Kinh Nghiệm Về Vấn Đề Sinh Kế Và Nâng Cao Thu Nhập Cho Nông Dân Trong Phát Triển Các Khu Du Lịch Ở Một Số Nước Trên Thế Giới

16


biện pháp đang được đánh giá ưu việt là khi thu hồi đất nhà đầu tư không bồi hoàn tất cả mà để lại cho người dân một phần cổ phần nhất định trong dự án đó. Nếu bồi hoàn toàn bộ 1 lượng tiền, người nông dân không có nghề nghiệp có thể sẽ tiêu hết tiền và trở thành người trắng tay, trong khi nếu có cổ phần họ sẽ có được lợi ích lâu dài để đảm bảo cuộc sống. Thứ ba là tình trạng hộ nông dân thiếu đất sản xuất do phát triển KDL ngày càng có xu hướng tăng.Vì vậy việc giao đất ở địa phương không chỉ giao cho những hộ có hộ khẩu trong vùng, mà phải mở rộng cho các đối tượng nghèo khác. Tuy nhiên phải có biện pháp quản lý chặt chẽ, không để bị lợi dụng giao đất sai đối tượng, giao đất sai mục đích. Chính quyền các cấp kết hợp với các đoàn thể, đặc biệt là hội nông dân vận động người dân nâng cao nhận thức, tuân thủ luật pháp nói chung và luật đất đai nói riêng.

Với những hộ nông dân có nhu cầu đến vùng khác để sinh sống thì chính quyền địa phương nên phối hợp với hội nông dân và các ban ngành khác để có chính sách hỗ trợ việc di dân, định canh, định cư.

2.2.2. Kinh nghiệm về vấn đề sinh kế và nâng cao thu nhập cho nông dân trong phát triển các Khu du lịch ở một số nước trên thế giới

2.2.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia có điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán tương đối giống Việt Nam. Là nước đông dân nhất thế giới, với trên 1,3 tỷ người nhưng cũng giống như Việt Nam, gần 70% dân số Trung Quốc vẫn sống ở khu vực nông thôn, hàng năm có tới hơn 10 triệu lao động đến tuổi tham gia vào lực lượng lao động. Vì thế nhu cầu giải quyết việc làm càng trở nên gay gắt. Sau cải cách và mở cửa nền kinh tế năm 1978, Trung Quốc thực hiện phương châm “Ly nông bất ly hương” thông qua chính sách khuyến khích phát triển mạnh mẽ công nghiệp Hương Trấn nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội ở nông thôn, từ đó rút ngắn khoảng cách nông thôn và thành thị. Trung Quốc coi việc phát triển công nghiệp nông thôn là con đường giải quyết vấn đề việc làm và sinh kế của người dân. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đã thu hút lực lượng lao động dôi dư ở nông thôn. Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước cùng với sự đầu tư của kinh tế tư nhân vào khu vực phi nông nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp địa phương. Trong những năm đầu đã có đến 20% thậm chí có nơi 50% tổng thu nhập của người dân nông thôn là từ các doanh nghiệp địa phương.

Từ thực tiễn phát triển công nghiệp và giải quyết vấn đề sinh kế cho người dân nông thôn Trung Quốc trong thời gian qua có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đa dạng hoá ngành nghề, khuyến khích nông dân đầu tư dài hạn để phát triển sản xuất, mở mang hoạt động phi nông nghiệp... đã góp phần lớn tạo nên tốc độ phát triển kinh tế và làm đa dạng mô

hình sinh kế cho người dân nông thôn, thu hút nhiều lao động vào các hoạt động phi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

17


Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình - 4

nông nghiệp ở nông thôn. Trong một giai đoạn nhất định, nhà nước bảo hộ sản xuất trong nước điều này giải quyết vấn đề lao động, việc làm ở nông thôn. Việc hạn chế lao động di chuyển giữa các vùng, miền làm hạn chế sinh kế của người dân nông thôn do các doanh nghiệp sẽ gây khó dễ trong việc trả lương hoặc hạn chế trong việc sử dụng tay nghề của người dân.

2.2.2.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc là một quốc gia có nhiều sự tương đồng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trước những năm 70, Hàn Quốc cũng là một nước nông nghiệp, nông nghiệp chiếm 50% GDP Hàn Quốc. Nông dân Hàn Quốc cũng là người Châu Á, mang ý thức hệ của người Á Đông: mặc cảm, tự ti. Trước năm 1970, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc tương tự nước ta vào năm 1991, 1992, khoảng 300 – 350 USD/người/năm.

Từ thực tiễn của Hàn Quốc rút ra kinh nghiệm : Phát triển công nghiệp song song với đầu từ phát triển nông nghiệp. Như vậy vừa thực hiện được CNH – HĐH đất nước vừa đảm bảo được an ninh lương thực. Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo từng bước không nóng vội, hoàn thành cấp này mới làm tiếp cấp kia.

2.2.3. Một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề sinh kế và việc làm cho hộ nông dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam

Vĩnh Phúc là tỉnh có tốc độ đô thị hóa nhanh, trong vòng 10 năm (từ 1997 đến 2007) nhờ phát triển các KDL tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 17,1%. Nhưng cũng chính vì thế mà nhiều diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp đã bị thu hồi để xây dựng các khu đô thị, KDL ...Mỗi năm trên địa bàn tỉnh có hàng nghìn nông dân bị mất việc làm. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, sau 10 năm kể từ khi tái lập tỉnh (năm 1997), Vĩnh Phúc đã thu hồi hơn 4.000ha đất nông nghiệp, lâm nghiệp để xây dựng các KCN, khu đô thị và hạ tầng. Việc thu hồi đất đã khiến hơn 10.000 hộ dân mất một phần hoặc toàn bộ đất ở, đất canh tác. Sau khi bị thu hồi đất, có khoảng 45.000 lao động nông thôn mất hoặc thiếu việc làm. Thời gian tới đây, đất nông nghiệp, lâm nghiệp ở nhiều địa phương trong tỉnh sẽ tiếp tục bị thu hồi để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Số lượng nông dân không còn tư liệu sản xuất sẽ tiếp tục gia tăng, tạo sức ép rất lớn trong vấn đề giải quyết việc làm. Trước thực trạng đó, các cấp, các ngành chức năng của tỉnh đã có nhiều chủ trương, biện pháp giải quyết cơ bản…

Tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã sớm xây dựng đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng dành đất phát triển công nghiệp”. Theo đề án, từ thời điểm thực hiện cho đến năm 2010, tỉnh sẽ dành khoảng 87 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống trường dạy nghề, mua sắm, hiện đại hóa máy móc thiết bị; hỗ trợ học phí cho

14.000 lao động nông thôn (chủ yếu là thanh niên); phát triển hệ thống các trung tâm

18


giới thiệu việc làm… Tỉnh phấn đấu nâng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên 45% vào năm 2010. Đến nay toàn tỉnh đã có 52 cơ sở đào tạo nghề, với cơ cấu nghề đào tạo khá đa dạng, quy mô đào tạo hơn 31.000 lao động mỗi năm, cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động. Ngành nông nghiệp Vĩnh Phúc đã tổ chức 385 lớp đào tạo về các nghề chăn nuôi, trồng trọt, thuỷ sản, thú y, điện, kinh tế, tin học... cho trên 11.640 nông dân tham gia học tập. Để nâng cao hơn nữa số lượng thanh niên nông thôn được đào tạo nghề cũng như được nhận vào làm việc tại các khu, cụm công nghiệp, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để hỗ trợ như: các hộ gia đình dành đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ nếu tham gia các khóa đào tạo nghề dài hạn sẽ được hỗ trợ 10 tháng/khóa học; tham gia học bổ túc văn hóa và nghề sẽ được hỗ trợ 15 tháng/khóa học (mức hỗ trợ 200.000 đồng/học viên/tháng). Tỉnh hỗ trợ các doanh nghiệp khi tiếp nhận lao động nông thôn vào làm việc với mức 500.000 đồng/người (nếu lao động chưa được đào tạo nghề); 200.000 đồng/người (nếu lao động đã được đào tạo nghề), hỗ trợ học phí với mức từ 250 ngàn đến 300 ngàn đồng/tháng/ học viên

/khoá học đào tạo nghề; hỗ trợ 1 triệu đồng/người/ khoá đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng xuất khẩu lao động. Tỉnh cũng khuyến khích đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh theo chế độ mỗi lao động thuộc hộ có đất chuyển đổi mục đích sử dụng đi làm việc ở các tỉnh phía Bắc được hỗ trợ 300 nghìn đồng, đi miền Trung 500 nghìn đồng và đi miền Nam là 700 nghìn đồng. Từ nay đến năm 2010, tỉnh sẽ mở 3.000 lớp đào tạo các nghề mới cơ khí, may, điện, điện tử...cho trên 90.000 nông dân; đồng thời mở các điểm tư vấn, thông tin việc làm, cơ chế chính sách, thị trường lao động từ tỉnh đến huyện, xã phục vụ người dân.Chính từ những chủ trương đúng đắn này mà đến nay, 23% lao động nông thôn có đất bị thu hồi đã được nhận vào làm việc ổn định trong các Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp FLC(http://thegioi.sannghenghiep.vn/?id=2739&view=detail).

2.2.4. Các công trình nghiên cứu có liên quan

Trong những năm gần đây, việc thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp diễn ra ngày càng nhiều. Vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo sinh kế bền vững cho người nông dân, đặc biệt là những hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp đang là vấn đề bức xúc được các cấp các ngành và nhiều người quan tâm.

Ở nước ta có một số công trình nghiên cứu vấn đề của hộ nông dân sau khi thu hồi đât nông nghiệp như:

Sinh kế của người dân ven Khu Công nghiệp Tiên Sơn – thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sỹ kinh kế, năm 2008, Nguyễn Duy Hoàn.

Kết quả chính của nghiên cứu: trong xây dựng KCN ở địa phương đã xuất hiện nhiều mô hình sinh kế mới, đặc biệt là ở nhóm hộ bị thu hồi đất. Sinh kế từ nông nghiệp

đang bị thu hẹp tại các hộ ven KCN. Sinh kế thương mại dịch vụ của hộ chỉ tập trung vào

19


hai loại hình là cho thuê nhà và buôn bán nhỏ. Do sự chuyển dịch lao động và việc làm của các hộ nông dân nên thu nhập của đa số hộ đi vào thế ổn định và tăng lên.

Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp đến sản xuất và đời sống của các hộ nông dân xã Tứ Minh – thành phố Hải Phòng. Luận văn tốt nghiệp đại học, năm 2005, Vũ Tiến Quang.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cơ cấu thu nhập của các hộ nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp đã có sự thay đổi lớn. Nguồn thu nhập từ nông nghiệp đang bị thu hẹp đáng kể và thu nhập của các hộ có được chủ yếu từ sản xuất phi nông nghiệp. Xu hướng chung trên địa bàn xã là lao động trẻ tách khỏi sản xuất nông nghiệp đi làm tại các KCN hay làm dịch vụ trên địa bàn xã hoặc các xã lân cận đã mang lại

nguồn thu lớn hơn so với thu nhập từ sản xuât nông nghiệp hay làng nghề.

20


PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh kế của hộ nông dân sau khi mất đất và đời sống của các hộ nông dân xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình sau khi thu hồi đất.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất sản xuất cho xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp FLC tại xã Hải Ninh. Phân tích quá trình thay đổi sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế của người dân trong xã, từ đó đề xuất những giải pháp khắc phục và phát triển kinh tế hộ dân.

- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

- Phạm vi về thời gian:

+ Số liệu được thu thập qua 2 năm (2015 và 2016).

+ Thời gian thực hiện đề tài : 10/11/2016 đến 20/5/2017.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu phải là nơi có điều kiện phù hợp với yêu cầu của nội dung cũng như mục tiêu mà đề tài đã đề ra. Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình với những lý do sau:

Thứ nhất là, trong 02 năm gần đây và hiện nay xã Hải Ninh đã và đang diễn ra đô thị hóa nhanh xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật –xã hội. Trên địa bàn xã có dự án trọng điểm của tỉnh là khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp FLC, xây dựng nhà ở thương mại…đã có sự chuyển đổi mạnh mẽ đất đai từ đất nông nghiệp, lâm nghiệp sang đất phi nông nghiêp.

Thứ hai là, sinh kế của người dân nơi đây từ xa xưa đến nay vẫn dựa chủ yếu vào đất đai là chính. Việc xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp FLC, khu nhà ở trên địa bàn xã đồng nghĩa với một diện tích đất đai lớn bị thu hồi. Từ đó vấn đề việc làm,

đời sống của người dân cũng bị ảnh hưởng.

21


Thứ ba là, nhận thức cũng như chiến lược sinh kế của người dân cũng bị thay đổi dưới tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp.

Thứ tư là, vấn đề tài chính của hộ sau khi nhận tiền đền bù đất và sử dụng tiền đề bù là một trong những vấn đề ảnh hưởng đền sinh kế của họ trong tương lai

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu thứ cấp

+ Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội xã Hải Ninh 2 năm 2015 và 2016;

+ Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT – XH năm 2017 (Báo cáo của UBND Xã trình tại kỳ họp lần thứ 3 HĐND Xã, khóa XI);

+ Báo cáo tiến trình thu hồi và bồi thường cho người dân trên địa bàn xã Hải Ninh năm 2016;

+ Báo cáo tình hình sử dụng đất tại địa phương, năm 2016;

+ Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương, khóa XI trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, năm 2017;

+ Số liệu thu thập qua các sách báo, trang web về các vấn đề liên quan đến đề tài.

- Thu thập số liệu sơ cấp

+ Phương pháp phỏng vấn hộ: Điều tra phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu bằng bảng hỏi bán cấu trúc (phụ lục I).

+ Phương pháp chọn hộ: Chọn ngẫu nhiên có phân loại (phân loại theo diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi) bao gồm:

* Nhóm I : 30 hộ là các hộ có diện tích đất bị thu hồi lớn hơn 70% tổng diện tích đất canh tác được giao.

* Nhóm II : 30 hộ là các hộ có diện tích đất bị thu hồi dưới 70% tổng diện tích đất canh tác được giao.

+ Phương pháp phỏng vấn người am hiểu: Phỏng vấn trực tiếp ông Phó chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh, chủ tịch UBND xã Hải Ninh, cán bộ nông nghiệp xã và các trưởng thôn.

3.3. Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập số liệu điều tra các hộ, tiến hành xử lý số liệu bằng công cụ: Máy tính cá nhân, sử dụng chương trình Microsoft Excel trên máy vi tính.

23


PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

4.1.1.Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Hải Ninh được thành lập từ 1982, là xã vùng cát ven biển nằm ở phía Đông Nam của huyện Quảng Ninh, cách trung tâm thị trấn huyện lỵ Quán Hàu 12km và trung tâm thành phố Đồng Hới 17km, là xã duy nhất của huyện Quảng Ninh giáp với biển Đông, có bờ biển dài gần 19km với bãi tắm và cảnh quan đẹp.


Hình 4.1. Bản đồ vị trí xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình

(Nguồn: googlemap.com)

Vị trí xã thuận tiện do có đường Tỉnh lộ 569 (đường quốc phòng ven biển) chạy dọc qua xã và cách quốc lộ 1A khoảng 5km. Nằm trong vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, diện tích đất tự nhiên rộng và được che chắn bởi dải cồn cát dài dọc bờ biển, môi trường - khí hậu - nguồn nước trong sạch, rất phù hợp để xây dựng mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên cát theo phương thức nuôi công nghiệp. Diện tích đất tự nhiên 3.916,46 ha, dân số 5.200người (số liệu thống kê năm 2015) với 5 thôn. Xã Hải Ninh

là xã có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn, các hộ dân chủ yếu là đánh bắt thuỷ hải sản.

22


Dữ liệu được nhập vào phần mềm SPSS version 16.0 để tiến hành phân tích, bao gồm: kiểm nghiệm giả thuyết về trung bình của tổng thể, phân tích anova và phân tích sâu anova (kiểm đinh Post Hoc ).

Các biến của cơ cấu lao động, sự thay đổi thu nhập và nhu cầu sử dụng đất là biến định lượng, trong khi biến thuộc nhóm là biến định tính. Vì vậy để thấy được sự khác biệt trung bình giữa các tổng thể với mức ý nghĩa 5%.

3.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Được sử dụng để mô tả lại thực trạng sinh kế và thay đổi sinh kế của người dân trong xã, cũng như các hoạt động trong đời sống kinh tế của người dân trong xã thông qua thu thập tài liệu, thông qua điều tra chọn mẫu. Các số liệu thống kê mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển về thu nhập, chi tiêu, chi phí, cũng như mọi hoạt động giữa các nhóm hộ điều tra trước và sau khi thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp giữa c ác nhóm hộ. Các công cụ của phương pháp: Số trung bình, phần trăm, hay số tuyệt đối, số tương đối.

3.3.2. Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất nhằm thấy rõ được sự khác biệt về đời sống và sinh kế của hộ dân giữa các thời điểm hoặc giữa các nhóm hộ dân. Có nhiều phương pháp so sánh: so sánh trước - sau, theo thời gian, theo không gian, so sánh giữa các mục tiêu nghiên cứu.

Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh nhằm xác định sự thay đổi về:

+ Đời sống của nông hộ trước và sau khi bị thu hồi đất.

+ Lao động làm nông nghiệp trước và sau khi bị thu hồi đất.

+ Môi trường sống, văn hoá, phong tục tập quán trước và sau khi bị thu hồi đất.

+ Lao động tham gia vào các ngành trước và sau khi bị thu hồi đất.

+ Thu nhập trước và sau khi thu hồi đất nông nghiệp.

24


Theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản của tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, thì huyện Quảng Ninh sẽ phát triển vùng nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ với diện tích 420 ha, mà Hải Ninh là xã được lựa chọn phát triển về nuôi trồng thuỷ sản trên cát với quy mô lớn trên địa bàn huyện là cơ sở nghiên cứu xây dựng Nông thôn mới với mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên cát theo phương thức nuôi công nghiệp có hiệu quả. Với vị trí địa lý như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi để xã phát triển kinh tế xã hội, đồng thời với sự hình thành Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp FLC đã rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, khách du lịch đến nghỉ dưỡng qua đường hàng không, đường thủy, đường sắt và đường bộ ... đã thu hút lực lượng lao động lớn, giải quyết được nhu cầu việc làm cho người dân.

4.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thời tiết

Hải Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt : xuân, hạ, thu, đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm đều chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô và nóng. Vào mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh và ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình trên 20oC. Tháng nóng nhất là tháng 6, tháng 7 hàng năm với nhiệt độ xấp xỉ là 38- 40oC. Tổng nhiệt hàng năm là 8.700-8.900oC. Độ ẩm tuơng đối trung bình là 80%. Số giờ nắng là 1.420 giờ. Chia làm 2 mùa rõ rệt : Mùa mưa và mùa khô. Thời tiết diễn biến bất thường : hạn hán, lũ lụt, bão gây những trở ngại nhất định về phát triển kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân.

4.1.1.3. Tình hình sử dụng đất đai

Bảng 4.1. Tình hình đất đai của xã Hải Ninh năm 2015


Diện tích Tỷ lệ

STT CHỈ TIÊU năm 2015

(ha) (%)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 3.916,46 100,00

1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 3.487,97 89,06

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 75,96 1,94

1.2 Đất lâm nghiệp 3.375,13 86,18

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 16,8 0,43

1.4 Đất nông nghiệp khác 20,08 0,51

2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 131,08 3,35

3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 297,41 7,59

(Báo cáo KT-XH xã Hải Ninh, 2016)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/08/2023