Đánh Giá Sự Thay Đổi Cơ Sở Hạ Tầng Của Các Hộ Điều Tra (%)

39


Kết quả từ phỏng vấn hộ cho thấy rằng so với trước khi thu hồi đất, sau khi thu hồi đất về các tài sản khác phục vụ cho đời sống và sản xuất của hộ như xe đạp, xe máy, ti vi, tủ lạnh, điện thoại, máy bơm nước… của các hộ điều tra cũng khá đầy đủ. Tính đến cuối năm 2015, 100% số hộ có ti vi, 100% số hộ điều tra có máy bơm nước. Điều đáng mừng ở đây là có đến 100% số hộ đã có xe máy, có 100% số hộ có điện thoại, có 2 hộ thuộc nhóm I trong tổng số 90 hộ điều tra có ô tô tải, cả 3 nhóm có 13 ô tô . Điều này cho thấy nhìn chung đời sống của các hộ dân ở đây ở mức khá. Những vật dụng đơn giản như tivi, đầu đĩa, bàn ghế, điện thoại… cho đến những vật dụng hiện đại hơn như điện thoại di động, xe máy, ô tô tải đều được tăng lên và đổi mới đáng kể làm nâng cao chất lượng cuộc sống. Ta có thể thấy rõ trong bảng số liệu, sau khi thu hồi đất số nhà trọ cho thuê cũng tăng đáng kể đặc biệt là nhóm I, tủ lạnh cũng tăng cho tất cả các nhóm. Xe máy tăng nhiều ở nhóm I tăng 44 cái, nhóm II tăng 32 cái nhằm phục vụ nhu cầu đi lại.

Ngược lại với xu thế tăng của các vật dụng trong gia đình thì các vật dụng phục vụ sản xuất giảm mạnh, đặc biệt là nhóm I và nhóm II. Bởi thu hồi nhiều diện tích trồng trọt dẫn đến chăn nuôi cũng giảm, các thiết bị phục vụ sản xuất sẽ bớt đi. Cày và trâu bò dùng cho cày kéo giảm mạnh được thay thế bởi máy cày, máy bừa hiện đại phục vụ cho tất cả hộ dân. Cụ thế nhóm I đã giảm 22 chiếc cày, 28 con trâu bò, nhóm II thì số cày bừa giảm 20 và 23 con trâu bò giảm. Điều này có thể lý giải một cách đơn giản là do mất đất sản xuất nông nghiệp nên lượng công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cũng theo đó mà được cắt giảm trông thấy.

Như vậy có thể thấy không nằm ngoài quy luật chung của hộ nông dân bị thu hồi đất trên phạm vi cả nước, các hộ nông dân xã Hải Ninh sau khi bị thu hồi đất họ cũng đã tập trung mua sắm sửa các đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt, đời sống của họ và các vật dụng công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được cắt giảm.

4.3.4.3. Thay đổi về cơ sở hạ tầng của địa phương

Bảng 4.10. Đánh giá sự thay đổi cơ sở hạ tầng của các hộ điều tra (%)

Chỉ tiêu Tốt lên Không đổi Kém đi

1. Công trình điện 34,4 65,6 0,0

2. Đường giao thông 80,0 8,9 11,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

3. Công trình phúc lợi 100,0 0,0 0,0

4. Công trình thủy lợi 0,0 38,9 72,2

Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình - 6

5. Hệ thống thông tin liên lạc 100,0 0,0 0,0

6. Hệ thống nước sạch 66,7 22,2 11,1

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)

40


Cơ sở hạ tầng của địa phương có tác động lớn đến đời sống của người dân. Cơ sở hạ tầng tốt sẽ phục vụ tốt cho kinh tế xã hội của địa phương cũng như đời sống của nhân dân Nghiên cứu cảm nhận về sự thay đổi CSHT của người dân ta thấy sau khi có KDL hệ thống đường giao thông và hệ thống thông tin liên lạc, công trình phúc lợi có sự thay đổi theo chiều hướng đi lên. Có 80% số hộ điều tra cảm thấy đường giao thông tốt hơn, 100% số hộ cho rằng hệ thống thông tin liên lạc đã cải thiện tốt hơn trước. Đây là điều đáng mừng nó cho thấy rằng việc phát triển KDL cũng đã có tác động tốt tới CSHT của địa phương. Bên cạnh đó hệ thống điện, nước sạch cũng có thay đổi tốt lên nhưng mức độ chậm hơn. Tuy nhiên cũng có vài ý kiến cho rằng một số hạng mục đã bị giảm sút về chất lượng trong nhiều năm qua. Cụ thể là có 72,2% số hộ cho rằng công trình đường gia thông đã bị xuống cấp mà chưa được đầu tư tu sửa. Điều này là do khi KDL được xây dựng xe vận chuyển vật liệu quá khổ quá tải đi lại nhiều đã phá vỡ hệ thống đường giao thông, mặc dù địa phương cũng đã có khắc phục nhưng chưa đảm bảo. Như vậy một số hạng mục cơ sở hạ tầng cần quan tâm phát triển để có thể hỗ trợ cho việc phát triển sinh kế của người dân tốt hơn.

Qua nghiên cứu nguồn lực vật chất của hộ dân ta thấy:Cơ sở vật chất của hộ nhìn chung đã ở mức khá đầy đủ, tuy còn một số hộ gia đình khó khăn cần sự giúp đỡ.Cơ sở hạ tầng của địa phương cũng đã có nhiều cải thiện đáng kể sau khi thu hồi đất hỗ trợ cho sinh kế bền vững của người dân.

4.3.5. Tác động đến nguồn lực tài chính của hộ

4.3.5.1. Tiền đền bù và cách sử dụng tiền đền bù của hộ

Nguồn lực đầu tiên phải kể đến của hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất là khoản tiền đền bù. Số tiền này rất lớn so với thu nhập trong năm trước của hộ nhất là những hộ bị mất nhiều đất. Số tiền đền bù bao gồm tiền đền bù đất, tiền hỗ trợ học nghề, tiền hỗ trợ ổn định đời sống. Nhận tiền đền bù sau khi bị thu hồi đất đã làm cho khả năng tài chính của hộ tăng lên. Hộ có thêm tiền để sử dụng vào việc gửi tiết kiệm hay chi tiêu.

Số tiền đền bù bình quân 1 hộ được nhận là 1,566 tỷ đồng, hộ nhiều nhất nhận được 16,09 tỷđồng, hộ thấp nhất nhận được 231,672 triệu đồng. Đây là số tiền không nhỏ thậm chí rất lớn với một hộ nông dân khi mà sản xuất nông nghiệp khi chưa mất đất trong một năm chỉ đạt xấp xỉ 33,8 triệu đồng. Kết quả ở bảng và biểu đồ cho thấy việc sử dụng tiền đền bù của hộ dân đa dạng. Họ đã đầu tư cho sản xuất, mua sắm, sữa chữa xây dựng nhà cửa, mở cửa hàng kinh doanh, đầu tư cho học tập và phần lớn họ gửi tiết kiệm nhằm

giữ vốn và thu tiền lãi, mua đất kinh doanh, xây nhà trọ.

41


Bảng 4.11. Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của nhóm hộ điều tra (hộ)


Chỉ tiêu (*) Nhóm I Nhóm II

Đầu tư cho chăn nuôi, trồng trọt 10 10

Sửa chữa, xây lại nhà 15 11

Mở của hàng dịch vụ (karaoke, internet...) 8 6

Xây dựng nhà trọ 10 7

Mua ô tô, xe máy 12 10

Mua sắm đồ dùng 15 7

Chi cho học tập, học nghề 22 22

Mua đất, kinh doanh 10 6

Trả nợ 4 1

Chi cho sức khỏe, phúc lợi 30 30

Gửi tiết kiệm 20 14


(lưu ý: (*) với một hộ có thể có nhiều chỉ tiêu khác nhau, do đó phương pháp là đếm có bao nhiêu hộ chọn mỗi tiêu chí)

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)

Kết quả điều tra cho thấy 100% hộ đều đầu tư cho sức khoẻ và phúc lợi. Có thể thấy rằng người dân sau khi có tiền đền bù họ đã nghĩ tới phải đảm bảo sức khoẻ và phúc lợi hơn. Đứng thứ hai trong việc sử dụng tiền đền bù của hộ là chi cho việc học tập của con cái. Có 75% hộ sử dụng tiền đền bù để nuôi con ăn học và số tiền chi cho học tập điều này là đáng mừng vì người dân phần nào đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng về đầu tư cho con cái học tập. Đây là đầu tư nhằm tìm kiếm sinh kế bền vững cho con cái họ sau này. Tiếp theo, có đến 34/60 hộ điều tra gửi tiết kiệm, số tiền gửi tiết kiệm chiếm đến 50% tổng số tiền đền bù. Ở nhóm I thì có đến 20 tổng số hộ dùng tiền đền bù được gửi tiết kiệm, còn lại họ dành cho chữa bệnh hoặc có hộ đầu tư làm nghề. Gửi tiết kiệm là hình thức sinh lời an toàn nhất nhưng cũng kém hiệu quả. Kém hiệu quả chính bởi nó an toàn, lợi nhuận mang lại không cao và quan trọng nhất ở đây là các hộ kém năng động luôn sợ rủi ro, không dám đầu tư quay vòng vốn. Hộ gửi cao

nhất là 800 triệu đồng, hộ gửi thấp nhất là 20 triệu đồng nhưng bình quân 1 hộ là 333

42


triệu đồng. Theo điều tra ta thấy15 hộ ở nhóm I và 11 hộ ở nhóm II sử dụng tiền đền bù để xây/sửa nhà hoặc đầu tư kinh doanh hoặc chữa bệnh, việc học nghề mới.

Phân tích sự lựa chọn của các hộ trong việc sử dụng tiền đền bù cho thấy đây chính là hình thức chuyển đổi vốn tài chính thành các dạng vốn khác: thành nhà cửa, thành đồ dùng… Đối với các hộ nuôi con ăn học đặc biệt là các hộ có hoàn cảnh khó khăn thì số tiền đền bù được coi là nguồn tài chính lớn chi trả cho chi phí giáo dục. Đối với các hộ tuổi cao thì đây là nguồn tài chính để chữa bệnh và gửi tiết kiệm phòng thân. Nhưng nhìn chung phương thức sử dụng tiền đền bù sau thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp của hộ chưa thể hiện xu hướng tích cực, đa số đảm bảo cho một sinh kế bền vững khi không còn đất hoặc còn ít đất để sản xuất nông nghiệp.

4.3.5.2. Tình hình thu nhập của hộ

Bảng 4.12. Sự thay đổi về tổng thu nhập của hộ trước và sau khi thu hồi đất


Trước khi thu hồi Sau khi thu hồi

Chỉ tiêu Nhóm Nhóm BQ Nhóm Nhóm BQ

I II Chung I II Chung


Tổng thu nhập BQ (triệu đồng) 77,4 60,6 69,0 247,0 211,4 199,7


BQ thu nhập/LĐ/năm (triệu đồng) 13,82 10,8 12,32 44,1 37,75 35,66


Nông

nghiệp 64,3 59,9 57,3 14,0 31,6 27,7

Ngành

nghề 6,1 5,8 8,4 30,1 20,1 21,9

Cơ cấu thu nhập của hộ (%) Dịch vụ 18,0 19,1 19,3 27,2 23,0 24,9

Tiền tiết

kiệm 2,2 3,4 3,2 12,6 9,8 10,1

Xuất khẩu 7,4 8,1 8,5 11,4 12,5 12,1


Khác 2,0 3,7 3,3 4,7 3,0 3,3


(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)

Bảng 4.10 cho thấy trước khi mất đất thu nhập bình quân cả các hộ khoảng 77,4 triệu đồng/hộ/năm, trong đó thu từ nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, thu từ các hoạt động

sản xuất kinh doanh chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số thu nhập bình quân của hộ.

43


Theo đó tổng thu nhập lớn nhất là 90,4 triệu đồng/hộ/năm (Nhóm I) và 82,7 triệu đồng/hộ/năm (Nhóm II). Nhóm I và nhóm II có tiền đền bù nên các hộ đã biết kinh doanh xây nhà trọ, mở cửa hàng, đi xuất khẩu …nên đã làm tăng nhanh thu nhập của các hộ qua các năm. Có sự chuyển dịch khá lớn giữa các nguồn thu nhập. Thu nhập nông nghiệp giảm từ 57,3% xuống 27,7% trong tổng thu nhập. Trong đó thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của nhóm I sau khi thu hồi đất giảm mạnh từ 64,3% xuống còn 14%, đặc biệt là nguồn thu từ trồng trọt. Nhóm II thu từ sản xuất nông nghiệp từ 59,9% giảm xuống còn 31,6% .

Như vậy thu nhập từ nông nghiệp của các nhóm hộ giảm đáng kể so với trước khi thu hồi đất là do một lượng lớn đất nông nghiệp, lâm nghiệp bị thu hồi và thay vào đó là sự chuyển dịch nguồn thu từ các lĩnh vực nghành nghề, và các thu nhập khác. Điều này là do mất đất sản xuất, thu nhập từ trồng trọt giảm hẳn, bên cạnh đó thu từ chăn nuôi cũng giảm mạnh. Nhiều hộ trước đây nuôi rất nhiều lợn thịt nhưng hiện nay chỉ còn nuôi 1 con lợn nái hoặc bỏ hẳn không chăn nuôi nữa do nguồn lương thực giảm.

Thu từ dịch vụ tăng lên đáng kể từ 19,3% tổng thu nhập truớc khi thu hồi đất tăng lên 24,9% tổng số thu nhập chung. Trong đó thu từ dịch vụ trước khi thu hồi đất ở nhóm I là 18% tăng lên 27,2% sau khi thu hồi đất, nhóm II tăng từ 19,1% tăng lên 23%. Thu từ các ngành nghề cũng tăng lên đáng kể ở các nhóm từ tổng thu nhập trước khi thu hồi đất từ 8,4% tổng số thu nhập dịch vụ tăng lên 21,9% tổng thu nhập. Điều này là do có nhiều lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất đã chuyển sang đi làm thuê, buôn bán, kinh doanh để có thể ổn định cuộc sống và duy trì mức thu nhập trước đây. Đặc biệt là nhóm I, thu nhập từ ngành nghề tăng mạnh nhất từ 6,1% tổng thu nhập tăng lên 30,1% tổng thu nhập, sau đó là nhóm II tăng từ 5,8% tổng thu nhập tăng lên 20,1% tổng thu nhập. Thu từ xuất khẩu tăng lên 3,6% tổng thu nhập sau khi thu hồi đất. Ở nước ngoài: Hàn Quốc, Nhật Bản ... lương cao so với thu nhập công nhân ở nhà, nhiều hộ đời sống đã thay đổi theo xu hướng tích cực từ khi thu hồi đất. Như vậy, nhìn chung là thu nhập của các hộ tăng mạnh. Đây là điều đáng mừng cần phát huy cho kết quả thu hồi đất nhưng liệu nó có ổn định và bền vững trong tương lai? Đây là câu hỏi lớn đặt ra trong mỗi hộ cũng là vấn đề quan tâm của các cơ quan, chính quyền địa phương.

4.3.5.3. Sự thay đổi trong chi tiêu của hộ

Qua bảng 4.11 cho thấy tình hình chi tiêu của các nhóm hộ có nhiều thay đổi, rõ rệt nhất là sự tăng lên của chi cho lương thực thực phẩm và giáo dục. Trước khi thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp chi cho giáo dục tăng lên đáng kể, tăng từ 11,5 % lên đến 14,5%. Trong đó tăng mạnh nhất là nhóm I và nhóm II vì có điều kiện đầu tư cho giáo dục, và người dân cũng ý thức được vai trò của học tập. Các hộ đều xác định đây

là khoản chi phí lớn, đặc biệt là các hộ có con học đại học, cao đẳng số tiền chi cho

44


giáo dục có thể lên tới 50-70 triệu đồng những hộ sẵn sàng chi trả bởi chỉ có học mới có thể kiếm được nguồn sinh kế bền vững. Đây là nhận thức mới và đúng đắn của các hộ trên địa bàn xã.

Bảng 4.13. Một số khoản chi bình quân một hộ năm 2015 (triệu đồng/hộ/năm)

Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất Chi tiêu Nhóm Nhóm BQ Nhóm Nhóm BQ

I II chung I II chung

Chi cho lương thực thực phẩm 23,9 20,8 22,2 28,0 22,9 25,5

Chi cho học tập 12,2 12,5 12,1 13,0 15,0 14,5

Chi trả tiền điện 1,9 1,8 1,9 2,3 2,2 2,3

Điện thoại 0,6 0,6 0,6 1,2 1,2 1,2

Chi cho khám chữa bệnh 0,8 0,8 0,8 1,5 1,9 1,7

Khác 0,7 0,8 0,8 1,3 1,4 1,4

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)

Trước đây hộ có thể sản xuất một phần lương thực thực phẩm cho gia đình nên khi chi cho lương thực thực phẩm bình quân 2 nhóm là 22,2 triệu đồng/hộ/năm nhưng sau khi thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp sản lượng lương thực của hộ giảm đi nhiều, đặc biệt là nhóm hộ I trước đây họ tự sản xuất lương thực thực phẩm phục vụ cho gia đình và bán tăng thu nhập nhưng bây giờ sau khi thu hồi đất đa số các hộ gia đình phải mua lương thực, thực phẩm. Mặt khác trong mấy năm nay qua giá cả tăng lên do lạm phát nên sau khi thu hồi đất lương thực, thực phẩm tăng lên 25,5 triệu đồng/hộ/năm.

Ý thức được vấn đề sức khỏe, có sức khỏe là có tất cả của các hộ dân, phần lớn các hộ nông dân đã tham gia đóng bảo hiểm và đi khám sức khỏe, chữa bệnh trong thu nhập của hộ gia đình. Chi cho học tập được các nhóm hộ bình quân là 14,5 triệu đồng/năm, ý thức được tầm quan trọng của học tập để nâng cao chất lượng cuộc sống. Những khoản chi cho mua sắm đồ dùng trong nhà, tiền điện, nước và mua quần áo, đi du lịch giải trí…chiếm một phần khá lớn trong thu nhập của hộ gia đình, Hằng năm mỗi xóm đều tổ chức đi tham quan du lịch các địa điểm khác nhau trong nước. Chi cho điện thoại chiếm một phần không nhỏ trong khoản chi của các hộ bình quân mỗi hộ chi đến 1,22 triệu/hộ/năm và chi cho điện là 2,26 triệu/hộ/năm. Đặc biệt từ sau khi thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp đã có một bộ phận không nhỏ, chiếm gần 30% các hộ lắp mạng internet để kết nối bạn bè, thuận tiên cho làm việc

và học tập.

45


Như vậy sau khi thu hồi đất các hộ nông dân dần dần đã thích ứng với cuộc sống mới. Họ đã tìm được những sinh kế mới phù hợp với bản thân mình, nhiều hộ đã ổn đinh được cuộc sống nhưng cũng có nhiều hộ gặp khó khăn, nhất là những hộ bị thu hồi nhiều đất có tuổi lao động đã cao. Chính quyền địa phương cần tạo mọi điều kiện giúp đỡ những hộ này để họ nhanh chóng ổn định cuộc sống. Tóm lại quá trình mất đất đã có những tác động lớn đến cơ cấu chi tiêu của các nông hộ. Vấn đề nào cũng có tính 2 mặt và tác động này cũng không nằm ngoài quy luật đó nó dẫn đến những mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tích cực đó là nó thúc đẩy quá trình chuyển đổi nghề nghiệp, tăng đầu tư trong sản xuất, mở rộng quy mô trong kinh doạnh nghề nghiệp dịch vụ, xuất khẩu lao động. Nhưng nó cũng có những mặt tiêu cực, đó là người dân vốn quen với đồng áng, lam lũ vất vả không có đủ nhận thức, hiểu biết và đủ sáng suốt để sử dụng tiền đền bù một cách đúng đắn và có hiệu quả. Có những thành viên trong hộ gia đình khi có trong tay số tiền đền bù khá lớn họ đã sa vào các tệ nạ xã hội: ma túy, cờ bạc hư hỏng, để rồi sức khỏe giảm sút, tan cửa nát nhà. Vì thế sự kết hợp của chính quyền đia phương và người nông dân mất đất là việc làm cần thiết để giúp hộ nông dân đi đúng hướng và sử dụng một cách có hiệu quả số tiền đền bù nhận được.

4.4. Mô hình sinh kế của hộ sau khi thu hồi đất

4.4.1. Kết quả sinh kế của nhóm hộ điều tra

Từ việc nghiên cứu sinh kế của các hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất ta thấy mặc dù mất đi tài sản sinh kế lớn là đất đai nhưng có nhiều hộ đã thích nghi được với cuộc sống mới. Có hộ tận dụng nguồn lực khác đế phát triển ngành nghề, công việc buôn bán hay các dịch vụ khác. Tuy nhiên cũng không ít hộ hân sau khi mất đất trả lời rằng khả năng kiếm sống của họ khó khăn hơn, thay đổi thu nhập nhiều hơn.

Bảng 4.14. Đánh giá của hộ về sự thay đổi thu nhập và khả năng kiếm sống sau khi bị thu hồi đất (%)


Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II BQ chung Sig


Tăng 56,7 60,0 42,2

Thay đổi thu

nhập Không thay đổi 26,7 26,7 42,3 0,981

Giảm 16,6 13,3 15,5

Dễ hơn 43,3 36,7 30,0

Khả năng kiếm Không thay đồi 26,7 33,3 38,9 0,032 sống

Khó hơn 30,0 30,0 31,1

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)

47


Mô hình sinh kế

6%

7% 16% Trồng trọt - chăn nuôi

7% Trồng trọt - chăn nuôi - làm thuê 7% 17%

11% 7% 7% 13% Trồng trọt - làm thuê

13%10% 13%7% 12% Trồng trọt - bán hàng tạp hóa

10% Buôn bán - nhà trọ

10%13%

Ngành nghề

13% 16% 17% 13%

7% 13% 12% Buôn bán - làm thuê

Chuyên dịch vụ

10% 13%

Xuất khẩu


Biểu đồ 4.7. Các mô hình sinh kế của hộ nông dân sau khi thu hồi đất (%)

(Ghi chú: Vòng tròn ngoài cùng thể hiện các mô hình sinh kế bình quân chung cho các nhóm hộ, vòng tròn giữa là nhóm II, vòng tròn trong cùng là nhóm I)

(Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016)

Bình quân chung giữa 2 nhóm hộ, mô hình trồng trọt chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất, với khoảng 16%. Tuy rằng mô hình trồng trọt chăn nuôi chiếm tỷ lệ hơn cả so với trước khi thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp thì tỷ lệ này giảm đáng kể, người dân chuyển dần sang mô hình sinh kế khác. Mô hình cho thuê nhà trọ là mô hình tương đối mới và phát triến nhất là ở nhóm hộ I. Sau khi có khoản tiền bồi thường người dân đã mạnh dạn đầu tư xây dựng thêm khu nhà phục vụ cho những công nhân khác tới thuê và làm việc tại khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp FLC, đây cũng là khoản không nhỏ đối với hộ gia đình.

Hoạt động ngành nghề và dịch vụ cũng dần được phát triển thay thế cho hoạt động trồng trọt - chăn nuôi. Nhiều gia đình khi mất đất sản xuất kinh doanh đã chuyển sang kinh doanh buôn bán, cửa hàng ăn uống…chiếm 27% tổng số hộ điều tra của 3 nhóm. Một số hộ đã đầu tư cho con cái và thành viên trong gia đình đi xuất khẩu lao động mang lại thu nhập cao cho gia đình. Một số bộ phận cũng đi theo ngành nghề chiếm tỷ lệ không nhỏ mang lại thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân.

Từ việc nghiên cứu sinh kế của người dân sau thu hồi đất ta thấy mặc dù mất đi tài sản sinh kế lớn là đất đai nhưng có nhiều hộ đã thích nghi với cuộc sống mới. Có hộ đã tận dụng vị trí thuận lợi gần KDL để phát triển việc buôn bán, cho thuê nhà trọ

và phát triển các dịch vụ khác. Đây là một sinh kế bền vững không chỉ trong hiện tại

46


Sau khi thu hồi đất nông nghiệp, câu hỏi đặt ra rằng: liệu người dân họ thấy thu nhập thay đổi như thế nào? Giữa các nhóm hộ điều tra có sự khác biệt về sự thay đổi thu nhập không? Đề tài tiến hành kiểm định sâu anova xem sự thay đổi thu nhập giữa 2 nhóm có sự khác biệt nhau hay không ở mức ý nghĩa 5%? Kết quả bảng trên chỉ ra rằng khi so sánh sự khác biệt về đánh giá sự thay đổi thu nhập giữa 2 nhóm hộ sau khi thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp ta thấy rằng: Sau khi thu hồi đất nông nghiệp, giữa nhóm I và nhóm II không có sự khác biệt nhau giữa nhóm I và nhóm II ở mức ý nghĩa 5% (Sig = 0,981).

Theo điều tra cho thấy: phần lớn các hộ đều có sự thay đổi thu nhập ở nhóm I và nhóm II, ngoài ra nhóm II chủ yếu là sau khi thu hồi đất thu nhập đều không thay đồi. Trong đó nhóm II có 60% số hộ có thu nhập tăng vì nhóm II có lợi thế là họ vừa có tiền đền bù để đầu tư sản xuất kinh doanh vừa có đất để tiếp tục sản xuất, nhóm I có 56,7% số hộ có thu nhập tăng so với trước thu hồi đất. Ngoài ra có 43,3% số hộ ở nhóm I và 36,7% số hộ ở nhóm II cho rằng khả năng kiếm sống sau khi thu hồi đất là dễ dàng hơn. Phần lớn những hộ này là những hộ tham gia dịch vụ, buôn bán, đi xuất khẩu lao động, họ là những người khá năng động, biết nắm bắt cơ hội để kiếm sống. Đây là những người lao động trẻ tuổi và có trình độ chuyên môn, chăm chỉ. Ngoài ra có tới 30% số hộ ở cả 2 đều cho rằng khả năng kiếm sống sau khi thu hồi đất là vất vả hơn. Đây là những hộ có tuổi khá cao, trình độ chậm kém, làm lâu đời với nghề nông, trình độ chuyên môn thấp. Bên cạnh đó có 38,9% tổng số hộ điều tra phải rất vất vả để giữ mức thu nhập của gia đình là không thay đổi.

Rõ ràng sau khi thu hồi đất khả năng kiếm sống của hộ gia đình phải đối mặt với nhiều khó khăn để thích nghi với hoàn cảnh sống, tìm ra thu nhập đảm bảo cho đời sống của gia đình. Nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho một số hộ đầu tư kinh doanh, buôn bán, đi xuất khẩu lao động và học tập tốt để làm những công việc ngành nghề tốt, cơ quan nhà nước. Việc các hộ có thể tạo ra thu nhập cao hay không phụ vào rất nhiều yếu tố mà trong đó phải kể đến là trình độ lao động, độ tuổi lao động, trình độ chuyên môn, khả năng nắm bắt thông tin về thị trường, mức độ nhạy bén trong cuộc sống của các hộ dân.

4.4.2. Một số mô hình sinh kế của nhóm hộ điều tra

Sau khi thu hồi đất các lao động chuyển đổi nghề nghiệp nhiều dẫn đến có nhiều mô hình sinh kế khác nhau, đặc biệt là nhóm hộ I. Ở nhóm hộ I mô hình trồng trọt, chăn nuôi giảm mạnh chỉ còn 13,3%, số hoạt động nuôi ít bởi vì sau khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp nhiều hộ bỏ chăn nuôi vì không trồng lúa không

có lương thực cho gia súc gia cầm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/08/2023