Thực Trạng Văn Hoá Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Công Thương Hai Bà Trưng‌‌


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG‌‌


I. Khái quát về Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng


1. Lich sử hình thành và phát triển


1.1. Giai đoạn hình thành Ngân hàng Công Thương Quận Hai Bà Trưng


Trước năm 1988, khi Ngân hàng Công Thương Việt Nam chưa tách ra khỏi Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam thì Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng là hai chi nhánh chưa hợp nhất trực thuộc NHNN thành phố Hà Nội, hai chi nhánh đó mang tên là: Chi nhánh Ngân hàng Nhà Nước cấp quận và Chi nhánh Ngân Hàng kinh tế cấp quận đều nằm trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Đến năm 1988 khi NHCT Việt Nam tách ra từ NHNN Việt Nam thì Ngân hàng Nhà Nước thành phố Hà Nội đổi tên là Ngân hàng Công Thương thành phố Hà Nội trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam, còn hai chi nhánh trên chuyển thành Ngân hàng Công Thương khu vực 1 và Ngân hàng Công Thương khu vực 2.

Ngày 26/3/1988 nghị định số: 53/HĐBT về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam chuyển sang cơ chế quản lý 2 cấp được ban hành. Thực hiện theo nghị định này, ngày 1/4/1993, tại quyết định số: 93/NHCT – TCCB tổng giám đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam tiến hành tổ chức sắp xếp lại bộ máy NHCT trên địa bàn thành phố Hà Nội theo mô hình quản lý hai cấp của Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Khi quyết định chính thức có hiệu lực thì Ngân hàng Công Thương thành phố Hà Nội chính thức bị xóa bỏ, hai chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực 1 và Ngân hàng Công

Thương khu vực 2 Hai Bà Trưng đều là những chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam, được phép tổ chức hạch toán kinh tế và hoạt động như các Ngân hàng Công Thương cấp tỉnh, thành phố.

Ngày 1/9/1993, theo quyết định của tổng giám đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam, tiến hành sát nhập NHCT khu vực 1 và NHCT khu vực 2 Hai Bà Trưng thành một chi nhánh Ngân hàng Công Thương duy nhất trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng. Sau đó, đến ngày 23/3/2007 tại QĐ số 107/QĐ HĐQT – NHCT1 của hội đồng quản trị Ngân hàng Công Thương 1, chi nhánh NHCT khu vực 2 Hai Bà Trưng đã đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng.

1.2. Giai đoạn phát triển sau khi thực hiện cổ phần hóa


Ngày 25-12-2008 Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã tổ chức IPO thành công và NHCT Hai Bà Trưng đã chuyển đổi từ hình thức doanh nghiệp quốc doanh sang hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp cổ phần hoá.

Hiện nay Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng đã vượt qua những khó khăn ban đầu và khẳng định vi trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa cá dịch vụ kinh doanh tiền tệ. Mặt khác NHCT còn thường xuyên tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu tự phục vụ phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Để thực hiện đa dạng hóa các phương thức, hình thức, giải pháp huy động vốn trong và ngoài nước, đa dạng hóa các hình thức kinh doanh và đầu tư, từ năm 1993 trở lại đây NHCT Hai Bà Trưng đã thu được nhiều kết quả hoạt động kinh doanh, từng bước khẳng định mình trong môi trường kinh

doanh mang tính đầy cạnh tranh.


2. Sơ đồ bộ máy tổ chức


Trước đây thì mô hình tổ chức Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng gồm có 11 phòng ban chức năng, nhưng đến đầu năm 2009 đã tiến hành sát nhập Phòng thanh toán xuất nhập khẩu với Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn và Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Sơ đồ hiện tại :


(1)


3. Sản phẩm dịch vụ kinh doanh.


Thanh toán trong nước

- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho cá nhân và các tổ chức kinh tế.

- Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước.


1 ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Ngân Hàng Công Thương Hai Bà Trưng )

- Thu hộ, chi hộ.

- Chi trả lương hộ.

Dịch vụ tiền gửi

- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế, tổ chức các nhân với các kỳ hạn đa dạng, lãi suất linh hoạt.

- Nhận tiền gửi qua đêm.

- Tiền gửi có kỳ hạn.

- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.

- Nhận, chi tiền gửi tại nhà theo yêu cầu của khách hàng.

Dịch vụ kinh doanh đối ngoại

- Thanh toán xuất, nhập khẩu theo các phương thức.

- Tín dụng thư (L/C).

- Nhờ thu (D/A, D/P, CAD).

- Chuyển tiền.

Mua bán ngoại tệ thanh toán phí thương mại

- Chi trả kiều hối.

- Chi trả cho người lao động xuất khẩu.

- Chuyển tiền đi, đến phục vụ các mục đích khác.

- Thanh toán chuyển tiền biên giới.

Bảo lãnh

- Bảo lãnh vay vốn nước ngoài.

- Các hình thức bảo lãnh khác.

- Thu đổi ngoại tệ.

Sản phẩm tín dụng

- Cho vay vốn ngắn, trung và dài hạn.

- Tất cả các thành phần kinh tế.

- Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống.

- Đối với cán bộ, công nhân viên và các đối tượng khác.

- Cho vay theo dự án.

- Tài trợ xuất nhập khẩu.

- Đại lý cho thuê tài chính.

- Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, thương chiếu, các giấy tờ có giá.

- Tài trợ, ủy thác.

Các dịch vụ khác

- Giao dịch tự động bằng máy ATM.

- Gửi tiền một nơi, rút tiền nhiều nơi.

- Dịch vụ PHONE – BANKING, các dịch vụ ngân hàng tại nhà.

- HOME – BANKING.

- Dịch vụ cho thuê két sắt.

- Dịch vụ tư vấn, môi giới bất động sản.

- Tư vấn lập dự án đầu tư, phân tích kinh tế dự án đầu tư.

- Dịch vụ INTRANET.

- Đại lý chứng khoán.

- Thanh toán thuận tiện dưới mọi hình thức.

- Đặc biệt từ năm 2005 ngân hàng tự động (AutoBank) của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng phục vụ khách hàng 24/24.

Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng không ngừng được đa dạng hóa theo hướng hoàn thiện và phát huy truyền thống kết hợp với việc phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng như dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại như: hệ thống thanh toán qua thẻ, Internet Banking. Những tiện ích này đã mở rộng thêm kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đến nay hàng ngàn khách hàng đã thường xuyên sử dụng tiện ích này để truy vấn thông tin tài khoản.

Với các dịch vụ vô cùng đa dạng mang đến cho khách hàng những tiện

ích ưu việt nhất, và với sự cạnh tranh đầy quyết liệt của các hệ thống ngân hàng thương mại khác thì Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng đã đổi mới cũng như cho ra đời thêm nhiều dịch vụ hết sức thuận tiện và hiện đại nhằm mục đích đem lại sự hài lòng và niềm tin đối với Chi nhánh. Với tính chất là ngành không trực tiếp sản xuất ra những sản phẩm hữu hình vì vậy Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng đã cố gắng nâng cao chất lượng các dịch vụ của ngân hàng mình để đem đến cho khách hàng sự thoả mãn cao nhất có thể. Đó cũng là một nét văn hoá tốt đẹp rất đáng ghi nhận, khẳng định Ngân hàng Công Thương vẫn luôn dành được sự tin tưởng của phần lớn người dân Việt Nam.

4. Khái quát về kết quả kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng trong năm 2009

Lợi nhuận hạch toán nội bộ đạt 89.545 triệu VNĐ đạt 126.65% so với kế hoạch. Năm 2009 nếu nhìn vào số liệu tổng thể thì lợi nhuận thấp hơn so với năm 2008 là do khoản được hoàn trích dự phòng rủi ro và thu xử lý rủi ro năm 2008 là rất lớn 119.571 triệu VNĐ, nếu tách riêng yếu tố này thì hoạt động kinh doanh bình thường của chi nhánh sẽ là : 83.105 triệu VNĐ, so với năm 2008 ( 156.374 - 119.571 = 36.803 ) tăng 105.8 % thu nhập tính theo đơn giá tăng nhiều hơn so với năm 2008.


Bảng 2.1 : Số liệu thực hiện chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2009


Chỉ tiêu

Đơn vị

Kế hoạch năm 2009

Thực hiện đến 31/12/2009

% so sánh kế hoạch năm

Nguồn vốn huy động

- VNĐ

- Ngoại tệ

Tỷ đồng

4.800

2.900

1.900

5.167

2.308

2.859

107.6%

79.6%

150.5%

Tổng dư nợ và cho vay

- VNĐ

- Ngoại tệ quy VNĐ


950

478

472

848

504

344

89.2%

105.4%

72.9%

Cơ cấu dư nợ

- C/V không đảm bảo tài sản

- C/V DNNN

%

Tổng Dư nợ


60.0%

24.6%


55.8%

12.9%


- 4.2%

- 11.7%

Nhóm 2

Triệu

đồng

30.000

27.411

91.3%

Nợ xấu

Triệu

đồng

1.350

301

22.3%

Thu hồi nợ đã XLRR

Triệu

đồng

28.400

6.440

22.7%

Thu dịch vụ ngân hàng

Triệu

đồng

6.000

5.667

94.6%

Trích dự phòng rủi ro

Triệu

đồng

1.847

1.847

100%

Lợi nhuận

Triệu

đồng

70.700

89.545

126.6%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng công thương Việt Nam nghiên cứu điển hình chi nhánh ngân hàng công thương Hai Bà Trưng - 5

(2)


2 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 tại NHCT Hai Bà Trưng)


- Tình hình sử dụng vốn


Tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế của chi nhánh đạt 89.2 % so với kế hoach Ngân hàng Công Thương Việt Nam giao cho, so với năm 2008 tăng

23.7 %, cao hơn tốc độ tăng của các chi nhanh Ngân hàng Công Thương khác trên địa bàn Hà Nội (các chi nhánh NHCT tăng 14.9%). Trong điều kiện chi nhánh phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm, những tháng cuối năm chỉ tiêu kế hoạch có nới rộng nhưng lãi suất tăng cao, tình hình kinh doanh ở doanh nghiệp hết sức khó khăn nên đã giảm nhu cầu vay vốn nên dư nợ không đạt được kế hoạch giao .

- Chất lượng tín dụng


Tiếp tục được kiểm soát, nợ nhóm 2 và nợ xấu giảm và ở mức thấp so với toàn NHCT. Chi nhánh chọn lựa sàng lọc khách hàng đảm bảo công tác cho vay hiệu quả, thực hiện đúng quy trình các món vay đã được quản lý chặt chẽ. Chính vì vậy khoản nợ nhóm 2, nợ xấu đã giảm so với năm 2008. Cụ thể nợ nhóm 2 giảm 33.6% và chiếm 2.5 % so với tổng dư nợ, nợ xấu (nhóm 2, 3,

4) giảm 40.7% và chỉ chiếm 0.003 % trong tổng dư nợ (toàn NHCT nợ xấu là 1.09%/ doanh nghiệp). Vì vậy số trích dự phòng của chi nhánh thấp chỉ còn 1.847 triệu VNĐ.

- Thu nợ xử lý rủi ro


Công tác thu hồi nợ XLRR vẫn được tiếp tục được ban lãnh đạo chi nhánh quan tâm và đề ra những giải pháp tích cực, cụ thể nhằm đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, thu hồi nợ đã xử lý. Thực hiện giao chỉ tiêu thu nợ xấu cho từng phòng đối với từng đơn vị có nợ xấu trên cơ sở đó giao cho từng cán bộ tín dụng, phân tích đặc điểm từng đơn vị để có biện pháp vừa thuyết phục vừa mạnh mẽ, quan tâm chú trọng tới tiền lương, thi đua khen thương đối với cá

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí