Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA KINH DOANH AUSTRALIA ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM


Họ và tên sinh viên : Vũ Việt Dũng Lớp : A16 – K42D

Khoá 42

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoàng Ánh


Hà Nội, tháng 10/2007


MỤC LỤC


TRANG PHỤ BÌA


MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU

1

Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa kinh doanhnăng lực cạnh tranh

của hàng hóa.

4


4

1.1. Tổng quan về văn hoá kinh doanh.


1.1.1. Khái niệm

4

1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh

10

1.2. Năng lực cạnh tranh

14

1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh

14

1.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh

17

1.3. ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh đến năng lực cạnh tranh của

hàng hóa

20

1.3.1. Chất lượng

20

1.3.2. Chính sách giá cả

22

1.3.3. Chính sách phân phối

24

Kết luận Chương 1

25

Chương 2: ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh đến năng lực cạnh tranh

của hàng Việt Nam trên thị trường Australia

27

2.1. Tổng quan về văn hóa kinh doanh Australia

27

2.1.1. Giới thiệu chung về Australia

27

2.1.2. Văn hóa Australia

30

2.1.3. Văn hóa kinh doanh của Australia

35

2.2. Vài nét về quan hệ Việt Nam – Australia

45

2.2.1. Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Australia

45

2.2.2. Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia

46

2.3. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường Australia

50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam - 1



2.3.1. Chất lượng sản phẩm

52

2.3.2. Giá thành sản phẩm

53

2.3.3. Phương pháp phân phối

54

2.3.4. Hỗ trợ và xúc tiến kinh doanh

55

2.4. ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực cạnh

tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường này

56

2.4.1. Chất lượng sản phẩm

56

2.4.2. Chính sách giá cả

58

2.4.3. Chính sách phân phối

59

2.4.4. Chính sách hỗ trợ và xúc tiến kinh doanh

60

Kết luận Chương 2

61

Chương 3: Giải pháp về văn hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của

hàng hóa Việt Nam trên thị trường Australia

62

3.1. Phân tích SWOT của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Australia

62

3.1.1. Điểm mạnh

62

3.1.2. Điểm yếu

63

3.1.3. Cơ hội

65

3.1.4. Thách thức

70

3.2. Đánh giá ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực

cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam

76

3.2.1. Những thành công của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Australia

76

3.2.2. Những khó khăn tồn tại của hàng hóa Việt Nam trên thị trường

Australia

77

3.3. Giải pháp văn hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt

Nam trên thị trường Australia

79

3.3.1. Giải pháp vĩ mô

80

3.3.2. Giải pháp vi mô

84

Kết luận Chương 3

87

KẾT LUẬN

88



Tài liệu tham khảo

89

Phụ lục 1: Bản đồ Australia

89

Phụ lục 2: Tiếng lóng trong ngôn ngữ Anh – Australia

90

Phụ lục 3: Hiệp định Thương mại và hợp tác kinh tế giữa Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam và Australia

101


LỜI NÓI ĐẦU

I. Lời mở đầu:

Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX, thế giới phát triển với tốc độ nhanh chóng hơn hẳn những giai đoạn trước cả về kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật và xã hội. Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu Internet đã làm các khái niệm về biên giới và khoảng cách trở nên lỏng lẻo. Việc kinh doanh buôn bán không thể bó hẹp trong mỗi địa phương, mỗi quốc gia thậm chí mỗi khu vực. Vấn đề toàn cầu hóa trong kinh doanh đã và đang trở thành hiện thực trên khắp trái đất mà gắn liền với nó là ảnh hưởng qua lại giữa các nền văn hóa của các quốc gia.

Trong xu thế đó, Việt Nam đã chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, biểu hiện tích cực và gần đây nhất là việc Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Bên cạnh những cơ hội về thị trường, vốn và công nghệ mở ra trước mắt, chúng ta cũng đang đối mặt với những thách thức về kinh nghiệm, cạnh tranh của các thị trường khác ngày càng gay gắt. Muốn cạnh tranh được trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp cũng như của toàn nền kinh tế mà trước hết là các yếu tố như chất lượng sản phẩm, giá cả, thương hiệu... Hiện nay, chất lượng hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía những thị trường khó tính nhất như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản... Tuy nhiên để tạo được cá biệt hóa so với hàng hóa từ các nước đang phát triển khác, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thỏa mãn được những nhu cầu về sản phẩm của từng thị trường. Nghiên cứu thị hiếu, sở thích, thói quen và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng là một cách làm không quá tốn kém nhưng mang lại hiệu quả và là một chiến lược có thể áp dụng lâu dài. Do đó, việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh của các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là một điều cần thiết trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Ở Việt Nam, khái niệm văn hóa kinh doanh còn khá mới mẻ, những hiểu biết của doanh nghiệp về vấn đề này còn ít. Điều này không chỉ gây ra những hạn chế cho


doanh nghiệp của Việt Nam trong buôn bán quốc tế mà đôi khi còn tạo ra những sai lầm nghiêm trọng do những sản phẩm gây xung đột văn hóa hay những hành xử là điều cấm kị đối với bạn hàng quốc tế. Trong kinh doanh, văn hóa được thể hiện vô cùng phong phú dưới nhiều hình thức và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định thành công hay thất bại của quan hệ thương mại giữa các doanh nghiệp cũng như quốc gia.

Australia, một quốc gia phát triển rất gần Việt Nam và cùng nằm trong khu vực kinh tế năng động Châu Á-Thái Bình Dương, đã trở thành một thị trường quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam.. Điều này đã được chứng minh trong 30 năm qua và đặc biệt những năm gần đây, các hoạt động đầu tư, thương mại... cả hai chiều đạt tăng trưởng cao. Các hoạt động đó được củng cố vững chắc thông qua hàng loạt những chương trình hỗ trợ, hợp tác về giáo dục, môi trường... Tuy nhiên kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia vẫn chưa xứng với tiềm năng dồi dào, trong đó một phần cũng do việc chưa thống nhất về văn hóa kinh doanh của nhau.

Vì vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu văn hóa kinh doanh của Australia và ảnh hưởng của nó đến năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp văn hóa nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam củng cố và phát triển năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường tiềm năng này.

II. Mục đích và phạm vi nghiên cứu.

Mục đích của khóa luận gồm có điểm chủ yếu: (a) tìm hiểu lý luận về văn hóa kinh doanh và năng lực cạnh tranh cùng tác động của văn hóa kinh doanh đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa, (b) đưa ra cái nhìn toàn cảnh về thị trường Australia và đánh giá toàn cảnh năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường này và (c) đưa ra những giải pháp văn hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Australia.

Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào năng lực cạnh tranh của hàng hóa chứ không phải năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hay của quốc gia trên thị trường thế giới.


Về văn hóa kinh doanh, tác giả giới hạn trong những lý luận chung về văn hóa kinh doanh và văn hóa kinh doanh của thị trường Australia.


III. Phương pháp nghiên cứu.

Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, trong quá trình thực hiện, nhóm tác giả đã sử dụng một cách tổng hợp nhiều phương pháp, bao gồm các phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp phân tích

IV. Kết cấu bài viết.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và một số phụ lục, nội dung của khóa luận được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa kinh doanh và năng lực cạnh tranh của hàng hóa. Chương 2: ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh đến năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường Australia.

Chương 3: Giải pháp về văn hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Australia.

Tác giả xin chân thành cảm ơn cô giáo, TS. Nguyễn Hoàng ánh, người đã trực tiếp gợi ý và hướng dẫn người viết hoàn thành đề tài này. Do thời gian và trình độ còn hạn chế, công trình này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy cô giáo và người đọc để công trình được hoàn thiện hơn.


Chương 1:‌‌

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA

1.1. Tổng quan về văn hoá kinh doanh.

1.1.1. Khái niệm.

1.1.1.1. Khái niệm văn hoá.

Văn hoá kinh doanh là một bộ phận quan trọng trong giao dịch thương mại quốc tế, đặc biệt trong thời đại hiện nay bởi phân công lao động quốc tế khiến các quốc gia ngày càng tiến hành nhiều hoạt động thương mại với nhau. Để tìm hiểu về văn hoá kinh doanh, trước hết phải xem xét văn hoá kinh doanh với tư cách là một bộ phận của văn hoá.

Từ khi loài người biết sử dụng công cụ lao động, sử dụng ngôn ngữ và tồn tại như những sinh vật xã hội, những tiền đề của văn hoá đã bắt đầu hình thành từ chính cuộc sống của loài người như tên gọi, tục thờ cúng các vị thần. Mỗi nhóm người lại có những đặc điểm riêng, có thể bắt nguồn từ hoàn cảnh sống, vị trí địa lý, khí hậu... mà dần hình thành những khác biệt đáng kể so với những nhóm người khác, theo thời gian những nhóm người này phát triển thành một dân tộc, gắn liền với mỗi dân tộc là văn hoá của họ. Cho đến năm 1952, Kroeber và Kluekholn, hai nhà nghiên cứu người Đức, trong bài viết ―Văn hóa, nhìn lại các quan điểm và định nghĩa‖ đã thống kê được 164 định nghĩa văn hóa có thể chia làm sáu loại chính như sau:

1/ Các định nghĩa mang tính miêu tả: liệt kê tất cả những gì mà khái niệm văn hóa bao hàm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022