Một Số Thông Tin Cơ Bản Về Nhóm Hộ Điều Tra Ở Xã Hải Ninh

25


Trong tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp chiếm nhiều nhất với 89%, trong đó đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong đất nông nghiệp với 3.375,13 hachiếm 86,18%. Chiếm diện tích đất ít nhất là đất phi nông nghiệp, chỉ 3,35%. Nhìn chung đất đai của xã Hải Ninh thuộc loại đất phù hợp với nhiều loại cây trồng.

4.1.1.4. Tình hình nhân khẩu và lao động

Dân số và lao động là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng của quá trình sản xuất, đây là nguồn động lực tác động trực tiếp đến quá trình phát triển. Theo thống kê của xã tổng số dân số của xã tính đến tháng 12 năm 2015 có 5.200 nhân khẩu trong đó số người trong độ tuổi lao động là 2.915 người (chiếm 56% so với tổng dân số). Cơ cấu lao động theo các nghành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ… Theo ngành nghề sản xuất: Số lao động sản xuất nông nghiệp chiếm 84,7%, số lao động tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chiếm, dịch vụ, thương mại chiếm tỷ lệ 8,6%, lao động công nghiệp 3,1%, lao động dịch vụ, nghành nghề 3,6%.

4.1.1.5. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng của xã

- Về giao thông:

+ Đường Tỉnh lộ 569: chạy dọc theo xã Hải Ninh là tuyến đường quốc phòng ven biển, đoạn qua xã Hải Ninh dài khoảng 18km, nền đường rộng 9m, mặt đường rộng 7,5m hiện trạng là đường nhựa 12km còn lại là đường đất Biên hòa.

+ Mạng lưới đường giao thông trong các thôn chủ yếu là đường đất và đường cấp phối, một số tuyến đang được trải nhựa mặt đường (đoạn qua thôn Cừa Thôn và thôn Xuân Hải) do Dự án phân cấp giảm nghèo (DPPR) đầu tư. Mặt cắt ngang các tuyến đường ngõ xóm trong thôn từ 2m - 3,5m. Tổng cộng 55km. Đường đã được rải nhựa, bê tông: tổng chiều dài 5km. Đường cấp phối: tổng chiều dài 40km. Đường ngõ xóm không lầy và cứng hoá: tổng chiều dài 10km.

- Về hệ thống điện:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

+ Nguồn điện: Nguồn điện cung cấp cho xã Hải Ninh là lưới điện quốc gia từ trạm 110KV Đồng Hới (E2) công suất 2x25MVA.

+ Lưới điện: Cấp điện trực tiếp cho xã là nhánh rẽ từ đường dây 22KV - Lộ 472E2, sử dụng dây nhôm lõi thép tiết diện AC - 50-70. Tuyến trung áp này hiện đi nổi trên cột bê tông li tâm cao 12m, khoảng cách cột trong khoảng 40-80m. Lưới điện trung thế và hạ thế do dự án REII đầu tư.

Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình - 5

- Các công trình công cộng:

+ Toàn xã có 3 trường với 3 cấp học là mầm non, tiểu học, trung học cơ sở với

1.164 học sinh.

27


Kết quả cho thấy rằng: Tuổi bình quân của chủ hộ tương đối cao, bình quân 54,3 tuổi, trong đó tuổi bình quân của chủ hộ nhóm I là cao nhất 58,7 tuổi, nhóm II là 54,1 tuổi, nhóm chủ hộ có độ tuổi cao lại bị mất đất, điều này sẽ làm cho việc kiếm sống về lâu dài của họ khó khăn hơn.Nhân khẩu và lao động là nguồn nhân lực của hộ. Xem xét nhân khẩu và lao động của hộ sẽ biết được nguồn nhân lực của hộ như thế nào. Theo bảng số liệu ta thấy, số lao động phụ thuộc chiếm 7,3% tổng nhân khẩu ở nhóm

I. Số nhân khẩu phụ thuộc có vai trò quyết định đến sự lựa chọn sinh kế của mỗi hộ. Tỷ lệ lao động nữ cũng cao hơn lao động nam, nhóm I lao động nữ chiếm 52,7% tổng lao động, nhóm II tỷ lệ lao động nữ chiếm 53,7% tổng lao động. Điều này có phần gây khó khăn cho việc tìm kiếm nguồn sinh kế mới sau khi bị thu hồi đất do nhìn chung sức khoẻ của phụ nữ kém hơn nam giới, thông thường nam giới năng động phản ứng nhạy cảm dễ dàng thích nghi công việc hơn nữ giới. Để quyết định mô hình sinh kế ngoài ra còn phụ thuộc vào số lao động trong gia đình, tổng nhân khẩu phụ thuộc và tình hình sức khỏe của các thành viên trong gia đình.


Nhóm I Nhóm II

Cấp I Cấp II Cấp III Trên THPT Cấp I Cấp II Cấp III Trên THPT 3%

7%

17%

33% 20% 46%


47% 27%


Biểu đồ 4.1. Trình độ học vấn của chủ hộ

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)

Kết quả phỏng vấn cũng chỉ ra rằng, trình độ học vấn của chủ hộ không cao, có tới 33% và 46% hộ mới học tới cấp I ở lần lượt 2 nhóm điều tra. Những chủ hộ tuổi cao thường chỉ học hết cấp II, thậm chí là cấp I, rất ít người học xong chương trình cấp III và trên THPT. Trong đó nhóm I chủ hộ có trình độ học vấn thấp nhất chỉ có 1 người trình độ trên THPT và 5 người trình độ cấp III. Chủ hộ là người có vai trò lớn trong việc ra quyết định trong các chiến lược sinh kế của hộ. Như vậy ta thấy, nhóm hộ bị mất đất lại có độ tuổi cao và trình độ văn hoá thấp. Đây là khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho lao động sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Họ rất lo lắng làm sao có thể đảm bảo được cuộc sống khi mà đất của họ đã bị thu hồi để xây dựng KDL FLC.

Khi nghiên cứu đề tài ở địa phương đề tài cũng phát hiện ra rằng nguồn lực con người thay đổi theo chiều hướng tích cực. Khi không còn đất để làm sinh nhai dẫn đến

26


+ 01 trường THCS xây dựng kiên cố 1 nhà 2 tầng với 8 phòng học và 1 nhà cấp 4 với 2 phòng học, 339 học sinh, tổng diện tích khuôn viên 5.797m2 có sân TDTT, nhà công vụ 3 phòng cấp 4.

+ 01 trường tiểu học trung tâm 2 nhà 2 tầng, nhà lớp học 8 phòng, 520 học sinh, có 1 khu vực lẻ với 3 phòng học nhà cấp 4 ở thôn Cừa Thôn và 9 phòng nhà ở công vụ. Diện tích khuôn viên trường trung tâm diện tích khuôn viên 5.255m2 cần xây dựng thêm nhà lớp học, nhà đa năng,.. còn thiếu và trường khu vực lẽ thôn Cừa Thôn diện tích khuôn viên 2.000m2.

+ Trường mầm non tại trung tâm đã xây dựng 2 tầng 8 phòng do Quỹ hỗ trợ phòng tránh thiên tai Miền trung tài trợ và 3 phòng nhà ở công vụ. Khu vực thôn Cừa Thôn có 5 phòng nhà cấp 4, bếp bán trú. Với diện tích khuôn viên trường trung tâm là 1.210m2quy hoạch mở rộng khuôn viên lên 2.500m2 để xây dựng sân chơi trẻ em, phòng chức năng còn thiếu.

4.1.1.6. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất

Cơ cấu kinh tế: kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng 29 % tổng thu nhập trong tổng thu nhập xã.Thu nhập bình quân đầu người 23,82 triệu đồng so với thu nhập bình quân đầu người toàn Tỉnh xã đạt 0,8 lần.Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 3,4 %.Tổ chức sản xuất: Có 05 trang trại, 13 doanh nghiệp sản xuất chế biến nông sản, TTCN, dịch vụ trên địa bàn xã.

4.1.2. Đặc điểm các hộ điều tra

Chủ hộ là người có vai trò lớn trong việc ra quyết định trong các vấn đề kinh tế cũng như trong đời sống của hộ. Nghiên cứu chủ hộ điều tra (giới tính, tuổi và trình độ học vấn) để thấy khả năng ra quyết định của hộ như thế nào.

Bảng 4.2. Một số thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra ở xã Hải Ninh


Chỉ tiêu ĐVT Nhóm I Nhóm II

Tổng số hộ điều tra Hộ 30 30

Tổng nhân khẩu Người 205 190

Tổng lao động 190 151

Nam Lao động 90 70

Nữ 100 81

Tổng nhân khẩu phụ thuộc Người 15 39


Tuổi bình quân Tuổi 58,7 54,1

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016).

30


Nhóm I Nhóm II

13%

Lao động thuần nông Lao động phi NN Lao động thuần nông Lao động phi NN Lao động kiêm Lao động kiêm


21% 36%

54% 33%

43%


Biểu đồ 4.3. Cơ cấu lao động sau khi thu hồi đất của nhóm hộ điều tra

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)

Kết quả cho thấy rõ ràng là trước khi thu hồi đất, cơ cấu lao động ở cả 2 nhóm khá giống nhau, cụ thể là lao động thuần nông chiếm tỷ lệ cao nhất (41% ở nhóm I và 49% ở nhóm II), sau đó là lao động kiêm và ít nhất là nhóm lao động phi nông nghiệp. Tuy nhiên, sau khi thu hồi đất, cơ cấu lao động đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, tỷ lệ lao động ở nhóm thuần nông giảm mạnh, nhất là đối với nhóm I (chỉ 13%), trong khi đó lao động làm kiêm nông nghiệp với ngành nghề khác và lao động phi nông nghiệp có xu hướng tăng mạnh. Nếu ở nhóm I trước khi thu hồi, lao động phi nông nghiệp chỉ chiếm 34%, thì sau khi thu hồi, tỷ lệ này đã tăng lên 54%. Tương tự đối với nhóm II, nếu trước khi thu hồi đất, 21% lao động làm kiêm, nhưng sau khi thu hồi, nó đã là 43%. Như vậy, có thể thấy rằng tác động của việc thu hồi đất là thực sự lớn đối với cơ cấu lao động, điều này cũng có thể giải thích được rằng, bởi vì diện tích đất bị thu hồi chủ yếu là đất phục vụ nông nghiệp nên sau khi bị thu hồi, không còn đất hoặc ít đất lại thì lao động chuyển qua ngành nghề khác để tiếp tục duy trì thu nhập và cuộc sống. Hơn nữa, việc nhường đất canh tác cho xây dựng và phát triển Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp FLC đã làm cho thời gian lao động giảm xuống, nhiều người chuyển sang hình thức buôn bán, làm thương mai dịch vụ (kinh doanh buôn bán các chợ, chạy xe ôm, cắt tóc, chụp ảnh, ..) hoặc đi làm thuê, làm công nhân, đi xuất khẩu do vậy số lao động phi nông nghiệp có xu hướng tăng lên trong cả 2 nhóm hộ.

Theo điều tra và nghiên cức cho thấy họ thường làm ở Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp FLC…Ngoài ra nhiều hộ chuyển hướng làm nông nghiệp sang buôn bán như chạy chợ hay các cửa hàng nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu ăn uống cho người dân, các quán internet, cafe, karaoke…để giải trí. Với mục đích duy trì cuộc sống gia đình đã thúc đẩy sự gia tăng của số lao động ngành nghề và dịch vụ khác trong cơ cấu lao động của từng nhóm hộ điều tra. Đặc biệt là sự gia tăng của số lao động dịch vụ nhóm I và nhóm

II. Tuy nhiên khi người dân vốn quen với việc làm nông nghiệp khi bị mất đất thường gây ra cú sốc họ sẽ phải đương đầu với khó khăn làm thế nào tìm được công việc mới

ổn định, phù hợp với trình độ, sức khỏe để đảm bảo lâu dài cho cuộc sống gia đình.

29


làm mới, kế hoạch tái định canh, kế hoạch hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, kế hoạch đền bù đúng với quy định của nhà nước…cho người dân biết. Chính việc làm này đã tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi đất và giải quyết đền bù cho người dân và người dân cũng không gây khó khăn gì cho công tác thu hồi đất, không có hiện tượng tranh chấp hay khiếu nại về việc đền bù chưa thoả đáng. Đến cuối năm 2015 đầu năm 2016 thì đã hoàn thành việc thu hồi đất và đền bù cho người dân.

Việc đền bù thiệt hại cho nông dân được nhà nước quy định cụ thể tại điều 10 chương I trong quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đấtban hành theo Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ như sau:

- Đối với đất sát mặt đường: 78.000 đ/m2, Lo Lo/NĐI

- Bồi thường về cây cối hoa màu: Đất trồng cây lâu năm 3.500đ/m2, hoa màu: 2.500đ/m2, NTTS 5.000đ/m2

- Hỗ trợ chuyển đổi việc làm: 3 lần tổng số tiền bồi thường đất

- Ổn định đời sống: Khẩu : 3,960triệu đồng * khẩu, hộ nghèo * 3.600

Tổng tất cả tiền đền bù đất, hỗ trợ chuyển đổi nghề và hỗ trợ ổn định đời sống bình quân mỗi hộ nhận được 952,5 triệu đồng. Mà việc tái lập cuộc sống của các hộ sau khi bị thu hồi đất chủ yếu dựa vào số tiền này, với số tiền này nhiều gia đình có thể đầu tư để tăng thu nhập. Số tiền này tuy nhận liền một lúc với người nông dân là quá lớn nhưng liệu nó đủ để đảm bảo ổn định cuộc sống cho những hộ không còn một ít đất sản xuất nông nghiệp nào không?

4.3. Tác động của thu hồi đất tới các nguồn lực sinh kế của hộ

4.3.1. Tác động của thu hồi đất tới nhânlực của hộ


Nhóm I Nhóm II

Lao động thuần nông Lao động phi NN Lao động thuần nông Lao động phi NN Lao động kiêm Lao động kiêm


34% 41% 30%

49%


25% 21%


Biểu đồ 4.2. Cơ cấu lao động trước khi thu hồi đất của nhóm hộ điều tra

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)

28


nhận thức của người dân, họ tăng cường công tác giáo dục để có một sinh kế tốt hơn trong tương lai. Chính vì vậy nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư cho con cái đi hoc từ đó nâng cao trình độ học vấn của lao động cũng như khả năng nhận thức, nắm bắt và tiếp thu tiến bộ KHKT của cáchộ.

4.2. Tình hình thu hồi đất nông nghiệp xã Hải Ninh

4.2.1. Diện tích và phân bố

Xã Hải Ninh nằm phía Đông huyện Quảng Ninh, với diện tích rộng 3.916,46 ha. Đây là vị trí thuận lợi tạo nhiều điều kiện để phát triển các hạ tầng kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp FLC, nhà ở, các công trình kiến trúc hạ tầng…thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp góp phần vào tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt trong các năm gần đây diện tích thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp ngày càng nhiều nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh kế của hộ nông dân.

Bảng 4.3. Tình hình thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp của xã Hải Ninh giai đoạn 2015 - 2016

So với

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng toàn xã (%)


1. Tổng diện tích đất bị thu hồi ha 235,5 5,7


2. Tổng số hộ bị thu hồi đất hộ 90 9,1


3. BQ diện tích đất bị thu hồi/hộ m2/hộ 945,3 -


- DT đất của hộ bị thu hồi nhiều nhất m2 8.960 -


- DT đất của hộ bị thu hồi ít nhất m2 2.362 -


(Báo cáo KT-XH xã Hải Ninh, 2016)

Toàn xã có 90 hộ bị thu hồi đất chiếm 9,1% tổng số hộ năm 2016, với tổng diện tích đất bị thu hồi là 235,5 ha và chủ yếu là đất hạng A2, là đất đang sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp của người dân. Việc thu hồi diện tích đất nông nghiêp, lâm nghiệp làm ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người dân trong khu vực này.

4.2.2. Quá trình thu hồi và đền bù đất

Trước khi tiến hành thu hồi đất các cấp có thẩm quyền đã họp bàn với dân, đưa ra những chủ trương kế hoạch của nhà nước, của tỉnh, của huyện, kế hoạch bố trí việc

31


Ngoài ra, các lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất ít có cơ hội xin việc vào làm cơ quan doanh nghiệp, trong tương lai họ phải đầu tư vào học tập và nghề nghiệp đưa ra những kế hoạch nghề địa phương cần có phương án tìm việc làm với thu nhập ổn định cho các hộ mất đất, đảm bảo sinh kế của họ sau khi bị thu hồi đất.

Mặt khác, một câu hỏi đặt ra là: Sau khi thu hồi đất nông nghiệp, cơ cấu lao động giữa 2 nhóm hộ điều tra có sự khác nhau khau hay không ở mức ý nghĩa là 5%. Tôi tiến hành kiểm định Post Hoc so sánh về giá trị trung bình giữa từng cặp nhóm của biến định tính “phân loại nhóm” (nhóm I: mất nhiều đất, nhóm II: mất ít đất) và ta có kết quả so sánh cụ thể trong bảng sau:

Bảng 4.4. Kiểm định sự khác biệt về cơ cấu lao động sau khi thu hồi đất của các nhóm hộ điều tra có diện tích đất thu hồi khác nhau

Biến định lượng Phân loại nhóm Phân loại nhóm Sig


Nhóm I Nhóm II 0,001

Lao động thuần nông

Nhóm II Nhóm I 0,001


Nhóm I Nhóm II 0,000

Lao động kiêm

Nhóm II Nhóm I 0,000


Nhóm I Nhóm II 0,855

Lao động phi nông nghiệp

Nhóm II Nhóm I 0,855


(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)

Theo kết quả bảng trên cho thấy rằng:

Ở mức ý nghĩa 5% đối với cơ cấu lao động thuần nông sau khi thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp của 2 nhóm hộ điều tra đều có sự khác biệt nhau (Sig < 0,05).Ở mức ý nghĩa 5% đối với cơ cấu lao động kiêm sau khi thu hồi đất nông nghiệp: Ta thấy cơ cấu lao động kiêm giữa nhóm I và các nhóm còn lại đều có sự khác biệt nhau (sig <0,05). Ở mức ý nghĩa 5% đối với cơ cấu lao động phi nông nghiệp: Ta thấy sau khi thu hồi đất đều không có sự khác biệt về cơ cấu lao đông phi nông nghiệp giữa nhóm I và nhóm II (sig = 0,855 > 0,05). Mặc dù có sự giống và khác lẫn nhau khi xét riêng từng cặp nhóm hộ điều tra nhưng xét tổng quát có hơn 1 cặp nhóm có sự khác biệt nên có thể nói sau khi thu hồi đất cơ cấu lao động phi nông nghiệp giữa 2 nhóm có

sự khác biệt nhau.

34


Nhóm I Nhóm II

Thân thiện Xã giao Khép kín Thân thiện Xã giao Khép kín


15%

25% 35%

40% 30% 55%


Biểu đồ 4.5. Sự thay đổi mối quan hệ làng xóm sau khi thu hồi đất của các nhóm hộ điều tra

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)

Trước khi thu hồi đất nông nghiệp, ở 2 nhóm phần lớn mối quan hệ giữa các hộ với nhau đều thân thiết, hòa đồng với nhau. Mọi người đều cùng ra đồng làm việc cùng nhau, mối quan hệ trở nên thân thiết, gắn bó với nhau. Các nhóm hộ mối quan hệ không có sự khác biệt với nhau, đa phần mọi người đều thân thiết, cao nhất là nhóm I có đến 85%, nguyên nhân do nhóm I có diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp là lớn nhất, mọi người hay giúp đỡ và thân nhau hơn. Nhóm II có mối quan hệ xã giao lớn nhất trong 3 nhóm, bởi ngoài làm nông nghiệp, nhóm II có số lao động kiêm lớn nhất, họ có nhiều mối quan hệ hơn.

Sau khi thu hồi, tình làng nghĩa xóm tối lửa tắt đèn có nhau như trước đây đã ít đi, thay vào đó là mối quan hệ lịch sự bình thường với nhau, khép kín. Một ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp đó là khi bị mất đất nông nghiệp, tính tương trợ, tình cảm nông thôn bị hạn chế. Trong cộng đồng người nông dân, người dân tương trợ nhau dưới hình thức như đổi công trong mùa vụ sản xuất. Hơn nữa, những hộ nông dân không đủ tư liệu sản xuất, nguồn vốn, lương thực thực phẩm nên có thể vay mượn của nhau. Khi không còn đất nông nghiệp, lâm nghiệp người dân ít có cơ hội đểtiếp xúc, tương trợ nhau, do vậy nhiều người dân băn khoăn là mất đất dẫn đến “tình làng nghĩa xóm” sẽ dần dần mất đi. Để cải thiện mối quan hệ như hiện nay, các cán bộ và mọi người dân tích cực tham gia các hoạt động của xóm làng vừa duy trì tình làng nghĩa xóm, lại là hoạt động giải trí tốt cho sức khỏe và tinh thần. Tục ngữ có câu: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Hàng xóm ăn nói với nhau hòa thuận, có thể giúp đỡ nhau giải quyết một số vấn đề khó khăn trong sinh hoạt, hai bên đều có lợi. Giữ mối quan hệ hàng xóm láng giềng tốt là một yêu cầu của đời sống văn hóa mới.

4.3.3. Tác động đến nguồn lực tự nhiên của hộ

Nói đến nguồn lực tự nhiên thì phải kể đến nguồn lực đất đai vì đây là tài sản sinh kế đặc biệt của các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp. Đất đai đưa đến công ăn

33


nhóm I. Sau khi thu hồi đất thì tổng số hộ tham gia vào hội phụ nữ tăng 5 hộ, trong đó nhóm I có tổng số hội phụ nữ tham gia tăng 5 hộ, còn nhóm II vẫn duy trì 100% hộ tham gia vào hội phụ nữ.

Hội nông dân có xu hướng giảm sau khi quá trình thu hồi đất tiến hành. Cụ thể là trước khi thu hồi đất tổng số hội viên tham gia là 67 hộ, sau khi thu hồi đất số người tham gia giảm đáng kể còn 50 hộ. Ta có thể hiểu được biến động trên nguyên nhân là do các hộ bị mất hết đất sản xuất hoặc còn lại rất ít dẫn đến sợ người tham gia vào hội nông dân giảm. Tuy nhiên hội nông dân vẫn có số người tham gia vào hội đông hơn hội khác.

Hội đoàn thanh niên, hội đồng phụ lão cũng tăng lên đáng kể. Trong đó hội thanh niên sau khi thu hồi đất tăng lên nhiều nhất ở nhóm I là 24%, sau đó là nhóm II là 15% và nhóm III là gần 10%. Hội đồng phụ lão sau khi thu hồi đất thì nhóm I có số hộ tham gia vào hội nhiều nhất 9 hộ, nhóm II bằng 5 hộ. Thông qua các tổ chức hội này hộ thu được những kiến thức cần thiết, những kinh nghiệm sản xuất, kiến thức thị trường.. Như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội đoàn thanh niên có chương trình hỗ trợ cho vay vốn phát triển sản xuất góp phần tạo nền kinh tế bền vững cho hộ dân. Nhìn chung các hộ này đã làm khá tốt công tác tuyên truyền chính sách pháp luật của nhà nước thông qua các cuộc họp định kỳ của hội. Mỗi hộ có đặc trưng riêng, trang thiết bị kiến thức về các lĩnh vực khác nhau phù hợp với các hội viên của mình. Ngoài các tổ chức chính trị trên trong xã còn tổchức một hội khác như hội đồng niên, hội đồng ngũ… đã thu hút được khá nhiều người tham gia. Các tổ chức này có vai trò quan trọng trong việc thắt chặt tham gia tình làng nghĩa xóm thông qua buổi họp mặt, trao đổi kiến thức.


Nhóm I Nhóm II

Thân thiện Xã giao Khép kín Thân thiện Xã giao Khép kín


5% 7%

10%

15%


85% 78%


Biểu đồ 4.4. Sự thay đổi mối quan hệ làng xóm trước khi thu hồi đất của các nhóm hộ điều tra

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)

32


Kết luận: Ở mức ý nghĩa là 5%, sau khi thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp cósự khác biệt về cơ cấu lao động giữa 2 nhóm hộ có diện tích đất thu hồi khác nhau. Sau khi thu hồi đất, nhìn chung có sự dịch chuyển cơ cấu lao động: lao động thuần nông giảm, lao động kiêm và lao động phi nông nghiệp tăng. Trong đó mỗi nhóm lại có sự dịch chuyển khác nhau về mỗi cơ cấu lao động thuần nông, lao động kiêm và lao động phi nông nghiệp. Sau khi thu hồi đất, ở mỗi hộ trong từng nhóm khác nhau có quan điểm khác nhau về nghề nghiệp gia đình của mình. Những hộ có kiến thức nhạy bén họ sẵn sàng đầu tư vào ngành nghề mới của gia đình. Hộ kém hơn thì chỉ biết trông chờ vào dất đai và làm nông nghiệp là chủ yếu, đối với họ phải làm nghề khác ngoài nông nghiệp là một điều bất đắc dĩ. Chính việc mất đất đã thúc đẩy hộ tìm tòi, sáng tạo và tự tìm kiếm công việc cho mình và cho chính lao động nhàn rỗi, dư thừa sau khi thu hồi đất của các nhóm hộ.

4.3.2. Tác động đến nguồn lực xã hội của hộ

Nghiên cứu nguồn lực xã hội để biết mối quan hệ của hộ với cộng đồng như thế nào. Việc tham gia vào các tổ chức xã hội tại địa phương thể hiện mối quan hệ hợp tác và mức độ tin cậy của hộ đối với các tổ chức đó cũng như với chính quyền.

Bảng 4.5. Sự tham gia các tổ chức đoàn thể trong xã (hộ)


Nhóm I Nhóm II

Chỉ tiêu Trước thu Sau khi Trước thu Sau khi hồi đất thu hồi đất hồi đất thu hồi đất

Phụ nữ 25 30 30 30

Hội nông dân 30 20 19 15

Hội CCB 12 12 6 6

Hội đồng phụ lão 7 9 3 5

Đoàn thanh niên 25 31 20 23

Hội khác 12 14 2 2


(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)

Qua bảng số liệu ta thấy các hộ dân có người tham gia vào các tổ chức xã hội khá

đông, đặc biệt là hội phụ nữ. Trong đó trước khi tiến hành thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp nhóm II có có tỷ lệ tham gia vào hội phụ nữ là 100%, ít nhất là 25 hộ ở

35


việc làm cho người dân, đưa đến nguồn thực phẩm quan trọng chính vì vậy mà ông cha ta có câu “ tấc đất tấc vàng”. Đất đai trong nông hộ được xem xét dưới nhiều khía cạnh: quy mô đất đai, sự biến động của từng loại đất, nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp.

Sau khi bị thu hồi đất quy mô đất đai của hộ bị giảm rất nhiều. Điều đó dẫn tới nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp của các nhóm hộ điều tra có khả năng tăng cao, tuy nhiên tăng như thế nào, ở mức độ nào. Đề tài tập trung vào khảo sát mong muốn của các hộ, và đưa ra mức độ như thế nào là “thiếu” đất sản xuất, như thế nào là “đủ” đất sản xuất và như thế nào là “thừa” đất sản xuất. Tất cả các chỉ tiêu này đều lấy bình quân đánh giá chủ quan của hộ, kết quả như sau:

Bảng 4.6. Đánh giá chủ quan của hộ về nhu cầu đất sản xuất


Chỉ tiêu BQ hộ đánh giá (sào) Tỷ lệ (%)

Thừa đất sản xuất > 12,48 98,02

Đủ đất sản xuất 5,12 – 10,5 99,10

Thiếu đất sản xuất < 4,78 80,35

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)

Bảng 4.7. Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp sau khi thu hồi (%)


Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II BQ chung Sig

Tổng số hộ điều tra 100 100 100 0,000

Thừa đất sản xuất 0 6,7 14,5 0,003

Đủ đất sản xuất 26,7 60,0 45,6 0,003

Thiếu đất sản xuất 73,3 33,3 40,0 0,010

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)

Sau khi thu hồi đất nông nghiệp, nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp giữa 2 nhóm hộ điều tra có khác nhau hay không? Đề tài tiến hành kiểm định anova giữa 2 nhóm hộ điều tra có diện tích đất thu hồi khác nhau về nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp sau khi thu hồi đất có khác nhau không ở mức ý nghĩa là 5%?

Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp giữa 2 nhóm điều tra sau khi thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp là có sự khác biệt nhau. Đề tài tiếp tục tiến hành kiểm định sâu anova ( kiểm định Post Hoc ) để xem cụ thể giữa các nhóm hộ với nhau sự khác biệt về nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp sau khi thu hồi đất như thế nào? Qua bảng trên ta thấy: nhu cầu sử dung đất nông nghiệp, lâm nghiệp sau khi thu

hồi đất của các nhóm lần lượt giữa từng nhóm có sự khác biêt khác nhau (sig < 0,05):

37


4.3.4. Tác động đến nguồn lực vật chất của hộ

4.3.4.1. Tình hình nhà cửa của nhóm hộ

Nhà ở là một tài sản rất quan trọng của hộ, với đa số các hộ thì nó còn là tài sản lớn nhất. Theo khung giá đất của Nhà nước quy định cho từng loại đất thì hầu hết các hộ nông dân đều hưởng ứng, ủng hộ việc thu hồi đất bởi một điều đơn giản là sau khi thu hồi đất trong mỗi hộ đều có khoản tiền lớn từ việc đền bù này. Chính vì có một khoản tiền như vậy nên đa phần các hộ đã dùng một phần số tiền lớn được đền bù của mình để sửa sang, xây mới nhà cửa và xây nhà trọ cho thuê.


Trước Sau

Nhóm I Nhóm II Nhóm I Nhóm II

19 16

12 14 18 16 20

7 4 2 2

0

Nhà ngói cấp Nhà bằng Nhà cao tầng Nhà ngói cấp Nhà bằng Nhà cao tầng IV IV


Biểu đồ 4.6. Sự thay đổi về nhà cửa của nhóm hộ trước và sau thu hồi đất (hộ)

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)

Qua điều tra các hộ cho thấy có hơn 90% số hộ đã có nhà mái bằng và nhà tầng, còn 5% là nhà mái ngói cấp IV, không có nhà mái lá hay nhà tạm ở địa phương. Nhóm hộ không mất đất và nhóm hộ mất ít đất có số nhà mái bằng nhiều hơn nhóm hộ I. Nhìn chung điều kiện nhà ở của các hộ điều tra kiên cố, khá khang trang. Điều đó cũng nói lên sinh kế của người dân nơi đây khá ổn định. Qua bảng điều tra ta thấy sau khi tiến hành thu hồi đất điều kiện nhà của hộ được cải thiện rõ rệt. Số nhà cấp IV giảm mạnh thay vào đó là nhà mái bằng và nhà tầng được trang thiết bị đẹp và hiện đại hơn. Tỷ lệ nhà ngói cấp IV còn lại rất ít (trước khi thu hồi tỷ lệ nhà ngói chiếm 63,3% ở nhóm I, 53,3% ở nhóm II) nhưng sau khi thu hồi tỉ lệ nhà ngói cấp IV của nhóm I là 0%, tất cả là nhà bằng và nhà cao tầng, nhóm II tỷ lệ nhà ngói chiếm một tỷ lệ nhỏ là 6,7%. Tỷ lệ hộ cao tầng (từ 2 tầng trở lên) tăng lên rõ rệt đặc biệt ở nhóm hộ I là hộ có diện tích thu hồi nhiều nhất.

Bảng 4.8. Sự thay đổi về nhà vệ sinh của nhóm hộ trước và sau thu hồi đất (%)

Chỉ tiêu Trước thu hồi đất Sau khi thu hồi đất Nhóm I Nhóm II Nhóm I Nhóm II

Nhà vệ sinh tự hoại 80,0 70,0 100,0 100,0

Nhà vệ sinh tạm bợ * 20,0 30,0 0,0 0,0

(* Là các nhà vệ sinh không phải tự hoại, không có tường rào che chắn, không có phòng, có thể được che chắn bằng tranh, tre)

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)

36


có sự khác biệt giữa nhóm I và nhóm II về nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp sau khi thu hồi đất nông nghiệp.

Sau khi thu hồi đất nông nghiệp, nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp năm 2015 giữa 2 nhóm là có sự khác biệt khác nhau ở mức ý nghĩa 5%. Ở nhóm thứ nhóm I, trước thu hồi đất chủ yếu là lao động thuần nông, đất đai vô cùng quan trọng đối với các hộ nhóm I, vậy nên sau khi thu hồi đất các hộ mất nhiều đất: nhiều hộ lao động tuổi cao khó có thể xin vào các công ty hay KDL FLC, lao động có trình độ lao động thấp họ sẽ khó có thể thích ứng được với cuộc sống mới nên nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp cao. Đối với nhóm II, các hộ mất ít đất, nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp của họ sẽ thấp hơn nhóm I, các hộ đã chuyển dịch cơ cấu sang lao động kiêm và lao động phi nông nghiệp vì thế chủ yếu các hộ đã đủ đất sản xuất, những hộ có đông lao động phụ thuộc mà làm nghề thuần nông thì họ rất cần đất sản xuất. Đối với nhóm III, các hộ không mất đất đều đủ đất dản xuất, còn một số hộ thừa đất sản xuất, do các hộ là lao động kiêm hoặc lao động phi nông nghiệp, họ nhận thấy rằng việc sản xuất nông nghiệp mang lại thu nhập thấp họ chuyển sang làm dịch vụ, buôn bán.

Cũng giống như nhiều xã khác, Hải Ninh là xã mà sản xuất nông nghiệp vẫn là nguồn sinh kế khá lớn cho nhiều hộ nông dân. Chính vì thế mà có đến 40% số hộ điều tra cho rằng hiện tại họ thiếu đất sản xuất, đặc biệt là nhóm hộ I (nhóm bị mất nhiều đất sản xuất) thì có đến 73,3% số hộ cho biết là họ thiếu đất sản xuất, còn lại 26,7% số hộ cho biết là diện tích đất còn lại cũng đủ để họ sản xuất. Đây phần lớn là những hộ sức khoẻ yếu không làm được nhiều hoặc đã có ngành nghề, việc làm cho lao động trong gia đình. Tính chung trong 2 nhóm có 45,6% cho rằng diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp hiện tại của gia đình họ là đủ cho sản xuất. Bên cạnh đó có 14,5% số hộ điều tra cho là thừa đất sản xuất trong đó có 3 hộ thuộc nhóm II (nhóm mất ít đất sản xuất). Những hộ này thường cho họ hàng canh tác hoặc cho người khác thuê đất sản xuất. Đây là những hộ có công việc với thu nhập cao hơn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Vì thế họ bỏ không làm nông nghiệp trên diện tích còn lại hoặc có làm cũng không đầu tư nhiều vào đó.

Như vậy ta thấy sau khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp thì nguồn lực đất đai có sự dịch chuyển khá lớn. Sau khi thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp giữa 3 nhóm hộ điều tra có sự khác biệt nhau. Tính chung trong cả 3 nhóm hộ điều tra thì chủ yếu là đất 2 vụ lúa, đất màu bị giảm. Đất thổ cư cũng có sự dịch chuyển ở nhóm hộ I và nhóm hộ II. Việc sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp của hộ còn nhiều lãng phí, mặc dù nguồn lực đất đai của hộ bị thu hẹp nhưng hộ không tận dụng diện tích đất còn lại để thâm canh tăng vụ mà vẫn giữ nguyên diện tích đất 2 vụ lúa. Mô hình sinh kế cho thuê nhà chưa có điều kiện phát triển nhưng trong tương lai nó sẽ là nguồn sinh kế ổn định cho người dân mất đất. Mất đất dẫn tới sản xuất

giảm, lương thực giảm, kết quả là nhiều hộ thu hẹp dần quy mô chăn nuôi và sản xuất.

38


Nếu như trước khi thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp theo thống kê các hộ nhóm I có 6 hộ có nhà vệ sinh tạm bợ, không hợp vệ sinh, nhóm II có 9 hộ có nhà vệ sinh không hợp vệ sinh thì sau khi thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp tất cả các hộ điều tra của 3 nhóm đều có nhà vệ sinh hợp vệ sinh, 100% các hộ có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Việc giữ gìn vệ sinh có khu vệ sinh hợp lý và đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh sẽ góp phần đẩy lùi được dịch bệnh do chính vấn đề này gây ra nhất là những giai đoạn chuyển mùa khi mà dịch bệnh dễ lây lan nhất và góp phần giữ gìn sức khỏe y tế của người dân trong xã.

Như vậy có thể khẳng định rằng sau khi thu hồi đất số nhà cửa, công trình vệ sinh được nâng cấp, chỉnh sửa, xây mới và cải thiện đáng kể tạo cho họ có cuộc sống đảm bảo ổn định hơn trước. Đây vừa được xem là tác động có tính 2 mặt là tích cực và tiêu cực. Nhưng mặt tích cực của nó cũng xuất phát từ chính điểm tích cực đó. Nếu sau khi các hộ đã xây dựng nhà cửa, tạo cơ sở vật chất ổn định khang trang mà không có sự thay đổi tích cực trong định hướng làm ăn, học hỏi kinh nghiệm buôn bán kinh doanh lại cứ sa đà vào thú vui và hưởng thụ trong cuộc sống gia đình sẽ ngày một khó khăn và đi xuống, một số gia đình rơi vào tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu tốt trong từng bước thay đổi đời sống của người dân.

4.3.4.2. Cơ sở vật chất

Bảng 4.9. Biến động cơ sở vật chất của nhóm hộ điều tra

Tiêu chí Loại ĐVT Nhóm I Nhóm II

Trước Sau % Trước Sau %

Máy bơm

1.Vật nước Cái 30 30 0 30 30 0

dụng Bình phun

phục vụ thuốc sâu Cái 30 15 - 50 25 17 -32

sản xuất Công nông Cái 3 0 -300 1 0 -100

Trâu bò Con 30 2 -94 25 2 -92

Ô tô Cái 2 7 350 1 3 300

Xe máy Cái 32 74 231 30 62 207

2.Vật Ti vi Cái 30 35 117 30 33 110

dụng Tủ lạnh Cái 20 33 165 16 31 194

trong Bếp ga Cái 30 30 0 30 30 0

gia đình Điện thoại

di động Cái 50 102 204 40 80 200

Nhà trọ

cho thuê Hộ 10 30 300 7 18 257

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/08/2023