Văn Hóa Kinh Doanh Là Nguồn Lực Tạo Ra Lợi Thế Cạnh Tranh

được ngôn ngữ chính là rào cản lớn nhất trong việc giao dịch cũng như đàm phán với các DN nước ngoài.

Văn hóa kinh doanh ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng

Văn hóa chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng trong xã hội. Nền văn hóa phương Đông đề cao gia đình tập thể đến xu hướng tiết kiệm cho những nhu cầu như nhà cửa, đất đai, trái ngược lại nền văn hóa phương Tây đề cao chủ nghĩa cá nhân nên xu hướng tiêu thụ cho nhu cầu cá nhân phát triển mạnh. Do đó, VHKD mô tả phong cách mà con người ở những quốc gia khác nhau thỏa mãn nhu cầu của họ. VHKD khác nhau, cầu tiêu dùng khác nhau.

Đối với mỗi DN, khách hàng là mục tiêu đồng thời là điều kiện để DN tồn tại. Mục tiêu của DN là đưa sản phẩm đến với khách hàng. Nhưng làm sao để khách hàng tiếp nhận sản phẩm của mình mới là vấn đề cần DN nỗ lực. Bởi vậy, không phải tự nhiên mà nghiên cứu khách hàng lại trở thành khâu quan trọng nhất trong nghiên cứu thị trường. ở mỗi nền văn hóa khác nhau thì tâm lý tiêu dùng của khách hàng khác nhau. Để dẫn đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng, rất nhiều yếu tố cần dùng đến. Quan niệm của người tiêu dùng ở mỗi nơi khác nhau nên có sự tiêu thụ được ở nước này nhưng lại không bán được ở nước khác. Khi thực hiện bốn khâu trong qui trình Marketing 4P, DN cần chú ý đến tâm lý tiêu dùng của khách hàng.

- Product – Sản phẩm: Một sản phẩm muốn được chấp nhận trên một thị trường thì phải đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường đó. Ví dụ, các sản phẩm mỹ phẩm dành cho phái đẹp khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam thường có thêm tác dụng làm trắng da vì Việt Nam là quốc gia Á Châu nên các chị em phụ nữ thường ưa thích làn da trắng, mịn màng. Hay khi thâm nhập vào thị trường Mexico, bánh hamberger của Mc Donald đã phải thay thế nước sốt cà chua bằng tương ớt cho phù hợp với khẩu vị của người dân ở đấy.

- Place - Địa điểm: Tập quán mua sắm của người dân ở các nước là khác nhau. ở các nước phương Tây, người dân thường mua sắm ở các siêu thị lớn, họ thường đi mua sắm vào dịp cuối tuần và mua với khối lượng hàng hóa lớn. Trong khi ở Việt Nam và một vài các quốc gia Châu á khác, người dân thích mua sắm ở chợ gần nhà, họ đi chợ hàng ngày để thức ăn vừa tươi và vừa ngon.

- Price - Giá cả: Giá cả cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến tâm lý tiêu dùng. Người Việt Nam thường thích hàng hóa có giá rẻ còn đối với người Nhật, giá cả không phải là vấn đề tác động tới quyết định mua hàng của họ. Người Nhật Bản quan niệm rằng giá cao đồng nghĩa với hàng hóa có chất lượng tốt, có thương hiệu nổi tiếng. Trong khi đó, giá thấp thường hàm ý hàng hóa kém chất lượng.

- Promotion – Xúc tiến: Để xúc tiến hàng hóa đến quảng cáo là một khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên, đây cũng là khâu dễ gặp thất bại nhất nếu không tìm hiểu kỹ lướng về văn hóa tiêu dùng của người dân khi thâm nhập thị trường. Một quảng cáo có thể gây thích thú đối với thị trường này, nhóm người này nhưng cũng có thể gây phản cảm đối với thị trường khác, nhóm người khác.

Việc nghiên cứu tâm lý tiêu dùng của khách hàng là một nhân tố quan trọng giúp DN thành công. Nếu không chú ý đến điều này DN có thể gặp phải những thất bại to lớn.

Văn hóa kinh doanh ảnh hưởng đến hành vi của doanh nhân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

VHKD của mỗi quốc gia khác nhau cũng sẽ ảnh hưởng đến tư duy, tình cảm, nhận thức của doanh nhân, từ đó cũng ảnh hưởng đến hành vi của doanh nhân. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, không ít DN có những hành vi không đẹp nhằm tăng thêm lợi nhuận cao cho mình và gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước cũng như ảnh hưởng đến người tiêu dùng như trốn thuế, buôn lậu, cạnh tranh không lành mạnh, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượngĐó là cách kiếm lời biểu hiện một lối kinh doanh tồi tệ, thiếu văn

hóa, vô đạo đức. Bản chất của VHKD là làm cho cái lợi gắn chặt chẽ với cái đúng, cái đẹp. Nếu những nhà kinh doanh không vì lợi ích trứớc mắt, ý thức được trách nhiệm về việc mình làm, lấy việc phục vụ lợi ích con người là mục tiêu cao cả thì việc khắc phục tình trạng kinh doanh thiếu văn hóa là vấn đề không đáng lo ngại.

Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Mỹ - 4

5.2. Vai trò của VHKD

VHKD có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại, kết quả đàm phán và hành vi của doanh nhân cũng như ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng. Qua đó thấy được vai trò to lớn của VHKD trong hoạt động kinh doanh.


5.2.1. Văn hóa kinh doanh là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh

5.2.1.1. Văn hóa kinh doanh tạo nên phong thái của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp có những yếu tố đặc trưng, đặc thù của riêng nó và phong thái của doanh nghiệp cũng vậy. Không doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào, do vậy phong thái kinh doanh giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

VHKD của một doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị , niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp biểu thị sự thống nhất trong nhận thức của tất cả các thành viên tổ chức về hệ thống những giá trị chung và có tác dụng giúp phân biệt giữa tổ chức này với một tổ chức khác. Chúng được mọi thành viên trong tổ chức chấp thuận, có ảnh hưởng trực tiếp, hàng ngày đến hành động và việc ra quyết định của từng người và chúng được

hướng dẫn cho những thành viên mới để tôn trọng và làm theo. Chính vì vậy mà chúng còn được gọi là bản sắc văn hóa của một tổ chức15.

Văn hóa doanh nghiệp tạo nên phong thái của doanh nghiệp cũng như tính cách của con người. Do đó, cũng có thể nói rằng “văn hóa doanh nghiệp là tính cách của doanh nghiệp16. Bởi vậy, không có khó khăn gì trong việc nhận ra phong cách của một doanh nghiệp chỉ đơn giản là qua bộ quần áo đồng phục hay qua bầu không khí bên trong doanh nghiệp đó

5.2.1.2. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm chung cho doanh nghiệp

Văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp mà tốt và vững mạnh sẽ giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài và củng cố lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp

Con người lao động không chỉ vì tiền mà còn vì những nhu cầu khác nữa. Trong “Học thuyết về động cơ và những nhân tố vật chất”, Frederick Herzberg đã đưa ra hai hệ thống các nhân tố có ảnh hưởng tới thái độ làm việc của người lao động. Những nhân tố như: chính sách của công ty, sự giám sát, mối quan hệ giữa các cá nhân, điều kiện làm việc và mức lương là những nhân tố vật chất chứ không phải động cơ. Việc thiếu đi những nhân tố vật chất có thể gây ra tâm lý bất mãn đối với công việc nhưng bản thân chúng cũng không có khả năng thúc đẩy hoặc tạo ra sự hài lòng.

Ngược lại, những động cơ chính là các nhân tố làm phong phú và đa dạng hóa công việc của một con người, trong đó có năm nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự hài lòng trong công việc của người lao động: thành tích, sự ghi nhận, bản thân công việc, trách nhiệm và sự tiến bộ. Những động lực này được gắn với những ảnh hưởng tích cực mang tính dài hạn đối với công việc trong khi đó, những nhân tố vật chất thường chỉ tạo ra được những thay đổi mang tính ngắn hạn trong thái độ và cách thức làm việc của người lao động.

15TS. Nguyễn Mạnh Quân (2007), Đạo đức kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 271

16 TS. NGUYễN MạNH QUâN, SđD,279

Nếu một doanh nghiệp nghĩ rằng chỉ cần thu hút và duy trì nhân tài trong công ty của mình bằng cách trả lương thật cao thì điều đó là một sai lầm. Nhân viên chỉ trung thành và gắn bó lâu dài khi họ thấy hứng thú khi được làm việc trong môi trường doanh nghiệp, cảm nhận được bầu không khí thân thuộc trong doanh nghiệp và có khả năng tự khẳng định mình để thăng tiến. Trong một nền VHDN tích cực, các thành viên nhận thức rõ ràng về vai trò của bản thân trong toàn bộ tổng thể, họ làm việc vì mục đích và mục tiêu chung.

Khi doanh nghiệp xây dựng được môi trường sống lành mạnh thì bản thân người lao động cũng muốn đến công ty, họ coi môi trường làm việc cũng chính là môi trường sống của mình, dù chỉ một ngày xa họ cũng đã thấy nhớ, thấy thiếu thiếu một điều gì đó trong cuộc sống của họ. Cái mà họ thiếu không đơn thuần chỉ là tiền lương kiếm được mà quan trọng hơn đó là giá trị tinh thần mà chỉ đến công ty họ mới có được. Đây chính là một trong những động lực củng cố lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp.


Văn hóa doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế

Ông Hermawan Kartajaya, chủ tịch Hiệp hội Marketing thế giới đã nói rằng: “ý tưởng không chỉ từ lãnh đạo, mà là của tất cả mọi người trong công ty. Vì vậy, người lãnh đạo công ty cần phải tạo ra một không khí hào hứng để mỗi nhân viên phát huy tính tự do sáng tạo17. Đây chính là yếu tố văn hóa doanh nghiệp.

5.2.2. Văn hóa doanh nghiệp “tiêu cực” là yếu tố kìm hãm sự phát triển

Văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các quy tắc ứng xử, cách nghĩ, chuẩn mực, đường lối kinh doanhcó tác dụng



17 TạO NéT RIêNG để đốI đầU THươNG HIệU MạNH

(HTTP://VIETNAMNET.VN/KINHTE/2005/06/463471/)

đặt dấu ấn tới hành vi, thái độ, niềm tin và quan hệ của các thành viên, cao hơn nữa là hình ảnh của một DN trên thương trường.

Thực tế đã cho thấy rằng hầu hết các DN thành công trên thương trường đều là những doanh nghiệp có nền văn hóa mạnh, ở đó họ tập hợp cá “niềm tin dẫn đạo”, có cùng mục tiêu và cùng phấn đấu vì một niềm tự hào về doanh nghiệp mình. Còn những doanh nghiệp không có được tập hợp nhiềm tin nhất quán nào đó, hoặc có thể là họ có mục tiêu rõ ràng nhưng nó chỉ nằm ở trạng thái của những khẩu hiệu đơn thuần, không trở thành tinh thần của doanh nghiệp, thì thường không thành công, không thể tồn tại được lâu dài. Có thể nói khái quát rằng, sự thất bại hay yếu kém của các doanh nghiệp đó đều do họ có nền văn hóa kinh doanh “tiêu cực”.

Một doanh nghiệp không thể tồn tại, hoặc hình ảnh của doanh nghiệp đó chắc sẽ bị méo mó đi khi mà các thành viên trong doanh nghiệp luôn lo sợ bị đuổi việc, không phát huy được hết năng lực của mình, không có cơ hội để trau dồi kiến thức và năng lựchoặc doanh nghiệp đó luôn không thực hiện đúng các nội dung trong hợp đồng kinh tế và nghiêm trọng hơn nữa là không giữ uy tín với người tiêu dùng thông qua việc không thực hiện chu đáo các dịch vụ mua hàng khiến cho khách hàng cảm thấy mình như bị lừa. Đây chính là biểu hiện cơ bản nhất của một nền văn hóa doanh nghiệp tiêu cực và chính những yếu tố này, không những kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp mà còn có thể gây ra sự sụp đổ của doanh nghiệp đó.

Một điều chắc chắn mà ai trong chúng ta cũng có thể nhận ra rằng cùng một người nhưng nếu làm việc trong môi trường văn hóa lành mạnh thì sẽ tạo nên một tinh thần hăng say, một tình cảm tự hào về công việc của mình cũng như doanh nghiệp của mình, nhưng cũng người nhân viên đó làm việc trong môi trường văn hóa tiêu cực thì dần trở nên thụ động, đối phó, chây ì, không có ý chí cũng như trách nhiệm với công việc và cống hiến. Doanh nghiệp – nơi một người có thể dành 1/3 thậm chí 1/2 quĩ thời gian của mình trong ngày sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chính người đó. Một môi trường văn hóa tiêu cực không lành mạnh không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển, sự

tồn vong của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến chính những con người trong doanh nghiệp đó.

6. TÍNH CHẤT MẠNH – YẾU CỦA DOANH NGHIỆP

Mỗi doanh nghiệp đều có những nét văn hóa đặc trưng, và văn hóa ấy có ảnh hưởng lớn và tác động đến sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi một nền VH khác nhau sẽ khác nhau về sức mạnh tương đối của chúng. Từ sự tác động của văn hóa kinh doanh, có thể chia VHKD của doanh nghiệp ra làm hai loại: văn hóa kinh doanh mạnh và văn hóa kinh doanh yếu.

Mặc dù mỗi tổ chức đều có văn hóa riêng, nhưng không phải nền văn hóa nào cũng có tác động như nhau đối với ứng xử và hành động của nhân viên. Văn hóa mạnh tồn tại ở tổ chức có những giá trị cốt lõi được phát huy mạnh mẽ và chia sẻ rộng rãi. Ở những doanh nghiệp có đặc trưng văn hóa mạnh luôn có sự thống nhất về những gì được coi là quan trọng, về thế nào là hành vi đúng đắn. Điều này khiến cho nhân viên gắn bó và trung thành với tổ chức hơn.

Văn hóa mạnh ổn định và khó thay đổi, điều này thể hiện vai trò của VHDN. Trong khi đó, văn hóa yếu dễ thay đổi và dễ tan rã. Trong một tổ chức có nền văn hóa yếu thì khó có sự gắn kết, khó tồn tại cũng như không thể hiện được vai trò của VHDN. Văn hóa mạnh có tầm ảnh hưởng đến nhân viên mạnh hơn văn hóa yếu. Nếu như ngày càng nhiều nhân viên chấp nhận giá trị cốt lõi của tổ chức và sự cam kết của họ với những giá trị đó thì văn hóa của tổ chức càng mạnh.

Có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến tính chất mạnh – yếu của văn hóa kinh doanh. Trong đó, điển hình nhất có thể nói đến các yếu tố như là: quy mô tổ chức, tuổi đời doanh nghiệp, số lượng các thế hệ thành viên chủ chốt, cường độ các hoạt động mang tính chất văn hóa của tổ chứcVà cũng có nhiều chỉ tiêu để đánh giá, nhìn nhận một nền văn hóa có mạnh hay không? Đó là:

- Kết quả lao động cao

- Xu thế ổn định của các đặc trưng văn hóa trước tác động của thời gian, của áp lực từ môi trường bên trong và bên ngoài

-

Hai phương pháp được các nhà nghiên cứu áp dụng để có thể đánh giá được sức mạnh của văn hóa kinh doanh là: Phương pháp “xác minh biểu trưng của văn hóa kinh doanh” và phương pháp “xác minh tính đồng thuận/ mức độ ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh”. Đây là hai phương pháp được xác định bằng phương pháp định lượng.

(1) Phương pháp “xác minh biểu trưng của văn hóa kinh doanh” (artefactual approach)

Về nguyên tắc, phương pháp này đánh giá tính chất mạnh – yếu của VHKD của doanh nghiệp bằng cách đặt ra bảng câu hỏi dưới dạng phiếu điều tra (questionaire) hoặc đề cương phỏng vấn (interview)về “sự tồn tại”, “hiệu lực”, “tính nhất quán” của những biểu trưng của doanh nghiệp. Đối tượng cần xác minh là những dấu hiệu như ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng, phong tục, triết lý, biện pháp, hệ thốnglà những đặc trưng văn hóa được mong muốn của một doanh nghiệp và cũng là phương tiện hướng dẫn hành động cho mọi thành viên. Mục đích của việc xác minh là nhằm đánh giá tính toàn diện, tác dụng đối với thành viên tổ chức (hay nhận thức của các thành viên về sự tồn tại và ý nghĩa của chúng), sự thống nhất giữa chúng

(2) Phương pháp “xác minh tính đồng thuận/ mức độ ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh” (consensus/ intensity approach)

Tinh thần của phương pháp này là đánh giá dựa trên quan điểm cho rằng VHKD, VHDN luôn có tác động lớn đối với nhận thức và hành vi của các cá nhân trong doanh nghiệp đó. Phương pháp này đánh giá mức độ mạnh

– yếu dựa trên mối quan hệ giữa mức độ đồng thuận giữa các thành viên và mức độ ảnh hưởng của họ về các đặc trưng của VHKD. Trong phương pháp này, mức độ đồng thuận là sự nhất trí đối với “lý tưởng”, “niềm tin”, “giá trị chủ đạo” của doanh nghiệp và “thái độ” của thành viên. Mức độ đồng thuận

Ngày đăng: 12/05/2022