Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình - 8

57


hội nhiều nhất, cần phát động các phong trào nói về các tác hại to lớn mà tệ nạn xã hội mang lại qua đài phát thanh xã, xóm. Cần tích cực động viên những thành viên này làm lại từ đầu, cố gắng cuộc sống mới, công dân tốt. Khuyến khích sử dụng tiền hợp lý nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Khuyến khích hộ dân tham gia vào các tổ chức kinh tế xã hội để nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng và kiến thức trong mọi lĩnh

vực của đời sống, gắn kết tình làng nghĩa xóm.

58


PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá sinh kế của hộ dân sau thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình, đề tài đưa ra một số kết luận sau:

- Nguồn lực đất đai của hộ bị thu hẹp rất nhiều. Sau khi có KDL FLC, diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp bình quân/hộ giảm 35%. Việc sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp của hộ còn lãng phí do diện tích đất canh tác chủ yếu là diện tích đất nghèo dinh dưỡng, diện tích đất nhà cho thuê bắt đầu có nhưng chưa nhiều, mô hình cho thuê nhà chưa phát triển nhiều do mới có dự án KDL FLC đang trong quá trình thi công chưa đi vào hoạt động.

Ảnh hưởng của thu hồi đất xây dựng khu du lịch sinh thái đến sinh kế của các hộ nông - ngư nghiệp ven biển: Nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình - 8

- Nguồn lực lao động có sự thay đổi, sau khi thu hồi đất, cơ cấu lao động giữa 2 nhóm hộ điều tra có sự khác biệt nhau, nhìn chung cơ cấu lao động thuần nông giảm, cơ cấu lao động kiêm và lao động phi nông nghiệp tăng.

- Thu nhập bình quân/hộ điều tra sau thu hồi đất có sự dịch chuyển giữa nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp sang nguồn thu từ tiền công (bao gồm tiền lương nhà nước và tiền làm thuê). Nhìn chung không có sự khác biệt về sự thay đồi thu nhập giữa 2 nhóm hộ điều tra. Trong đó ở nhóm I có 23,3% số hộ đánh giá thu nhập giảm, 66,7% số hộ đánh giá là tăng so với trước đây. Ở nhóm II phần diện tích nông nghiệp bị thi hồi là ít hơn và có tới 6,7% số hộ có thu nhập giảm, 26,7% số hộ có thu nhập tăng so với trước đây, chủ yếu là hộ có thu nhập không đổi so với trước đây.

- Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng cũng đã được cải thiện nhiều. Tuy vậy vẫn còn một số hạng mục lại bị phá vỡ khi có KDL (như hệ thống đường GTNT, thuỷ lợi). Cơ sở vật chất của hộ đã khá đảm bảo cho cuộc sống.

- Sau khi thu hồi đất mối quan hệ làng xóm đã không còn thân thiết như trước đây, có 35% số hộ có mối quan hệ xã giao, lịch sự với nhau, 18% số hộ có mối quan hệ hàng xóm khép kín với nhau.

- Nhìn chung sau thu hồi đất có nhiều mô hình sinh kế tồn tại. Có những mô hình khá bền vững cho hiệu quả cao như mô hình buôn bán - cho thuê nhà trọ, làm ở cơ quan nhà nước, làm ở KDL FLC, ngành nghề… Nhưng cũng có những mô hình chỉ giải quyết vấn đề mưu sinh trước mắt chứ không thể lâu dài. Mô hình trồng trọt - chăn nuôi - làm thuê là mô hình phổ biến nhất ở đây, có đến 41,67% số hộ điều tra.

- Để nâng cao thu nhập cho hộ dân và đảm bảo sinh kế cho người dân vùng thu hồi đất cần quan tâm đến chính sách đào tạo nghề, nâng cao trình độ của chủ hộ cũng như

59


người lao động, sử dụng đất đai có hiệu quả hơn, phát huy lợi thế vị trí địa lý thuận lợi của vùng bằng cách phát triển TMDV và cho thuê nhà trọ, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với nhà nước

- Nhà nước cần có định hướng, có quy hoạch tổng thể phát triển các KDL của cả nước, của từng tỉnh tại các xã, thành phố. Nhà nước phải có chính sách cụ thể đối với các hộ dân ở địa phương sẽ bị thu hồi đất để xây dựng KDL để hộ chuẩn bị đối mặt với việc mất đi tài sản sinh kế đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp. Việc phát triển các KDL phải gắn với môi trường, nguồn đất, nguồn nước.

- Nhà nước cần có chính sách ràng buộc trách nhiệm của các doanh nghiệp, công ty trên địa bàn đất đã thu hồi với kinh tế xã hội của địa phương cũng như đời sống của nhân dân như xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương, cho người dân đóng góp cổ phần chính bằng giá trị phần đất bị thu hồi của họ để họ được hưởng đầy đủ quyền và lợi ích từ kết quả sản xuất kinh doanh. Như vậy các doanh nghiệp sẽ không gặp khó khăn trở ngại gì trong việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đồng thời sinh kế của người dân được đảm bảo hơn.

- Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, lâu dài, trước hết là điện, đường, trường, trạm, nhất là đường giao thông nông thôn theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng đầu tư, chính quyền địa phương quản lý.

5.2.2. Đối với chính quyền địa phương

- Triển khai các giải pháp về sinh kế cho người dân, tạo điều kiện tốt nhất cho việc tìm kiếm kế mưu sinh của người dân.

- Có chính sách tạo nguồn vốn cho hộ nông dân mất đất sản xuất chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp để họ có thu nhập cao hơn sản xuất nông nghiệp.

- Yêu cầu chủ đầu tư KDL FLC đầu tư vốn đào tạo nghề nghiệp cho người lao động.

- Đổi mới tư duy của các cấp, các ngành trong vùng về xây dựng KDL theo hướng xóa bỏ tư tưởng phô trương, hình thức, tham quy mô to, số lượng nhiều. Phát triển KDL quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu để giảm bớt diện tích đất bị thu hồi.

- Tạo mọi điều kiện dễ dàng để người dân vay vốn phục vụ cho mục đích chuyển đổi sinh kế.

- Tăng cường an ninh địa phương nhằm giảm thiểu các tệ nạn xã hội.

60


5.2.3. Đối với doanh nghiệp

- Doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc việc sử dụng lao động của địa phương, tạo điều kiện cho người dân bị thu hồi đất có thể góp cổ phần trong doanh nghiệp.

- Cần có cơ chế thu hút lao động là người địa phương, đặc biệt là đối tượng có đất bị thu hồi, phối hợp với các chính quyền địa phương đào tạo nghề miễn phí cho người lao động, ưu tiên tuyển dụng lao động vào làm việc (vừa học vừa làm) đối với lao động có đất bị thu hồi làm công nghiệp, quan tâm đến quyền lợi của người lao động để phát triển công nghiệp bền vững. Quan tâm hỗ trợ kinh phí cho các hộ có diện tích đất bị thu hồi để đầu tư các công trình phúc lợi xã hội làm cho đời sống của người dân ngày một nâng lên bền vững.

- Đảm bảo việc sản xuất phải gắn liền với môi trường sống an toàn, không ô nhiễm cho người dân sống xung quanh

5.2.4. Đối với hộ nông dân

- Tận dụng triệt để diện tích nông nghiệp còn lại để sản xuất nhằm tăng thu nhập, tránh tình trạng bỏ hoang phí.

- Tích cực đầu tư cho giáo dục nhằm nâng cao chất lượng lao động để có khả năng tiếp cận với những công việc đỡ vất vả hơn và có thu nhập cao hơn. Đối với những hộ sản xuất kinh doanh nên đầu tư thêm thiết bị công nghệ và nỗ lực học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Các hộ cần tìm chiến lược sinh kế phù hợp với nguồn lực sẵn có của hộ để kiếm tăng thu nhập đồng thời tránh được tình trạng dư thừa lao động trong hộ.

- Hộ nông dân cần nắm bắt thông tin cần thiết về ngành nghề, thị trường. Lựa chọn và vận dụng linh hoạt các giải pháp, mô hình sinh kế phù hợp với điều kiện của gia đình mình. Tận dụng lợi thế của gia đình, của địa phương để tạo lập một sinh kế

bền vững.

61


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ kế hoạch và Đầu tư. (2014). “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển các KDL tại Việt Nam”.

2. Đỗ Kim Chung. (2008). “Giáo trình kinh tế nông nghiệp”. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

3. Đỗ Thị Nâng, Nguyễn Văn Ga. (2008). “Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp tại thôn Thọ Đa, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội”. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn. Số 5. Trang 10 – 15.

4. Đỗ Văn Viện, Đặng Văn Tiến. (2000). “Bài giảng kinh tế hộ nông dân”.

5. Nguyễn Duy Hoàn. (2008). “Sinh kế của người dân ven KCN đến sinh kế của người dân ven Khu CN Nam Sách – Hải Dương”. Luận văn tốt nghiệp đại học, trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

6. Nguyễn Phúc Thọ, Lương Xuân Chính, Vũ Thanh Hương. (2006). “Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế”. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

7. Nguyễn Trọng Đắc, Nguyễn Thị Minh Thu, Nguyễn Viết Đăng. (2007). “Sinh kế của hộ nông dân sau khi mất đất sản xuất nông nghiệp do xây dựng KDL ở xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên”. Tạp chí kinh tế và phát triển. Số 125. Trang 38.

8. Phạm Thị Mỹ Dung. (1996). “Phân tích kinh tế nông nghiệp”. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

9. Phạm Thị Nhung. (2009). “Bài giảng môn Phân tích sinh kế, trường Đại học Nông lâm Huế”.

10. Phạm Văn Hùng. (2008). “Bài giảng phương pháp nghiên cứu sinh kế”.

11. UBND tỉnh Quảng Bình. (2009). “Quyết định số 32/2009/QĐ-UBND về việc quy định giá các loại đất năm 2010 và nguyên tắc phân loại đường, vị trí, khu vực đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”.

12. UBND xã Hải Ninh. (2015). “Báo cáo tình hình phát triển KT – XH năm 2015, phương hướng nhiệm vụ phát triển KT – XH năm 2016”.

13. UBND xã Hải Ninh. (2016). “Báo cáo tình hình phát triển KT – XH năm 2016, phương hướng nhiệm vụ phát triển KT – XH năm 2017”.

14. UBND xã Hải Ninh. (2015). “Báo cáo về việc quản lý sử dụng đất đai năm 2015 và phương hướng biện pháp thực hiện”.

15. Vũ Tiến Quang. (2005). “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp, lâm

nghiệp đến sản xuất và đời sống của các hộ nông dân xã Tứ Minh – thành phố Hải Phòng”. Luận văn tốt nghiệp đại học, trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

62


16. Một số website:

- Hà Nội tìm cách hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất. Nguồn http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/03/772111/. Ngày truy cập 06/03/2014.

-Nghịch cảnh nông dân mất đất, mất nghề. Nguồn http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=BT2410088126. Ngày truy cập 24/4/2014.

- Nông dân mất đất, thất nghiệp do đô thị hoá.. Nguồn http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/07/3B9DFB49/. Ngày truy cập 1/3/2014.

- Nguyễn Trung Kiên (HT: 8BE – 269 Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Giải quyết việc làm lao động nông thôn có đất bị thu hồi ở Vĩnh Phúc: Dạy nghề, tạo việc làm tại chỗ.

Nguồn http://thegioi.sannghenghiep.vn/?id=2739&view=detail.

63


PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN


(Thực trạng sinh kế của hộ nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp, lâm nghiệp trên địa bàn xã Hải Ninh, tỉnh Quảng Bình)

A. Thông tin về chủ hộ

Thuộc nhóm :

o Nhóm I: bao gồm các hộ mất đất nhiều

o Nhóm II: bao gồm các hộ mất ít đất

o Nhóm III : bao gồm các hộ không mất đất

- Họ tên chủ hộ ..........................................................................

Giới tính chủ hộ: Nam ( Nữ ), Tuổi:…….

- Địa chỉ thôn : .......................................................................

- Trình độ học vấn của chủ hộ

(1) Tiểu học (2) THCS

(3) THPT (4) Trên THPT

2. Tổng số nhân khẩu của hộ: … Số lượng thành viên nam: ……. Số lượng thành viên nữ :…….. 3.Tổng số lao động:

Trước thu hồi đất Sau khi thu hồi đất


Tổng số lao động


Số lao động thuần nông


Số lao động kiêm


Số lao động phi nông nghiệp


- Số người phụ thuộc: …

64


4. Phân loại hộ theo ngành nghề:

o Hộ thuần nông

o Hộ kiêm

o Hộ phi nông nghiệp

5. Nghề nghiệp:


Chỉ tiêu Trước thu hồi đất Sau khi thu hồi đất Số lao đông thuần nông

Lao động cơ quan nhà nước


Lao động buôn bán, làm dịch vụ kinh doanh

- Buôn bán

- Xe ôm, vận tải

- Cho thuê nhà

- Cắt tóc, chụp ảnh Lao động xuất khẩu

Lao động công nhân khu CN 6.Đất đai

Chỉ tiêu Trước thu hồi đất Sau khi thu hồi đất Tổng diện tích

1.Đất thổ cư


- Nhà ở


Nhà cho thuê


- Vườn 2.Đất NN

- Đất chuyên màu

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 26/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí