Cộng Đồng Người Việt Làm Cầu Nối Tích Cực Để Phát Triển Quan Hệ.


suất thuế nhập khẩu trung bình Australia áp lên những mặt hàng của các nước đang phát triển là 3,9%.

Australia đã phản ứng rất nhanh và tích cực đối với những yêu cầu của các nước đang phát triển trong vòng đàm phán thương mại Doha 11/2002 vừa qua. Chính phủ Australia sẽ cung cấp 828 triệu đô-la để hỗ trợ kỹ thuật cho những vấn đề liên quan đến môi trường và tăng cường khả năng sản xuất vào năm 2003.

Một số sáng kiến đã được chính phủ Australia thông qua:

- Góp 500.000 đô-la vào Quỹ tín dụng toàn cầu (Global Trust Fund) của WTO cho hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến thương mại.

- Góp 500.000 đô-la cho Cơ quan hợp tác và thông tin thương mại thế giới (AITIC) trụ sở tại Geneva để hợp tác với những nước đang phát triển mà không có đại diện ở Geneva (2002).

- Miễn thuế và bãi bỏ hạn ngạch đối với những sản phẩm sản xuất ở nước kém phát triển và East Timor từ 1/7/2003.

- Cung cấp 3,4 triệu đô-la cho dự án WTO kéo dài 3 năm về tăng cường khả năng sản xuất ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, nhằm nâng cao hiệu quả và lợi ích thu được từ tự do hoá thương mại.

- Đào tạo cho các cán bộ của những nước đang phát triển trong việc hoạch định chính sách thương mại.

- Cung cấp 3 triệu đô-la cho những nước ASEAN tiến hành chương trình An Toàn Vệ Sinh và Thực phẩm trong hơn 5 năm.

Với những hỗ trợ nói trên, Việt Nam có thể tận dụng được những hỗ trợ cả về mặt tài chính, thông tin cũng như đào tạo nguồn nhân lực để hàng hóa Việt Nam có nhiều cơ hội cạnh tranh trên thị trường Australia.

3.1.3.3. Sự phù hợp cơ cấu hàng hoá trao đổi

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu bao gồm thiết bị máy móc, thiết bị giao thông vận tải, hoá chất, dầu thô và sản phẩm khác về dầu, thực phẩm và nông phẩm,


máy móc cơ khí. Trong đó, Việt Nam là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Australia về dầu thô và các sản phẩm khác về dầu. Australia trong tương lai vẫn là thị trường cần nhập nhiều thiết bị công nghệ và hàng tiêu dùng. Ngoài ra, do ảnh hưởng lối sống phương Tây, người Australia thích sử dụng sản phẩm gỗ để du lịch, trang trí và sử dụng ngoài vườn. Mùa cung ứng sản phẩm bàn ghế gỗ ngoài vườn của Australia hoàn toàn trái với mùa cung ứng sản phẩm này ở Châu Âu, , dự kiến mức độ tiêu thụ đồ gia dụng tăng khoảng 4% trong năm 2005-2006. Do vậy, nếu phát huy được thị trường này, doanh nghiệp sẽ tạo được công ăn việc làm quanh năm cho xí nghiệp, đồng thời, với việc giảm giá thành cho quản lý và sản xuất hàng năm. Bên cạnh đó, Việt Nam và Australia có các mặt hàng như rau củ quả tươi có mùa vụ là những sản phẩm trái vụ nên có thể tăng cường trao đổi hàng lẫn nhau. Thêm đó, xu hướng tiêu dùng hàng thuỷ sản ngày càng có khuynh hướng phổ biến, đặc biệt là cá nguyên con, philê đông lạnh, cá tươi, sấy khô, ướp muối, hải sản thân mềm, tôm. Gần đây, hàng thuỷ sản Việt Nam với giá cả cạnh tranh, chất lượng ổn định đã chiếm lĩnh được thị trường Australia và trở thành nhà cung cấp thuỷ sản lớn thứ 5, sau New Zealand, Thái Lan, Mỹ và Nam Phi. Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu hàng thuỷ sản Australia lên tới gần 1.2 tỉ AUD.

Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang Australia

Đơn vị: Triệu AUD


Mặt hàng

Kim ngạch

Tỉ trọng (%)

Dầu thô

2000

87,95

Dệt may và giày da

85

3,73

Rau củ quả

43

1,89

Hạt điều

38

1,68

Đồ gia dụng

36

1,59

Khoáng sản phi kim loại

19

0,83

Thủy hải sản

53

2,33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 10


Nguồn: Đại sứ quán Australia tại Việt Nam

Những năm tới đây, việc phát triển kinh tế và giảm bớt các thủ tục nhập khẩu vào Australia sẽ có tác động tích cực tới hoạt động nhập khẩu của Australia và các nước công nghiệp đang phát triển của Châu Á sẽ cạnh tranh quyết liệt với các nước truyền thống này, đặc biệt là ở các mặt hàng thiết bị có độ chính xác cao. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tăng doanh thu xuất khẩu vào thị trường giàu tiềm năng này.

3.1.3.4. Cộng đồng người Việt làm cầu nối tích cực để phát triển quan hệ.

Cộng đồng người Việt sinh ra khoảng 200.000 người và khoảng 4000 du học sinh đang ở Australia. Tỷ lệ người gốc Châu Á trong Australia là 4%, 1% là người Việt. Ngoài nhu cầu trực tiếp của người Việt Nam, thông qua sự tiêu dùng của Việt Kiều, các hàng hoá Việt Nam cũng được mở rộng để tiếp cận đến người dân. Trong nhiệm vụ thâm nhập thị trường hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam còn bị hạn chế nhiều mặt như thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm cũng như thông tin và kinh phí để xâm nhập thị trường nhanh chóng và hiệu quả. Việt kiều là lực lượng đắc lực hỗ trợ và khắc phục những điểm yếu này. Ngoài ra, lực lượng du học sinh cũng là một cầu nối hiệu quả về văn hóa giữa cả hai quốc gia. Một nghiên cứu gần đây cho thấy hầu hết những học viên du học theo AusAID đã quay trở lại Việt Nam sinh sống , làm việc trong những lĩnh vực có liên quan tới chứng chỉ của họ khi nghiên cứu tại Australia và đang truyền thụ những kỹ năng của họ lại cho người khác.

3.1.3.5. Thương mại điện tử là một cách tiếp cận khả quan.

Theo nhóm tư vấn Allen, 95% các doanh nghiệp Australia nối mạng Internet. Trong đó, 72% có trang web giao dịch. Khoảng 67% số này sử dụng mạng để tìm thông tin, 59% cùng để nhận đơn đặt hàng và 55% dùng để tiến hành việc mua hàng. Australia được xếp hạng 6/60 về việc ―sẵn sàng sử dụng thương mại điện tử‖, và mức độ an toàn bảo mật thì đứng thứ hai. Việt Nam là một nước có tốc độ phát triển về


mạng Internet khá nhanh, điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí khi tiếp cận với các doanh nghiệp nước ngoài cũng như rút ngắn khoảng cách giữa hai quốc gia thông qua việc trao đổi thông tin bằng mạng Internet.

3.1.3.6. Những nét tương đồng về hai quốc gia đa văn hóa.

Điểm chung lớn nhất giữa văn hóa Việt Nam và Australia là sự đa chiều, không quá phức tạp và dễ tính. Sự đa chiều về văn hóa đến từ nhiều dân tộc khác nhau tạo nên những người Australia nói chung là dễ dãi. Họ không khe khắt trong các vấn đề văn hóa, các dân tộc khác nhau được quyền và thậm chí là khuyến khích giữ nguyên bản sắc văn hóa trên đất nước này. Australia được ví như một cái bình trộn lẫn các sắc dân của hơn 100 dân tộc, nói hơn 90 ngôn ngữ khác nhau và có hơn 80 tôn giáo khác nhau. Việt Nam tuy không có nhiều dân tộc cả Âu, cả Á và dân bản địa như của Australia nhưng cũng có tới 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Văn hóa Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và Pháp sau thời gian đô hộ lâu dài của những nước này. Văn hóa Việt Nam có đặc tính là luôn hấp thụ những tinh hoa văn hóa mới rất nhanh chóng. Nói chung, văn hóa cả hai nước đều có đặc điểm là dễ hòa đồng. Sự tương đồng về văn hoá không gây khó khăn cho người Australia khi chấp nhận hàng hoá của Việt Nam, khiến họ cảm thấy thân thiện, dễ dàng tiêu dùng hàng Việt Nam.

3.1.4. Thách thức.

Bên cạnh triển vọng thâm nhập vào thị trường Australia, các doanh nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều thách thức.

3.1.4.1. Australia - Thị trường nhỏ, tính cạnh tranh cao

Trong những năm trở lại đây, Australia đã và đang trở thành một trong những khách hàng lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam, nhu cầu của người dân Australia về các mặt hàng Việt Nam không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, đây là một thị trường có quy mô nhỏ (do dân số thấp - 19,4 triệu người), dung lượng thị trường thấp, nhu cầu tiêu dùng hạn chế.


Bên cạnh đó, tính cạnh tranh trên thị trường này rất cao đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trước hết, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam thấp. Điều này là do các nhà xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan đã đi trước và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Doanh nghiệp các nước này đã có rất nhiều năm kinh nghiệm làm ăn trên thị trường này, họ có thông tin có thể nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. Nhờ đã hoạt động kinh doanh rất nhiều năm với các doanh nhân Australia họ đã xây dựng được mối quan hệ làm ăn vững chắc và lâu dài, hơn nữa doanh nhân Australia thích làm ăn với bạn hàng truyền thống quen thuộc hơn, trừ phi bạn hàng mới chào hàng với giá thấp hơn 10%, nếu chưa đến 10% thì họ ít khi thay đổi đối tác. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường sau nên rất khó khăn để tìm được những bạn hàng làm ăn lớn do họ đã trở thành đối tác của Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Do chưa có đại diện hay đại lý chính thức nào ở Australia nên doanh nghiệp Việt Nam rất thiếu thông tin, không đoán trước được nhu cầu khách hàng cũng như thói quen và thị hiếu của người tiêu dùng. Đồng thời, năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam không cao. Chất lượng sản phẩm so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh mới chỉ ở mức trung bình, bao bì đóng gói chưa phù hợp, sản phẩm không có kiểu dáng riêng, tính độc đáo của sản phẩm rất hạn chế. Bên cạnh đó, do doanh nghiệp chưa hình thành được hệ thống phân phối của mình, hàng hoá vào thị trường chủ yếu thông qua các nhà nhập khẩu trung gian nên phải chịu mức cộng lãi cao cộng vào đó cước phí vận chuyển cao do ta phải trung chuyển hàng hoá qua Singapore nên giá bán hàng hoá còn cao.

3.1.4.2. Sự khác biệt về văn hoá

Có thể nói văn hóa giữa Việt Nam và Australia khác nhau nhiều hơn là giống nhau. Nguyên nhân chính là do văn hóa Việt Nam mang nặng tính truyền thống thuộc nền văn hóa phương Đông, còn Australia có những thuộc tính của một nền văn hóa hiện đại, nền văn hóa phương Tây. Nguồn gốc của những khác biệt về văn hóa và văn hóa kinh doanh giữa hai quốc gia đều xuất phát từ đây.


Theo Tổng giám đốc công ty Dome Interiors đang hoạt động tại Việt Nam:

―Điểm khác biệt lớn nhất giữa Việt Nam cũng như các nước châu Á khác với Australia là khi người Việt Nam nói ―Vâng‖, họ ám chỉ là ―Vâng, tôi đang nghe anh đây‖ chứ không phải là ―Vâng, tôi đồng ý với anh‖ như người Australia‖.

Ở Việt Nam, bạn ít khi cảm ơn mọi người về những điều vặt vãnh hay không quan trọng, vì đôi khi lời cảm ơn lại thành khách sáo. Song đối với người Australia, cụm từ này là cách đáp lại lịch sự trong rất nhiều tình huống khác nhau, thậm chí đối với cả ngưòi thân, và mang tính tự động.

Cùng dung hoà nhiều tôn giáo nhưng Việt Nam khác Australia ở chỗ, dù nhiều người Việt không theo đạo Phật một cách chính thức, họ vẫn bị ảnh hưởng bởi giáo lý của đạo Phật và đề cao các giá trị như: lòng nhân ái, quan tâm giúp đỡ mọi người, chung thủy, lòng biết ơn, đức tính khiêm tốn, giản dị, lòng vị tha... Những giá trị này đóng vai trò chủ đạo trong hành động, tình cảm và suy nghĩ của người Việt Nam. Trong khi ở Australia - "quốc gia thế tục‖ - tôn giáo ít có những ảnh hưởng như vậy. Ngoài ra đạo Khổng cũng có tác động không nhỏ tới người Việt Nam, như những đức tính trung thực, trung thành, cần cù, tiết kiệm.

Thẩm mỹ của người Việt Nam và người Australia cũng rất khác nhau. Người Việt Nam nói chung ưa lối ăn mặc trang nhã, thanh thoát (như chiếc áo dài Việt Nam). Cũng do tính thể diện cao nên người Việt chú trọng tới quần áo trong các quan hệ xã hội. Điều này thể hiện ở việc quần áo bên ngoài thường được liên hệ đánh giá trình độ, tính cách, giai cấp của người mặc. Trong khi đó người Australia có thói quen ăn mặc đơn giản thậm chí là xuềnh xoàng, chỉ cốt tiện dụng. Chúng ta không ngạc nhiên rằng người Australia được coi là ăn mặc lỗi mốt mặc dù không phải vì lý do kinh tế eo hẹp.

Ở Australia, cách bạn sống, cách bạn lái xe, đi du lịch hay xử sự nơi công cộng phải tuân thủ theo rất nhiều quy tắc, trong khi việc này thì ở Việt Nam có vẻ như không phải là một sự bắt buộc.

Có sự khác biệt về quy mô gia đình giữa hai quốc gia do tính tập thể, họ hàng của Việt Nam rất cao, còn đối với người Australia tính cá nhân chịu ảnh hưởng của văn


hóa phương Tây nên có xu hướng sống độc lập hơn. Gia đình của người Australia thường nhỏ hơn và con cái sớm ra ở riêng hơn.

3.1.4.3. Những khác biệt trong phong cách kinh doanh.

- Khác biệt trong phong cách đàm phán

Là một dân tộc ở phương Đông, với bản tính ưa sống hài hoà người Việt Nam thường chọn chiến lược đàm phán hợp tác, cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt với nhau để đạt được một sự hợp tác giữa các đối tác, sao cho các bên đều có lợi. Do vậy, trong đàm phán, các đối tác Việt Nam thường hướng tới sự thoả thuận thông qua các nhượng bộ giữa các bên. Theo ông Tim Gauci, Giám đốc công ty Telstra Việt Nam: ―Trên thực tế có một sự khác biệt rất lớn giữa tính cách của người Australia và người Việt Nam. Người Việt Nam luôn muốn giữ mối quan hệ tốt, họ không thích làm phiền lòng người khác, họ thường nhượng bộ trong khi đó ngược lại, người Australia rất ưa tranh luận‖. Thêm nữa là nếu như các doanh nghiệp Australia luôn sẵn sàng giao dịch với một đối tác xa lạ, thì các doanh nghiệp Việt Nam rất e ngại khi phải làm việc với một đối tác mà họ chưa quen biết.

Ở Việt Nam, gia đình đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Vì vậy, cách tốt nhất để gây một bầu không khí thân thiện trong đàm phán giữa các đối tác Việt Nam là hỏi chuyện về gia cảnh, nhưng những điều này lại thường là cấm kỵ với phần lớn người Australia.

Vai trò của hợp đồng trong quan hệ làm ăn ở Việt Nam cũng có những đặc thù riêng của nó. Luật pháp Việt Nam chỉ công nhận hợp đồng bằng văn bản, liệt kê đầy đủ những gì mà hai bên đã thoả thuận. Nhưng thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam không ưa thích những hợp đồng chi tiết, với những nghĩa vụ chặt chẽ. Do thiếu kinh nghiệm trên thương trường, và quen làm ăn dựa trên cơ sở lòng tin, các doanh nghiệp Việt Nam không am hiểu ngôn ngữ luật pháp. Trái ngược với người Australia, một hợp đồng quá chi tiết, với những thuật ngữ quá xa lạ sẽ làm cho phía Việt Nam e ngại là phía bên kia có thể gài bẫy họ hoặc không tin tưởng họ. Các doanh nghiệp Việt

Nam thường chỉ ưa thích những hợp đồng ngắn gọn, với những điều khoản chủ chốt.


Các điều khoản khác có thể sử dụng dựa trên những hợp đồng đã ký trước đó, hoặc thoả thuận miệng bổ sung.

Người Việt Nam còn rất coi trọng tính tập thể, nên một đoàn đàm phán của người Việt Nam thường đông người và điều này cũng ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định của họ. Công việc này thường đòi hỏi nhiều thời gian và chịu ảnh hưởng nhiều bởi ý kiến của tập thể. Thông thường, trước khi ra quyết định, người Việt Nam thường xem xét mọi chi tiết có liên quan và cố gắng đưa ra một quyết định thoả mãn mọi áp lực xung quanh vấn đề này. Nếu tập thể không được tham khảo ý kiến trước, thì việc "đồng ý" vẫn đều có thể đổi thành "không đồng ý". Cách làm việc này có điểm tốt là dung hoà được ý kiến của mọi người trong cơ quan nhưng nhiều khi chậm trễ và rất phiền toái. Trong khi đó các nhà doanh nghiệp Australia lại thường ra quyết định dựa trên ý kiến cá nhân và nhanh chóng.

- Khác biệt về thói quen tiêu dùng.

Các doanh nghiệp phải lưu ý tới điều này, chớ nghĩ rằng tâm lý của người tiêu dùng Australia giống với Việt Nam mà ngược lại rất khác nhau. Người Việt Nam có tâm lý ―ăn chắc mặc bền‖ nên thích mua sắm những loại hàng bền lâu, ngoài ra là tâm lý thích hư danh, chuộng hàng ngoại và chuộng nhãn mác. Trong khi đó người Australia lại rất kỹ tính trong việc lựa chọn sản phẩm, cái họ đòi hỏi vừa phải tốt lại vừa có giá cả phải chăng nhất có thể được, hàng hoá phải có sự thay đổi mẫu mã nhanh chóng và đa dạng. Do một thời gian dài chịu thiếu thốn, khả năng đánh giá chất lượng hàng hoá của người Việt Nam chưa cao, phần lớn dân chúng chọn hàng hoá theo thói quen, theo nhãn hiệu đã được ưa chuộng. Chẳng hạn, đã mua xe máy thì phải của Honda, đã mua T.V. thì phải của Sony... mà bỏ qua những hàng hoá chất lượng ngang bằng, thậm chí tốt hơn nhưng của các hãng khác.

Người Australia có thói quen đi mua sắm ở siêu thị và cửa hàng bách hoá còn người còn người Việt Nam hành vi này chưa được phổ biến rỗng rãi, họ thường mua sắm hàng gia dụng ở những cửa hàng tư nhân đại trà, hay như hàng thực phẩm chế biến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022