Sơ Đồ Khái Quát Các Nghiệp Vụ Của Ngân Hàng Thương Mại (Nguồn: Tổng Hợp Dựa Trên Giáo Trình Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại Của Ts Nguyễn Minh



Các nghiệp vụ của NHTM

Nghiệp vụ ngoại bảng (nghiệp vụ trung gian hoa hồng)


Tạo vốn tự có

Huy động vốn

Vay vốn


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Nghiệp vụ nội bảng

Nghiệp vụ tài sản Nợ

Ảnh hưởng của thu nhập phi truyền thống đến khả năng sinh lời và rủi ro của các ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn 2005-2013 - 4

Nghiệp vụ tài sản Có

Chuyển tiền, phát hành thư tín dụng

Bảo lãnh

Kinh doanh ngoại tệ

Ủy thác đại lý

Kinh doanh chứng khoán…

Ngân quỹ

Cho vay

Đầu tư

Nghiệp vụ tài sản Có khác

Hình 2.4:Sơ đồ khái quát các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại (Nguồn: Tổng hợp dựa trên giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại của TS Nguyễn Minh Kiều)

2.2 Khung phân tích về ảnh hưởng của thu nhập phi truyền thống đến khả năng sinh lời và rủi ro của Ngân hàng.‌

2.2.1 Thu nhập phi truyền thống.‌

Khái niệm: Thu nhập phi truyền thống còn gọi là thu nhập ngoài lãi là một trong các nguồn thu nhập của Ngân hàng và nguồn thu này có từ các hoạt động không liên quan đến việc cho vay của Ngân hàng. Nếu như nguồn thu của Ngân hàng có được duy nhất từ lãi thì được gọi là tập trung. Nhưng nếu nguồn thu này có được từ lãi và thu nhập ngoài lãi thì được gọi là đa dạng hoá (Vò Xuân Vinh. Tạp chí phát triển kinh tế, 26(8), 54-70).

Cách đo lường: Cách đo lường thu nhập ngoài lãi (NON): Được tính bằng tổng thu nhập từ phí, hoa hồng hay các khoản từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và vàng, mua bán chứng khoán kinh doanh, mua bán chứng khoán đầu tư hoạt động khác, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần.


2.2.2 Khả năng sinh lời của Ngân hàng‌

Khái niệm: Khả năng sinh lời là thước đo sự hiệu quả của Ngân hàng. Trong hoạt động của NHTM, theo lý thuyết hệ thống thì hiệu quả có thể được hiểu ở hai khía cạnh như sau:

Khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra hay là khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác.

Xác suất hoạt động an toàn của Ngân hàng.

Sự lành mạnh của một hệ thống NHTM quan hệ chặt chẽ với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế vì NHTM là tổ chức trung gian tài chính kết nối khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế. Do đó sự biến động của nó sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến ngành kinh tế quốc dân khác.(Nguyễn Việt Hùng,2008)

Theo định nghĩa trong “Từ điển toán kinh tế, thống kê, kinh tế lượng Anh- Việt” của Nguyễn Khắc Minh thì “hiệu quả -efficiency” trong kinh tế được định nghĩa là “mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hoá và dịch vụ” và “khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào.” Như vậy có thể hiểu hiệu quả là mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc Ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó.

Như vậy, khả năng sinh lời có thể hiểu là hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, là sự đa dạng. Tùy theo mục đích nghiên cứu có thể xét hiệu quả theo những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên xuất phát từ những hạn chế về thời gian và nguồn số liệu, do vậy quan điểm về hiệu quả mà nghiên cứu sử dụng để đánh giá hoạt động của các Ngân hàng thương mại là dựa trên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế. Thể hiện mối quan hệ tối ưu giữa kết quả kinh tế đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.

Các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương

mại.

Theo giáo trình Commercial Bank Management của Peter Rose thì việc đầu

tiên để đánh giá tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại là phải xem xét mục tiêu chính mà các cổ đông và ban giám đốc Ngân hàng đó đặt ra là gì.


Mỗi Ngân hàng sẽ có những mục tiêu khác nhau tùy vào định hướng phát triển của mình.Thật ra mục tiêu chính đặt lên hàng đầu trong quản trị tài chính của Ngân hàng thương mại là tối đa hóa giá trị thị trường cổ phiếu. Nếu giá cổ phiếu giảm so với mong đợi của các cổ đông thì những nhà đầu tư hiện tại có thể lo ngại và Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn mới hỗ trợ cho sự phát triển của mình trong tương lai. Theo lý thuyết thì giá trị thị trường của cổ phiếu là dự báo tốt nhất bởi vì nó phản ánh đánh giá của thị trường đối với hoạt động của Ngân hàng nhưng chỉ tiêu này thường không đáng tin cậy trong ngành Ngân hàng. Lý do là hầu hết các cổ phiếu của Ngân hàng ít được mua bán một cách sôi động trên thị trường quốc gia và quốc tế. Sự thật này buộc các nhà phân tích tài chính phải dựa trên các chỉ tiêu lợi nhuận để thay thế cho chỉ tiêu giá trị thị trường.Vì thế đứng trên góc độ tạo ra giá trị, tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu chính của Ngân hàng. Mục tiêu này nhằm không ngừng gia tăng giá trị tài sản của cổ đông ở một mức độ rủi ro chấp nhận được. Sự theo đuổi mục tiêu này đòi hỏi các Ngân hàng phải tích cực tìm kiếm cơ hội cho việc mở rộng doanh thu và tăng cường chất lượng quản lý của mình.

Các hệ số tài chính là các công cụ được sử dụng phổ biến nhất trong đánh giá, phân tích và phản ánh hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời: phản ánh tính hiệu quả của một đồng vốn kinh doanh – theo thông lệ quốc tế thường được phản ánh thông qua các chỉ tiêu sau: Thu lãi biên ròng (NIM), thu ngoài lãi biên ròng (NOM), hệ số thu nhập trên cổ phiếu (ESP) hệ số thu nhập ròng trên tổng tài sản (ROA) và thu nhập ròng trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE).

Tỷ lệ thu lãi biên ròng NIM thu ngoài lãi biên ròng NOM phản ánh năng lực 1



Tỷ lệ thu lãi biên ròng NIM thu ngoài lãi biên ròng NOM phản ánh năng lực 2



Tỷ lệ thu lãi biên ròng NIM thu ngoài lãi biên ròng NOM phản ánh năng lực 3



Tỷ lệ thu lãi biên ròng NIM thu ngoài lãi biên ròng NOM phản ánh năng lực 4



Tỷ lệ thu lãi biên ròng NIM thu ngoài lãi biên ròng NOM phản ánh năng lực 5

Tỷ lệ thu lãi biên ròng (NIM), thu ngoài lãi biên ròng (NOM) phản ánh năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên Ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu từ các khoản cho vay, đầu tư và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ, tiền lương nhân viên và phúc lợi). Còn thu nhập trên cổ phiếu (ESP) đo lường trực tiếp thu nhập của các cổ đông tính trên mỗi cổ phiếu hiện hành đang lưu hành. ROA là chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tính hiệu quả quản lý. Nó chỉ ra rằng khả năng của hội đồng quản trị Ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của Ngân hàng thành thu nhập ròng. ROA được sử dụng rộng rãi trong phân tích hiệu quả hoạt động và đánh giá tình hình tài chính của Ngân hàng, nếu mức ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hay cho vay không năng động hoặc có thể chi phí hoạt động của Ngân hàng quá mức. Ngược lại mức ROA cao thường phản ánh kết quả của hoạt động hữu hiệu, Ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế. ROA phụ thuộc rất nhiều vào kết quả kinh doanh trong kỳ và đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh. Tỷ số này rất cao trong các ngành dịch vụ, du lịch, tư vấn, thương mại, trong khi ngành tài chính Ngân hàng tỷ số này thường thấp. Để phù hợp với mục đích nghiên cứu, có thể xem xét các thành phần của ROA như sau:


ROE là chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của Ngân hàng Nó 6


ROE là chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của Ngân hàng. Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào Ngân hàng (tức là chấp nhận rủi ro để hy vọng có được thu nhập ở mức hợp lý). ROE thấp có thể hạn chế tăng trưởng của Ngân hàng vì Ngân hàng không có cơ hội để tích luỹ vốn chủ sở hữu do sự e ngại của các nhà đầu tư. Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE còn được viết dưới dạng:

 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập chi phí Với chiến lược tối đa hoá lợi 7


Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập, chi phí: Với chiến lược tối đa hoá lợi nhuận, các Ngân hàng thương mại thường nâng cao hiệu quả hoạt động của mình bằng cách giảm chi phí hoạt động, tăng năng suất lao động trên cơ sở tự động hoá và nâng cao trình độ nhân viên. Bởi vậy các thước đo phản ánh tính hiệu quả trong hoạt động của Ngân hàng và năng suất lao động của nhân viên gồm các chỉ tiêu sau:

Tổng chi phí hoạt động/tổng thu từ hoạt động: Là một thước đo phản ánh mối quan hệ giữa đầu vào (tử số) và đầu ra (mẫu số) hay nói cách khác nó phản ánh khả năng bù đắp chi phí trong hoạt động của Ngân hàng.

Năng suất lao động (Thu nhập hoạt động/Số nhân viên làm việc đầy đủ thời gian): Phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của Ngân hàng.

2.2.3 Rủi ro của Ngân hàng.‌

- Khái niệm: Theo Nguyễn Thị Thu Hằng (2009) rủi ro là xác suất gặp nguy hiểm từ bất kỳ một sự cố tiêu cực nào như bị thương, mất cắp… do tác động của các yếu tố gây nguy hiểm từ bên trong hoặc bên ngoài gây nên và điều này có thể phòng ngừa và hạn chế được bằng những dự tính từ trước. Dưới góc độ tài chính, rủi ro được định nghĩa là xác suất mà lợi nhuận thực tế thu được từ một khoản đầu tư ban đầu thấp hơn so với mong đợi.

Rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng được hiểu là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của Ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành một nghiệp vụ tài chính nhất định.


Các loại rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng.

Theo Nguyễn Văn Tiến (2010) trình bày trong sách Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng - Nhà xuất bản thống kê cho rằng:

- Rủi ro tín dụng: Tín dụng là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng thu nghiệp vụ Ngân hàng và đem lại phần lớn lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng lại là hoạt động có nhiều rủi ro nhất và phức tạp nhất. Hoạt động tín dụng liên quan chặt chẽ đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Mỗi rủi ro trong các lĩnh vực này đều tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. Trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng thương mại luôn đặt ra mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, đồng thời tối thiểu hoá rủi ro. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi Ngân hàng thương mại phải có những giải pháp thích hợp để quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng.

- Rủi ro lãi suất:Đây là loại rủi ro mang tính xã hội, nó ảnh hưởng đến hầu hết các tổ chức kinh tế, các cá nhân trong nền kinh tế quốc dân. Lãi suất là chi phí để vay hoặc giá phải trả để thuê vốn trong một thời gian nào đó. Trong cơ chế thị trường, lãi suất luôn biến động và điều này có thể gây ra rủi ro cho hoạt động của Ngân hàng thương mại. Chẳng hạn, Ngân hàng đã ký hợp đồng cho vay một kỳ hạn với lãi suất cố định, sự thiệt hại của Ngân hàng sẽ diễn ra khi lãi suất trên thị trường tăng lên. Ngược lại, khi nhận vốn với một thời hạn và lãi suất ấn định, Ngân hàng sẽ bị thiệt hại khi lãi suất thị trường giảm xuống. Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của yếu tố tiền tệ. Rủi ro lãi suất nảy sinh trong những trường hợp sau:

Lạm phát tăng, lãi suất buộc phải điều chỉnh theo xu hướng tăng làm chi phí của Ngân hàng phải bỏ ra cũng tăng lên, do đó làm giảm thu nhập của Ngân hàng. Khi lạm phát cao thì thường có lợi cho người vay vốn và bất lợi cho người cho vay.

Do cơ cấu tài sản nợ và tài sản có của Ngân hàng không hợp lý. Ngân hàng dùng tài sản nợ ngắn hạn để đầu tư vào tài sản có dài hạn. Nếu lãi suất ngắn hạn tăng, chi phí Ngân hàng phải bỏ ra cũng sẽ tăng lên, trong khi thu nhập ở


tài sản có dài hạn vẫn giữ nguyên, như vậy thu nhập của Ngân hàng không đủ bù đắp chi phí kinh doanh, dẫn đến ăn mòn vào vốn.

Ngoài ra, rủi ro lãi suất có thể xảy ra do trình độ thấp kém bị thua thiệt trong việc cạnh tranh lãi suất trên thị trường. Hoặc do yếu tố của nền kinh tế tác động đến lãi suất như cung, cầu, yếu tố thị trường…Khi Nhà nước có quyết định điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm xuống, trong khi tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn trả. Như vậy, lãi suất cho vay bị giảm thấp nhưng phần trả lãi cho những khoản tiền gửi có kỳ hạn lại không giảm tương ứng dẫn đến rủi ro lãi suất.

- Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản là rủi ro xảy ra khi Ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng nhu cầu của người gửi và người vay. Hiểu theo cách khác, rủi ro thanh khoản xảy ra khi Ngân hàng không dự trữ đủ tiền để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.

- Rủi ro hối đoái: Rủi ro hối đoái là loại rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái. Nếu tỷ giá hối đoái bán ra lớn hơn tỷ giá mua vào thì nhà kinh doanh có lãi, ngược lại thì bị lỗ. Sự thay đổi tỷ giá dẫn đến sự thay đổi về giá trị ngoại hối, cụ thể:

Nếu Ngân hàng có dư về ngoại tệ (vị thế trường - net long position): Nếu ngoại tệ đó lên giá thì Ngân hàng sẽ có lãi khi đánh giá lại và ngược lại Ngân hàng sẽ lỗ khi ngoại tệ đó xuống giá.

Nếu Ngân hàng ở vị thế đoản (net short position) về loại ngoại tệ nào đó, khi ngoại tệ đó lên giá, Ngân hàng sẽ lỗ và ngược lại Ngân hàng sẽ có lãi khi ngoại tệ đó xuống giá. Một trạng thái ngoại hối dù ở thế trường hay thế đoản đều có nguy cơ gây ra tổn thất cho Ngân hàng. Dư về ngoại tệ(vị thế trường) càng lớn thì rủi ro càng cao khi tỷ giá giảm, ngược lại, đoản về ngoại tệ nào đó càng mạnh thì rủi ro cũng không ít khi tỷ lệ tăng. Khi phân biệt tình hình lãi lỗ ngoại hối theo vị thế ngoại hối, người ta so sánh lỗ, lãi thực tế xảy ra so với mức lãi, lỗ dự kiến, qua đó đánh giá chất lượng quản lý rủi ro so với mức lãi, lỗ dự kiến, qua đó đánh giá chất lượng quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái của một Ngân hàng.

2.3 Các nghiên cứu trước.‌

Trên thế giới, việc nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời và rủi ro của Ngân hàng đang là một chủ đề được quan tâm. Một số ý


kiến cho rằng việc đa dạng hóa hay thu nhập ngoài lãi có tác động tiêu cực đến các Ngân hàng. Điển hình như các nghiên cứu về tác động của thu nhập phi truyền thống đến thành tích của Ngân hàng và cụ thể là nghiên cứu của DeYoung & Roland (2001) và Stiroh & Rumble (2006).

DeYoung, R., & Roland, K. P. (2001) cho rằng trên thế giới có xu hướng đa dạng hoá hoạt động do nguyên nhân từ áp lực cạnh tranh hoặc bị hấp dẫn bởi lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư tài chính. Tác giả đã khảo sát 472 Ngân hàng thương mại Hoa Kỳ với 14.160 quan sát liên quan đến doanh thu, lợi nhuận và các biến tài chính khác trong giai đoạn từ tháng 3/1988 đến tháng 6/1995 để tìm ra tác động của thu nhập truyền thống đến thành tích của Ngân hàng. Tác giả đo lường biến động doanh thu với những thay đổi trong cơ cấu sản phẩm. Tiếp đó, uớc tính mức độ đòn bẩy tổng hợp (DTL – degree total leverage) cho mỗi Ngân hàng mẫu và kiểm tra độ nhạy của đòn bẩy tổng hợp với sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả các biến trong dữ liệu bảng, phân tích hồi quy bằng mô hình OLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy biến động trong doanh thu của Ngân hàng được xác định bởi hai yếu tố là yếu tố ngoại sinh và mức độ đòn bẩy tổng hợp (đòn bẩy tổng hợp được xác định bằng cơ cấu sản phẩm và chi phí tài chính cố định). Các Ngân hàng có khả năng mất khách khi tham gia các hoạt động tạo ra nguồn thu từ phí nhiều hơn hoạt động cho vay. Mặc dù độ nhạy giữa lãi suất và suy thoái kinh tế là lớn nhưng thu nhập từ hoạt động truyền thống vẫn ổn định theo thời gian vì cả người đi vay (khách hàng) và người cho vay (Ngân hàng) đều tốn kém chi phí chuyển đổi (lãi) và chi phí thông tin khi chuyển qua vay tại Ngân hàng khác. Do đó, khách hàng ít thay đổi quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Hơn nữa, khi Ngân hàng mở rộng hoạt động thu nhập ngoài lãi đồng nghĩa với việc tăng chi phí cố định, dẫn đến tăng đòn bẩy hoạt động của Ngân hàng và dẫn đến rủi ro cao hơn.

Đồng quan điểm với DeYoung & Roland (2001) là Stiroh, K., & Rumble, A. (2006) . Nghiên cứu trên về tác động của thu nhập ngoài lãi vay đến thành tích của Ngân hàng. Bài viết khảo sát các Ngân hàng của Mỹ và các công ty nắm giữ tài chính (FHCs). Số liệu liên quan đến doanh thu và hiệu suất điều chỉnh rủi ro. Dữ liệu thu thập từ các báo cáo của các công ty cổ phần từ năm 1997 – 2002 được nộp

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí