trên như ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị và thái độ, phong tục tập quán, văn hóa vật chất, thẩm mỹ giáo dục và cấu trúc xã hội tuy trực tiếp ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh, nhưng để phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, tác giả xin phân tích theo quan điểm của marketing hiện đại.
1.3.1. Chất lượng sản phẩm.
Chất lượng là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Chất lượng hàng hóa chính là sự thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa này của người mua, bởi vậy cho dù các yếu tố khác có tốt đến đâu nhưng hàng hóa không đảm bảo về mặt chất lượng là người tiêu dùng sẽ từ chối sử dụng hàng hóa đó. Ngược lại, nếu chất lượng của sản phẩm có tính vượt trội thì sản phẩm đó được coi là cá biệt hóa, doanh nghiệp có thể quyết định được giá bán của sản phẩm. Chẳng hạn, Brazil đã từng tiêu hủy một lượng hạt cà phê Arabica khi cà phê nước này năm đó quá được mùa. Nguyên nhân là do nếu quá nhiều cà phê Arabica được bán ra thì không được giá nên việc tiêu hủy trên nhằm để tạo sự khan hiếm. Tuy nhiên, việc này không thể áp dụng được ở các nước khác do tính đặc biệt của cà phê Arabica Brazil vì chất lượng tốt và đặc biệt hơn hẳn.
Một ví dụ khác về chất lượng sản phẩm là ví dụ chất lượng không đảm bảo của hàng hóa khiến hàng hóa không còn năng lực cạnh tranh dù giá cả, phân phối có tốt đến đâu. Đó là trường hợp của đồ chơi trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc sau khi bị Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Hoa Kỳ phát hiện có chứa hàm lượng chì quá cao trong sơn vỏ ngoài. Một làn sóng phản đối hàng hóa Trung Quốc dâng lên ở các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Australia và New Zealand. Thậm chí ở các chuỗi siêu thị ở Adelaide, Australia còn có những tấm biển quảng cáo ―China Free‖ (Không có đồ Trung Quốc) nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa với khách hàng. Nếu chất lượng hàng hóa không được đảm bảo, hậu quả nó mang lại cho ngoại thương của một quốc gia hết sức trầm trọng.
Một yếu tố cũng ảnh hướng đến chất lượng sản phẩm là quy luật lợi lích cận biên giảm dần (marginal ulitity). Quy luật này chỉ ra rằng người tiêu dùng sẽ cảm thấy ít được thỏa mãn hơn khi tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ sau càng nhiều lần sử dụng.
Bảng 1: Đường ích lợi cận biên giảm dần
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 1
- Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 2
- Các Yếu Tố Cấu Thành Năng Lực Cạnh Tranh.
- Australia Một Đất Nước Đa Dân Tộc Với Nền Văn Hoá Mở
- Đàm Phán Với Các Doanh Nhân Australia
- Năng Lực Cạnh Tranh Của Hàng Hóa Việt Nam, Năm 2006
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Nguồn:www.kinhtehoc.com/index.php?name=News&file=article&sid=127 Sau khi tiêu dùng một sản phẩm, mức độ hữu dụng của việc tiêu dùng đó là a, nhưng khi dùng đến sản phẩm thứ 5 thì mức độ hữu dụng đó chỉ còn là b (hình vẽ). Như vậy, sau khi sử dụng một sản phẩm thì nhu cầu về sản phẩm đó đã được phần nào thỏa mãn. Vì thế năng lực cạnh tranh của sản phẩm này về chất lượng đã suy giảm, do đó năng lực cạnh tranh còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Tuy nhiên vẫn phải khẳng định rằng, chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu quyết định năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
1.3.2. Giá cả.
Việc định giá quyết định tới lợi nhuận doanh nghiệp thu được. Đối với khách hàng, giá cả là phần mất đi, đổi chác với giá trị họ tìm kiếm khi mua sản phẩm.
Nhân tố thứ nhất ảnh hưởng đến việc định giá là căn cứ giá của người tiêu dùng. Đó là giá trị họ đạt được khi mua sản phẩm. Giá trị này càng cao thì họ sẵn sàng trả giá cao. Văn hoá, đặc biệt giá trị - quan điểm và thẩm mỹ của nền văn hoá quyết định giá trị ưu tiên đối với từng loại giá trị tồn tại trong sản phẩm theo quan niệm người tiêu dùng do nó quyết định những thước đo, căn cứ giá trị khác nhau. Các sản phẩm chứa đựng những giá trị ưu tiên với tỷ lệ khác nhau sẽ được các nền văn hoá định giá trị khác nhau. Ví dụ, một cuộc điều tra thực tế do Cattin và các đồng nghiệp tiến hành cho thấy rằng những giám đốc phụ trách mua hàng người Mỹ và người Pháp coi trọng hàng hoá được sản xuất ở các quốc gia khác nhau theo những mức độ khác nhau. Cụ thể hơn, hàng hoá được sản xuất tại Anh có vẻ được người Pháp đón tiếp nồng nhiệt hơn vì nó hứa hẹn là một sản phẩm xa hoa và có tính sáng tạo hơn hàng hoá sản xuất tại Mỹ. Trái lại, người Mỹ lại đánh giá cao hàng hoá sản xuất tại Đức hơn là người Pháp. Hàng hoá sản xuất từ các nước được đánh giá cao sẽ bán được giá hơn, còn những nước không có uy tín bằng thì có thể bỏ qua câu "made in" và thâm nhập thị trường bằng việc liên doanh hay hợp tác với các công ty địa phương.
Nhân tố thứ hai ảnh hưởng tới định giá là trình độ phát triển của văn hoá vật chất của xã hội đó. Chẳng hạn như việc người Chile sẽ mua loại cà phê nào sẽ phụ thuộc rất nhiều vào mức giá, trong khi người Đức chấp nhận mua với bất cứ mức giá nào để có loại cà phê chất lượng cao mà mình ưa thích. Việc định giá còn phụ thuộc vào sự sẵn có của những sản phẩm cạnh tranh và thay thế. Đồng thời, định giá còn phải dựa trên các loại chi phí. Điều này đặc biệt phụ thuộc mạnh mẽ vào trình độ của văn hoá vật chất và độ dài của kênh phân phối.
Nhân tố thứ ba trong định giá là chiến lược giá. Chiến lược giá cả thường bị tác động bởi quan niệm đối với sự thay đổi. ở nước Mỹ nơi mà sự thay đổi được nhìn nhận một cách tích cực thì việc thực hiện những chiến lược giảm giá, bớt giá và chiết khấu thu lại được hiệu quả đáng kể. Nhưng đối với những đất nước nhìn nhận sự giảm giá tiêu cực, vì họ nghĩ rằng những hàng thừa, hàng tồn kho thì mới giảm giá, khi đó, công ty không nên thực hiện chiến lược này. Xã hội có sự phân biệt giữa giai tầng xã
hội lớn và sự linh hoạt trong di chuyển giai tầng thấp thì nên áp dụng chiến lược giá phân biệt theo khách hàng. Chiến lược giá của công ty còn phụ thuộc rất nhiều vào thói quen mua hàng. Tại các nước mà vai trò chính của người phụ nữ trong gia đình là nội trợ thì thường có sự mặc cả trong buôn bán. Thoả thuận giá cả các mặt hàng đòi hỏi mất khá nhiều thời gian nhưng cũng là cái thú của các bà nội chợ sành điệu. Còn ở những nơi mà phụ nữ có nhiều cơ hội nghề nghiệp ngoài nội chợ thì thời gian trở nên quý giá hơn – đó là cản trở cho việc mặc cả trong các nền văn hóa đó, giá cả cố định thường phổ biến hơn. Một số thị trường có truyền thống thực hiện hợp đồng theo giá linh hoạt, hay giá ấn định sau, giá trượt... thì doanh nghiệp cũng phải thực hiện theo thói quen đó.
Nhân tố thứ tư ảnh hưởng đến việc định giá của doanh nghiệp là những quy định về giá của chính phủ. Do bị quy định giá trần, giá sàn, doanh nghiệp không thể định giá của sản phẩm cao hơn giá trần và thấp hơn giá sàn.
Giá cả ảnh hưởng rất mạnh tới năng lực của hàng hoá. Trong kinh tế vi mô, định nghĩa về lượng cầu về một loại hàng hoá được phát biểu như sau ―Lượng cầu là số lượng khách hàng có khả năng và sẵn sàng mua hàng hoá ở một mức giá nhất định tại một khoảng thời gian nhất định‖, và giá cả ảnh hưởng cả tới ―khả năng‖ và độ ―sẵn sàng‖ của người tiêu dùng. Nếu giá cả cao thì sẽ không nhiều người có ―khả năng‖ tuy ―sẵn sàng‖, ngược lại nếu giá cả quá thấp thì dù có ―khả năng‖ nhiều đối tượng khách hàng lại không ―sẵn sàng‖. Tại những thị trường như Mỹ, năng lực cạnh tranh của hàng hoá được thể hiện qua sự biến động về giá mạnh như những thời gian giảm giá vào dịp Giáng sinh hay mùa hè.
1.3.3. Chính sách phân phối
Doanh nghiệp phải xem xét mức độ phù hợp của hệ thống phân phối của doanh nghiệp với hệ thống phân phối địa phương để tiến hành xây dựng hệ thống phân phối cho chính mình, hay chính là quá trình thích ứng hệ thống phân phối của doanh nghiệp với điều kiện địa phương.
1.3.3.1. Trung gian phân phối.
Việc lựa chọn trung gian phân phối phụ thuộc chủ yếu vào trình độ văn hoá vật chất. Những nước có trình độ phát triển văn minh vật chất cao thì mức độ chuyên môn hoá cũng phát triển theo tỷ lệ thuận, trình độ chế biến và bảo quản hàng hoá đã đạt được những thành tựu nhất định. Khi đó, các nhà trung gian đến tận nơi sản xuất để lấy hàng, đóng bao bì và trả tiền nhằm giảm thiểu chi phí theo C&C. Hàng trong siêu thị vừa đảm bảo chất lượng, giá thành lại rẻ, hàng hoá nhãn hiệu phong phú, người tiêu dùng thích mua hàng ở siêu thị. Ngược lại, ở những nước đang phát triển, do trình độ phát triển không đồng đều, hệ thống phân phối kém phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém dẫn đến việc nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về cả bao bì và sửa chữa, tức là thực hiện phương pháp bán buôn truyền thống. Trong xã hội này, giá cả hàng hoá ở những cửa hàng bách hoá lại thường rẻ hơn siêu thị. Sự nhạy cảm với thay đổi giá khiến cho những người phụ nữ lựa chọn mua hàng ở cửa hàng bách hoá. Ví dụ, hệ thống phân phối của hàng hóa ở Trung Quốc cũng chưa phát triển đầy đủ và phân tán rất cao. Có rất ít các cửa hàng tự phục vụ mặc dù các cửa hàng bách hoá và quốc doanh có thiết lập các siêu thị loại nhỏ. Tuy nhiên, chỉ những người có thu nhập cao trong xã hội là khách hàng của loại cửa hàng này.
Hệ thống phân phối chịu nhiều ảnh hưởng bởi cấu trúc xã hội. Ví dụ, ở các nước Châu Á và Ả Rập là những nền văn hoá có nhóm gia đình mở rộng, sự ràng buộc giữa nhà cung ứng và khách hàng thường dựa trên mối quan hệ họ hàng, không kể khoảng cách xa hay gần. Những người ngoài gia đình có thể bị loại ra khỏi các giao dịch kinh doanh trong một số kênh phân phối đặc thù.
Tôn giáo cũng tác động tới việc lựa chọn trung gian phân phối và địa điểm bán. Ví dụ, vai trò của phụ nữ trong công việc cũng thường bị ràng buộc với tôn giáo, đặc biệt là ở Trung Đông, nơi họ không thể hoạt động như ở phương Tây. Do đó, họ chỉ có thể tiếp cận với phụ nữ các nước Hồi giáo thông qua các nữ nhân viên bán hàng, bằng biện pháp marketing trực tiếp và sử dụng các cửa hàng đặc biệt dành riêng cho phụ nữ.
Thậm chí, thể chế xã hội cũng làm thay đổi quyết định này. ở Việt Nam, trước 1986, kênh phân phối độc quyền thuộc về nhà nước. Sau 1986, thì mới tiến hành thực hiện được tự do phân phối.
1.3.3.2. Phương pháp phân phối
Hãng Mỹ phẩm Avon sử dụng phương pháp bán hàng tại nhà và các phương pháp bán hàng trực tiếp khác ở Mỹ. Cách này giúp khách hàng có được cơ hội mua hàng kín đáo tại nhà hoặc tại nơi làm việc. Tuy nhiên, cách này không có hiệu quả ở nước ngoài. Những người phụ nữ Châu Âu coi những cú điện thoại quảng cáo của Avon là sự xâm phạm riêng tư cuả họ và những người đại diện cảm thấy không thoải mái khi bán hàng cho bè bạn tại nhà họ để thu lợi nhuận.
Ranh giới văn hoá còn ảnh hưởng tới việc phân chia lãnh thổ, buôn bán. Ví dụ, một công ty của Pháp quyết định phân chia lãnh thổ bán hàng tại Châu Phi dựa trên lãnh thổ quốc gia, một việc đã được thực hiện thành công ở Tây Âu. Nhưng kiểu phân chia này đã không tính tới một thực tế là mỗi quốc gia bao gồm nhiều bộ lạc, mỗi bộ lạc lại có một người đại diện chuyên mua hàng cho bộ lạc của mình. Việc phân chia lãnh thổ hành chính lại chồng chéo với các khu vực của bộ lạc và gây nên sự lầm lẫn về trách nhiệm bán hàng.
Tóm lại, văn hóa kinh doanh còn là một khái niệm mới trên thế giới bởi vẫn chưa được thống nhất về cách hiểu văn hóa kinh doanh rộng rãi. Tuy nhiên vấn đề này đã và đang được nhận thức và tìm hiểu nhằm xóa bỏ những rào cản về văn hóa
trong giao dịch thương mại quốc tế. Hàng hóa buôn bán nếu không tìm hiểu và tuân thủ những quy tắc của văn hóa kinh doanh sẽ hạn chế năng lực cạnh tranh làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Cũng như văn hóa, văn hóa kinh doanh mang tính tất yếu khách quan và đã trở thành nội lực quan trọng trong kinh doanh của mỗi quốc gia. Việc ý thức được những mặt yếu và mặt mạnh trong văn hóa kinh doanh của mình cũng như của đối tác sẽ giúp các nhà kinh doanh đạt được hiệu quả cao hơn trong việc kinh doanh của mình.
Chương 2
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA KINH DOANH ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA
2.1. Tổng quan về văn hoá kinh doanh của Australia.
2.1.1. Giới thiệu chung về Australia.
Thời xa xưa, các nhà thông thái cho rằng nếu Australia là miền đất có thật thì hẳn con người ở đây phải ―sống chúc đầu xuống dưới‖. Quả thật Australia là miền đất của những điều kỳ lạ: những khu rừng ẩm ướt nằm kề các sa mạc sỏi đá khô cằn, những bờ biển cát vàng nằm sát những dãy núi cổ xưa. Dân cư ở đất nước này cũng đa dạng và đặc sắc không kém cả về mặt sắc tộc cũng như về mặt văn hoá và lối sống.
Quốc kỳ, cờ Australia tung bay lần đầu tiên tại Melbourne ngày 3/9/1901. Chòm sao Bội tinh Phương Nam thể hiện vị trí địa lý của Australia trên Bán cầu phía Nam, còn ngôi sao lớn Khối thịnh vượng chung tượng trưng cho các bang và các vùng lãnh thổ.
Quốc ca, Advance Australia Fair là quốc ca của Australia vốn là một điệu hát dân tộc của Australia. Bài hát này được công bố làm Quốc ca Australia kể từ tháng 4 năm 1984.
Quốc huy của Australia được vua George V công nhận vào năm 1912. Nó bao gồm một cái khiên chứa đựng huy hiệu của sáu bang Australia và hình ảnh của các động thực vật truyền thống gồm cây keo vàng, con chuột túi Kăngaru và con chim đà điểu.
2.1.1.1. Địa lý, khí hậu.
Australia, đất nước đứng thứ sáu trong số những nước có diện tích lớn nhất thế giới, nằm ở Nam bán cầu, giữa vĩ tuyến 11 và 44 vĩ độ nam và giữa kinh tuyến 113 và 154 kinh tuyến Đông. Với diện tích 7.800.000 km2, rộng lớn đến mức Australia được coi là lục địa thứ bảy của thế giới có đường bờ biển dài 36.735 km. Phần lớn