Ảnh hưởng của thu nhập phi truyền thống đến khả năng sinh lời và rủi ro của các ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn 2005-2013 - 5


tại Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FeD). Nhóm tác giả thống kê mô tả các biến và sử dụng phương pháp hồi quy với 2 mô hình là OLS và FEM. Qua việc đo lường mức độ đa dạng hoá trong doanh thu (DIV), xác định hiệu suất điều chỉnh rủi ro trên vốn chủ sở hữu (RARroe) và hiệu suất điều chỉnh rủi ro trên tài sản (RARroa) để đánh giá mối quan hệ giữa các hoạt động đa dạng hóa với rủi ro hệ thống và lợi nhuận của các Ngân hàng, tác giả nhận xét rằng thu nhập ngoài lãi biến động nhiều hơn so với thu nhập từ lãi vàlàm giảm thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Ngoài ra nghiên cứu này còn cho thấy thu nhập ngoài lãi tác động ngược chiều với lợi nhuận của Ngân hàng.

Lepetit, et al. (2008) cũng nghiên cứu về ảnh hưởng của thu nhập phi truyền thống đến rủi ro của Ngân hàng và nghiên cứu này được tiến hành dựa trên 734 NHTM và hợp tác được thành lập tại 14 nước Châu Âu từ năm 1996 đến năm 2002. Nghiên cứu xây dựng độ lệch chuẩn của suất sinh lời trên tài sản SDROA, độ lệch chuẩn của suất sinh lời trên vốn CSH (SDROE) và tỷ lệ của chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên vay ròng. Để phân tích mối liên hệ giữa mức độ đa dạng hóa và rủi ro của Ngân hàng, tác giả sử dụng 3 chỉ tiêu là phần thu nhập cổ phiếu của thu nhập ngoài lãi, thu nhập từ hoạt động kinh doanh và thu nhập từ hoa hồng, lệ phí. Bằng cách hồi quy các biến và phân tích mặt cắt ngang của phương pháp bình phương nhỏ nhất, tác giả khẳng định rằng việc đa dạng hóa thu nhập cũng dẫn đến sự gia tăng rủi ro cho các Ngân hàng thương mại. Lý do tăng rủi ro là vì thu nhập từ hoạt động cho vay có thể sẽ ổn định theo thời gian vì khách hàng e ngại thay đổi quan hệ tín dụng (khách hàng sẽ mất thêm khoản chi phí chuyển đổi và chi phí thông tin khi thay đổi quan hệ cho vay) trong khi nguồn thu nhập từ hoạt động tạo ra thu nhập ngoài lãi có thể biến động lớn vì Ngân hàng có thể dễ dàng chuyển hoạt động này sang cho vay. Ngoài ra, các tác giả cũng đồng quan điểm với DeYoung & Roland (2001) rằng rủi ro sẽ tăng cao khi Ngân hàng mở rộng hoạt động tạo ra thu nhập ngoài lãi.

Tuy nhiên, bên cạnh các ý kiến tiêu cực về tác động của thu nhập ngoài lãi đến rủi ro và lợi nhuận của Ngân hàng thì có một số nghiên cứu khẳng định rằng thu nhập ngoài lãi đóng vai trò quan trọng trong việc tăng hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng. Landskroner, et al. (2005) cho rằng có thể kiếm được lợi nhuận từ việc


đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro có mối liên hệ chặt chẽ với sự lựa chọn danh mục đầu tư. Minh chứng cho ý kiến này, các tác giả đã nghiên cứu 5 nhóm Ngân hàng lớn nhất ở Israel. Nghiên cứu về 9 hoạt động của 9 Ngân hàng: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng thế chấp (mortgage banking), Ngân hàng nước ngoài, hàng đầu tư và quản lý quỹ, thẻ tín dụng, cho thuê, bảo hiểm, công ty phi tài chính và các công ty nhỏ (non-major companies) với dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính trong giai đoạn 1991-2001. Khung là phân tích phương sai trung bình (mean- variance – phương pháp này là để tìm ra danh mục các tài sản có hiệu quả cao) về tỷ suất lợi nhuận, hiệp phương sai, VaR. Sau khi có số liệu về danh mục đầu tư hiệu quả, các tác giả ước tính danh mục đầu tư tối ưu của mỗi Ngân hàng với tỷ lệ rủi ro trung bình là 3,3% lợi nhuận (theo CPI trái phiếu chính phủ trong cùng giai đoạn). Phân tích tối ưu hoá danh mục theo 2 phần (1) phân tích ngắn hạn; (2) phân tích dài hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc đa dạng hóa thu nhập thông qua mở rộng sang các họat động phi truyền thống được xem như một cơ chế thúc đẩy khả năng tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng cũng như thúc đẩy cải tiến công nghệ, đặc biệt trong điều kiện quy mô và phạm vi hoạt động của các Ngân hàng tăng nhanh.

Đồng ý với quan điểm trên, Meslier và cộng sự (2010) cũng khẳng định rằng việc dịch chuyển sang các hoạt động ngoài lãi gia tăng cả lợi nhuận và lợi nhuận điều chỉnh rủi ro qua việc nghiên cứu 39 Ngân hàng Philippines. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và mô hình hồi quy FEM kết hợp ước lượng Dynamic cho dữ liệu bảng. Mô hình được xây dựng với các biến phụ thuộc sau: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi, tổng tài sản, tốc độ tăng tổng tài sản trung bình, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, GDP.

Gần đây, một số nghiên cứu bắt đầu xem xét đến ảnh hưởng của việc đa dạng hóa dựa trên quy mô của Ngân hàng.Chẳng hạn như nghiên cứu của Goddard, McKillop, & Wilson (2008) tìm ra rằng các tổ chức tín dụng với quy mô khác nhau không thể thực hiện chiến lược đa dạng hóa giống nhau. Nghiên cứu xây dựng mô hình với biến phụ thuộc là 6 phương pháp đo lường sau: ROA, ROE, độ lệch chuẩn của ROA, độ lệch chuẩn của ROE, tỷ lệ điều chỉnh rủi ro của lợi nhuận ròng trên tài sản (RARROA ), tỷ lệ điều chỉnh rủi ro của lợi nhuận ròng trên vốn CSH


(RARROE ). Biến độc lập là đa dạng hoá của các Ngân hàng và các dữ liệu thu thập từ các thông tin tài chính của US credit unions in their ‘5300 Call Reports’ năm 1993 - 2004. Bằng việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp hồi quy cắt ngang, kết quả nghiên cứu cho thấy các tổ chức tín dụng nhỏ cần tránh việc đa dạng hóa và tự định dạng bản thân như là một định chế nhận tiền gửi và cho vay đơn giản, trong khi các tổ chức tín dụng lớn nên xem xét việc nắm bắt các cơ hội lớn ngoài việc nhận tiền gửi và cho vay. Nói cách khác các tổ chức tín dụng với quy mô khác nhau không thể thực hiện chiến lược đa dạng hoá giống nhau.

Tác động của thu nhập ngoài lãi còn được thể hiện qua nghiên cứu của Thi Canh Nguyen et al (2015). Qua việc xem xét 32 Ngân hàng thương mại trong nước với 249 quan sát và các dữ liệu được thu thập từ bản phát hành chính thức của các Ngân hàng và Bảo hiểm tiền gửi tiền gửi Việt Nam (official releases of banks and Deposit Insurance of Vietnam) trong giai đoạn 2005 đến 2012. Nhóm tác giả đã hồi quy tuyến tính kết hợp thống kê mô tả các biến, đồng thời sử dụng mô hình hồi quy OLS, FEM và mô hình SGMM, kết quả nghiên cứu cho thấy việc đa dạng hóa mang lại tác động tích cực đến các Ngân hàng, cụ thể là Ngân hàng có thu nhập ngoài lãi cao thì rủi ro thấp hơn những Ngân hàng có thu nhập chính từ lãi.

Syafri (2012) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại tại Indonesia trong giai đoạn 2002-2011. Dữ liệu được thu thập từ các báo cáo của Ngân hàng thương mại được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nghiên cứu sử dụng mô hình Fixed effects để hồi quy các biến trong dữ liệu bảng. Biến phụ thuộc là lợi nhuận của Ngân hàng thương mại và được đo bằng tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA). Biến phụ thuộc gồm tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tăng trưởng kinh tế, thu nhập ngoài lãi, tốc độ tăng GDP và lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lời của Ngân hàng cũng bị tác động bởi tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí trên thu nhập và yếu tố vĩ mô (lạm phát, GDP).

Husni Ali Khrawish (2011) cũng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM. Nghiên cứu khảo sát 14 Ngân hàng của Jordan từ 2000 - 2010 cho thấy có 2 yếu tố chính tác động đến hiệu quả hoạt động của các


NHTM đó là yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài. Các nhà quản lý NHTM có thể tác động trực tiếp lên các biến tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo trong bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như các biến phi tài chính nhưng các biến bên ngoài thì họ không thể kiểm soát được. Bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất – Pooled OLS nghiên cứu trên dữ liệu bảng tác giả nghiên cứu các nhân tố nhân tố bên trong: ROA, ROE, logarit tự nhiên của tổng tài sản (size), tổng nợ trên tổng tài sản (TL/TA), vốn trên tổng tài sản (TE/TA), dư nợ vay trên tổng tài sản (L/TA), hệ số NIM và các nhân tố bên ngoài: tăng trưởng GDP, lạm phát. Kết quả cho thấy ROE và ROA đều tương quan thuận với quy mô, cấu trúc vốn, NIM, và tương quan nghịch với tăng trưởng GDP hàng năm, tỷ lệ lạm phát.

Alper và Anbar (2011) đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của 10 Ngân hàng thương mại tại Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2010. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả các biến và mô hình FEM, REM kết hợp kiểm định Hausman trên dữ liệu bảng, các tác giả khẳng định quy mô Ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất sinh lời, Ngân hàng có quy mô càng lớn thì tỷ suất sinh lời càng cao. Các biến còn lại như: thanh khoản, tiền gửi, tỷ lệ an toàn vốn và thu nhập lãi thuần không tác động đến tỷ suất sinh lời của Ngân hàng. Tuy nhiên, biến dư nợ tín dụng và các khoản vay dưới chuẩn tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lời của Ngân hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó các biến vĩ mô là tỷ lệ tăng trưởng GDP và lạm phát ảnh hưởng tích cực nhưng rất ít đến tỷ suất sinh lời của 12 Ngân hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Samuel Siaw (2013) nghiên cứu các yếu tố quyết định của rủi ro thanh khoản của các Ngân hàng Ghana và làm thế nào nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ. Tác giả sử dụng dữ liệu của 22 Ngân hàng tại Ghana trong thời gian 10 năm từ 2002 dến 2011. Dữ liệu thứ cấp dựa trên các báo cáo tài chính hàng năm của các Ngân hàng lựa chọn được mua lại từ Hiệp hội Ghana của Ngân hàng. Dữ liệu về các biến kinh tế vĩ mô thay đổi trong GDP và lạm phát kết hợp trong nghiên cứu này có nguồn gốc từ các chỉ số của Ngân hàng Thế giới (World Bank Online, 2013.) Các hiệu ứng ngẫu nhiên GLS hồi quy dựa trên các thử nghiệm Hausman được sử dụng để ước tính các yếu tố quyết định của rủi ro thanh khoản Ngân hàng. Các biến công cụ hồi quy thông qua phương pháp bình phương tối thiểu được áp dụng để đánh giá tác


động của rủi ro thanh khoản trên lợi nhuận Ngân hàng do tính chất nội sinh của rủi ro thanh khoản là một Ngân hàng lợi nhuận yếu tố quyết định trong khi kiểm soát các biến khác (quy mô Ngân hàng, an toàn vốn , rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động, thu nhập ngoài lãi, GDP). Nghiên cứu này sử dụng các tỷ lệ khoảng cách tài chính (FGAPR) để đo lường rủi ro thanh khoản (biến phụ thuộc) và các biến độc lập bao gồm: (1) Quy mô Ngân hàng; (2) Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản (RLA);

(3) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA); Vốn chủ sở hữu (OWN); Lạm phát (INF). Các yếu tố quyết định của rủi ro thanh khoản Ngân hàng được ước tính bằng các phương trình hồi quy dữ liệu bảng. Sử dụng phần mềm Stata 12.0 để ước lượng cho các biến.Các dữ liệu bảng hồi quy dựa trên các hiệu ứng ngẫu nhiên GLS. Kết quả cho thấy rằng quy mô của Ngân hàng, tỷ lệ lạm phát đã có một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê với rủi ro thanh khoản trong khi tài sản thanh khoản cho thấy một mối quan hệ tiêu cực đáng kể. Áp dụng một bảng dữ liệu biến công cụ phân tích hồi quy sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu (OLS), rủi ro thanh khoản đã được tìm thấy là tích cực và đáng kể liên quan với lợi nhuận (ROA) giữa các Ngân hàng Ghana.

Điểm chung của những nghiên cứu nổi bật trên là đều nghiên cứu về các Ngân hàng ở Mỹ và châu Âu và nhìn chung, các nghiên cứu đều có nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và rủi ro của Ngân hàng, trong đó có thu nhập ngoài lãi. Những nghiên cứu trên sẽ là nguồn dữ liệu tham khảo, hỗ trợ cho tác giả trong quá trình tiến hành luận văn.

STT

Tác giả

PP ước

lượng

Biến phụ

thuộc

Biến độc

lập

Kết quả

1

DeYoung & Roland (2001)

- Thống kê mô tả các biến trong dữ liệu bảng.

- Sử dụng mô hình hồi quy Pooling OLS

- Khả năng sinh lời của Ngân hàng (đo lường bằng ROA, ROS)

- Các yếu tố ngoại sinh (biến động doanh thu RV)

- Các hoạt động tạo ra

phí (tư vấn

- Thu nhập ngoài lãi tăng làm tăng rủi ro của Ngân hàng.

- Thu nhập ngoài lãi tăng

tăng chi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của thu nhập phi truyền thống đến khả năng sinh lời và rủi ro của các ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn 2005-2013 - 5



STT

Tác giả

PP ước

lượng

Biến phụ

thuộc

Biến độc

lập

Kết quả





đầu tư, bảo hiểm bán hàng, dịch vụ xử lý dữ liệu)

phí cố định

tăng đòn bẩy hoạt động Làm tăng rủi ro.

- Lợi nhuận của Ngân hàng biến động nhiều hơn khi gia tăng các hoạt động có thu

nhập từ phí

2

Stiroh, K., & Rumble, A. (2006)

- Sử dụng phương pháp hồi quy các biến, tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hiệp phương sai, giá trị cao nhất, thấp nhất

- Sử dụng mô hình hồi quy Pooling OLSvà mô

hình Fixed

- Khả năng sinh lợi của Ngân hàng (ROA, ROE)

- Lợi nhuận đãđiều chỉnh rủi rocủa Ngân hàng(RARROA, RARROE)

- Đa dạng hoá thu nhập (SHNET, SHNON)

- Tỷ lệ cho

vay trên tổng tài sản LTA.

- Tỷ lệ vốn CSH trên tổng tài sản ETA

- Thu nhập từ hoạt động phi tín dụng có tác động tiêu cực, làm giảm khả năng sinh lời của các Ngân hàng.



STT

Tác giả

PP ước

lượng

Biến phụ

thuộc

Biến độc

lập

Kết quả



effects.




3

Lepetit, L. Nys, E., Rous, P., & Tarazi, A. (2008)

- Dùng phương pháp hồi quy các biến và phân tích mặt cắt ngang của phương pháp bình phương nhỏ nhất.

- Rủi ro của Ngân hàng (đo bằng SDROA, SDROE và tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên thu nhập lãi thuần LLP).

- Đa dạng hóa sản phẩm (được đo lường bằng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi ròng/ thu nhập thuần từ các hoạt

động).

- Đa dạng hóa thu nhập cũng dẫn đến sự gia tăng rủi ro chủ yếu cho các Ngân hàng.

4

Syafri (2012)

- Hồi quy FEM cho các Ngân hàng Indonesia giai đoạn 2002- 2011

- ROA - Tỷ

suất sinh lời/ Tổng tài sản

- Biến LTA,

LogSize, ETA, tỷ lệ dự phòng RRTD, tỷ

lệ thu nhập ngoài lãi/tổng tài sản, tỷ lệ chi phí/ thu nhập, GDP,

INF

- LTA, ETA,

RRTD tương quan thuận với khả năng sinh lời.

- INF, quy mô, tỷ lệ chi phí/ thu nhập tương quan nghịch với khả năng sinh lời.

5

Landskroner, Y.,

Ruthenberg,

- Khung là

phân tích phương sai

- Hiệu quả

hoạt động của Ngân hàng (sử

- Danh

mục đầu tư, hoạt

- Đa dạng

hóa thu nhập thông qua



STT

Tác giả

PP ước

lượng

Biến phụ

thuộc

Biến độc

lập

Kết quả


D. & Zaken, D. (2005)

trung bình, hiệp phương sai, VaR

dụng mô hình Markowitz – Danh mục đầu tư hiệu quả)

động của Ngân hàng ( Thương mại, thế chấp, đầu tư, thẻ tín dụng, cho thuê bảo hiểm ….)

mở rộng sang các họat động phi truyền thống được xem như một cơ chế thúc đẩy khả năng tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng cũng như thúc đẩy cải tiến công

nghệ.

6

Meslier, C, Tacneng, R and Tarazi (2010)

- Sử dụng nhiều phương pháp ước lượng, với mẫu gồm 39 Ngân hàng Philippines trong giai đoạn 1999- 2005.

- ROA – tỷ

suất sinh lời

/tổng tài sản

- SHROA – tỷ

lệ ROA/độ lệch chuẩn ROA

- Hai chỉ số về đa dạng hóa được tính toán và sử dụng thay thế nhau là FOCUSk – chỉ số HHI đo lường

đa dạng

- Việc dịch chuyển sang các hoạt động ngoài lãi gia tăng cả lợi nhuận và lợi nhuận đã điều chỉnh rủi ro. Ngoài ra, các Ngân

hàng thu lợi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022