Các Yếu Tố Cấu Thành Năng Lực Cạnh Tranh.


thói quen của người dân, do đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi mua sắm của họ. Chẳng hạn sự ra đời của chiếc máy nghe nhạc số Ipod đã làm giới trẻ toàn cầu thay đổi văn hoá nghe nhạc của họ, thay vì nhạc trên đài hoặc đĩa CD trong một không gian mở với một vài thành viên khác trong gia đình hoặc bạn bè thì giờ đây, chiếc máy nghe nhạc cá nhân đã tạo cho người sử dụng một thế giới riêng với những âm thanh mà chỉ mình họ nghe được. Tất nhiên chưa thể đánh giá tác động này của chiếc máy nghe nhạc Ipod tới giới trẻ là tốt hay không tốt (nó mang lại cho người ta nhiều tự do cá nhân hơn nhưng cũng làm cho giao tiếp xã hội giảm sút) nhưng rõ ràng nó đã thay đổi thói quen cũng như hoàn cảnh nghe nhạc của người sử dụng.

1.1.2.6. Thẩm mỹ

Thẩm mỹ là những gì mà một nền văn hóa cho là đẹp khi xem xét đến các khía cạnh như nghệ thuật (bao gồm hội hoạ, kiến trúc, âm nhạc, nhảy múa, kịch nói...); hình ảnh thể hiện gợi cảm qua các biểu hiện; và sự tượng trưng của các màu sắc. Màu sắc, hình tượng, âm nhạc, kiến trúc là những yếu tố thẩm mỹ có thể gây xung đột giữa các nền văn hóa khác nhau. Một hãng khi có ý định kinh doanh ở một nền văn hóa khác không thể không chú ý tới vấn đề này. Quan niệm về cá đẹp của các nền văn hóa khác nhau hoàn toàn không giống nhau, nếu như một cô gái châu á có nước da bánh mật tiêu tốn nhiều tiền vào việc mua kem làm trắng da hay băn khoăn trước gương hàng giờ suy nghĩ xem mình có ――đen‖ quá không‖ thì những cô gái Châu Âu và Mỹ lại tiêu tốn không ít tiền đến các trung tâm thẩm mỹ để tắm nắng nhân tạo hoặc bôi kem làm nâu da để có làn da rám nắng. Đó là do quan niệm về cái đẹp khác nhau của các nền văn hóa Âu và Á.

1.1.2.7. Giáo dục

Giáo dục là nhân tố quan trọng của văn hóa. Giáo dục là cách thức chính dạy con người biết được tri thức và góp phần lớn hình thành nên tính cách của mỗi cá nhân. Giáo dục chính là cầu nối giữa các thế hệ của một nền văn hóa, nó dạy lại cho các thế hệ sau những thành quả tri thức của cha ông.


Văn hoá kinh doanh của một quốc gia được cấu thành từ chính những con người mà bản thân họ trưởng thành từ nền giáo dục của quốc gia đó, thông qua trường lớp và gia đình. Do đó với các nước phương Đông với hệ thống giáo dục mang nặng tính kỷ luật, cách tiếp cận thị trường sẽ khác với các nước phương Tây với một nền giáo dục dân chủ.

1.1.2.8. Cấu trúc xã hội

Cấu trúc xã hội thể hiện cấu tạo nền tảng của một nền văn hóa, bao gồm các nhóm xã hội, các thể chế, hệ thống địa vị xã hội, mối quan hệ giữa các địa vị này và quá trình qua đó các nguồn lực được phân bổ. Các yếu tố quan trọng của cấu trúc văn hóa dùng để phân biệt các nền văn hóa khác nhau là: Các nhóm xã hội, địa vị xã hội và tính linh hoạt của xã hội. ở các nước phương Tây, thứ bậc trong xã hội không rõ nét như ở phương Đông (có thể thấy ngay từ đại từ nhân xưng ở các nước châu á, ngôi thứ của người tham gia vào đối thoại được phân biệt rõ giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội và quan hệ giữa những người nói với nhau). Khi vận dụng văn hoá kinh doanh để tiếp cận thị trường, việc nhắm tới chính xác đối tượng là khách hàng tiềm năng phụ thuộc vào việc định vị đối tượng trong cấu trúc xã hội.‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

1.2. Năng lực cạnh tranh.

1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh.

Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 3

Cạnh tranh, nói chung, là sự phấn đấu, vươn lên không ngừng để giành lấy vị trí hàng đầu trong một lĩnh vực hoạt đồng nào đó bằng cách ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo ra sản phẩm mới, tạo ra năng suất và hiệu quả cao nhất.

Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có cạnh tranh tranh. Không có cạnh tranh sẽ không tồn tại và phát triển. Đó là quy luật tồn tại của muôn loài.

Trong kinh tế, cạnh tranh là đấu tranh để giành lấy thị trường tiêu thụ sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) bằng các phương pháp và biện pháp khác nhau như kỹ thuật, kinh tế, chính trị, quân sự, tâm lý xã hội. Biện pháp kỹ thuật là áp dụng công nghệ hiện đại,

máy móc, thiết bị tiên tiến công nhân có trình độ lành nghề cao; biện pháp kinh tế như


trợ cấp tài chính bảo hộ, cho vay ưu đãi, bán phá giá, v.v... biện pháp chính trị - kinh tế là dùng áp lực chính trị để buộc đối phương phải nhượng bộ một hoặc một số điều kiện thương mại nào đó có lợi cho mình, biện pháp quân sự như gây chiến tranh cục bộ, hoặc chiến tranh thế giới để gây ảnh hưởng và chiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Trong cạnh tranh nảy sinh có khả năng cạnh tranh mạnh, người có khả năng cạnh tranh yếu hoặc sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh, sản phẩm có khả năng cạnh tranh yếu. Khả năng cạnh tranh đó được gọi là năng lực cạnh tranh hay sức cạnh tranh.

Cạnh tranh xuất hiện từ nửa sau thế kỷ XVIII, xuất phát từ ―tự do kinh tế‖ mà adam smith đã phát hiện. Nhờ cạnh tranh mà xã hội loài người ngày càng phát triển về mọi mặt. Cạnh tranh kích thích lòng tự hào, ý chí vươn lên ham muốn làm giàu, ham muốn khám phá cái mới, nhờ đó mà thúc đẩy khoa học – kỹ thuật phát triển, làm mọi ngành kinh tế, mọi doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh không chỉ trong phạm vi quốc gia mà phát triển ra phạm vi toàn cầu (mà người ta gọi là công ty đa quốc gia).

Nhiều người đã từng đặt câu hỏi tại sao các doanh nghiệp sản xuất vẫn có thể bán được hàng hóa khi trên thị trường đã có rất nhiều nhà sản xuất với các mặt hàng tương tự, thậm chí các doanh nghiệp thành đạt thường tập trung ở một số thành phố, khu vực nhất định. Ví dụ như ở Hoa Kỳ, rất nhiều nhà kinh doanh bất động sản thành công đều tập trung ở Dallas, Texas, các nhà cung cấp nhiên liệu và khí đốt ở Houston, các hệ thống quản trị bệnh viện cao cấp mọc lên như nấm ở Nashville, Tennessee, các nhà sản xuất thảm ở Dalton, Georgia, các ông chủ sản xuất giầy ở Oregon, các nhà cung cấp các sản phẩm điện thoại cố định kéo dài ở Elkhart, Indiana và các công ty sản xuất máy tính xách tay ở Boston. Đó chính là môi trường cạnh tranh tạo ra sức cạnh tranh giữa các nhà sản xuất với nhau, đạt được tiêu chuẩn của cộng đồng các nhà sản xuất trong khu vực đó đồng nghĩa với việc hòa nhập được một cộng đồng mà sản phẩm của nó có năng lực cạnh tranh hơn hẳn các khu vực sản xuất khác.

Cùng với quá trình toàn cầu hoá, ít có những tranh luận và nghiên cứu về hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ với hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại mà lại không đề cập đến thuật ngữ năng lực cạnh - competitiveness. Thuật ngữ này được


nhắc nhiều ở Việt Nam, nhất là khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế như: mở cửa và cải cách hệ thống thương mại, cam kết thực hiện CEPT/AFTA với tư cách là thành viên của ASEAN, trở thành thanh viên chính thức của APEC (11/1998), ký Hiệp định thương mại Việt – Mỹ (7/2000) và đang nỗ lực đàm phán gia nhập WTO.

Năng lực cạnh tranh là một khái niệm để chỉ khả năng tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế hay doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum) có chỉ rõ:

- Năng lực cạnh tranh quốc gia (national competitiveness): là khả năng của nền kinh tế nhằm đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác.

- Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp (competitiveness of company, products and services): đó là năng lực tồn tại, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trường cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp và tổ chức của một quốc gia có năng lực cạnh tranh thì quốc gia đó sẽ có năng lực cạnh tranh. Hiện nay chưa có một định nghĩa nào về năng lực cạnh tranh cụ thể (năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh quốc gia) được mọi người công nhận. Theo Michael Porter – người từng làm việc trong Hội đồng cố vấn bên cạnh Tổng thống Mỹ: không có định nghĩa nào về năng lực cạnh tranh được thừa nhận một cách phổ biến. Đối với các lãnh đạo doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh có nghĩa là sức cạnh tranh trên thị trường thế giới nhờ áp dụng chiến lược toàn cầu mà có được. Đối với nhiều nghị sĩ quốc hội sức cạnh tranh là xuất siêu trong ngoại thương. Đối với một số nhà kinh tế học, sức cạnh tranh là giá thành thấp của đơn vị sức lao động dựa vào điều chỉnh hối suất. Cuộc tranh luận về sức cạnh tranh cho tới những năm 90 của thế kỷ XX vẫn diễn ra sôi nổi và có phần gay gắt. Trên cơ sở đó, OECD đưa ra định nghĩa sau: ―Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, các


ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế1.

Hội đồng về sức cạnh tranh của Mỹ đề nghị định nghĩa năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ của một nền sản xuất có thể vượt qua thử thách trên thị trường thế giới trong khi sức sống của dân chúng có thể được nâng cao một cách vững chắc, lâu dài.

Trong từ điển thuật ngữ chính sách thương mại, ―năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác đánh bại về năng lực kinh tế”2Hiện nay chưa có một khái niệm được thống nhất rộng rãi về năng lực cạnh tranh của sản phẩm, nhưng qua các định nghĩa trên, có thể hiểu năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng một sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường nơi có sự tham gia của nhiều sản phẩm tương tự khác.


1.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh.

Muốn nói đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm, cần phải hiểu các yếu tố tạo ra năng lực cạnh tranh của sản phẩm đó. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó bán được nhiều và nhanh chóng khi trên thị trường có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, thời gian cung cấp, dịch vụ đi kèm, điều kiện mua – bán, danh tiếng, uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu, v...v...

1.2.2.1. Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là mức độ của một tập hợp các đặc tính của sản phẩm làm thỏa mãn nhu cầu.



1 Bạch Thụ Cường, Bàn về cạnh tranh toàn cầu, Nxb Thông tấn, H, 2002, tr.323

2 Dictionary of Trade Policy, University of Adelaide, 1997


Một số sản phẩm có nhiều đặc tính, nhiều chỉ tiêu chất lượng. Nếu tập hợp các đặc tính đó làm thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng thì sản phẩm mới được gọi là có chất lượng. Trong các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm có những chỉ tiêu đặc biệt quan trọng như chỉ tiêu an toàn vệ sinh, có những chỉ tiêu quan trọng như chỉ tiêu về công dụng, thẩm mỹ, kinh tế, có những chỉ tiêu ít quan trọng. Mặc dù vậy, nếu có một chỉ tiêu nào đó không đảm bảo yêu cầu (dù đó là chỉ tiêu ít quan trọng) thì sản phẩm không có chất lượng, ở đây không có quy luật bù trừ. Nói chung về chất lượng sản phẩm hữu hình biểu hiện ở hai mặt là trình độ kỹ thuật của sản phẩm và mặt kinh tế. Trình độ kỹ thuật của sản phẩm thể hiện qua các chỉ tiêu an toàn, vệ sinh, thẩm mỹ, công dụng, tiện dụng. Mặt kinh tế thể hiện ở chi phí sản xuất, chi phí đảm bảo chất lượng, chi phí sử dụng và chi phí môi trường.

Đối với dịch vụ thì chất lượng thể hiện ở:

- sự đảm bảo của dịch vụ, tức là dịch vụ phải luôn luôn đảm bảo chất lượng, an toàn, mang lại lòng tin cho khách hàng, đảm bảo tính chính xác của dịch vụ.

- trách nhiệm cao của nhân viên, mọi nhiên viên phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc phục khách hàng, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng của mình ngay cả những việc ngoài trách nhiệm của mình, vui vẻ, hòa nhã tận tình với khách hàng.

- trang thiết bị, kỹ thuật để tiến hành dịch vụ phải mang tính hiện đại, tạo cho dịch vụ tính văn mình đồng thời phục vụ với năng suất cao. Đây là một tiêu chí khá quan trọng. Khách hàng luôn quan sát sự biểu hiện bên ngoài của dịch vụ để đánh giá. Đó là cảnh quan môi trường trong và ngoài nơi cung cấp dịch vụ, trang phục của nhân viên, nếp văn hóa của doanh nghiệp dịch vụ.

- Giá cả hợp lý.

- Tạo sự khác biệt so với các dịch vụ cùng loại. Ví dụ như tạo không gian thư giãn (đọc sách, xem tranh, ca nhạc) quà tặng, v...v...


Chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng lớn vào quá trình nghiên cứu, thiết kế, tạo sản phẩm, phân phối và các yếu tố bên trong, bên ngoài các của doanh nghiệp. Ngoài ra, chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc vào yếu tố con người, công nghệ, máy móc – thiết bị, nguyên vật liệu và môi trường.

1.2.2.2. Yếu tố giá cả.

Giá cả là yếu tố quan trọng thứ hai của năng lực cạnh tranh của sản phẩm sau yếu tố chất lượng.

Ngày nay, khoa học kỹ thuật đã phát triển với trình độ cao, chất lượng sản phẩm của các công ty gần như tương đối giống nhau thì giá cả là yếu tố trở nên hấp dẫn. Nói

―chất lượng là yếu tố hàng đầu‖, đó là xu thế chung. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn có nhiều nước đang phát triển, nơi mà giá cả là yếu tố thu hút đối với họ. Ngay cả tại Mỹ, một thị trường với số lượng người tiêu dùng giàu có thì giá cả vẫn có thể làm khuynh đảo một số công ty, và để tồn tại được, họ đã kiện hàng hóa nước ngoài bán phá giá sản phẩm vào thị trường nội địa.

Để có giá cả thấp, doanh nghiệp phải tìm mọi cách giảm chi phí, hạn chế tối đa phế phẩm hoặc tỷ lệ phế phẩm để không tốn chi phí cho sửa chữa, kiếm tra, bồi thường khi khách hàng khiếu nại về phẩm chất; đồng thời cũng phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực và áp dụng những phương pháp quản lý hiện đại. Giảm chi phí là điều kiện rất quan trọng để sản phẩm có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh so với các hàng hóa có chất lượng tương đương của các đối thủ cạnh tranh.

1.2.2.3. Thời gian và địa điểm cung cấp hàng hóa.

Nếu như hai yếu tố chất lượng và giá cả là hai yếu tố hữu hình và nội tại của sản phẩm thì thời gian và địa điểm cung cấp hàng hóa phụ thuộc nhiều vào chính sách phân phối. Một sản phẩm có được năng lực cạnh tranh tối đa ở hai yếu tố trên nhưng được phân phối vào thị trường không đúng lúc, đúng chỗ thì cũng không thu được lợi nhuận bởi khi đó, thị trường đã không cần sản phẩm này nữa, hoặc xu hướng tiêu dùng đã thay đổi. Cung cấp hàng hóa kịp thời làm cho đối tác không lỡ kế hoạch, không mất thời cơ,


là yếu tố thu hút các đơn đặt hàng nhờ đó doanh thu của doanh nghiệp có thể tăng lên tới 15- 2-% so với nhịp độ bình thường.

Để cung cấp hàng hóa đúng lúc đúng chỗ, cần phải đảm bảo rằng các yếu tố sản xuất có độ tin cậy cao, không xảy ra trục trặc trong quá trình sử dụng. Muốn vậy cần phải kiểm soát và phòng ngừa tốt, bảo dưỡng tốt, sử dụng công nghệ hiện đại, lập kế hoạch mua sắm, sản xuất cùng ứng cụ thể, sử dụng các phương pháp hiện đại trong quản lý (jit – just In time), phương pháp TQM (total quality management).

Cung cấp hàng hóa dịch vụ đúng chỗ đòi hỏi phải nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng đồng thời phải nhanh nhậy và đưa ra những quyết định táo báo, không cứng nhắc rập khuôn. Tổ chức tốt mạng lưới phân phối cũng là yếu tố góp phần làm việc cung cấp hàng hóa vào đúng thời gian và địa điểm, giúp sản phẩm có được sức cạnh tranh tốt.

1.2.2.4. Các dịch vụ hỗ trợ.

Các dịch vụ hỗ trợ tuy không phải là một phần của sản phẩm nhưng lại tác động mạnh mẽ đến hành vi mua hàng của khách hàng. Chẳng hạn như thái độ niềm nở, lễ phép, đúng mực của nhân viên, sự nhiệt tình hướng dẫn khách hàng về tính năng, đặc điểm, cách sử dụng sản phẩm. Sau khi bán hàng, việc hậu mãi tốt sẽ giúp duy trì những khách hàng trung thành. Dịch vụ đi kèm là hoạt động rất cần thiết để thu hút khách hàng đến với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.


1.3. Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh đến năng lực cạnh tranh của hàng hoá.

Ngày nay, quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Văn hóa được truyền bá giữa các quốc gia thông qua nhiều con đường khác nhau trong đó chủ yếu là buôn bán kinh tế, giao lưu hợp tác văn hóa. Cũng vì thế tác động của văn hóa kinh doanh đến thương mại thế giới ngày càng lớn, trong đó có năng lực cạnh tranh của hàng hoá. Các yếu tố của văn hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn hóa kinh doanh như đã trình bày ở

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí