Ảnh Hưởng Chính Suất Tiền Tệ Thông Qua Lãi Suất Và Độ Dốc Trái Phiếu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Nhtm.


Ngân hàng trung ương sử dụng 3 công cụ chính nhằm thay đổi cung tiền, lãi suất đó là: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thay đổi chính sách chiết khấu và thực hiện nghiệp vụ thị trường mở.


Nghiệp vụ thị trường mở


Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ của NHNN để tiến hành giao dịch mua hoặc bán ngắn hạn chứng từ có giá, với các NHTM và các thành viên khác của thị trường mở để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ quyết định sự thay đổi lãi suất do đó nó là công cụ quan trọng nhất và là nguồn thu chính các biến động của cung tiền. Trên thị trường mở, hoạt động mua làm tăng lượng tiền cơ sở và tăng lượng dự trữ nhằm làm tăng cung tiền và làm giảm lãi suất ngắn hạn. Ngược lại, hoạt động bán làm giảm lượng tiền cơ sở, giảm lượng dự trữ nhằm làm giảm cung tiền và tăng lãi suất ngắn hạn.


Chính sách lãi suất chiết khấu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Đây là hoạt động mà ở đó NHTW thực hiện cho vay ngắn hạn đối với các NHTM thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu bằng việc điều chỉnh lãi suất chiết khấu (đối với thương phiếu và giấy tờ có giá) và hạn mức cho vay chiết khấu thông qua việc NHTW quản lý cửa sổ chiết khấu.Khi NHTW cho các ngân hàng vay sẽ góp phần làm gia tăng thêm lượng tiền dự trữ cho hệ thống ngân hàng, sẽ làm tăng thêm lượng tiền cung ứng.

NHTW thay đổi lãi suất chiết khấu và hạn mức chiết khấu qua đó ảnh hưởng đến hoạt động vay của Ngân hàng.

Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất và độ dốc trái phiếu đến khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại Việt Nam - 4


Khi NHTW nâng lãi suất tái chiết khấu, làm tăng chi phí đi vay của NHTM. Để kinh doanh có lãi , NHTM phải tăng lãi suất cho vay nền kinh tế từ đó làm giảm nhu cầu tín dụng làm lượng tiền cung ứng giảm. Để phục hồi dự trữ, NHTM phải giảm cung ứng tín dụng khiến lãi suất thị trường tăng.

Lãi suất chiết khấu tăng Chi phí đi vay NHTM giảm Lãi suất cho vay của NHTM giảm Nhu cầu đi vay giảm Cung tiền giảm

Lãi suất chiết khấu tăng Chi phí đi vay NHTM giảm Nhu cầu đi vay của NHTM giảm Đề duy trì dự trữ, cho vay của NHTM giảm Lãi suất thị trường tăng

Ngược lại, khi NHTW giảm lãi suất cho vay tái chiết khấu, làm giảm chi phí đi vay,giá của khoản vay của NHTM rẻ hơn, do đó góp phần khuyến khích các NHTM cho vay để gia tăng hoạt động kinh doanh, làm tăng lên khả năng cho vay của ngân hàng kinh doanh đối với nền kinh tế, góp phần làm lượng tiền cung ứng tăng lên.

Đối với việc sử dụng công cụ chính sách chiết khấu, NHTW chỉ có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt buộc các NHTM phải vay chiết khấu ở NHTW.


Tỷ lệ dự trữ bắt buộc


Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NHTM, các tổ chức tín dụng bắt buộc phải gửi vào một tài khoản tại NHNN. Mức dữ trự bắt buộc nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Tỷ lệ này do NHNN quy định cụ thể trong phạm vi từ 0% đến 20% tùy từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi

- Số dư nguồn vốn huy động của các NHTM và tổ chức tín dụng khác


Trong hai yếu tố này, yếu tố số dư nguồn vốn huy động có tính ổn định, do đó mức dự trữ bắt buộc cao hay thấp chủ yếu phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng kéo theo mức dự trữ bắt buộc tăng, làm nguồn vốn khả dụng của các NHTM, và vì vậy, nó trở thành công cụ của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Tuy nhiên, tùy theo cơ chế quản lý dự trữ bắt buộc, mà tác dụng của công cụ này cũng khác nhau

Nếu áp dụng phương pháp phong tỏa theo đó toàn bộ mức dự trữ bắt buộc phải gửi vào tại NHNN và các NHTM phải duy trì số dư đó trong một thời kỳ áp dụng. Theo đó công cụ dự trữ bắt buộc sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của NHTM, các tổ chức tín dụng.

Nếu áp dụng phương pháp không phong tỏa theo phương pháp này, cho phép các NHTM, các tổ chức tín dụng duy trì dự trữ bằng tiền mặt, hoặc bằng tiền gửi tại NHNN, hoặc bằng cả hai loại trên, nhưng có thể tăng giảm tiền gửi và không cần phải duy trì số dư ổn định tuy nhiển phải đảm bảo số dư bình quân thực tế không được thấp hơn mức quy định dự trữ bắt buộc phải duy trì.

Như vậy, phương pháp này tuy có tác động nhưng không trực tiếp và mạnh mẽ như phương pháp trên.

Việc gia tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm thu hẹp cung tiền do giảm số tiền gửi của các ngân hàng tạo ra và làm tăng cầu về dự trữ, lãi suất thị trường. Do đó, đây là công cụ tác động mạnh tới cung tiền lãi suất nên rất hiếm các NHTW dùng công cu này.Hiện nay, công cụ dự trữ bắt buộc đóng vai trò kém phần quan trọng trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ của NHTW bởi nó phức tạp, kém linh hoạt ảnh hưởng đến lợi nhuận các ngân hàng kinh doanh.


2.2.2. Chính sách lãi suất và độ dốc trái phiếu.


2.2.2.1.Chính sách lãi suất


Về lý thuyết, lãi suất danh nghĩa có mối quan hệ cùng chiều với lạm phát. Điều này có nghĩa là, lạm phát tăng cùng với đó thì lãi suất danh nghĩa cũng sẽ tăng nhằm đảm bảo lãi suất thực ở mức chấp nhận của nền kinh tế. Kỳ vọng về lãi suất thực sẽ tác động đến kỳ vọng đến các hoạt động về chi tiêu,đầu tư.Do đó, lãi suất thực ảnh hưởng đến các quyết định về tiêu dùng và đầu tư của nền kinh tế đồng thời nó cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến lạm phát. Vì vậy, kiểm soát lãi suất thực là một phương pháp nhằm kiểm soát các kỳ vọng về lạm phát.NHTW sẽ tăng lãi suất và khi đạt được gần tới mức lãi suất danh nghĩa – đồng nghĩa với lãi suất thực dương.Khi đó, sẽ góp phần gia tăng giá trị của tài sản vì bác bỏ các kỳ vọng về lãi suất thực âm.

Theo Taylor (1993), ông đã tìm ra một cách tính lãi suất danh nghĩa phù hợp về mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát – hay còn được gọi là quy tắc Taylor.. T

Với 2 mục tiêu chính đó là ổn định kinh tế trong ngắn hạn và kiểm soát được lạm phát trong dài hạn thì quy tắc Taylor giúp cho NHTW có thể xác định các tỷ lệ lãi suất trong ngắn hạn khi các điều kiện kinh tế thay đổi, cụ thể như sau:



Với:


: Lãi suất danh nghĩa ngắn hạn mục tiêu


: Lạm phát thực tế


: Tỷ lệ lạm phát mục tiêu của NHTW


: Lãi suất thực tại điểm cân bằng của thị trường


: Logarit của tổng sản lượng GDP thực tế


: Logarit của tổng sản lượng GDP tiềm năng


NHTW cần phải xác định các yếu tố sau: mức lãi suất ngắn hạn tại đó nền kinh tế đạt mức toàn diện nhân công, chênh lệch giữa sản lượng thực tế so với sản lượng tiềm năng, lạm phát thực tế so với lạm phát mục tiêu thì mới có thể sử dụng được quy tắc Taylor.

Khi lạm phát >lạm phát mục tiêu hay sản lượng > sản lượng tiềm năng quy tắc Taylor sẽ khuyến nghị ở mức lãi suất cao ( Chính sách tiền tệ thắt chặt) nhằm giảm áp lực lạm phát.

Khi lạm phát  quy tắc Taylor sẽ khuyến nghị ở mức lãi suất thấp( Chính sách tiền tệ nới lỏng) nhằm thúc đẩy tăng trưởng.

Một vấn đề khác cũng được chú ý trong lý thuyết kinh tế xảy ra đối với phân tích về các tác động của chính sách, đó chình là yếu tố độ trễ thời gian tác động đối với việc thay đổi chính sách cùng với những yếu tố tiền tệ như lãi suất, cung tiền, tỷ giá...đến các yếu tố vĩ mô chẳng hạn như đầu tư, lạm phát. Bởi vì các quyết định chỉ đem lại hiệu quả cao khi chúng ta xác định rò được các độ trễ này. Vì là vấn đề không hề đơn giản, với cùng một chính sách nhưng sẽ có các độ trễ tác động là rất khác nhau đối với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Ví dụ như, tác động chính sách sẽ phụ thuộc nhiều nhân tố khác nhau chẳng hạn như chu kỳ kinh doanh, lòng tin của người tiêu dùng giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, các sự kiện trong nền kinh tế thế giới và kỳ vọng về lạm phát trong tương lai. Về nguyên lý chung ,lãi suất tăng sẽ làm hạn chế đầu tư, gây giảm lạm phát,tăng giá sản phẩm do lãi suất tăng. Chính vì tác động 2 mặt, nên


xác định độ trễ tác động này để có quyết định sử dụng công cụ lãi suất theo hướng tăng hay giảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.


2.2.2.2 Độ dốc trái phiếu:


Trong bài luận văn sử dung độ dốc trái phiếu 10 năm để đo lường ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến khả năng sinh lời của NHTM.

Theo Borio và cộng sự (2017) sử dụng độ dốc lợi suất trái phiếu 10 năm, được đo lường bẳng chênh lệch lãi suất và lợi tức trái phiếu 10 năm. Trong các giải thích của Borio và cộng sự (2017), độ dốc trái phiếu thể hiện mức độ và khối lượng của hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của thị trường tài chính.


2.3. Ảnh hưởng chính suất tiền tệ thông qua lãi suất và độ dốc trái phiếu đến khả năng sinh lời của NHTM.

Bài nghiên cứu dựa trên giả thuyết nghiên cứu nền được đưa ra bởi Borio et al.(2017) khi nghiên cứu về việc chính sách tiền tệ tác động đến khả năng sinh lời củaNHTM. Borio et al.(2017) cho rằng có một mối quan hệ tích cực giữa mức lãi suất ngắn hạn với độ dốc trái phiếu đến khả năng sinh lời của ngân hàng – thông qua các tỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA), thu nhập lãi thuần (NIM), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (PTT), hình chữ U ngược, trong khi thu nhập ngoài lãi (NNIM) là ngược lại hình chữ U thuận. Borio et al.(2017) cho rằng tác động tích cực của cơ cấu lãi suất lên thu nhập ròng từ lãi chiếm ưu thế hơn so với tác động tiêu cực lên các khoản trích lập dự phòng và thu nhập ngoài lãi. Kết quả này cũng thấy rằng sức ảnh hưởng sẽ mạnh hơn khi mức lãi suất thấp hơn và đường cong bớt dốc hơn, nghĩa là khi các phi tuyến tính không xuất hiện. Tất cả những điều này cho thấy, theo thời gian, những mức lãi suất thấp bất thường so với trung bình và một cơ cấu lãi suất


bằng phẳng bất thường so với trung bình làm xói mòn đi khả năng sinh lời củangân hàng.

Borio et al.(2017,p.50) khi nghiên cứu về ảnh hưởng chính sách tiền tệ và lợi nhuận NHTM thảo luận rằng chính sách tiền tệ hoạt động chủ yếu thông qua ảnh hưởng lên lãi suất ngắn hạn và độ dốc trái phiếu. Ngân hàng nhà nước kiểm soát lãi ngắn hạn khá chặt chẽ qua lãi suất chính sách. Tác động của nó lên đường cong lãi suất thì gián tiếp hơn, thông qua ảnh hưởng của nó lên dự đoán của các nhân tố tham gia thị trường về đường lối lãi suất chính sách trong tương lai (kênh báo hiệu) và qua những hoạt động quy mô lớn trong trái phiếu chính phủ với mục đích tạo tầm ảnh hưởng nhất định lên giá của chúng.

Từ sau cuộc khủng hoảng, khi mà lãi suất chính sách hạ xuống, những nỗ lực tác động đến đường cong lãi suất đã trở nên đáng chú ý hơn như là một phương thức cung cấp thêm sự kích thích kinh tế. Sự phụ thuộc nặng nề vào định hướng gia tăng về lãi suất chính sách tương lai thông qua thu mua tài sản quy mô lớn là bằng chứng cho các nỗ lực này. Có một chứng cứ thực nghiệm cho rằng, khi được thực hiện cùng nhau, những chính sách này đã có một ảnh hưởng đáng kể lên đường cong lãi suất tại tất cả các kỳ hạn, cùng những cuộc thu mua quy mô lớn cho tác động tại các kỳ hạn ngắn hơn như hai năm hoặc tương đương.Một điều quan trọng là, sự ảnh hưởng không chỉ tác động lên thành phần dự đoán đơn thuần nhất của đường cong lãi suất mà còn lên phần bù đắp kỳ hạn. Thực vậy, những đánh giá thể hiện rằng phần bù đắp này đã bị đè nén bất bình thường và, trong các giai đoạn được kéo dài, thậm chí về căn bản còn bị âm.

Trong phần phân tích dưới đây, tôi đặc biệt quan tâm đến tác động của chính sách tiền tệ lên lợi nhuận ngân hàng dưới các điều kiện kinh tế vĩ mô được cho. Bài phân tich do đó không đưa vào bất kỳ ảnh hưởng dây chuyền nào của chính sách


tiền tệ lên lợi nhuận ngân hàng trong hoạt động kinh tế và giá tài sản. Một bài phân tích toàn diện hơn sẽ yêu cầu một mô hình kinh tế vĩ mô đầy đủ được xác định rộng rãi bởi những đặc tính của mô hình đó và vượt ra ngoài phạm vi của luận văn này. Các kết quả ước lượng được bàn luận dưới đây đưa ra giả thiết là trong khi những hiệu ứng di truyền có thể làm yếu nhẹ sự tác động trực tiếp của chính sách tiền tệ lên khả năng sinh lời của ngân hàng, chúng không đảo ngược phương hướng tổng thể của sự tác động này.

Trong những phần dưới đây, bài luận văn xem xét mối quan hệ các mức lãi suất và độ dốc trái phiếu có thể ảnh hưởng đến nhiều thành phần khác nhau của khả năng sinh lời của ngân hàng – đó là thu nhập lãi ròng, thu nhập ngoài lãi và các khoản trích lập dự phòng.

2.3.1 Ảnh hưởng đến thu nhập lãi ròng


Dưới những điều kiện thường, cả 2 mức lãi suất và độ dốc đường cong lãi suất có thể được dự đoán để liên hệ với thu nhập ròng cao hơn. Mối quan hệ này có khả năng trở nên đặc biệt mạnh mẽ tại những mức lãi suất danh nghĩa rất thấp và giảm dần đi khi lãi suất tăng cao hơn – lúc này nó lòm xuống.

Đối với các mức lãi suất, ít nhất 2 cơ cấu chính có liên quan là: (i) 1 “hiệu ứng rớt giá tiền gửi cá nhân” và (ii) 1 “hiệu ứng số lượng” làm ngang bằng “hiệu ứng giá”.

“Hiệu ứng rớt giá tiền gửi cá nhân” bắt nguồn từ hiện tượng tiền gửi ngân hàng bị giảm giá trên lãi suất thị trường, phản ánh một vài thế lực độc quyền và các dịch vụ giao dịch. Hiệu ứng rớt giá là một nguồn lợi nhuận lớn lúc tỉ lệ lạm phát cao và khi cạnh tranh trong ngành ngân hàng và giữa các ngân hàng cùng phi ngân hàng rất hạn chế, như tại nhiều nước trong suốt những năm cuối thập niên 70. Nó một lần nữa trở nên nổi bật lại, nhưng hoạt động ngược lại sau cuộc khủng hoảng khi lãi suất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022