Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 2


2/ Các định nghĩa lịch sử, nhấn mạnh các quà trình kế thừa xã hội, truyền thống. 3/ Các định nghĩa chuẩn mực: hướng vào quan niệm về lý tưởng và giá trị.

4/ Các định nghĩa tâm lý: nhấn mạnh tới lối ứng xử của con người.

5/ Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng tới tổ chức và cấu trúc của văn hóa. 6/ Các định nghĩa biến sinh đi từ góc độ nguồn gốc văn hóa

Tuy nhiên, theo L.G. Ionin, các định nghĩa về văn hóa đều có ba điểm chung sau:

Văn hóa là cái phân biệt giữa con người và động vật.

Văn hóa là đặc trưng của xã hộ loài người và không được kế thừa về mặt sinh học mà phải có sự học tập, thâu hóa.

Văn hóa gắn liền với những tư tưởng tồn tại và được chuyển tải dưới hình thức biểu trưng qua ngôn ngữ.

Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả xin nêu một số định nghĩa tiêu biểu về văn hóa. Heriot có một định nghĩa nổi tiếng về văn hóa: ―cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên lãng đi – đó là văn hóa”. Theo đó, văn hoá mang tính chất động, là một quá trình có sự tích luỹ, làm giàu cho trí tuệ nhưng không tránh khỏi quá trình quên - đó cũng là quá trình chọn lọc tự nhiên về tri thức - và những điều còn lại trong trí tuệ, trong tư duy, trong phong cách sống.

Từ điển Bách khoa toàn thư của Nga (nhà xuất bản Bách Khoa Xô Viết – 1988) định nghĩa: Văn hóa là một cấp độ phát triển nhất định có tính chất lịch sử trong xã hội của những sức mạnh sáng tạo và khả năng của con người, cấp độ này được thể hiện dưới dạng các tổ chức đời sống và hoạt động của con người, và cũng là những giá trị tinh thần và vật chất do con người sáng tạo ra. Văn hoá là chuẩn mực về chân, thiện mỹ trong hoạt động của con người. Nó được xác định bởi tính chất của nền kinh tế xã hội và nó có thể thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Những nhà Marketing quốc tế thì phát biểu về văn hoá như sau: “Văn hoá tạo cho con người ta cảm nhận được họ là ai, họ thuộc về cộng đồng nào, họ cần phải ứng xử ra sao, và họ cần phải làm gì?”. Theo định nghĩa này, văn hoá của một quốc gia


Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 2

quy định tập hợp những biểu tượng, quy tắc và giá trị có quan hệ qua lại với nhau, có thể chia sẻ và học tập giữa các thành viên, có tác động chi phối và biện hộ cho những hành vi ứng xử của những người trong quốc gia hay trong cộng đồng đó.

Tuy nhiên định nghĩa về văn hóa được biết đến rộng rãi hơn cả là của Federico Mayor Laragoza, nguyên tổng giám đốc UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo đó đã hình thành nên một hệ thống giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.

Tựu chung lại, với những định nghĩa trên đây, văn hóa được nhìn nhận trên những thuộc tính và nội dung cơ bản sau:

- Văn hóa là cái thuộc tính bản chất của con người, chỉ có ở loài người và do con người sinh ra.

- Đối với một cộng đồng, một dân tộc, văn hóa luôn có tính đặc thù, nó được thể hiện ra như một kiểu sống (lối sống, kiểu ứng xử và hành động...) riêng biệt và ổn định của họ trong lịch sử; nó có tính di tồn qua nhiều thế hệ.

- Cốt lõi của văn hóa và nhân tố qui định tính đặc thù của kiểu sống khác nhau trong xã hội là bảng giá trị của họ.

Vậy do đâu mà có nhiều quan niệm về văn hóa? Đó là vì tính phức tạp vô cùng của văn hóa trong thực tiễn của nó khiến về mặt nguyên tắc, không thể có một định nghĩa nào nói lên được đầy đủ bản chất của văn hóa. Sở dĩ nói văn hóa phức tạp là vì: cả xã hội và từng con người, cho dù nhìn vào một khía cạnh cụ thể, cũng vẫn hết sức đa dạng về tiềm năng, về sự thực hiện, về hành động, về mối quan hệ nội tại, và về cấu trúc vận hành. Văn hóa là một hiện tượng trừu tượng, là cả một khối gồm rất nhiều khái niệm, hầu như không thể bản thể hóa chúng được. Do tính phức tạp như vậy, chúng ta có thể


coi văn hóa là một hệ thống. Đó là hệ thống những khái niệm văn hóa, hoặc những thành tố văn hóa được tách riêng và hệ thống hóa.1

Các định nghĩa khác nhau về văn hóa ra đời với tính chất là hậu quả tất yếu của tính phức tạp nói trên, trong khi tìm cách định nghĩa văn hóa trong một hoàn cảnh nhận thức mới xuất hiện, khi người ta cần phải giải quyết vấn đề cụ thể nào đó. ở đây, do mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả muốn sử dụng định nghĩa của Czinkota, theo đó: "Văn hoá là một hệ thống những cách cư xử đặc trưng cho các thành viên của bất kỳ một xã hội nào. Hệ thống này bao gồm mọi vấn đề, từ cách nghĩ, nói, làm, thói quen, ngôn ngữ, sản phẩm vật chất và những tình cảm - quan điểm chung của các thành viên đó.

Như vậy chúng ta thấy rằng khái niệm ―văn hoá‖ tồn tại trong mọi lĩnh vực xã hội: trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày, trong quan hệ ngoại giao, trong đời sống chính trị xã hội, văn học nghệ thuật v.v...Và tất nhiên việc kinh doanh cũng không thể nằm ngoài cuộc sống xã hội đa dạng nói trên. Song hành cùng những điều kiện tối cần thiết của kinh doanh như nguồn vốn, hàng hoá, nguồn nhân lực, nhu cầu giữa các bên v.v..., văn hoá kinh doanh góp một phần không nhỏ trong sự thành bại của sự nghiệp kinh doanh.

1.1.1.2. Khái niệm văn hoá kinh doanh.

Vai trò của văn hóa đối với cá nhân và xã hội đã được khẳng định từ lâu, song ảnh hưởng của nó tới kinh tế và kinh doanh như thế nào thì gần đây mới được các nhà khoa học nghiên cứu xem xét. Người ta đã tìm thấy dấu ấn đặc biệt của văn hóa trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Thực tế này không chỉ buộc các nhà kinh tế học thừa nhận tác động của các yếu tố văn hóa vào quá trình phát triển kinh tế, mà còn đi sâu xem xét vai trò của văn hóa cũng như tầm quan trọng của


1 A.A.Radugin – Từ điển bách khoa văn hóa học


việc đưa các yếu tố văn hóa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sự xuất hiện thuật ngữ ―văn hóa kinh tế‖, ―văn hóa kinh doanh‖ bao hàm sự thay đổi sâu sắc này.

Trong kinh doanh, mối quan hệ giữa văn hóa và kinh doanh cũng đặt ra vấn đề tương tự cả cho các nhà nghiên cứu lẫn những người hoạt động kinh doanh trực tiếp. Khi mà bản chất của hoạt động kinh doanh là kiếm được nhiều lợi nhuận cho chủ thể - đó là động cơ quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất – thì yếu tố văn hóa phải chăng chỉ xếp hàng thứ yếu hoặc có khi bị loại bỏ nếu gây cản trở cho mục tiêu lợi nhuận? Câu trả lời lại phụ thuộc vào các chủ thể kinh doanh cụ thể. Nhưng không phải mọi cuộc kinh doanh đều bị thúc đẩy, dẫn dắt chỉ bằng mục tiêu lợi nhuận. Bởi động cơ của các nhà kinh doanh không chỉ là sự giàu có (nhằm thỏa mãn những nhu cầu sinh lý, bản năng trong tháp nhu cầu của Maslow) mà còn là nhu cầu có tính văn hóa (như mong muốn được xã hội tôn trọng, mong muốn được tự thể hiện, sáng tạo). Bên cạnh đó, lợi nhuận không phải là vật chuẩn và lực lượng hướng dẫn duy nhất đối với hoạt động kinh doanh, cùng với nó còn có pháp luật và văn hóa.

Văn hóa kinh doanh cũng giống như văn hóa vậy, khó có định nghĩa chính xác về nó. Tuy nhiên, mới đây, TS. Đỗ Minh Cương trong cuốn ―Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh‖ đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa kinh doanh nói lên khá đầy đủ bản chất như sau: Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào trong hoạt động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hóa mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của họ. Khái niệm này có ưu điểm là đã chỉ ra được sư khác biệt giữa văn hóa kinh doanh văn hóa trong kinh doanh (là những yếu tố của văn hóa dân tộc trong kinh doanh). Định nghĩa này đã nêu lên hai phương diện (thành tố hay vi hệ) chính của văn hóa kinh doanh. Một là: Các nhân tố văn hóa được vận dụng vào quá trình kinh doanh để tạo ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng có văn hóa. Nói tóm lại, đây là kiểu kinh doanh có văn hóa, lối kinh doanh phù hợp với văn hóa dân tộc. Hai là: Các giá trị, sản phẩm văn hóa như hệ giá trị, triết lý, tập tục riêng, nghệ thuật... mà chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của họ,


có tác dụng cổ vũ, biểu dương đối với kiểu kinh doanh có văn hóa mà họ đang theo đuổi. Nói gọn lại, đây là lối sống có văn hóa của các chủ thể kinh doanh. Mối quan hệ giữa hai phương diện này là mối quan hệ biện chứng và hữu cơ với nhau.

Phương diện thứ hai của định nghĩa này là thành tố mang màu sắc quản trị hay nói chính xác, nó là văn hóa doanh nghiệp. Vì không nằm trong mục đích nghiên cứu của đề tài , xin không đề cập nhiều đến phần này mà chúng tôi chỉ nêu ra với mục đích phân biệt giữa văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp do có sự nhầm lẫn nhất định giữa hai khái niệm này.

Trong hội thảo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về chủ đề văn hóa và kinh doanh (1996), GS. Phạm Xuân Nam đã đưa ra khái niệm về văn hóa kinh doanh. ―Văn hóa kinh doanh là phương pháp kinh doanh bằng cách nắm bắt thông tin, ra sức cải tiến kỹ thuật công nghệ, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, quan tâm thích đáng tới đời sống vật chất tinh thần của người lao động, bồi thường và phát huy tiềm năng sáng tạo của họ trong việc tạo ra những hàng hóa và dịch vụ có chất lượng tốt, hình thức đẹp, giá cả hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, giữ được chữ tín với người tiêu dùng trong và ngoài nước”.

Khái niệm này đã khắc phục được những nhược điểm trong quan điểm về văn hóa kinh doanh của TS. Đỗ Minh Cương, tuy nhiên vẫn có đôi chỗ còn hạn chế về đối tượng nghiên cứu. Trong cách hiểu khái niệm về văn hóa kinh doanh, nếu thiên về hướng hiểu là kinh doanh có văn hóa và phi văn hóa thì sẽ hạn chế một số đối tượng nghiên cứu bởi bản thân văn hóa là thói quen được chấp nhận chung và là một phạm trù lịch sử, bởi thế không thể mang văn hóa của một nơi, một dân tộc để làm mốc trong khi nghiên cứu các nền văn hóa khác. Trong tiếng Việt, chúng ta có xu hướng coi văn hóa là thể hiện ―trình độ cao trong sinh hoạt văn hóa xã hội, biểu hiện của văn minh (ví dụ: gia đình văn hóa), nên thường gán cho văn hóa kinh doanh ý nghĩa giáo dục, tức là làm mất đi tính khách quan của văn hóa. Không thể lấy những tiêu chí để đánh giá văn hóa của một dân tộc, một quốc gia để nhận xét, đánh giá văn hóa của dân tộc, quốc gia


khác. Chẳng hạn, văn hóa Việt Nam coi mại dâm là một hành động xấu, không được xã hội chấp nhận và kinh doanh mại dâm là phạm pháp. Tuy nhiên ở Hà Lan hay Thái Lan thì mại dâm là một ngành nghề kinh doanh được sự cho phép của chính phủ như những ngành kinh doanh khác, nên nếu xếp kinh doanh mại dâm vào kinh doanh phi văn hóa là không chính xác.

Có một các hiểu về văn hóa kinh doanh được chấp nhận phổ biến hơn và rộng rãi hơn của các nhà nghiên cứu trong Viện Kinh doanh Nhật Bản – Hoa Kỳ (Japan American Business Academy – JABA) đưa ra trong cuộc hội thảo mang tên ―Mở khóa vào tư duy kinh doanh của người Nhật‖ (Unlocking te Japanese Business Mind), tổ chức vào tháng 4 năm 1997: ―Văn hóa kinh doanh có thể được định nghĩa như ảnh hưởng của những mô hình văn hóa của một xã hội đến những thiết chế và thông lệ kinh doanh của xã hội đó”.

Như vậy, tổng hợp lại, có thể có một cách hiểu toàn diện, bao quát, rõ ràng và gần gũi với các định nghĩa về văn hóa kinh doanh nêu trên:

Văn hóa kinh doanh là sự thể hiện phong cách kinh doanh của một dân tộc. Nó bao gồm các nhân tố rút ra từ văn hóa dân tộc, được các thành viên trong xã hội vận dụng vào hoạt động kinh doanh của mình và cả những giá trị, triết lý…mà các thành viên này tạo ra trong quá trình kinh doanh”1.

1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá kinh doanh.

Văn hoá kinh doanh có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng trên một khu vực thị trường hay phân đoạn thị trường xác định, bởi vậy việc nghiên cứu văn hoá kinh doanh là rất quan trọng đối với các nhà sản xuất. Văn hoá kinh doanh là một bộ phận của văn hoá nói chung như đã đề cập, bởi vậy để nghiên cứu và có những giải pháp thích hợp, chúng ta cần nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh.


1Nguyễn Hoàng Ánh - Luận án Tiến sĩ ―Vai trò của Văn hóa kinh doanh quốc tế và vấn đề xây dựng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam‖,


1.1.2.1. Ngôn ngữ:

Ngôn ngữ với vai trò là công cụ lưu trữ và truyền đạt thông tin đã là nguồn gốc của mọi nền văn hóa. Ngôn ngữ cấu thành phần chủ yếu của văn hoá kinh doanh và khi tham gia vào thương mại quốc tế, các doanh nhân phải tìm cách vượt qua nó. Tuy tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ thương mại quốc tế, việc am hiểu ngôn ngữ địa phương của thị trường mà sản phẩm chiến lược được dự tính sẽ thâm nhập. Người dân địa phương luôn hoan nghênh và có thiện cảm khi người nước ngoài nói và hiểu được ngôn ngữ bản xứ nên ngôn ngữ có thể coi là ―chìa khoá‖ mở cánh cửa ban đầu vào một thị trường. Mỗi ngôn ngữ đều có những đặc trưng riêng, chẳng hạn như cùng sử dụng tiếng Anh tuy nhiên lại có sự khác biệt giữa tiếng Anh được sử dụng tại Anh, Mỹ, Australia, Canada, New Zealand hay Singapore, và rất khác các nước sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 từ âm điệu, cách dùng từ và văn phong. Người Mỹ ưa sử dụng tiếng Anh tự do và sinh động, trong khi người Anh ưa chuộng khuôn mẫu và mô phạm, người Australia lại có một âm điệu rất riêng. Tiếng Anh đựơc sử dụng tại châu á thường có xu hướng pha trộn với ngôn ngữ bản xứ, người Pháp và người Đức mang ảnh hưởng rất mạnh của ngôn ngữ mẹ đẻ của họ nhưng họ rất tự hào và không coi việc hoàn thiện ngữ âm là việc cần thiết.

1.1.2.2. Tôn giáo:

Tôn giáo là một yếu tố quan trọng của văn hóa, ảnh hưởng đến nhiều đức tin và thái độ trong cách cư xử của con người. Nó được định nghĩa như là một hệ thống các tín ngưỡng và nghi thức liên quan tới yếu tố tinh thần của con người. Bởi vậy nó như một quy ước những điều được làm và không được làm trong một xã hội, tôn giáo ảnh hưởng tới văn hoá kinh doanh thông qua sự chấp thuận của tôn giáo đó đối với một loại sản phẩm nhất định. Hiểu tôn giáo có ảnh hưởng thế nào đến tập quán kinh doanh là đặc biệt quan trọng. Những quan niệm, động cơ trong công việc của các tín đồ chịu tác động đầu tiên. Có thể thấy người châu Âu và người Mỹ, ở nơi mà đạo Tin lành phổ biến, thường xem công việc là một phẩm chất đạo đức, rất coi khinh kẻ biếng nhác. Họ coi sống là để làm việc và tìm được niềm vui trong công việc. Còn những người Hồi


giáo lại phải nhịn ăn từ sáng tới chiều trong suốt tháng Ramadan, cầu nguyện 5 lần / ngày khiến cho năng suất lao động giảm. Loại hàng hóa và dịch vụ được chấp nhận cũng chịu ảnh hưởng của tôn giáo. Đạo Hồi cấm tiêu dùng thịt lợn và rượu, trong khi Hinđu giáo cấm dùng thịt bò.

1.1.2.3. Các giá trị và thái độ

Các giá trị là những gì thuộc về quan niệm, niềm tin và tập quán gắn với tình cảm con người. Các giá trị là quan trọng đối với kinh doanh vì nó ảnh hưởng tới ước muốn vật chất và đạo đức nghề nghiệp của con người. Chẳng hạn ở Mỹ giá trị là tự do cá nhân, còn ở Nhật đó là sự đồng lòng tin cậy trong tập thể. Giá trị là thứ ăn sâu trong mỗi nền văn hóa, có ảnh hưởng mạnh tới hầu hết các phương diện của văn hóa.

Các thái độ là những đánh giá, tình cảm và khuynh hướng tích cực hay tiêu cực của con người đối với một khái niệm hay một đối tượng nào đó. Giống như giá trị, thái độ được hình thành do học tập từ các khuôn mẫu xã hội. Tuy nhiên, các giá trị là khá cứng nhắc trong khi thái độ lại linh hoạt hơn, cùng một giá trị có thể có những thái độ khác nhau ở từng nền văn hóa.

1.1.2.4. Phong tục tập quán

Phong tục tập quán là cách cư xử, ăn mặc, nói năng hay chung chung hơn là thói quen được truyền bá qua nhiều thế hệ và nó trở thành quy ước trong xã hội. Tuy không bắt buộc nhưng nhiều khi hiểu biết các phong tục tập quán của một dân tộc có thể mang về cho các doanh nhân những lợi ích to lớn. Tặng quà nhân ngày lễ, sinh nhật, cưới hỏi... và cho các đối tác kinh doanh là một phong tục có ở nhiều quốc gia, tuy nhiên nó khác nhau ở mức độ giá trị và từng món quà, cũng như cách người ta nhận quà. ở Nhật, quà phải được gói một cách cẩn thận và tinh tế (đòi hỏi người gói quà phải được đào tạo về công việc này) để biểu lộ lòng tôn kính.

1.1.2.5.Văn hóa vật chất

Văn hóa vật chất là những công cụ, kỹ thuật sản xuất, các loại công nghệ và mức tiến bộ của chúng, những thuộc tính vật chất của xã hội. Văn hoá vật chất quyết định đến

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022