Sơ Đồ Tóm Tắt Quá Trình Chọn Mẫu Trong Nghiên Cứu Định Tính 15516


- H1: Thành phần tôn trọng con người có tác động dương đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên.

- H2: Thành phần định hướng đội nhóm có tác động dương đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên.

- H3: Thành phần chi tiết/ nguyên tắc hóa có tác động dương đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên.

- H4: Thành phần sự ổn định có tác động dương đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên.

- H5: Thành phần cải tiến có tác động dương đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên.

- H6: Thành phần định hướng kết quả có tác động dương đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên.

- H7: Thành phần năng nổ, tháo vát có tác động dương đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên.


Tóm tắt chương 2

Chương 2 xem xét các nghiên cứu cơ bản, các lý thuyết liên quan đến văn hóa công ty, sự gắn kết với tổ chức của nhân viên. Trong chương này cũng đưa ra cơ sở để lựa chọn thang đo văn hóa công ty OCP (Organizational Culture Profile) của O’Reilly et al (1991) đã được hiệu chỉnh bởi McKinnon et al. (2003) và thang đo sự gắn kết với tổ chức của nhân viên ACS (Affective Commitment Scale) hiệu chỉnh của Meyer et al (1993) để xây dựng mô hình và phân tích, nghiên cứu cho các chương sau. Nghiên cứu với 7 giả thuyết được thực hiện nhằm đo lường ảnh hưởng của các thành phần văn hóa công ty đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌


Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết các khái niệm nghiên cứu. Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu sử dụng để kiểm định các thang đo để đo lường các khái niệm nghiên cứu cũng như kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã nêu ở chương 2. Chương này gồm các phần: (1) thiết kế nghiên cứu, (2) phương pháp chọn mẫu, (3) xây dựng thang đo và (4) phương pháp xử lý số liệu.


3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ (định tính)

Trong nghiên cứu sơ bộ sẽ tiến hành thu thập thông tin qua các nguồn:

- Thông tin thứ cấp: tạp chí khoa học, giáo trình, internet...

- Thông tin sơ cấp: thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp, thảo luận nhóm các đối tượng chọn lọc là những người có kinh nghiệm làm việc tại ngân hàng TMCP Á Châu trên địa bàn TP.HCM.

Mục đích việc thu thập thông tin này nhằm tìm hiểu những cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu đã được thực hiện trước, qua đó lựa chọn mô hình nghiên cứu thích hợp nhất trong điều kiện nghiên cứu. Việc phỏng vấn trực tiếp, thảo luận nhóm những người có kinh nghiệm trong công tác quản lý tại ngản hàng TMCP Á Châu giúp xác định mô hình nghiên cứu chính thức là kết quả của sự vận dụng mô hình lý thuyết vào điều kiện nghiên cứu thực tế. Quá trình chọn mẫu theo phương pháp nghiên cứu định tính theo sơ đồ hình 3.1


Hình 3.1: Sơ đồ tóm tắt quá trình chọn mẫu trong nghiên cứu định tính


Nhà nghiên cứu chọn chuyên gia S1 để thu thập ý kiến xây dựng lý thuyết. Kế đến tiếp tục thảo luận với S2 để lấy thêm thông tin mà S1 chưa có. Tiếp tục thực hiện như trên với lần lượt với các chuyên gia S3, S4 cho đến lượt S5 thì hầu như không còn gì khác hơn. Để khẳng định S5 là điểm bảo hoà thì nên chọn thêm S6. Kích cỡ mẫu nghiên cứu là 6.

Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách thảo luận với các cán bộ quản lý, trường phòng nhân sự , các nhân viên có kinh nghiệm đang làm việc tại ngân hàng TMCP Á Châu về các thành phần của VHDN để đánh giá lại toàn bộ những câu hỏi đã được xây dựng và tham chiếu với thang đo văn hóa công ty OCP Organizational Culture profile) của O’Reilly et al (1991) đã được hiệu chỉnh bởi McKinnon et al. (2003) và thang đo sự gắn kết với tổ chức của nhân viên ACS (Affective Commitment Scale) hiệu chỉnh của Meyer et al (1993) để chọn lọc, điều chỉnh cho phù hợp hơn với phạm vi của đề tài.

Nghiên cứu chính thức (định lượng)

Nghiên cứu chính thức được thực hiện theo phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến những đối tượng trả lời bằng các hình thức: phỏng vấn và khảo sát bảng câu hỏi trực tiếp, nhờ bạn bè, đồng nghiệp gởi khảo sát, gởi qua thư điện tử, khảo sát online.. Bảng câu hỏi điều tra chính thức được hình thành từ nghiên cứu định tính sau khi có sự tham vấn ý kiến của các chuyên gia.


Các dữ liệu, thông số sẽ được tiến hành kiểm tra, phân tích, đánh giá bằng phần mềm SPSS 20.

Dự kiến nghiên cứu sẽ được thực hiện trong thời gian là 1 tháng.

Nghiên cứu được thực hiện tại một thời điểm: được thực hiện một lần và là một bức tranh về một thời điểm.

Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo quy trình như hình sau:


Bảng phỏng vấn định tính sơ bộ

Nghiên cứu định tính (thảo luận tay đôi với chuyên gia và nhóm)

Bảng câu hỏi sơ bộ

Bảng câu hỏi chính thức

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Khảo sát thử (phỏng vấn sâu n=10 để điều chỉnh



Viết báo cáo nghiên cứu


Nghiên cứu định lượng

-Mã hóa dữ liệu làm sạch dữ liệu.

-Cronbach’s Anpha và đánh giá sơ bộ thang đo.

-Kiểm định độ tin cậy EFA và đánh giá thang đo

-Phân tích dữ liệu: thống kê mô tả, hồi qui

-Phân tích kết quả xử lý số liệu

Hình 3.2: Quy trình thực hiện nghiên cứu


3.2 Phương pháp chọn mẫu‌

Tổng thể

Tổng thể nghiên cứu là tòan bộ nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Á Châu trên địa bàn TP.HCM.

Kích thước mẫu

Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, số tham số và phân phối chuẩn của câu trả lời. Trong luận văn này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA. Trong EFA kích thước mẫu thường được xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Hair et al (2006) cho rằng để sử dụng EFA kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/ biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Trong bản khảo sát có 37 biến quan sát nên tối thiểu cần có 37*5=185 mẫu. Để đạt được kích thước mẫu tối thiểu tác giả đã gửi đi 300 bản khảo sát.

Cách thức chọn mẫu: phi xác xuất, thuận tiện đối với những người làm việc tại ngân hàng TMCP Á Châu trên địa bàn TP.HCM.


3.3 Xây dựng bảng câu hỏi‌

Các bước xây dựng bảng câu hỏi:

-Bước 1: Đưa ra mô hình văn hóa công ty OCP (Organizational Culture Profile) của O’Reilly et al (1991) đã được hiệu chỉnh bởi McKinnon et al (2003)- 7 thành phần- 26 biến và thang đo sự gắn kết của nhân viên với tổ chức ACS (Affective Commitment Scale) hiệu chỉnh của Meyer et al (1993)- 6 biến.

-Bước 2: Xây dựng bảng câu hỏi với việc điều chỉnh câu chữ cho phù hợp với đối tượng khảo sát.

-Bước 3: Tiến hành nghiên cứu định tính thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp, thảo luận nhóm với các đối tượng chọn lọc là những người có kinh nghiệm trong công tác quản lý tại ngân hàng TMCP Á Châu tại TP.HCM để hiệu chỉnh, bổ


sung bảng câu hỏi cho phù hợp với đối tượng, ngành hàng nghiên cứu (dàn bài phỏng vấn trực tiếp, thảo luận nhóm được trình bày trong phụ lục 1).

-Bước 4: trên cở sở các ý kiến đóng góp, bản câu hỏi khảo sát chính thức được xây dựng bao gồm 37 biến quan sát cho 7 thành phần văn hóa của thang đo văn hóa công ty và 6 biến quan sát cho thang đo gắn kết với tổ chức (phụ lục 2)

Thang đo văn hóa công ty

Thành phần Tôn trọng-Phát triển nhân viên (ký hiệu A) gồm 8 biến quan sát:


A1

Anh/chị được đối xử công bằng với các nhân viên khác

A2

Anh/chị được tôn trọng trong công việc

A3

Cấp trên không chỉ trích nặng nề, thể hiện sự cảm thông, tạo điều kiện sửa đổi

khi anh/chị mắc phải sai sót không mong muốn trong công việc

A4

Anh/chị được tham gia các chương trình đào tạo theo yêu cầu của công việc

A5

Anh/chị được huấn luyện các kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt công việc

A6

Anh/chị được biết các điều kiện cần thiết để được thăng tiến trong công ty

A7

Thành tích của anh/chị được khen thưởng xứng đáng, công khai và phổ biến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của văn hóa công ty đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên ngân hàng TMCP Á Châu tại TP.HCM - 4

Thành phần Định hướng đội nhóm: (ký hiệu B) gồm 4 biến quan sát:


B1

Các thành viên trong nhóm anh/chị luôn quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau

B2

Các thành viên trong nhóm anh/chị luôn đặt các mục tiêu của nhóm là ưu tiên

hàng đầu

B3

Các thành viên trong nhóm anh/chị luôn sẵn sàng hợp tác làm việc cùng nhau

B4

Khi cần sự hỗ trợ, anh/chị luôn nhận được sự hợp tác của các phòng ban, bộ phận

trong công ty

Thành phần Chi tiết/ Nguyên tắc hóa: (ký hiệu C) gồm 4 biến quan sát:


C1

Anh/chị được yêu cầu phải cẩn thận và phân tích kỹ trong công việc

C2

Cấp trên luôn quan tâm đến từng chi tiết nhỏ trong công việc của anh/chị

C3

Cấp trên luôn đòi hỏi sự chính xác, hoàn hảo trong công việc của anh/chị


C4

Anh/chị được yêu cầu phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, quy trình làm

việc của công ty và phòng ban


Thành phần Sự ổn định: (ký hiệu D) gồm 3 biến quan sát:


D1

Công ty luôn tạo cho anh/chị cảm giác yên tâm về sự an toàn trong công việc

D2

Công ty luôn tạo cho anh/chị cảm giác yên tâm về sự ổn định trong công việc


D3

Anh/chị luôn tự tin là có thể nhận ra, được thông báo các thay đổi sắp đến trong

công việc


Thành phần Cải tiến: (ký hiệu E) gồm 5 biến quan sát:


E1

Anh/chị luôn được tạo điều kiện để thực hiện các ý tưởng mới


E2

Anh/chị không bị ràng buộc nhiều bởi các luật lệ, quy trình khi thực hiện các ý

tưởng mới

E3

Anh/chị luôn khai thác tối đa các cơ hội để nhận ra và đưa ra các cải tiến mới

E4

Anh/chị luôn thể hiện sự ham muốn thay đổi, cải tiến công việc được tốt hơn


E5

Anh/chị được cấp trên cho phép, khuyến khích mạo hiểm để thực hiện các ý

tưởng mới

Thành phần Định hướng kết quả: (ký hiệu F) gồm 4 biến quan sát:


F1

Công ty định hướng kết quả làm việc là ưu tiên hàng đầu để đánh giá nhân viên


F2

Cấp trên luôn đặt niềm tin là anh/ chị có thể đạt được các chỉ tiêu cao và đầy thử

thách của công ty


F3

Anh/chị luôn định hướng hành động để thực hiện các mục tiêu công việc (không

chỉ dừng lại ở hội họp, trao đổi)

F4

Mọi hành động của anh/chị đều nhắm đến mục đích kết quả công việc tốt nhất

Thành phần Năng nổ/ Tháo vát: (ký hiệu G) gồm 4 biến quan sát:


G1

Công ty luôn đánh giá cao nhân viên năng nổ, chủ động trong công việc


G2

Anh/chị được công ty khuyến khích, tạo điều kiện cho sự cạnh tranh, thi đua

lành mạnh trong công việc


G3

Công ty luôn đánh giá cao nhân viên thể hiện sự năng nổ, tích cực tham gia các

phong trào, hoạt động xã hội


G4

Công ty luôn đánh giá cao nhân viên sẵn sàng đối diện với áp lực, những thay

đổi liên tục trong công việc do nhu cầu thị trường thay đổi


Thang đo gắn kết với tổ chức (ký hiệu COMMIT) gồm 6 biến quan sát:


COMMIT1

Anh/chị sẵn lòng gắn bó sự nghiệp suốt đời với công ty

COMMIT2

Anh/chị luôn xem khó khăn công ty là khó khăn của cá nhân mình

COMMIT3

Anh/chị có cảm giác mạnh là mình là thuộc về công ty này

COMMIT4

Anh/chị có cảm giác gắn kết mạnh mẽ về mặt tình cảm với công ty

COMMIT5

Anh/chị có cảm giác công ty như là gia đình thứ hai của mình

COMMIT6

Công ty có ý nghĩa lớn đối với cá nhân anh/chị


3.4 Phương pháp xử lý số liệu‌

Với tập dữ liệu thu về, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra, mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu, sẽ tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS với một số phương pháp phân tích như sau:

Mô tả mẫu

Đây là phân tích thống kê tần số để mô tả các thuộc tính của nhóm mẫu khảo sát như: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, cấp bậc và kinh nghiệm làm việc.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Sử dụng Cronbach’s alpha để kiểm tra độ tin cậy các tham số ước lượng trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố trong mô hình. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi tập dữ liệu.

Hệ số Cronbach’s alpha cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong bảng câu hỏi và được dùng để tính sự thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa những biến.

Tiêu chuẩn đánh giá:

- Các biến có hệ số tương quan biến- tổng (item-total correlation) nhỏ hơn

0.3 sẽ bị loại.

- Các biến có alpha nếu loại biến lớn hơn Cronbach’s alpha sẽ bị loại.

- Thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6.

Tiến hành loại từng biến, rồi chạy lại kiểm định thang đo, xác định lại hệ số Cronbach’s alpha để quyết định là biến tiếp theo có bị loại hay không.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022