Cái Nhìn Nghệ Thuật Giàu Lòng Nhân Hậu Về Cuộc Sống, Con Người Làng Quê Việt Nam


PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN


1.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật

Trong quá trình phản ánh đời sống, các nhà văn luôn thể hiện cái nhìn chủ quan của mình đối với các sự vật, hiện tượng, con người và từ đó bộc lộ ý nghĩa của đời sống. Do vậy, cái nhìn nghệ thuật có vai trò rất quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật. Nhận thấy vai trò to lớn của cái nhìn nghệ thuật, Viện sĩ Nga M.B.Khrapchenko xác nhận: “Chân lý cuộc sống trong sáng tác nghệ thuật không tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế giới vốn có ở từng nghệ sĩ thực thụ, không tồn tại bên ngoài các đặc điểm về tư duy hình tượng, bút pháp sáng tác nghệ sĩ” [23, tr.106].

Phạm trù cái nhìn nghệ thuật đã được các nhà thi pháp Nga đề xuất từ đầu thế kỷ XX, sau được M.Bakhtin nâng cao và ngày nay đang trở thành tài sản của thi pháp học hiện đại.

Nhà văn Pháp Mácxen Prutxt khi nói về tầm quan trọng của cái nhìn cũng khẳng định: “Đối với nhà văn cũng như nhà họa sĩ, phong cách không phải là vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề cái nhìn”. Do vậy, cái nhìn là một phương diện biểu hiện tài năng và cá tính riêng của tác giả. Cái nhìn thể hiện trong tri giác, cảm quan, quan sát, từ đó nó có thể phát hiện cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi…Cái nhìn xuất phát từ một cá thể, mang thị hiếu và tình cảm yêu ghét. Cái nhìn gắn với liên tưởng, tưởng tượng, cảm giác nội tâm, biểu hiện trong ví von, ẩn dụ… Cái nhìn có thể đem các thuộc tính xa nhau đặt bên cạnh nhau hoặc đem tách rời thuộc tính khỏi sự vật một cách trừu tượng.

Trong cuốn Dẫn luận thi pháp học, GS Trần Đình Sử quan niệm: “Cái nhìn là một năng lực tinh thần đặc biệt của con người, nó có thể thâm nhập

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.


vào sự vật, phát hiện đặc điểm của nó mà vẫn ở ngoài sự vật, bảo lưu sự toàn vẹn thẩm mĩ của sự vật, do đó cái nhìn được vận dụng muôn vẻ trong nghệ thuật’’ [55,tr.106].

Cái nhìn, không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân - 3

Sáng tạo nghệ thuật bao giờ cũng gắn liền với một tư tưởng nhất định. Tư tưởng đó tập trung thể hiện qua cái nhìn của tác giả-một phẩm chất đặc biệt của nhà văn. Hay nói một cách khác, trong khi phản ánh đời sống, người nghệ sĩ không thể không có một cái nhìn nghệ thuật riêng. Nhận thức rò yếu tố quan trọng này, GS Trần Đình Sử khẳng định: Thiếu quan tâm đầy đủ đến cái nhìn nghệ thuật của tác giả, người phê bình dễ không đánh giá đúng cái phong phú của sáng tác.

Trong tác phẩm nghệ thuật, cái nhìn thể hiện trong chi tiết nghệ thuật, bởi chi tiết là điểm rơi của cái nhìn. Như vậy “Chi tiết không đơn thuần chỉ là một vật đã được quan sát. Chi tiết nghệ thuật mang nặng tính tổng quát. Đối với những nghệ sĩ chân chính, chi tiết thuộc vào hệ thống của nghệ thuật. Nó nói lên đặc điểm, nhận thức của người nghệ sĩ đối với thế giới bên ngoài, cái quan điểm riêng của người nghệ sĩ về môi trường xung quanh, cái bản chất nghệ sĩ của anh ta (…) nhờ có chi tiết mà nhà văn mới phát hiện được những quan hệ mới, những đặc điểm mới, những màu sắc mới. Chi tiết tức là bút pháp vậy” [23,tr.12].

Như vậy chi tiết rất có ý nghĩa trong việc thể hiện cái nhìn của nhà văn. Khi nhà văn tập trung thể hiện một phương diện nào đó trong cuộc sống thì điều đó có nghĩa là họ đã có một cái nhìn sâu sắc, có sự am hiểu thực thụ. Khi ta nhận thấy nhà văn này chú ý cái này, nhà văn kia chú ý cái kia tức là ta đã nhận ra thế mạnh của tác giả.

Chẳng hạn chi tiết kết thúc tác phẩm Chí Phèo sau khi Chí Phèo đâm chết Bá Kiến rồi tự sát. Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng và đột nhiên Thị thấy


thoáng hiện ra cái lò gạch bỏ không xa nhà cửa và vắng người qua lại. Chi tiết này phản ánh một hiện thực xã hội cũ – sự bế tắc tuyệt vọng của người nông dân, đồng thời cũng cho ta thấy cái nhìn sâu sắc của Nam Cao trước hiện thực xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Đúng là chi tiết nghệ thuật đã góp phần làm rò cái nhìn của nhà văn. Nói như văn hào Banzắc: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”, chi tiết là lá, hình tượng là cành. Hiểu như vậy ta thấy chi tiết độc đáo và giàu ý nghĩa nói trên đã dệt nên màu sắc cho hình tượng Chí Phèo và góp phần làm rò cái nhìn nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.

Cái nhìn nghệ thuật là yếu tố làm nên hình tượng tác giả. Giáo sư Trần Đình Sử trong cuốn Dẫn luận thi pháp học đã khẳng định: “Theo một cách nhìn hợp lý thì hình tượng tác giả biểu hiện chủ yếu ở cách nhìn riêng, độc đáo, nhất quán có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức, thị hiếu” [55, tr.105].

Cái nhìn độc đáo của nhà văn về thế giới không những thể hiện qua nội dung tư tưởng tác phẩm mà còn thể hiện một cách chân thực phong cách riêng của nhà văn đó. Cái nhìn nghệ thuật về con người trong thi pháp học cũng chính là quan niệm nghệ thuật về con người. Đó là nguyên tắc lý giải, cảm thụ của chủ thể sáng tác. Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả biểu hiện con người. Dù miêu tả thần linh, ma quỷ, miêu tả đồ vật, hoặc giản đơn là miêu tả con vật, tác phẩm văn học đều gửi gắm những giá trị nhân sinh. Hai chữ “nhân học” có một hàm nghĩa hết sức phong phú. Tất cả những gì liên quan đến con người, thuộc về con người đều nằm trong phạm vi biểu hiện của văn học. Từ các mặt xã hội đến các thuộc tính tự nhiên, từ hữu thức đến vô thức, từ dã man đến văn minh, từ tội ác đến đạo đức, từ quá khứ đến tương lai, từ thất vọng đến hi vọng... tất cả những gì liên quan đến con người thì văn học quan tâm thể hiện. Sự phong phú đó là cội nguồn cho quan niệm đa dạng về con người trong văn học. Mặt khác xét về mặt sáng tác, người ta không thể miêu tả về con người nếu như không hiểu biết, cảm nhận và có các phương


tiện biện pháp biểu hiện nhất định. Mặt thứ hai này tạo thành chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng con người trong văn học. Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lí giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật. Quan niệm nghệ thuật về con người chi phối hoạt động sáng tác và tiếp nhận văn học, vì vậy nó là một phạm trù nghiên cứu cơ bản của thi pháp học.

Trong sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn có một cái nhìn khác nhau. Dưới cái nhìn của Nguyễn Tuân, con người luôn được cảm nhận ở phẩm chất tài hoa, tài tử. Điều này người đọc nhận thấy rò qua hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù hay hình tượng người lái đò trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà trích tùy bút Sông Đà của Nguyễn Tuân.

Dưới cái nhìn của Tô Hoài, con người không phải là một thánh nhân mà có cả xấu-tốt, thiện-ác; thậm chí còn có cả những phần đen tối lẩn khuất trong tâm hồn. Trong cái nhìn của ông, con người cũng có những khổ đau, bất hạnh, nhưng họ biết vươn lên cho dù phải vật lộn với cuộc sống khó khăn, vất vả và thiếu thốn.

Còn Kim Lân, vốn là “Con đẻ của đồng ruộng” ở vùng Kinh Bắc. Kim Lân đã dành trọn cuộc đời viết văn khá thầm lặng của mình để tái hiện sức sống hiền hòa của nông thôn Việt Nam và những khát vọng nhân bản của người nông dân với bao nhiêu vận động thầm kín mà dữ dội trong tâm trạng từng số phận. Từ đó tạo nên cái nhìn nghệ thuật giàu lòng nhân hậu về cuộc sống, con người làng quê Việt Nam mà ông đã gắn bó gần gũi yêu thương đến máu thịt và cái nhìn độc đáo hấp dẫn về những phong tục tập quán, những thú vui đồng quê nơi thôn dã.

Cái nhìn nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân thể hiện qua nhiều bình diện: Bình diện xã hội, bình diện cá nhân, bình diện văn hóa khu vực, và bình diện tính dân tộc.


1.2. Cái nhìn nghệ thuật trong truyện ngắn Kim Lân

1.2.1. Cái nhìn nghệ thuật giàu lòng nhân hậu về cuộc sống, con người làng quê Việt Nam

Cái nhìn nghệ thuật của nhà văn được bắt đầu từ hiện thực cuộc sống. Song mỗi nhà văn lại có cái nhìn hiện thực theo cách riêng của mình. Đến với văn chương trước tiên nhà văn Kim Lân đã quan niệm rất sâu sắc về nghề viết để từ đó tạo nên cái nhìn nghệ thuật giàu lòng nhân hậu về cuộc sống và con người làng quê Việt Nam. Quan niệm ấy có lần chính nhà văn đã nói: “Tôi nghĩ nhà văn cũng là một con người như mọi người, cũng đầy những khuyết tật những cá tính riêng nhưng khi đã là người viết văn, ngồi trước trang giấy trắng thì hình như lúc ấy mình sống, mình nghĩ đẹp hơn. Hình như mình vượt khỏi những thói tật hàng ngày của mình” [21,tr.265]. Văn chương chỉ thật sự mang ý nghĩa khi nó làm cho lòng người trong sạch và thanh cao hơn, hướng ta tới những điều cao đẹp và thiêng liêng trong cuộc sống.

Hơn nữa “Ông thấy văn chương như một thứ đạo làm người, như một thứ tôn giáo, mà tôn giáo nào chẳng đòi hỏi sự thương yêu giữa con người với con người, đòi con người có quyền làm người, bình đẳng tự do bác ái” [21,tr.267]. Do vậy, Kim Lân đã có cái nhìn thật nhân hậu và trách nhiệm.

Xưa nay những người có tài, như tài cầm bút, viết văn, làm thơ đôi khi có phô mình ra một cách tự nhiên, có ý thức nghề nghiệp như là một sự trơn tay ngẫu hứng thì cũng có thể hiểu được. Và đôi khi, chính trạng thái tự nhiên này đã khiến cho trang viết ở họ sinh động hơn, đưa đến cho bạn đọc sự thú vị hơn. Song điều đó lại không đúng với nhà văn Kim Lân trong sáng tác.

Kim Lân không phải viết ít là do ông không muốn viết. Nhà văn cũng đã từng vật vã nhiều đêm, từng sắp sẵn giấy bút, phòng văn nhưng cuối cùng vẫn cứ ngồi im lặng trước trang giấy. Bởi ông thấu hiểu, văn chương cũng như mọi sáng tạo nghệ thuật khác, cái chính là chất, chứ không phải là lượng.


Và hình như chính vì quan niệm ấy mà văn chương đối với Kim Lân là một cái gì rất thiêng liêng. Không vì lẽ gì buộc được Kim Lân cầm bút khi đó không phải là máu thịt của mình. Ông chỉ viết được những gì ông thân thuộc và thấy thế là phải với đạo lý lẽ đời. Chính điều đó đã đem đến cho nhà văn Kim Lân một cái nhìn nghệ thuật giàu lòng nhân hậu trước hiện thực cuộc sống và con người. Bởi vinh quang và nhọc nhằn của nghề văn là phải tạo ra được ấn tượng, găm được vào tâm trí người đọc những ý tưởng, những nỗi niềm thông qua hình tượng mà mình đã chưng cất lên từ cái nhìn nghệ thuật giàu rung cảm của nhà văn trước hiện thực cuộc sống.

1.2.1.1. Cái nhìn nghệ thuật giàu lòng nhân hậu về cuộc sống làng quê Việt Nam

Để tạo ra cái nhìn nghệ thuật chân chính, Kim Lân đã sống hết mình với những cảnh đời lầm than đau khổ. Cảnh đời đó nằm ngay trong đời ông, trong những con người gần gũi thân thiết với ông. Suốt một đời cầm bút, Kim Lân đã chắt lọc ra những gì mình sống, mình biết để viết thành văn. Do vậy những tác phẩm của ông sống mãi với kí ức bản thân và neo đậu vĩnh hằng trong trái tim người đọc.

Sinh ra, lớn lên và tắm mình trong mảnh đất giàu truyền thống văn hóa Kinh Bắc, Kim Lân đã cảm nhận mảnh đất đầy phù sa màu mỡ của đồng quê Sông Hồng mộc mạc mà đằm thắm. Nhà văn không khỏi xao động trong những câu ca dao:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.

Miền quê ấy đã đem đến cho Kim Lân cái nhìn cuộc sống với những cảnh đời lam lũ “lặn lội thân cò”, một nắng hai sương trong cái nghèo khó vất vả muôn đời của người nông dân Việt Nam. Cái nhìn của Kim Lân về cuộc


sống làng quê bắt nguồn từ tiếng gọi đồng dao của miền quan họ vùng Kinh Bắc với câu hát giao duyên:

Tiền xinh em đi chợ Giầu

Mua trầu cánh phượng mua câu tự tình.

Làng Phù Lưu tắm mình trong truyền thống văn hóa Kinh Bắc. Chính văn hóa cộng đồng làng đã in đậm trong tâm trí Kim Lân. Cái nhìn của nhà văn được tạo bởi bằng truyền thống, bằng phong tục đất lề quê thói, bằng những tích truyện xưa, bằng cái chất văn minh thương nghiệp và cả bằng đồng tiền sấp ngửa hai mặt, lạnh lùng không mùi vị. Dấu ấn văn hoá trong cái nhìn của Kim Lân còn là nơi sinh hoạt đình làng. Đình làng ông với kiến trúc bề thế được xếp là một trong những ngôi đình có giá trị lịch sử quý hiếm của cả nước. Hơn thế làng Phù Lưu của ông còn nổi bật với Ba khu Ngò Mái.

Khu một cư trú dân Phù Lưu gốc phần nhiều buôn thúng bán mẹt, nào trầu không vỏ quạch, gáo và muôi. Làm bằng sọ dừa, rổ rá, giần sàng, nồi đất, người dân quanh năm mặc váy đụp, vá một miếng vải dày ở mông cho lâu rách. Chợ làng đường xa mưa trơn, xảy chân ngã vỡ vài ba chiếc nồi đất, nước mắt tiếc của chảy cùng nước mưa, cuộc sống người dân không ăn bơ làm biếng nhưng vẫn bần hàn cơ cực.

Khu hai chụm lại dân ngụ cư nghèo hèn dẫu đã ở mấy đời cũng vẫn là ngụ cư. Nhiều lệ làng ràng buộc không được đến chốn đình chung bàn việc cộng đồng, không được mua chức sắc dù chỉ là cái tên rỗng tuếch như ông Nhiêu, ông Đồ, nghĩa là không có tiếng nói, không có vị trí tham gia vào gì cả. Số này khá đông, nhận làng ruộng khoán nộp sản phẩm thóc tính thành tiền. Chủ ruộng xa xưa do tổ tiên người làng Phù Lưu khai khẩn rừng Báng, rừng Sặt tạo lập thành ấp. Họ bỏ ruộng đi buôn, khá giả lập phố xây nhà gạch ngói, rồi nhà tầng bê tông cốt thép, mở cửa hiệu buôn bán.

Khu ba cũng dân ngụ cư phần nhiều làm tạp dịch. Có chút vốn theo nghề bán rong các thứ bánh tự chế biến từ bánh đúc chấm tương, bánh đa


khoai lang, bánh trôi, chay… cho đến khoai sọ luộc xiên thành que chấm muối vừng. Rồi may vá áo quần, khâu tay, chăm sóc người già ốm yếu, đi thế chân phu phen, gánh nước thuê. Việc hèn mọn dành cho cùng đinh khố rách áo ôm, từ đào huyệt bốc mộ, rửa xương thay áo, mò làng, đòi nợ thuê.

Cuộc sống bần hàn cơ cực và trăm ngàn khốn khó của người dân nơi đây đã lắng đọng trong tâm hồn Kim Lân một nỗi buồn day dứt. Hơn nữa đời sống riêng tư của Kim Lân cũng thua thiệt trăm bề. Sinh ra và lớn lên trong cảnh vợ lẽ con thêm đầy cay đắng nhọc nhằn, Kim Lân đã sớm ý thức được những gì mình đã trải, đã sống. Hoàn cảnh đó đưa đến cho nhà văn một cái nhìn cuộc sống đầy sắc sảo, chứa chan nhân tình.

Cái nhìn hiện thực của Kim Lân được thể hiện trước hết qua cái đói, cái rét đè nặng lên cuộc sống của người nông dân làng quê. Kim Lân đã vào đời bằng tác phẩm đầu tay Đứa con người vợ lẽ mang tính chất tự truyện kể về chính mình. Người đọc không khỏi dưng dưng cảm động trước trang truyện viết về hiện thực cái đói đè nặng lên cuộc sống của mẹ con Tư.

Trong cái nhìn của Kim Lân thanh niên có sức khỏe mà không có việc làm thì luôn bị nỗi nhục giày vò: “Tư nằm dán mình trên giường, đầu anh nặng trĩu trên chiếc gối bông cáu ghét…. Tư đói quá, đói lả người đi. Đã hai hôm nay rồi, anh chưa có hột cơm nào trong bụng.” [ 37,tr.11]

Trong hoàn cảnh trớ trêu ấy, anh ta hiểu ra cái lẽ đời ít nhất là đối với mình: “Tư là con vợ ba. Thầy mẹ anh lấy nhau không phải là đôi bên bác mẹ gả bán, không phải nhà hiếm hoi, không phải tình yêu, cha anh hơn mẹ anh đến ba mươi tuổi, mẹ già anh lấy mẹ anh về để có người cáng đáng việc đồng,... Thầy anh mất năm trước, mẹ già anh mất năm sau. Nhà không làm ruộng nữa các anh Tư đều đi chợ trên, Tư phải thôi học ở nhà. Hai mẹ con lâm vào cảnh thất nghiệp. Ruộng không có mà làm; đi buôn- buôn xùng buôn xằng thôi cũng không có vốn…” [ 37,tr.12].

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí