Thực Trạng Ảnh Hưởng Của Chính Sách Tiền Tệ Thông Qua Lãi Suất Và Độ Dốc Trái Phiếu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Nhtm Việt Nam.


trở nên thấp lạ thường. Lúc lãi suất tiền gửi không thể rớt xuống dưới 0 được, sự rớt giá bị dồn nén khi lãi suất chính sách bị giảm xuống những mức thấp. Đây có nghĩa là mối quan hệ giữa thu nhập lãi ròng và lãi suất phi tuyến (hình lòm).

2.3.2 Ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi


Lãi suất cao hơn có thể dẫn đến thu nhập ngoài lãi thấp hơn thông qua 2 tác động chính: (i) hiệu quả định giá cổ phiếu và (ii) phí và tiền hoa hồng.

Tất cả điều kiện khác bằng nhau, lãi suất cao hơn sẽ tạo ra các khoản lỗ trên danh mục đầu tư chứng khoán của ngân hàng. Sự ảnh hưởng đến tài khoản kết quả kinh doanh sẽ phụ thuộc vào các quy ước kế toán. Lỗ sẽ tác động trực tiếp đến báo cáo kết quả kinh doanh nếu cổ phiếu được hạch toán theo giá thị trường (ví dụ: nếu chúng nằm trong danh mục giao dịch), sẽ bỏ qua toàn bộ và đi thẳng vào vốn sở hữu nếu chúng được sẵn sàng bán đi, và có ảnh hưởng chỉ khi được nhận ra nếu cổ phiếu được nắm giữ đến ngày đáo hạn.

Phí và hoa hồng đại diện hơn 60% thu nhập ngoài lãi (hơn 90% trong suốt thời kỳ khủng hoảng). Chúng đến từ nhiều nguồn, từ những nguồn được trực tiếp kết nối với hoạt động cho vay và tiền gửi (như hạn mức tín dụng và dịch vụ giao dịch) đến những nguồn liên quan tới các hoạt động nghiêng về ngân hàng đầu tư hơn (như thương mại, sáp nhập và thu mua, và tạo lập thị trường). Lãi suất cao hơn có thể làm giảm thành phần thu nhập này qua định giá tài sản và tìm kiếm lợi nhuận: khi lãi thấp, giá tài sản cao hơn, và cũng như số lượng, và sự tìm kiếm lợi nhuận mạnh mẽ hơn theo Rajan ( 2005). Giống như vậy, tại các mức lãi thấp những người tiết kiệm có lẽ đòi hỏi nhiều dịch vụ chuyên nghiệp hơn để quản lý các danh mục đầu tư của mình theo Gambacorta et al.( 2010).

Ảnh hưởng của lãi suất lên thu nhập ngoài lãi có thể cũng phi tuyến, mạnh hơn tại các mức lãi thấp (hình lồi). Ví dụ, tìm kiếm lợi nhuận đặc biệt trở nên dữ dội khi


lãi suất giảm sâu dưới những tiêu chuẩn trong lịch sử, và, như là 1 hệ quả, hiệu ứng định giá liên kết với sự suy giảm điểm cơ bản trong lãi suất trở nên mạnh mẽ hơn. Điều này, hiển nhiên, giả định rằng những tác động này bù đắp hơn cho tổn thất định giá liên kết với hàng rào của rủi ro lãi suất qua các công cụ phái sinh.

2.3.3 Ảnh hưởng đến các khoản trích lập dự phòng


Lãi suất cao hơn sau đó giảm dần cho thấy đường cong lãi suất sẽ xuất hiện một sườn dốc ít dốc hơn và thường được dự đoán là đi đôi với những khoản lỗ cho vay cao hơn. Hơn nữa, ít nhất là trong giai đoạn lấy mẫu phân tích, mối quan hệ có thể mờ nhạt tại các mức lãi suất cao hơn – khi đó, nó sẽ trở thành hình lòm.

Tóm tắt từ sự chậm trễ của nghiệp vụ kế toán trong việc phát hiện những khoản lỗ có thể dự đoán được, lãi suất cao hơn có khả năng có ít nhất 2 tác động, cái mà phần nào bù đắp được. Thứ nhất, lãi suất cao hơn làm tăng xác suất mặc định của tồn kho hiện tại những khoản vay lãi suất biến đổi bằng cách tăng các khoản nợ. Thứ 2, chúng có thể gây ít rủi ro hơn cho các khoản vay mới thông qua kênh được gọi là kênh mạo hiểm theo Zhu et al. (2012) . Vì số lượng của những khoản vay lãi suất thay đổi buộc phải lớn 1 cách đáng kể so với dòng chảy của các khoản vay mới, tác động toàn bộ lên các khoản trích lập nên dương.

Việc ghi nhận lời-lỗ bị trì hoãn được ngụ ý bởi các thông lệ kế toán có thể bổ sung thêm vào mối quan hệ dương tính giữa lãi suất và các khoản trích lập dự phòng theo khoảng cách tương ứng. điều này xảy ra khi lãi suất thấp hơn thúc đẩy cho vay tăng trưởng, làm giảm nhanh tỉ lệ của những khoản trích lập dự phòng xuống bằng khoản cho vay.

Sự nhạy cảm của các khoản trích lập dự phòng đối với lãi suất có thể đặc biệt cao khi lãi suất rất thấp. Điều này xảy ra vì lãi thấp như vậy có khả năng tạo ra nhưng cuộc khủng hoảng tài chính sau đó, khi mà bảng cân đối tài chính của ngân


hàng cũng như khách hàng của họ đang trong tình trạng xấu. Đây có thể khiến các ngân hàng đặc biệt do dự chấp nhận những khoản lỗ xa hơn và do đó để tái tục các khoản vay – điều đó là “mở rộng và giả vờ” theo Barseshyan (2010). Tuy nhiên, như khi chúng ta điều khiển mức vốn của ngân hàng, tái tục những khoản vay bởi các ngân hàng với lãi suất thấp có thể phản ánh đơn giản hiện thực rằng họ không muốn mất đi mối đầu tư có thể lan truyền vào những khách hàng đang gặp áp lực.

Cần lưu ý rằng hiệu ứng này đi kèm với xác xuất mặc định thấp hơn khi được liên hệ với những khoản nợ thấp hơn. Có 1 bằng chứng quan trọng cho cơ chế này, 1 vài trở về với kinh nghiệm bong bóng giá tài sản ở Nhật Bản trong những năm 1990 theo Caballero et al.(2008) và 1 vài liên hệ tới kinh nghiệm hậu khủng hoảng ở Châu Âu theo Albertazzi et al.(2010); Ngân hàng Anh (2010).

Mối quan hệ giữa độ dốc đường cong lãi suất và các khoản lỗ cho vay có khả năng tương đồng về chất lượng. Tại 1 mức lãi suất ngắn hạn, 1 cạnh dốc hơn làm tăng mức trung bình của lãi suất. Điều này ít nhất làm tăng lượng nợ mà cần tái tục lại với các kỳ hạn dài hơn.


2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây


Các bài nghiên cứu trước đây về khả năng sinh lời của Ngân hàng thường phân tích hệ thống Ngân hàng ở nhiều quốc gia.

Theo Altunbas (2010) bài viết nghiên cứu về mối quan hệ giữa lãi suất ngắn hạn và rủi ro ngân hàng. Bằng việc sử dụng 1 cơ sở dữ liệu duy nhất bao gồm thông tin bảng cân đối kế toán theo quý của các ngân hàng hoạt động trong Liên minh châu Âu và Mỹ trong thập kỷ vừa qua, Tác giả tìm ra bằng chứng rằng lãi suất thấp bất thường trong thời kỳ mở rộng góp phần làm tăng rủi ro cho các ngân hàng. Kết


quả này nắm giữ một loạt các biện pháp đo lường rủi ro, cũng như kinh tế vĩ mô và các cách kiểm soát định chế.

Còn theo Nicolo et al. (2010) bài nghiên cứu đóng góp vào cuộc tranh luận bằng cách thể hiện mối quan hệ giữa lập trường chính sách tiền tệ và việc chấp nhận rủi ro phức tạp hơn so với những gì người ta thường tin. Phần lớn cuộc tranh luận đã tập trung vào nới lỏng chính sách tiền tệ có thể khiến việc mạo hiểm lớn hơn như thế nào thông qua 1 cuộc tìm kiếm lợi nhuận hoặc những tác động của nó lên đòn bẩy và giá tài sản, 1 khía cạnh bài viết này ủng hộ. Nhưng, ít nhất trong ngắn hạn, cũng có 1 ảnh hưởng chuyển dịch rủi ro đối nghịch khi các trung gian tài chính vận hành với trách nhiệm hữu hạn. Sự cân bằng, sau đó, phụ thuộc vào mức độ trách nhiệm hữu hạn và sức mạnh tài chính của các trung gian tài chính. Khi lãi suất chính sách thấp, những ngân hàng có vốn điều lệ cao (được vốn hoá cao) gia tăng việc mạo hiểm; các ngân hàng vốn điều lệ thấp (được vốn hoá thấp) lại làm điều ngược lại.

Theo Aharony et al. (1986) nghiên cứu về ảnh hưởng của sự thay đổi đưa ra bởi Fed ngày 6 tháng Mười, 1979 trong chế độ chính sách tiền tệ đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại. Bằng việc sử dụng dữ liệu thị trường vốn và một phương pháp nghiên cứu sự kiện, người ta đã tìm ra rằng cổ phiếu ngân hàng phô bày ra lợi nhuận bất thường đáng chú ý trong suốt tuần thông báo sự thay đổi chính sách. Khi những khoản lợi nhuận bất thường này bị chia thành một phần liên quan đến các thay đổi lãi suất và một phần (được giả định) để phản ánh sự biến động lãi suất tăng lên, kết quả phù hợp với mối liên hệ tỉ lệ nghịch giữa lợi nhuận ngân hàng và những bất ngờ về lãi suất cũng như giữa lợi nhuận ngân hàng và biến động lãi suất.

Cuối cùng, theo Gambacorta et al. (2009) thì 1 yếu tố quan trọng của phân tích an toàn vĩ mô là nghiên cứu về mối liên hệ giữa các biến động chu kỳ kinh


doanh và lợi nhuận ngành ngân hàng và cách mà mối liên hệ này bị ảnh hưởng bởi những đặc điểm định chế và mang tính kết cấu. Công việc này ước tính một bộ công thức về thu nhập lãi ròng, thu nhập ngoài lãi, chi phí vận hành, các khoản dự phòng, và lãi trước thuế, cho các ngân hàng tại những nước công nghiệp chính và đánh giá tác động lên lợi nhuận ngân hàng gây ra bởi những cú sốc cho cả hai, kinh tế vĩ mô và nhân tố tài chính. Phân biệt chủ yếu vùng châu Âu khỏi các nước Anglo-Saxon, bài phân tích cũng xác định được những điểm khác nhau trong khả năng phục hồi của các hệ thống ngân hàng tương ứng nhau và liên hệ chúng đến những đặc điểm của cấu trúc tài chính.

Kết luận chương 2:


Như vậy, dựa trên Borio et al.(2017) nghiên cứu về việc chính sách tiền tệ tác động đến khả năng sinh lời của NHTM. Để đo lường chính sách tiền tệ, Borio et al.(2017) sử dụng lãi suất và độ dốc trái phiếu làm tiêu chuẩn đại diện, có nhiều công cụ của chính sách tiền tệ, tuy nhiên tất cả các công cụ này với mục tiêu chung ảnh hưởng cung cầu và rủi ro của đồng tiền nội tệ, thể hiện thông qua lãi suất và độ dốc trái phiếu.

Borio et al.(2017) cho rằng mối quan hệ tích cực giữa mức lãi suất ngắn hạn với độ dốc của đường cong lợi suất cũng như với khả năng sinh lời của ngân hàng – thông qua các tỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA), thu nhập lãi thuần (NIM), thu nhập ngoài lãi (NNIM), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (PTT). Biến động của ROA, NIM, và PTT với cơ cấu lãi suất là tương tự nhau, trong khi thu nhập ngoài lãi (NNIM) là ngược lại. Điều này cho thấy tác động tích cực của cơ cấu lãi suất lên thu nhập ròng từ lãi chiếm ưu thế hơn so với tác động tiêu cực lên các khoản trích lập dự phòng và thu nhập ngoài lãi. Kết quả này cũng thấy rằng sức ảnh hưởng sẽ mạnh hơn khi mức lãi suất thấp hơn và đường cong bớt dốc hơn, nghĩa là khi các phi tuyến tính không xuất hiện. Tất cả những điều này cho thấy, theo thời gian, những mức lãi suất thấp bất thường so với trung bình và một cơ cấu lãi suất bằng phẳng bất thường so với trung


bình làm xói mòn đi khả năng sinh lời củangân hàng. Ngoài ra, các nghiên cứu khác hỗ trợ quan điểm Borio et al.(2017) là Flannery (1981), Hancock (1985), Samuelson (1945).


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THÔNG QUA LÃI SUẤT VÀ ĐỘ DỐC TRÁI PHIẾU ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NHTM VIỆT NAM.

Khả năng sinh lời của Ngân hàng được đánh giá thông qua các chỉ số cụ thể qua các tiêu sau: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA,tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi NNIM và dự phòng rủi ro tín dụng PTT với bảng số liệu qua các năm cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Các số liệu bình quân của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2006-2016


NĂM

NNIM

ROA

PTT

STRATE

NIM

SYIEDC

2006

-1.92

1.35

0.004

8.04

3.27

0.62

2007

-1.17

1.3

0.003

8.93

2.47

0.81

2008

-1.71

1.04

0.004

14.33

2.75

4.53

2009

-1.52

1.25

0.003

8.96

2.78

2.08

2010

-1.47

1.16

0.003

11.52

2.7

0.1

2011

-2.39

1.15

0.005

13.5

3.58

1.51

2012

-2.78

0.8

0.007

9.32

3.57

0.52

2013

-2.25

0.55

0.006

5.51

2.8

3.44

2014

-2.12

0.49

0.007

4.4

2.62

2.76

2015

-2.69

0.47

0.008

4.8

2.85

2.25

2016

-3.52

0.54

0.008

4.4

3.88

1.71

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thông qua lãi suất và độ dốc trái phiếu đến khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại Việt Nam - 5

Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM tác giả tổng hợp


Biểu đồ 3.1:So sánh giá trị bình quân của ROA, NIM, NNIM, PTT trung bình qua các năm từ 2006-2016


5


4


3

2


1


0

2004

-1

2006

2008 2010 2012 2014 2016 2018

NNIM

ROA PTT

NIM

-2


-3


-4


Nguồn: Dữ liệu tác giả tổng hợp


Các chỉ số ROA,NIM, PTT có sự biến động giống nhau trong giai đoạn 2007-2014. Năm 2008 do các tác động tiêu cực từ năm 2007- thị trường tăng trưởng nóng cùng ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, thị trường chứng khoán sụt giảm, tốc độ tăng trưởng tài sản và tiền gửi giảm sút, đặc biệt là sự sụt giảm thu nhập ngoài lãi làm ROA trung bình của khối các ngân hàng niêm yết giảm xuống còn 1,04%

Đến năm 2009, trước áp lưc suy giảm kinh tế của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, NHNN đã có những nỗ lực trong việc điều hành chính sách tiền tệ, và chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất đã giúp cho lượng tiền gửi cũng như thu nhập ngoài lãi tăng, trong khi đó chi phí dự phòng RRTD giảm mạnh góp phần làm cho ROA, NIM trung bình của khối ngân hàng niêm yết tăng nhẹ lần lượt là 1.25%, 2.78%. Techcombank là ngân hàng đạt tỷ số ROA cao nhất 1,84%.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí