Khái Quát Về Công Ty Quản Lý Quỹ Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam

nằm mục đích đạt được lợi nhuận dài hạn bằng việc đầu tư cổ phần hoặc các chứng khoán vốn khác của những công ty trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đây là xu hướng mà các công ty quản lý quỹ trên thị trường tài chính Mỹ đã và đang theo đuổi nhờ tiềm năng rất lớn trong tương lai, bao gồm trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, công ty internet chất lượng cao, công ty trò chơi trực tuyến, an ninh không gian mạng, và các thiết bị điện từ hay phần mềm chuyên nghiệp.

1.3.2. Bài học đối với Việt Nam

Từ những kinh nghiệm của các nước có ngành quản lý quỹ phát triển, bài học rút ra cho thị trường quản lý quỹ non trẻ của Việt Nam để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty quản lý quỹ đó là:

- Hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao tính minh bạch và đa dạng trong công bố thông tin. Điều này tạo điều kiện cho các công ty quản lý quỹ có thể đánh giá chính xác tình hình thị trường, áp dụng các mô hình đánh giá hiệu quả đầu tư nâng cao đang được áp dụng trên thế giới qua đó đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn. Ngoài ra, việc công bố thông tin đầy đủ cũng giúp cho các nhà đầu tư đánh giá đúng hiệu quả hoạt động của từng quỹ, hiệu quả đầu tư của từng công ty quản lý quỹ qua đó tự tin lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực này.

- Đa dạng hóa và hỗ trợ nhiều loại hình quỹ đầu tư phát triển. Theo kinh nghiệm của các quốc gia có thị trường quỹ phát triển, các quỹ mở rất phát triển và mang lại hiệu quả đầu tư tốt tuy nhiên mô hình quỹ mở ở Việt Nam chưa thực sự phát triển. Ngoài ra rất nhiều mô hình quỹ và loại hình đầu tư khác như: quỹ rủi ro thanh khoản, quỹ đầu cơ cũng cần được nghiên cứu và áp dụng vào thị trường tài chính Việt Nam.

- Đối với các Công ty quản lý quỹ đầu tư: tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính khác, đặc biệt là các tổ chức quốc tế thông qua việc góp vốn đầu tư, thành lập các quỹ đầu tư quốc tế. Điều này giúp cho các Công ty quản lý quỹ trong nước có cơ hội tiếp cận vốn và đặc biệt là kinh nghiệm quản lý của nước ngoài. Bên cạnh đó, mở rộng thị trường đầu tư sang các nền kinh tế khác cũng là một cách tận dụng những ưu điểm của thị trường đó mà thị trường tài chính Việt Nam chưa có, ví dụ như sự minh bạch trong thông tin công bố.

- Kinh nghiệm từ Nhật Bản cho thấy, việc duy trì các chiến lược phát triển bền vững, tập trung vào tăng trưởng và giá trị chính là một công cụ luôn luôn hiệu quả nhằm tăng lợi suất, đẩy mạnh hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ với tốc độ bền vững, vượt qua mọi biến động của thị trường.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 50/UBCK-GP do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 26/10/2010, sửa đổi gần lần đây nhất theo Giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC-UBCK ngày 22/7/2016.

Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập trong giai đoạn Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới và đã có được những thành tự phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội nhưng đây cũng là giai đoạn kinh tế thế giới đang đầy biến động và ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế và thị trường tài chính Việt Nam. Với định hướng phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa năng, lớn mạnh tầm cỡ khu vực và thế giới, với hai trụ cột là nghiệp vụ ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư, Đại hội đồng cổ đông VietinBank năm 2010 đã quyết định thành lập Công ty quản lý quỹ (QLQ) và giao cho HĐQT xin phép Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, UBCKNN triển khai việc thành lập này. Được sự chấp thuận của các cơ quan quản lý nhà nước, ngày 26/10/2010, UBCKNN đã cấp Giấy phép thành lập và hoạt động chính thức cho Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (tên giao dịch là: Công ty Quản lý quỹ VietinBank hay VietinBank Capital).

Công ty có trụ sở làm việc tại tầng 6 – Trung tâm thương mại Chợ Cửa Nam (34 Cửa Nam, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội). Các nghiệp vụ kinh doanh chính

của Công ty là lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán và một số nghiệp vụ khác được pháp luật cho phép. Công ty có vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng.

Tại thời điểm thành lập, VietinBank cũng như Ban lãnh đạo Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã xác định mục tiêu của Công ty là sẽ thành lập và quản lý các quỹ đầu tư về bất động sản, năng lượng sạch, môi trường, y tế. Ngoài ra Công ty cũng sẽ tham gia mua bán doanh nghiệp, đầu tư vào các dự án và cổ phần tư nhân. Việc phát triển nghiệp vụ quản lý tài sản của Công ty sẽ hỗ trợ phát triển dịch vụ tài chính cho khách hàng cá nhân của VietinBank. Hơn nữa, tận dụng lợi thế của ngân hàng mẹ, Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam sẽ kết hợp các sản phẩm bảo hiểm để huy động và quản lý các quỹ hưu trí.

Sau hơn 5 năm xây dựng và phát triển, với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng, nhân sự ban đầu là 8 cán bộ, năm 2011 Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã tăng vốn lên 500 tỷ đồng, nhân sự tăng lên 30 người.

Đến năm 2012, quy mô vốn đã tăng trưởng gấp nhiều lần so với vốn ban đầu và đạt 950 tỷ đồng, trở thành Công ty Quản lý quỹ có vốn điều lệ lớn nhất trong các Công ty Quản lý quỹ ở Việt Nam. Với nền tảng xuất phát từ một công ty con của VietinBank - một trong những Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam, Công ty đã dần xây dựng và khẳng định được vị thế là một trong những nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Từ năm 2011 đến 2013, Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam luôn là công ty dẫn đầu thị trường về lợi nhuận, doanh thu và đóng góp vào Ngân sách nhà nước. Đến nay, Công ty cũng vẫn giữ vị trí là công ty quản lý quỹ thành lập tại Việt Nam làm ăn hiệu quả nhất trên thị trường, lợi nhuận đạt bình quân khoảng 50-60 tỷ đồng mỗi nam và chưa bao giờ có lợi nhuận âm trong tất cả các năm tài chính.

Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là công ty quản lý quỹ đầu tiên trên thị trường được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán.

Năm 2012, Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam mở rộng mạng lưới tại thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động dưới hình thức văn phòng đại diện với mục đích là nghiên cứu, tìm hiểu thị trường chứng khoán và giới thiệu công ty với khách hàng; tìm hiểm, đề xuất cơ hội đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán; thúc đẩy, giám sát thực hiện các hợp đồng thỏa thuận đã ký kết giữa công ty với các tổ chức kinh tế.

Năm 2014, Công ty phát triển đột phá về hoạt động quản lý danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán. Năm 2015, công ty đã thành lập Quỹ đầu tiên là Quỹ đầu tư khám phá giá trị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam với quy mô vốn điều lệ là 100 tỷ đồng.

Tổng tài sản Công ty quản lý tính đến hết năm 2016 là hơn 3.600 tỷ đồng (bao gồm cả vốn đầu tư của chủ sở hữu và vốn ủy thác của nhà đầu tư). Với danh mục đầu tư đa dạng, đầy đủ các loại hình đầu tư và các lĩnh vực kinh tế. Ngoài các khách hàng đầu tư, Công ty cũng đã tạo lập, duy trì mối quan hệ tốt với các tổ chức tài chính hàng đầu trong và ngoài nước. Từ năm 2012 đến năm 2016, Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam luôn đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh và được Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam biểu dương. Riêng năm 2015 và năm 2016 Công ty hoàn thành vượt kế hoạch Ngân hàng Công Thương Việt Nam giao cho.

Công ty hiện vẫn đang quản lý Quỹ đầu tư Khám phá giá trị Ngân hàng Công thương Việt Nam (VIETINBANK VALUE DISCOVERY INVESTMENT FUND - VVDIF) với vốn điều lệ là 100 tỷ đồng. Quỹ VVDIF dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng trước năm 2018.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty quản lý quỹ Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được quy định cụ thể tạo Quyết định số 58/QĐ-CT-QLQ1 ngày 20/7/2015. Theo đó, ngoài Ban Lãnh đạo, Công ty có 06 phòng ban (03 phòng nghiệp vụ và 03 phòng hỗ trợ) và 01 Văn Phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh.

Biểu đồ 2 1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Quản lý Quỹ VietinBank 12 Chủ 1


Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Quản lý Quỹ VietinBank [12]


- Chủ tịch Công ty: là người do Ngân hàng Công thương ủy quyền làm người đại diện, nhân danh Chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu. Nhiệm kỳ hoạt động của Chủ tịch Công ty không quá 05 năm và Chủ tích không được đảm nhiệm chức vụ quá 02 nhiệm kỳ.

- Ban Tổng giám đốc: Bao gồm Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc do Chủ sở hữu là Ngân hàng Công thương bổ nhiệm. Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm quản lý điều hành hoạt động quản trị và hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Kiểm soát viên: Kiểm soát viên do Chủ sở hữu là Ngân hàng Công thương bổ nhiệm, bao gồm từ một đến ba người với nhiệm kỳ không quá ba năm. Kiểm soát viên có vai trò giúp đỡ Chủ sở hữu kiểm soát các hoạt động quản trị và đièu hành của Công ty, đảm bảo quy trình thực hiện các nghiệp vụ

hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh và quy định nội bộ của Công ty.

Các khối chức năng của Công ty bao gồm Khối kinh doanh và Khối hỗ trợ và Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh. Trong đó:

Khối kinh doanh: bao gồm 03 phòng nghiệp vụ, chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược, kế hoạch và thực hiện hoạt động đầu tư của Công ty. Bao gồm: phòng Đầu tư và Khách hàng doanh nghiệp, phòng quản lý tài sản, phòng tư vấn.

Khối hỗ trợ cũng bao gồm 03 phòng: Phòng Pháp chế - Kiểm soát nội bộ, phòng Kế toán Tài chính, và phòng Tổ chức Hành chính.

Cơ cấu cổ đông của Công ty: Công ty vẫn đang là công ty con 100% vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam. Vốn điều lệ 950 tỷ đồng, số vốn đã góp đủ là 950 tỷ đồng.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2016 của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

2.1.3.1. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2016 của Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Trước những biến động của thị trường tài chính thế giới và Việt Nam trong giai đoạn 2011-2016, Công ty đã đưa ra những chiến lược kinh doanh để vượt qua khó khăn và mang đến những chuyển biến tích cực trong chiến lược đầu tư, quản trị doanh nghiệp và định hướng phát triển. Những chuyển biến tích cực này đã mang lại cho Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam những kết quả tài chính ngày càng tốt hơn với Lợi nhuận trước thuế năm 2016 đạt 60 tỷ đồng và vượt kế hoạch chỉ tiêu đặt ra.

Hoạt động Quản lý Quỹ đầu tư:

Quản lý quỹ đầu tư là một trong những nghiệp vụ trọng tâm mà Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã tập trung nhiều nguồn lực triển khai ngay từ khi Công ty đi vào hoạt động. Với mục tiêu trở

thành Công ty Quản lý quỹ hàng đầu thị trường về quy mô tài sản quản lý, cũng như hiệu quả đầu tư, Công ty hướng tới thành lập các quỹ thành viên tập trung đầu tư vào các dự án bất động sản, dự án cơ sở hạ tầng, năng lượng, cổ phiếu các doanh nghiệp niêm yết và chưa niêm yết, trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty.

- Đối với đầu tư vào các dự án: Tận dụng lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam, Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đang tập trung đầu tư vào các dự án trọng điểm trong các lĩnh vực: bất động sản, y tế, năng lượng, giáo dục trên khắp cả nước, đây là những dự án có vốn đầu tư lớn, tỷ suất sinh lời cao và rủi ro thấp.

- Đối với hoạt động đầu tư vào Cổ phiếu: Công ty chú trọng lựa chọn cổ phiếu của các Doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có tiềm năng tăng trưởng, có kết quả kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh. Ngoài ra, Công ty cũng lựa chọn đầu tư vào những Doanh nghiệp có đội ngũ lãnh đạo năng động, tâm huyết và dày dạn kinh nghiệm với hệ thống quản trị doanh nghiệp tốt và lành mạnh, chiến lược kinh doanh rõ ràng. Bên cạnh đó, giá cổ phiếu hấp dẫn cũng là tiêu chí lựa chọn cổ phiếu để đầu tư.

- Đối với đầu tư trái phiếu: Công ty chú trọng vào những trái phiếu có Tổ chức phát hành có tình hình tài chính lành mạnh, lịch sử trả nợ đúng hạn. Nguồn vốn huy động từ trái phiếu phải được đầu tư vào các dự án có tính khả thi cao. Dòng thu nhập từ trái phiếu phải phù hợp với mục tiêu đầu tư của quỹ theo từng giai đoạn.

- Quỹ đầu tư Khám phá giá trị Ngân hàng Công thương Việt Nam: Hiện nay, Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đang quản lý 01 Quỹ dạng đóng là Quỹ đầu tư khám phá giá trị NH Công Thương Việt Nam (VVDIF). Quỹ được thành lập 09/10/2015 với quy mô vốn ban đầu là 100 tỷ đồng, dự kiến tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng. Quỹ VVDIF được ra đời nhằm mục đích tận dụng thế mạnh của Ngân hàng Công thương và các thành viên góp vốn trong việc tìm kiếm, thẩm định và lựa chọn các cơ hội đầu tư. Quỹ nhắm tới đầu tư trung và dài hạn vào các doanh nghiệp IPO, các doanh nghiệp thoái vốn của Nhà nước và các doanh nghiệp niêm yết... với định hướng

trở thành cổ đông lớn, gắn bó mật thiết với doanh nghiệp. Quỹ có cơ chế quản lý minh bạch và chủ động thông qua việc xây dựng hệ thống tiêu chí giới hạn chặt chẽ và đánh giá hiệu quả định kỳ. Giá trị tài sản ròng cuối năm 2016 của Quỹ VVDIF đạt khoảng 103,1 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2015. Doanh thu hoạt động của Quỹ trong năm 2016 là 600 triệu đồng. Kết quả hoạt động đầu tư ròng đã thực hiện từ khi thành lập đến cuối năm 2016 đạt 15 tỷ đồng.

Hoạt động Quản lý Danh mục đầu tư:

Với sự quan tâm đặc biệt dành cho dịch vụ Quản lý danh mục đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã triển khai dịch vụ này ngay từ khi Công ty đi vào hoạt động. Với phương châm mang lại sự hài lòng và thịnh vượng cho khách hàng, Công ty với triết lý đầu tư an toàn

- hiệu quả, đã và đang cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm đầu tư phù hợp. Hiện tại, Công ty đang quản lý nhiều danh mục đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu, và cổ phần tư nhân ở Việt nam trên cơ sở ủy thác của khách hàng.

Triết lý đầu tư của Công ty đối với nghiệp vụ Quản lý Danh mục đầu tư là:

- Đặt lợi ích khách hàng lên trên hết: Trong mọi hoạt động đầu tư, Công ty luôn đặt lợi ích của nhà đầu tư lên trên hết với ý thức rằng lợi ích của khách hàng cũng là lợi ích của công ty, Công ty chỉ phát triển thịnh vượng khi lợi ích của nhà đầu tư được coi trọng và quan tâm đúng mức. Do vậy, Công ty luôn thực hiện đầu tư một cách cẩn trọng, thông qua việc áp dụng triệt để quy chế đạo đức nghề nghiệp và minh bạch thông tin đến mức độ tối đa.

- Sử dụng hiệu quả mạng lưới kinh doanh sâu rộng của VietinBank: Ngân hàng Công thương Việt Nam cùng các công ty thành viên và mạng lưới chi nhánh là nguồn cung cấp những thương vụ đầu tư hiệu quả, cũng như những thông tin xác thực về độ tin cậy và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đầu tư tiềm năng. Công ty có thể khai thác triệt để thế mạnh này để tạo ra những giá trị cốt lõi riêng có, cung cấp cho các nhà đầu tư.

- Dựa trên nền tảng phân tích sâu sắc: Ngay từ khi mới thành lập, Công ty đã rất chú trọng đầu tư vào lĩnh vực phân tích nghiên cứu của mình và coi đây là một trong những thế mạnh nền tảng để phát triển. Hơn nữa, Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cũng sẽ tận dụng lợi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2022