Đánh Giá Sơ Bộ Độ Tin Cậy Của Thang Đo Bằng Hệ Số Cronbach’S Alpha‌


Phân tích nhân tố khám phá EFA

Các biến sau khi được kiểm định thang đo và loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy, sẽ được đưa vào phân tích nhân tố để xác định lại thang đo, điều này sẽ giúp đánh giá chính xác hơn các thang đo, loại bỏ bớt các biến đo lường không đạt yêu cầu và làm cho thang đo đảm bảo tính đồng nhất.

Phân tích nhân tố được hiểu là nhằm nhóm các biến ít tương quan với nhau thành các nhân tố mà các biến trong đó có sự tương quan với nhau hơn, từ đó hình thành các nhân tố đại diện nhưng vẫn mang đầy đủ thông tin so với số lượng biến ban đầu. Phân tích nhân tố bao gồm các bước:

Bước 1:Kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố đối với các dữ liệu ban đầu bằng chỉ số KMO (Kaiser– Meyer– Olkin) và giá trị thống kê Barlett.

Tiêu chuẩn đánh giá:

- Chỉ số KMO> 0.5

- Mức ý nghĩa quan sát nhỏ (sig< 0.05)

Các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố (EFA) là thích hợp.

Bước 2:Tiếp theo, phương pháp trích nhân tố và phương pháp xoay nhân tố sẽ được tiến hành để xác định số lượng các nhân tố được trích ra và xác định các biến thuộc từng nhân tố.

Tiêu chuẩn đánh giá:

- Chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 sẽ được giữ lại trong mô hình phân tích, vì những nhân tố này có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn so với những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1.

- Tổng phương sai trích lớn hơn 50% để chứng tỏ mô hình trên phù hợp với dữ liệu phân tích.

- Hệ số Factor loading: là hệ số tương quan đơn giữa biến và nhân tố. Điều kiện: hệ số factor loading > 0.5. Biến sẽ thuộc nhân tố nào mà tại đó biến có hệ số factor loading lớn nhất. Những biến nào không thoả các tiêu chuẩn trên sẽ bị loại.


Bước 3:Kiểm định lại độ tin cậy của thang đo các nhân tố này bằng hệ số Cronbach’s alpha .

Phân tích tương quan - hồi quy

Để kiểm định mối quan hệ giữa các thành phần văn hóa công ty và sự gắn kết với tổ chức của nhân viên trong mô hình nghiên cứu, sử dụng phương pháp tương quan với hệ số tương quan Pearson (r). Giá trị r: -1 ≤ r ≤ +1.

Nếu r > 0 thể hiện tương quan đồng biến. Ngược lại, r < 0 thể hiện tương quan nghịch biến. Giá trị r = 0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ tuyến tính.

│r│ → 1: quan hệ giữa hai biến càng chặt

│r│ → 0: quan hệ giữa hai biến càng yếu

Mức ý nghĩa “sig” của hệ số tương quan, cụ thể như sau: Nhỏ hơn 5%: mối tương quan khá chặt chẽ.

Nhỏ hơn 1%: mối tương quan rất chặt chẽ.

Bước kế tiếp, sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính bội. Mục tiêu của phân tích hồi quy là nhằm xác định nhân tố quan trọng nhất, có tác động mạnh nhất đến biến phụ thuộc.

Bước 1: Kiểm định mô hình hồi quy

- Thông thường chúng ta không biết trước được mô hình hồi quy có thích hợp không. Do đó chúng ta cần phải tiến hành dò tìm xem có bằng chứng nói rằng các giả định cần thiết bị vi phạm hay không. Ở đây chúng ta khảo sát sự thích hợp bằng cách xây dựng biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hố, biểu đồ tần số P-P, đồ thị phân tán. Tiêu chuẩn để đánh giá sự thích hợp của mô hình là giá trị trung bình Mean của phần dư chuẩn số nhỏ (0.00) và độ lệch chuẩn lớn (> 0.95).

- Hệ số phóng đại VIF không vượt quá 10 để tránh hiện tượng đa cộng tuyến cho mô hình hồi quy (Hoàng Trọng, 2008).

- Hệ số xác định R2 và hệ số xác định điều chỉnh R2adj: hệ số xác định R2 cho thấy % biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi sự biến thiên của các biến độc lập. Tiêu chuẩn để đánh giá sự thích hợp của mô hình là hệ số xác định R2 và hệ số xác định điều chỉnh R2adj lớn hơn hay bằng 50%.



thuộc.

Bước 2:Xác định mối liên hệ tuyến tính của các biến độc lập lên biến phụ


Phương trình hồi quy chuẩn hóa: Y= f (A,B,C,D,E,F,G)

Y= β0 + β1*A + β2*B + β3*C + β4*D + β5*E + β6*F + β7*G

Chúng ta đã biết, các kết luận dựa trên hàm hồi quy tuyến tính thu được chỉ

có ý nghĩa khi hàm hồi quy đó phù hợp với dữ liệu mẫu và các hệ số hồi quy khác 0 có ý nghĩa; đồng thời, các giả định của hàm hồi quy tuyến tính cổ điển về phương sai, tính độc lập của phần dư… được đảm bảo. Vì thế, trước khi phân tích kết quả hồi quy, ta thực hiện các kiểm định về độ phù hợp của hàm hồi quy, kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy và đặc biệt là kiểm định các giả định của hàm hồi quy.

Tiêu chuẩn để xác định mối liên hệ tuyến tính này là dựa vào hệ số β, trị số tuyệt đối của hệ số này càng lớn thì liên hệ tuyến tính càng mạnh. Đồng thời mức ý nghĩa quan sát của các biến độc lập có quan hệ tuyến tính phải nhỏ (0.00).


Tóm tắt chương 3‌

Chương 3 trình bày cách thức thực hiện nghiên cứu, cách thức khảo sát, phương pháp xử lý số liệu khảo sát, kiểm định thang đo. Nghiên cứu đã xây dựng quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu xác định rò đối tượng khảo sát nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Á Châu trên địa bàn Tp.HCM, điều chỉnh thang đo 31 biến quan sát cho 7 thành phần văn hóa của thang đo văn hóa công ty và 6 biến quan sát cho thang đo gắn kết với tổ chức. Đây là bước chuẩn bị cần thiết để thực hiện và xác định kết quả nghiên cứu.


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU‌


Chương 3 trình bày phương pháp thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá thang đo và mô hình nghiên cứu. Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu định tính và định lượng, thông tin về mẫu khảo sát, kiểm định thang đo lường, thực hiện phân tích hồi quy để xem xét ảnh hưởng và so sánh mức độ tác động của các thành phần văn hóa công ty đến sự gắn kết của nhân viên. Đồng thời tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra.

Qua nghiên cứu định tính thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp với các đối tượng là cán bộ quản lý, nhân viên có kinh nghiệm tại ngân hàng TMCP Á Châu tại TP.HCM để hiệu chỉnh, bổ sung bảng câu hỏi cho phù hợp với đối tượng, ngành nghiên cứu (dàn bài phỏng vấn trực tiếp, thảo luận nhóm được trình bày trong phụ lục 1). Kết quả phỏng vấn trực tiếp cho thấy những người tham gia đều hiểu rò nội dung các câu hỏi, và thống nhất đồng ý với 7 thành phần văn hóa công ty của mô hình lý thuyết. Thảo luận đóng góp, điều chỉnh, bổ sung thêm một số biến quan sát để làm rò hơn các thành phần văn hóa, sát hơn với môi trường văn hóa tại ngân hàng TMCP Á Châu tại TP.HCM.

Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, bảng câu hỏi khảo sát chính thức được xây dựng bao gồm 31 biến quan sát cho 7 thành phần văn hóa của thang đo văn hóa công ty và 6 biến quan sát cho thang đo gắn kết với tổ chức (phụ lục 2).

Số bảng khào sát được gởi đi khảo sát tổng cộng là 300 bảng, trong đó có 150 bảng được gởi trực tiếp và 150 bảng qua thư điện tử, thu về 250 bảng, đạt tỷ lệ 83.33%. Trong các bảng câu hỏi thu về, có 30 bảng cho cùng mức điểm với tất cả câu hỏi hoặc trả lời thiếu nhiều thông tin nên không đảm bảo tin cậy, vì vậy không sử dụng 30 bảng câu hỏi này. Cuối cùng có 220 bảng được sử dụng cho nghiên cứu, đạt tỷ lệ 73,33%.


4.1 Mô tả mẫu‌


Bảng 4.1: Các thông tin của đối tượng khảo sát


Loại thông tin

Tần suất

%

% có giá trị

Giới tính




Nam

107

48,6

48,6

Nữ

113

51,4

51,4

Tuổi




≤ 26 tuổi

77

35

35

27-35

135

61,4

61,4

36-45

8

3,6

3,6

≥46

0

0

0

Trình độ học vấn




Trung cấp

2

0,9

0,9

Cao đẳng

4

1,8

1,8

Đại học

180

81,8

81,8

Trên đại học

34

15,5

15,5

Kinh nghiệm làm việc

≤ 1 năm

17

7,7

7,7

1-2 năm

29

13,2

13,2

2-5 năm

112

50,9

50,9

5-10 năm

62

28,2

28,2

Cấp bậc




Nhân viên

201

91,4

91,4

Cấp quản lý

19

8,6

8,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của văn hóa công ty đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên ngân hàng TMCP Á Châu tại TP.HCM - 5



Nơi làm việc




CN Chợ Lớn

30

13,6

13,6

CN Châu Văn Liêm

26

11,8

11,8

Hội Sở

33

15

15

CN Bình Tây

25

11,4

11,4

CN Phú Lâm

30

13,6

13,6

Sở Giao Dịch

25

11,4

11,4

CN Ông Ích Khiêm

24

10,9

10,9

CN Sài Gòn

27

12,3

12,3


Bảng 4.1 mô tả những thông tin của các đối tượng khảo sát dựa trên thống kê tần suất và phần trăm có giá trị. Bảng thông tin của đối tượng khảo sát cho thấy đối tượng khảo sát đa phần là nhân viên (91.4%), có tỷ lệ nữ nhiều hơn nam (51,4% Nam và 48,6% Nữ), đa số là lao động trẻ tuổi (độ tuổi từ 25-27 chiếm 61,4%), có trình độ học vấn cao (81,8% trình độ đại học, 15,5% sau đại học) và kinh nghiệm làm việc cũng khá lớn (50,9% làm việc từ 2-5 năm và 28,2% làm việc từ 5-10 năm). Đối tượng khảo sát có mức khái quát khá cao khi số lượng mẫu cho mỗi chi nhánh ngân hàng là tương đối ngang nhau không chênh lệch quá nhiều (dao động từ thấp nhất là CN Ông Ích Khiêm 10,9% đến cao nhất là 15% cho Hội sở)


4.2 Đánh giá sơ bộ độ tin cậy của các thang đo‌

Thang đo văn hóa công ty OCP (Organizational Culture Profile) của O’Reilly et al (1991) đã được hiệu chỉnh bởi McKinnon et al (2003) và thang đo sự gắn kết của nhân viên với tổ chức ACS (Affective Commitment Scale) hiệu chỉnh của Meyer et al (1993) là những thang đo thể hiện những khía cạnh khác nhau (còn được gọi là chiều hướng). Do đó chúng cần được kiểm định chặt chẽ để loại bớt đi những biến quan sát, những thành phần không đạt điều kiện trước khi tiến hành các phân tích khác của đề tài.


4.2.1 Đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha‌

Theo Hair (1998), thì hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) nên lớn hơn 0.5 và Cronbach’s Alpha nên ≥ 0.7. Đối với kiểm định Cronbach’s Alpha trong nghiên cứu này, điều kiện chấp nhận biến quan sát được đề nghị:

- Thứ nhất: Giá trị Cronbach’s Alpha phải > 0.7

- Thứ hai: Hệ số tương quan biến-tổng thấp nhất trong thành phần phải > 0.3 Theo như mô hình nghiên cứu, văn hóa công ty được xác định theo 7 thành

phần và được đo lường cụ thể như sau:

- Tôn trọng- Phát triển nhân viên: được đo lường bằng 8 biến quan sát, ký hiệu từ A1 đến A7.

- Định hướng đội nhóm: được đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ B1 đến B4.

- Chi tiết/ Nguyên tắc hóa: được đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ C1 đến C4.

- Sự ổn định: được đo lường bằng 3 biến quan sát, ký hiệu từ D1 đến D3.

- Cải tiến: được đo lường bằng 5 biến quan sát, ký hiệu từ E1 đến E5.

- Định hướng kết quả: đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ F1 đến F4.

- Năng nổ/ tháo vát: đo lường bằng 4 biến quan sát, ký hiệu từ G1 đến G4.

Thang đo sự gắn kết với tổ chức: được đo lường bằng 6 biến quan sát, ký hiệu từ COMMIT1 đến COMMIT6.

Kết quả phân tích Cronbach’s alpha các thành phần văn hóa công ty được trình bày ở bảng 4.2 với các kết quả cụ thể như sau: (xem chi tiết tại Phụ lục 3.1)


Bảng 4.2: Hệ số Cronbach’s alpha các thành phần văn hóa công ty (N = 220)



Biến Quan sát

Trung bình thang đo nếu loại

biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Alpha nếu loại biến


Kết Luận

Tôn Trọng- phát triển nhân viên

Alpha = 0,907

Số biến = 7

A1

21,45

13,874

0,771

0,887

Biến phù hợp

A2

21,3

14,341

0,761

0,888

Biến phù hợp

A3

21,35

14,732

0,696

0,895

Biến phù hợp

A4

21,37

15,148

0,634

0,902

Biến phù hợp

A5

21,27

14,428

0,753

0,889

Biến phù hợp

A6

21,5

15,027

0,639

0,901

Biến phù hợp

A7

21,53

14,04

0,789

0,885

Biến phù hợp

Định hướng đội nhóm

Alpha = 0,858

Số biến = 4

B1

10,88

4,884

,733

,806

Biến phù hợp

B2

11,04

4,733

,745

,801

Biến phù hợp

B3

10,86

4,934

,736

,806

Biến phù hợp

B4

10,91

5,312

,600

,860

Biến phù hợp

Chi tiết / nguyên tắc hóa

Alpha = 0,694

Số biến = 4

C1

11,41

2,636

,526

,597

Biến phù hợp

C2

11,90

3,292

,289

,738

Biến không

phù hợp

C3

11,39

2,494

,617

,534

Biến phù hợp

C4

11,28

2,861

,497

,618

Biến phù hợp

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí