Chiến Lược Xây Dựng Và Phát Triển Văn Hoá Doanh Nghiệp Của Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Hai Bà Trưng

nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi việc doanh nghiệp có những con người như thế nào. Con người ta có thể đi lên từ tay không về vốn nhưng không bao giờ từ tay không về văn hoá. Văn hoá chỉ có nền tảng chứ không có điểm mốc đầu cuối. Do vậy, xuất phát điểm của doanh nghiệp có thể sẽ là rất cao nếu như nó được xây dựng trên nền tảng văn hoá. Các doanh nghiệp khi xây dựng đều phải có nhận thức và niềm tin triệt để, lúc đó văn hoá sẽ xuất hiện. Thực sự, chúng ta rất khó có thể thay đổi một cái gì đó nếu doanh nghiệp thiếu một tinh thần văn hoá của mình.

Như đã phân tích trong phần trên, doanh nghiệp cần xây dựng văn hoá doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu quản lý năng động, phù hợp với môi trường bên trong và bên ngoài để nhanh chóng thích nghi với những thay đổi của môi trường, của khách hàng, tránh bị đào thải. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp còn tạo điều kiện cho việc lựa chọn và áp dụng một cách có hiệu quả kinh nghiệm những mô hình quản lý tiên tiến. Lợi thế đi sau đón đầu là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng để áp dụng kiến thức khoa học quản lý và kỹ thuật tiên tiến, mang lại hiệu quả cao mà không tốn kinh phí nghiên cứu tìm tòi. Tuy nhiên, để áp dụng một cách có hiệu quả, thành công những mô hình, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, hiện đại không thể không tính đến những yếu tố tác động của văn hoá doanh nghiệp. Hơn thế nữa, xây dựng một văn hoá mạnh và tích cực trong doanh nghiệp còn có tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt động để dành vị thế trong môi trường cạnh tranh đầy biến động như ngày nay. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp còn giúp doanh nghiệp tạo dựng tên tuổi, thương hiệu của mình, là nguồn gốc tạo nên sự khác biệt (lợi thế cạnh tranh), và là con đường chiến thắng trên thương trường. Mặt khác, văn hoá doanh nghiệp sẽ đưa ra những bài học và kinh nghiệm bổ ích cho các đối tác đang, và sẽ trên con đường liên doanh sản xuất, và dịch vụ vì xây dựng văn hoá doanh nghiệp giúp doanh nghiệp xây dựng được những chiến lược

hợp tác đúng đắn đem lại một sự phù hợp về văn hoá , tránh xảy ra những xung đột không đáng có giữa lao động trong doanh nghiệp cũng như giữa lao động và nhà quản lý nước ngoài trong các liên doanh, chuẩn bị cơ sở cho trao đổi hợp tác kinh doanh. Kinh nghiệm nhập tách các doanh nghiệp ở nước ta thường ít thành công vì không tính đến những khác biệt văn hoá giữa các doanh nghiệp. Sự tăng cường văn hoá doanh nghiệp giúp doanh nghiệp hoà hợp được với môi trường và duy trì được sự ổn định trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá. Thực tế cho thấy, trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô lớn, là một tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá , mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hoá, chính sự khác nhau này tạo nên một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp thậm chí có những điều trái ngược nhau. Nếu các nhà quản lý chú ý tới yếu tố văn hoá trong doanh nghiệp mình thì sẽ có những chính sách tuyển chọn, đào tạo hướng dẫn cụ thể nhằm bảo vệ sự đa dạng của văn hoá doanh nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực.

Hơn nữa, kinh doanh trong một nền kinh tế thị trường toàn cầu hoá với những thể chế, luật pháp Quốc tế, quy định, rào cản đòi hỏi phải chiếm lĩnh khoa học công nghệ, am hiểu văn hoá, thường xuyên học hỏi, sáng tạo và tự đổi mới mình. Kinh doanh ở Trung Quốc thì đòi hỏi phải am hiểu văn hoá Trung Quốc, thị hiếu, khẩu vị của người Trung Quốc ở mỗi vùng trong khi kinh doanh ở nước theo đạo Hồi phải am hiểu kinh Koran và phong tục, tập quán của từng nước.

Khi các doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi hoạt động, phải giảm sự quản lý tập trung và thực hiện phân cấp mạnh xuống phía dưới thì việc chia sẻ ý nghĩa, mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp lại cần tới vai trò của văn hoá doanh nghiệp như chất kết dính để hướng mọi người đến cái chung. Điều này

rất cần thiết khi muốn thay đổi phong cách quản lý để duy trì chất lượng sản phẩm. Làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, là nơi làm gạch nối, nơi có thể tạo ra lực điều tiết tác động đối với tất cả các yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ, nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nền văn hoá đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của toàn thể nhân viên vào việc đạt được các mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Tuy nhiên cần hiểu rằng, văn hoá doanh nghiệp với chức năng tự nhiên của nó cũng hàm chứa khả năng tạo ra lực cản trong quá trình thực hiện sự thay đổi đó một khi những thói quen, kinh nghiệm cũ không còn phù hợp. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp có văn hoá mạnh, tuy có thành công trong cơ chế tập trung, nhưng chuyển sang cơ chế kinh tế mới, điều này có thể tạo ra thất bại nếu văn hoá doanh nghiệp không được thay đổi để đáp ứng phân cấp trong quản lý.

II. Chiến lược xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng

Qua bao năm xây dựng trưởng thành, việc xây dựng và phát triển thương hiệu đã đi cùng với sự phát triển của toàn hệ thống tạo nên vị thế của Ngân hàng Công Thương nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng nói riêng ngày nay. Và đặc biệt hơn là việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp đã được Ban lãnh đạo Ngân hàng Công Thương nói chung và của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng nói riêng hết sức quan tâm chỉ đạo. Nhận thức được tầm quan trọng này Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng đã đề ra một số kế hoạch cụ thể cho việc phát triển

thương hiệu và củng cố nền văn hoá của doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.


1. Nội dung thực hiện văn hoá doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng công thương Việt Nam nghiên cứu điển hình chi nhánh ngân hàng công thương Hai Bà Trưng - 9


- Trung thực: được hiểu là làm những việc đúng với lương tâm của mình, phù hợp với các nguyên tắc, quy định được đề ra trong doanh nghiệp.

- Kỷ cương: được hiểu là những phép tắc chi phối cuộc sống xã hội, tổ chức, gia đình; để gìn giữ những quan hệ giữa người và người trong khuôn khổ một lối sống sinh hoạt được coi là phù hợp với đạo đức.

- Sáng tạo: được hiểu là làm ra cái chưa bao giờ có hoặc tìm tòi làm cho tốt hơn mà không bị gò bó, ràng buộc.

- Chất lượng: được hiểu là giá trị về mặt lợi ích.


+ Về chất lượng sản phẩm (theo nghĩa kinh tế): những thuộc tính của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được, phù hợp với các điều kiện kỹ thuật hiện có và có khả năng thoả mãn nhu cầu xã hội và của các cá nhân trong điều kiện xác định về sản xuất và tiêu dùng. Bản thân nó phản ánh một cách tổng hợp trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ, là một tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất và có ý nghĩa kinh tế to lớn (mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là thị trường quốc tế). Đề cập đến chất lượng không chỉ là chất lượng sản phẩm và còn là chất lượng công việc. Chất lượng sản phẩm chỉ công dụng của sản phẩm, nghĩa là thích hợp với ý định sử dụng nhất định, làm thoả mãn đặc tính chất lượng mà nhu câu xã hội cần có, và độ bền theo thời gian của các đặc tính đó.

+ Chất lượng công tác là trình độ đảm bảo của các mặt công tác sản

xuất, kỹ thuật và tổ chức, tạo cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra còn bao gồm chất lượng công tác của quyết sách kinh doanh và chất lượng công tác chấp hành hiện trường, thường đo bằng hiệu suất công tác, hiệu quả công tác, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế của các bộ phận và cương vị công tác. Chất lượng sản phẩm do chất lượng công tác quyết định, chất lượng công tác là sự đảm bảo của chất lượng sản phẩm. Hai vấn đề vừa có chỗ khác nhau lại vừa có quan hệ mật thiết với nhau.

- Hiệu quả được hiểu cái đạt được một việc, một hoạt động. Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới; nó có nội dung khác nhau ở lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất; trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận; trong lao động nói chung hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một thời gian.

2. Xây dựng và phát triển thương hiệu của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng

- Bảo vệ và bảo hộ bản quyền sở hữu thương hiệu Ngân hàng Công Thương trong nước và quốc tế.

- Quảng bá hình ảnh, củng cố uy tín, nâng cao vị thế, chiếm lĩnh thị phần, mở rộng thị trường của Ngân hàng Công Thương trong nước, trong khu vực và quốc tế.

- Tạo niềm tin vững chắc về chất lượng sản phẩm, dịch vụ đối với cả ngân hàng và khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm,

dịch vụ của NHCT .


- Việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp phải đảm bảo đúng pháp luật Việt Nam, pháp luật các nước có liên quan và công ước quốc tế, đúng định hướng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời cũng cần có tính thống nhất trong toàn hệ thống; thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá, bình xét thi đua khen thưởng.

3. Thực hiện việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng

3.1. Mục tiêu


- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp trở thành nguồn sức mạnh nội lực trong hoạt động kinh doanh.

- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp trở thành giải pháp quản trị điều hành, góp phần củng cố uy tín, nâng cao vị thế của Ngân hàng Công Thương trong nước và quốc tế.

- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp trở thành phẩm chất, đạo đức, nếp sinh hoạt và làm việc của cán bộ viên chức. Toàn hệ thống quán triệt và thực hiện “Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả” trở thành truyền thống của NHCT nhằm củng cố niềm tin bền vững của khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, mở rộng dịch vụ sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.

3.2. Việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng đảm bảo các yêu cầu

- Đúng pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, hội nhập với

các nền văn hoá doanh nghiệp tiên tiến trong khu vực và quốc tế theo đúng chủ trương, định hướng chỉ đạo của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công Thương .

- Có tính thống nhất, tính khoa học, tính kế thừa, tính thực tiễn và tính phát triển, phù hợp với nhịp độ của NHCT. Có các chương trình, phương án cụ thể triển khai thực hiện văn hoá doanh nghiệp xác định rõ mục đích, yêu cầu, kế hoạch, giải pháp thực hiện đảm bảo thiết thực, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá, bình xét thi đua khen thưởng về việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp.

3.3. Tổ chức xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng

- Nghiêm túc chấp hành việc hướng dẫn sử dụng Logo, bảng hiệu và biểu trưng bằng chữ, bằng màu sắc thống nhất theo đúng các văn bản quy định của Ngân hàng Công Thương. Phải nhận thức thương hiệu NHCT được sử dụng chung thống nhất trong toàn hệ thống có tính bắt buộc và thể hiện sức mạnh của Ngân hàng Công Thương; phải nhận thức văn hoá doanh nghiệp Ngân hàng Công Thương là văn hoá thống nhất trong toàn hệ thống theo nội dung: “Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”.

- Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng phải chủ động tổ chức việc quảng bá biểu trưng của ngành (Logo) bằng chữ, màu sắc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng dưới nhiều hình thức: báo, đài, truyền hình, Internet, hội chợ, hội thảo trong và ngoài ngành. Triển khai thực hiện văn hoá doanh nghiệp, phát động phong trào thi đua thực hiện văn hoá

doanh nghiệp trong toàn đơn vị.


Thương hiệu thông qua biểu trưng trên (Logo, chữ, màu sắc) là nội dung bên ngoài phải được triển khai, giữ gìn, quảng bá thể hện ở mọi nơi, mọi lúc, gây ấn tượng tốt và sâu sắc đến mọi khách hàng, mọi người, mọi cấp là trách nhiệm của toàn bộ cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Một vấn đề cũng hết sức quan trọng đó là việc triển khai các dịch vụ của ngân hàng là vấn đề hết sức nhạy cảm, nó gắn mọi quyền lợi của khách hàng với ngân hàng, đòi hỏi Giám đốc Chi nhánh phải xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả. Đấy chính là xây dựng thương hiệu tốt nhất và thể hiện được văn hoá doanh nghiệp của ngân hàng. Để làm tốt vấn đề này cần tổ chức đánh giá lại chất lượng sản phẩm, dịch vụ của ta so với yêu cầu, so với đòi hỏi của xã hội, của khách hàng. Từ đó thấy được còn khiếm khuyến điều gì cần phải có giải pháp khắc phục để sản phẩm, dịch vụ hoàn thiện hơn, cung cấp được nhiều tiện ích cho khách hàng hơn và mục đích cuối cùng quan trọng là cho mọi người nói đến Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng đều nhớ đến các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.‌

III. Giải pháp phát triển và hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng

1. Người lãnh đạo cần trở thành tấm gương cho toàn Chi nhánh


Như trên đã phân tích có thể thấy rõ vai trò của người lãnh đạo trong doanh nghiệp là hết sức to lớn. Nó có ảnh hưởng đến lề lối, phong cách làm việc của toàn bộ cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Vì vậy để thay đổi bất cứ vấn đề nào trong ngân hàng thì người lãnh đạo phải luôn là người đi tiên phong, làm gương cho các nhân viên.

- Lãnh đạo ở Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng rất gần

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí