Ảnh hưởng của thu nhập phi truyền thống đến khả năng sinh lời và rủi ro của các ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn 2005-2013 - 2

2.2.1 Thu nhập phi truyền thống. 12

2.2.2 Khả năng sinh lời của Ngân hàng 13

2.2.3 Rủi ro của Ngân hàng. 16

2.3 Các nghiên cứu trước. 18

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 31

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu. 32

3.2 Mô tả mẫu nghiên cứu 32

3.3 Phương pháp nghiên cứu. 33

3.3.1 Trình bày và thống kê mô tả dữ liệu. 33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

3.3.2 Khảo sát các cặp tương quan giữa các biến độc lập. 33

3.3.3 Phân tích mô hình hồi quy dữ liệu bảng. 33

Ảnh hưởng của thu nhập phi truyền thống đến khả năng sinh lời và rủi ro của các ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn 2005-2013 - 2

3.3.4 Kiểm định Hausman 33

3.3.5 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. 34

3.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất 34

3.5 Mô tả biến trong mô hình. 35

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 38

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39

4.1 Thực trạng hoạt động của các Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2005 – 2013 .39 4.1.1 Tăng trưởng tín dụng và huy động vốn 40

4.1.2 Thị phần huy động vốn 42

4.1.3 Thị phần tín dụng 43

4.1.4 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của hệ thống Ngân hàng 44

4.1.5 Lợi nhuận sau thuế 45

4.1.6 Vốn điều lệ 46

4.1.7 Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE 48

4.1.8 Suất sinh lời trên tài sản ROA 49

4.1.9 Tăng trưởng GDP 49

4.2 Phân tích thống kê mô tả 50

4.3 Phân tích tương quan 52

4.4 Kết quả ước lượng ảnh hưởng của thu nhập phi truyền thống đến khả năng sinh lời của Ngân hàng 53

4.4.1 Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là ROA. 53

4.4.2 Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là ROE. 55

4.4.3 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của Ngân hàng:..58

4.5 Kết quả ước lượng ảnh hưởng của thu nhập phi truyền thống đến rủi ro của Ngân hàng. 60

4.5.1 Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là SDROA 60

4.5.2 Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là SDROE. 64

4.5.3 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro của Ngân hàng. 67

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 69

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70

5.1 Kết luận 70

5.3 Hạn chế 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT‌


NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng nhà nước

ROA : Tỷ suất sinh lợi trên tài sản

ROE : Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu SD : Độ lệch chuẩn

NIM : Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên LTA : Dư nợ cho vay trên tổng tài sản

ETA : Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản CIR : Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập GDP : Tăng trưởng kinh tế GDP

NON : Thu nhập ngoài lãi (Non interest income) ESP : Hệ số thu nhập trên cổ phiếu


DANH MỤC CÁC HÌNH‌

Hình 2.1: Sơ đồ chức năng trung gian tín dụng của Ngân hàng thương mại 6

Hình 2.2: Sơ đồ chức năng thanh toán cuả Ngân hàng thương mại 6

Hình 2.3: Sơ đồ quan hệ giữa các bên trong hợp đồng bảo lãnh 9

Hình 2.4:Sơ đồ khái quát các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại 12

Hình 2.5: Tổng hợp các nghiên cứu trước 31

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu 32

Hình 3.2: Mô hình ước lượng 35

Hình 3.3: Tóm tắt các biến của mô hình 38

Hình 4.1: Biểu đồ tăng trưởng tín dụng và huy động vốn 41

Hình 4.2: Thị phần huy động vốn 42

Hình 4.3: Thị phần tín dụng 43

Hình 4.4: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ 44

Hình 4.5: Lợi nhuận sau thuế 45

Hình 4.6: Vốn điều lệ 46

Hình 4.7: Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE 48

Hình 4.8: Suất sinh lời trên tài sản ROA 49

Hình 4.9: Tăng trưởng GDP 49

DANH MỤC CÁC BẢNG‌

Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả 50

Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình 52

Bảng 4.3: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là ROA 53

Bảng 4.4: Kiểm định phương sai sai số thay đổi 54

Bảng 4.5: Kiểm định tự tương quan của phần dư 55

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là ROE 55

Bảng 4.7: Kiểm định phương sai sai số thay đổi 57

Bảng 4.8: Kiểm định tự tương quan của phần dư 57

Bảng 4.9: Mô hình hồi quy FGLS 58

Bảng 4.10: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là SDROA 60

Bảng 4.11: Kiểm định phương sai sai số thay đổi 62

Bảng 4.12: Kiểm định tự tương quan của phần dư 63

Bảng 4.13: Mô hình hồi quy FGLS 63

Bảng 4.14: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là SDROE 64

Bảng 4.15: Kiểm định tự tương quan của phần dư 66

Bảng 4.16: Mô hình hồi quy FGLS 66

1.1 Lý do nghiên cứu‌‌‌

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

Tại Việt Nam trong những năm 2006-2007, thị trường chứng khoán bùng nổ và hoạt động đầu tư cổ phiếu tạo ra lợi nhuận lớn cho các thành phần tham gia thị trường. Trong giai đoạn này, nhiều Ngân hàng tham gia thành lập các công ty con hoạt động trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán cũng như tham gia góp vốn kinh doanh và đầu tư cổ phiếu tạo nguồn thu nhập ngoài lãi cao hơn. Chính vì thu được lợi nhuận cao nên các Ngân hàng Việt Nam dường như theo đuổi chiến lược đa dạng hóa thu nhập.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua đã gây ra một ảnh hưởng hết sức to lớn đối với các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tại Việt Nam, cuộc khủng hoảng này đã làm cho tổng cầu nền kinh tế giảm, tăng hàng tồn kho, bất động sản đóng băng, sản xuất trì trệ đã gây vô số khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt doanh nghiệp hoạt động khó khăn sẽ gây ra nợ xấu nhiều hơn cho Ngân hàng. Trong giai đoạn này, thu nhập từ hoạt động tín dụng bị suy giảm do các Ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn và các Ngân hàng phải đối mặt với những thách thức trong việc kiểm soát các khoản nợ xấu. Đa dạng hóa các hoạt động trở thành một phương pháp mà các Ngân hàng dùng để giảm áp lực này.

Mặt khác, từ khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007, Việt Nam đã đón nhận nhiều cơ hội và thách thức trong mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực Ngân hàng. Việc mở cửa thị trường tài chính làm các Ngân hàng phải đối mặt với cạnh tranh cao hơn từ các Ngân hàng nước ngoàivà sẽ ngày càng khốc liệt hơn nữa khi các Ngân hàng nước ngoài được phép mở Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Lúc này, các Ngân hàng gặp khó khăn trong hoạt động cho vay, kèm theo những quy định mới được ban hành nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hoạt động tín dụng, các Ngân hàng có xu hướng thực hiện chiến lược đa dạng hoá nguồn thu để chuyển qua các hoạt động khác nhằm tìm kiếm cơ hội mới cụ thể là tìm kiếm thu nhập từ các hoạt động phi truyền thống. Nguồn thu ngoài lãi của Ngân hàng truớc đây chủ yếu thu từ phí dịch vụ bao gồm:


Séc, dịch vụ uỷ thác và quản lý tài sản. Gần đây các Ngân hàng mở rộng ra các hoạt động như bảo hiểm, đầu tư kinh doanh thương mại và các hoạt động khác .

Không những thế, sự phát triển và thành công của hệ thống Ngân hàng phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu về các dịch vụ tài chính của xã hội. Vì vậy việc mở rộng các nhu cầu này cho phép các Ngân hàng đa dạng hóa chức năng của họ. Tiền gửi và cho vay không còn là hoạt động duy nhất tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Cùng với hoạt động cho vay truyền thống, đặc biệt là các dịch vụ mới như dịch vụ tư vấn và đầu tư đã mở ra một xu hướng kinh doanh sáng tạo và tạo ra nguồn thu mới cho hệ thống các Ngân hàng.

Như vậy, việc mở rộng các hoạt động phi truyền thống, một mặt các Ngân hàng có thể cạnh tranh trên phân khúc thị trường rộng hơn, thu nhập từ nhiều nguồn hơn và cao hơn. Tuy nhiên, sự thay đổi đó cũng gây ra những tác động lớn đến lợi nhuận và rủi ro của Ngân hàng. Do đó, việc nghiên cứu về nhân tố tác động đến khả năng sinh lời và rủi ro của các Ngân hàng tại Việt Nam là rất cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết những nghiên cứu nổi bật đều nghiên cứu về các Ngân hàng ở nước ngoài, mà trong đó nhiều nhất là các Ngân hàng ở Mỹ và châu Âu. Hiện tại vẫn chưa có những nghiên cứu bài bản được thực hiện để xem xét mối liên hệ giữa thu nhập phi truyền thống đến khả năng sinh lời và rủi ro của các Ngân hàng ở Việt Nam. Vì các lý do trên, tôi đề xuất thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của thu nhập phi truyền thống đến khả năng sinh lời và rủi ro của các Ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn 2005– 2013”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu‌

Thứ nhất, xác định các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời và rủi ro của các Ngân hàng ở Việt Nam, đặc biệt là thu nhập ngoài lãi.

Thứ hai, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến khả năng sinh lời và rủi ro của các Ngân hàng ở Việt Nam.

Thứ ba, đưa ra các biện pháp để quản lý rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời của các Ngân hàng ở Việt Nam.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu‌

Để nghiên cứu này giải quyết tốt các mục tiêu nghiên cứu, cần phải làm rò các câu hỏi sau:


Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và rủi ro của Ngân hàng ở Việt Nam?

Thu nhập phi truyền thống có tác động thế nào đến khả năng sinh lời và rủi ro của Ngân hàng ở Việt Nam?

Mức độ của thu nhập phi truyền thống và các yếu tố trên ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh lời và rủi ro của các Ngân hàng ở Việt Nam?

Biện pháp nào để quản lý rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời của Ngân hàng?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu‌

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:‌

Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu ảnh hưởng của thu nhập phi truyền thống đến khả năng sinh lời và rủi ro của các Ngân hàng ở Việt Nam.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu‌

Số liệu sử dụng cho nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2013 của 40 Ngân hàng tại Việt Nam với tổng số quan sát của dữ liệu là 280 quan sát.

1.5 Phương pháp nghiên cứu‌

Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp phân tích định lượng bằng cách sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với dữ liệu bảng (Panel data) tìm hiểu tác động của thu nhập phi truyền thống đến khả năng sinh lời và rủi ro của các Ngân hàng tại Việt Nam. Các biến này sau khi thu thập, sàng lọc sẽ được đưa vào mô hình, dùng phần mềm Stata để xử lý và phân tích hồi quy dữ liệu. Từ đó cho ta những kết luận về mối quan hệ, cũng như ý nghĩa thống kê của các biến.

1.6 Ý nghĩa của đề tài‌

Nghiên cứu này góp phần hoàn thiện mô hình xác định các tác động của thu nhập phi truyền thống đến khả năng sinh lời và rủi ro của Ngân hàng. Qua đó, nghiên cứu đưa ra những kết luận mang tính chất tham khảo giúp cho các nhà quản lý, các nhà quản trị Ngân hàng có bức tranh tổng quan về tác động của thu nhập phi truyền thống để lập ra kế hoạch hoạt động đảm bảo an toàn và hoạt động của Ngân hàng

1.7 Cấu trúc của đề tài‌

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí