ kinh tế tốt đẹp giúp Việt Nam mở rộng thị trường

Cùng là thành viên của APEC, Việt Nam và Australia có sân chơi chung, có nhiều cơ hội gặp gỡ, giao thương hơn. Tư cách thành viên APEC đưa ra một số cơ hội cho Việt Nam:

- Mở rộng thị trường và hội nhập nhanh hơn.

- Cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu nhờ sản phẩm có giá thành hạ hơn (nguyên nhân là do cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là hàng nông lâm thuỷ sản, nguyên liệu thô, sơ chế).


- Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp thị nhanh và ít tốn kém nhờ tham gia các diễn đàn của APEC (Diễn đàn xúc tiến thương mại, diễn đàn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ..), tạo điều kiện tham gia các hội chợ, hội thảo.

Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Australia ký ngày 14/6/1990 tại Hà Nội nhằm tạo khuôn khổ để tăng cường việc hợp tác song phương về kinh tế, thương mại, khoa học và công nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định các cơ hội đầu tư và thương mại cụ thể ở cả hai nước; khuyến khích việc hợp tác cùng có lợi trong lĩnh vực hai bên đều quan tâm đặc biệt và khuyến khích việc mở rộng hợp tác về tài chính và ngân hàng.

Ngoài ra, là một trong những thành viên chính thức của asean, Việt Nam cũng được hưởng những ưu đãi nhất định từ Hiệp định tự do thương mại giữa asean- Australia- New Zealand: Quan hệ bạn hàng thân cận AFTA-CER (Asean Free Trade Area—Australia–New Zealand Closer Economic Relations Trade Agreement) mang cấp Bộ trưởng đã được ký vào 14/9/2002. Thời gian để tiến tới AFTA-CER là 7 năm nhằm mục đích bãi bỏ cản trở thương mại - đầu tư và hạ chi phí kinh doanh. Dự kiến, đến năm 2010, đầu tư và thương mại tăng gấp đôi lên tới 99 tỷ đô-la và 66 tỷ đô-la. Chương trình làm việc của CEP (Closer Economic Partnership) sẽ được triển khai cũng với các doanh nghiệp, bao trùm lên các lĩnh vực như hàng rào kỹ thuật trong thương mại, hàng rào phi thuế quan, hợp tác hải quan, xúc tiến và hỗ trợ thương mại- đầu tư, tăng cường khả năng sản xuất, đánh giá tiêu chuẩn và sự tuân theo , thương mại điện tử và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận thông tin, quảng bá sản phẩm của mình trên thị trường Australia, từ đó tạo được hình ảnh tốt đẹp về sản phẩm Việt Nam trên thị trường này.

3.1.3.2. Tác động tích cực của hệ thống hỗ trợ đối với những nước đang phát triển của Australia

Theo OECD, Việt Nam hiện nay là nước có thu nhập thấp. Ngân hàng thế giới World Bank cũng xếp Việt Nam là nước đang phát triển. Hiện tại, tất cả các nước đang

phát triển đều được ưu đãi 5% thuế quan trên thị trường Australia. Điều này nghĩa là tỷ

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí