Đánh Giá Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế – Xã Hội Và Tình Hình Sử Dụng Đất Của Phường Hoàng Văn Thụ

Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, Châu Âu và các nước khác). Chính vì vậy mà việc quản lý đất đai và sử dụng đất đai hợp lý phù hợp được đặt lên làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Hàng năm được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện của Tỉnh ủy, HĐND-UBND Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã nỗ lực, cố gắng, phối kết hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, chính quyền cơ sở trên địa bàn tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả. Từ khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời được áp dụng, có nhiều thay đổi về quy định cũng như các hình thức chuyển QSDĐ, ban lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn đã tổ chức tuyên truyền hướng dẫn thực hiện các quy định mới của Luật Đất đai quy định, đồng thời cũng tổ chức tuyên truyền tới người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân, thúc đẩy hoạt động chuyển QSDĐ trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động hơn. Nhiều thủ tục rườm rà trong công tác chuyển QSDĐ đã được rút gọn, quy định cụ thể về thủ tục hành chính trong công tác chuyển QSDĐ tránh được nhiều vấn đề nhạy cảm trong công tác thực hiện chuyển QSDĐ, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân khi tham gia công tác chuyển QSDĐ. Từ đó thúc đẩy người dân tham gia và tìm hiểu về các vấn đề liên quan tới chuyển QSDĐ.

2.2.2. Sơ lược về tình hình chuyển quyền sử dụng đất của thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên là 18.970,48 ha đã được đo đạc bản đổ địa chính theo lưới toạ độ quốc gia với tỷ lệ 1/500; 1/1000; 1/2000; 1/5000 đây là điều kiện thuận lợi cho từng địa phương, đơn vị thực hiện công tác quản lý đất đai có hệ thống, chặt chẽ và ổn định. Thành phố Thái Nguyên gồm 27 đơn vị hành chính trực thuộc trong đó có 19 phường và 8 xã. Dưới sự chỉ đạo của cấp trên cùng với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo thành phố. Hàng năm, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố

tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý và hiệu quả. Nhưng để khắc phục tình trạng trên hàng năm được sự chỉ đạo của cấp trên cùng với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và SDĐ một cách hợp lý và có hiệu quả ở các địa phương trong toàn tỉnh. Từ khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời và đưa vào áp dụng, có nhiều thay đổi về quy định cũng như các hình thức chuyển quyền SDĐ, ban lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn đã tổ chức tuyên truyền hướng dẫn thực hiện các quy định mới của Luật Đất đai, đồng thời cũng tổ chức tuyên truyền đến người dân nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân, thúc đẩy hoạt động quyền SDĐ trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động hơn. Người dân đã tham gia vào việc chuyển quyền tương đối nhiều, nhưng chưa đa dạng, chủ yếu là hình thức chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, giai đoạn 2016-2018

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về không gian: địa bàn phường Hoàng Văn Thụ

+ Phạm vi về thời gian: Giai đoạn 2016-2018

+ Phạm vi về nội dung: Đánh giá hoạt động của 7 hình thức chuyển quyền sử dụng đất

3.2. Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất tại phường Hoàng Văn Thụ.

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện kinh tế - xã hội

- Hiện trạng sử dụng đất

- Thực trạng công tác quản lý đất đai

Nội dung 2: Đánh giá thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất tại địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2018

+ Chuyển đổi QSDĐ

+ Chuyển nhượng QSDĐ

+ Cho thuê hoặc cho thuê lại QSDĐ

+ Thừa kế QSDĐ

+ Thế chấp QSDĐ

+ Tặng cho QSDĐ

+ Góp vốn QSDĐ

- Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất theo thời gian

+ Kết quả chuyển QSDĐ năm 2016

+ Kết quả chuyển QSDĐ năm 2017

+ Kết quả chuyển QSDĐ năm 2018

Nội dung 3: Đánh giá ý kiến của người đân và cán bộ quản lý về công tác chuyển quyền sử dụng đất tại phường Hoàng Văn Thụ

Nội dung 4: Một số đề xuất nhằm thúc đẩy công tác chuyển QSD đất đạt hiệu quả cao hơn.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

* Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp

Nội dung điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; công tác chuyển QSD đất của phường Hoàng Văn Thụ được thực hiện trên cơ sở đánh gia, phân tích những tài liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan hữu quan ở UBND phường Hoàng Văn Thụ, phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thái Nguyên bao gồm: Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội,tình hình quản lí sử dụng đất, Các báo cáo tình hình chuyển đổi quyền sử dụng đất

* Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

Điều tra phỏng vấn lấy ra 30 mẫu phiếu điều tra. Chia đối tượng phỏng vấn ra làm 2 nhóm.

Nhóm 1: Gồm 10 phiếu cho cán bộ quản lí (5 phiếu cho cán bộ xã, 10 phiếu cho trưởng xóm)

Nhóm 2: Gồm 20 phiếu cho người dân (15 người dân SXPNN, 5 người dân SXNN)

3.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý, biểu đạt số liệu

- Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, phân tích so sánh để biết được sự biến động sử dụng đất qua các năm để rút ra kết luận.

- Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm Excel và thành lập được các bảng biểu số liệu.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và tình hình sử dụng đất của phường Hoàng Văn Thụ

4.1.1. Điều kiện tự nhiên của phường Hoàng Văn Thụ

4.1.1.1. Vị trí địa lí

Phường Hoàng Văn Thụ là một trong những phường trung tâm của thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên 159,18ha có ranh giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp phường Quang Vinh và Xã Đồng Bẩm

- Phía Nam giáp phường Đồng Quang

- Phía Đông giáp phường Phan Đình Phùng và phường Trưng Vương

- Phía Tây giáp phường Quang Trung

4.1.1.2. Địa hình

- Địa hình: Địa hình của phường tương đối bằng phẳng, thấp dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, chỉ có một số đồi thấp nằm trong khu dân cư ở khu vực gần trung tâm.

- Địa chất công trình: Tuy chưa có tài liệu nghiên cứu địa chất công trình, nhưng căn cứ vào tài liệu địa chất của những công trình đã được xây dựng (trên địa bàn thì có gần 70 cơ quan, xí nghiệp, trường học của Trung ương, địa phương) có thể đánh giá địa chất công trình của phường thuận lợi cho việc xây dựng nhà cao tầng và các cở sở sản xuất kinh doanh có quy mô lớn...

4.1.1.3. Khí hậu

Phường Hoàng Văn Thụ có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc nước ta. Trong năm có bốn mùa rõ rệt: xuân - hạ - thu - đông.

a. Nhiệt độ:

- Nhiệt độ trung bình trong năm đạt 22 - 230C. Có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 280C và trung bình tháng thấp nhất 160C.

- Nắng: Số giờ nắng trong năm đạt 1.600 - 1.700 giờ. Tháng 5; 6; 7; 8 có số giờ nắng cao nhất (đạt 170 - 200 giờ) và tháng 2; 3 có số giờ nắng thấp nhất (đạt 40 - 50 giờ).

b. Lượng mưa:

- Lượng mưa trung bình năm là 1.764 mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9) chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7; 8 có số ngày mưa nhiều nhất.

c. Độ ẩm:

- Độ ẩm trung bình đạt 82%, nhìn chung không ổn định có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7-8 lên đến 86 - 87%, thấp nhất vào tháng 3 là 70%.

d. Gió:

- Có hai loại gió chính là: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam.

Gió mùa Đông Bắc xuất hiện (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) kèm theo khí hậu lạnh làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng vụ Đông Xuân.

Gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 10) trong năm khí hậu mát mẻ kéo theo mưa nhiều.

e. Bức xạ nhiệt:

Là vùng có lượng bức xạ trung bình so với vùng khí hậu nhiệt đới, số giờ nóng trong ngày là 5 đến 4 giờ, cho phép nhiều loại cây phát triển và trồng được nhiều vụ trong năm.

Tóm lại: Với những phân tích như ở trên cho thấy phường Hoàng Văn Thụ nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng bất lợi của điều kiện thời tiết, khí hậu.

* Thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn của phường chịu ảnh hưởng chính của sông Cầu (đây là sông thoát nước chủ yếu của thành phố Thái Nguyên). Đoạn sông chảy qua địa bàn phường dài 2,3 km. Diện tích lưu vực của sông là 3.489 km2; Lưu lượng bình quân mùa lũ là 620 m3/s; Lưu lượng bình quân mùa cạn là 6,5 m3/s; độ dốc bình quân là 1,75%. Ngoài ra trên địa bàn phường còn có khá nhiều các ao, hồ chứa nước nhỏ trong khu dân cư tổng diện tích là 7,58 ha. Đây là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất trên địa bàn phường.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn phường là 159,18ha. Đất đai của phường chủ yếu là đất phù sa được hình thành do quá trình bồi đắp của sông Cầu. Bên cạnh đó trên địa bàn phường cũng có một số ít diện tích đất đồi thấp, nhỏ phân bố ở khu trung tâm. Nhìn chung đất đai trên địa bàn hiện nay không thích hợp cho trồng lúa nước và nuôi trồng thuỷ sản.

b. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Có trữ lượng tương đối dồi dào nhờ có sông Cầu, suối Mỏ Bạch và hệ thống các hồ ao trong khu dân cư tương đối dày. Tuy nhiên do nước thải trong sinh hoạt chưa được xử lý đúng theo các quy trình kỹ thuật nên đã gây ra ô nhiễm nhất định cho nguồn nước mặt trên địa bàn phường.

- Nguồn nước ngầm: Trên địa bàn chưa có khảo sát, nghiên cứu đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm. Tuy nhiên qua đánh giá sơ bộ của các hộ gia đình hiện đang khai thác sử dụng thông qua hình thức giếng khơi cho thấy trữ lượng tương đối phong phú, mực nước ngầm có ở độ sâu 4m - 5m.

c. Tài nguyên nhân văn

Với truyền thống cách mạng, giàu lòng yêu nước, người dân phường Hoàng Văn Thụ luôn có ý thức tự lực, tự cường, cần cù sáng tạo, biết khắc

phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đã đạt được để xây dựng quê hương đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp. Với những kết quả rất đáng khích lệ đã đạt được trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân phường được nhận nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước phong tặng.

4.1.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

* Những thuận lợi, lợi thế

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường, phường có những thuận lợi cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội:

- Là phường trung tâm, có các tuyến giao thông quan trọng chạy qua (đường Bắc Cạn, đường Hoàng Văn Thụ, đường Lương Ngọc Quyến) tạo nên những thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội của phường trong những năm tới, đặc biệt là phát triển dịch vụ - thương mại.

- Nhân dân phường cần cù chịu khó, ham học hỏi, sáng tạo, đoàn kết; có đội ngũ cán bộ quản lý năng động có trách nhiệm, biết vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là công tác dân vận tại địa phương.

* Những khó khăn, hạn chế

- Là phường trung tâm, có diện tích nhỏ nên quỹ đất để phát triển các ngành kinh tế gặp nhiều khó khăn.

- Đất nông nghiệp của phường hiện nay còn rất ít (19,97 ha), trong những năm tới sẽ giảm đi do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp. Vì vậy sản xuất nông nghiệp trong những năm tới sẽ chỉ tập trung vào việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của phường Hoàng Văn Thụ

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Phát huy những thành tích đã đạt được, trong những năm qua Đảng bộ

và nhân dân phường Hoàng Văn Thụ đã đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu, khai thác thuận lợi, khắc phục khó khăn thực hiện thắng lợi kết quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường lần thứ XII. Tổng thu ngân sách năm 2015 đạt 19.288.425.000 đồng.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của phường đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh giá trị sản xuất của ngành. Dịch vụ - thương mại và tiểu thủ công nghiệp, giảm dần tỷ trọng của ngành sản xuất nông nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế của phường năm 2017, ngành thương mại - dịch vụ, ngành tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn.

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trong những năm qua phường đã tập trung vào việc chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Hợp tác xã nông nghiệp đã được chuyển đổi cơ chế quản lý theo Luật hợp tác xã, theo đó xã viên được chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo nhu cầu của thị trường, chuyển hướng sang chế biến lâm sản, thực phẩm. Tuy nhiên, trên địa bàn phường việc sản xuất nông nghiệp gần như rất ít do sự phát triển đô thị của tỉnh Thái Nguyên cần sự mỹ quan đô thị nên tình hình ngành nông nghiệp đang giảm mạnh.

b. Ngành công nghiệp - thương mại và dịch vụ

* Khu vực kinh tế công nghiệp

Các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ yếu của phường hiện nay là: Gia công sắt thép, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng, may, xay sát...

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của phường trong những năm qua gặp nhiều khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao như phôi thép, xăng dầu, điện nước... Tuy nhiên giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của phường vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao. Hàng năm, chỉ

tiêu giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp thành phố giao cho phường đều thực hiện vượt mức từ 10 đến 30% kế hoạch. Giá trị sản xuất của ngành năm 2015 đạt 34,482 tỷ đồng vượt 42% so với kế hoạch.

Số hộ tham gia sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phường có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Năm 2017 toàn phường có 434 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp (toàn bộ là sản xuất tiểu thủ công nghiệp chế biến), tăng gấp 1,19 lần so với năm 2015.

* Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ

Thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng chính trong cơ cấu kinh tế của phường (trong cơ cấu kinh tế của phường năm 2017, ngành thương mại - dịch vụ chiếm tới 65%). Trong những năm qua, phường đã có nhiều chủ trương khuyến khích các hộ dân chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ nhằm tận dụng về lợi thế phát triển của phường. Vì vậy các hoạt động thương mại - dịch vụ vẫn diễn ra sôi động, hàng hoá lưu thông trên thị trường phong phú về mẫu mã, đa dạng về chủng loại thu hút được nhiều khách hàng, các khách sạn, nhà hàng được nâng cấp đầu tư tạo ra diện mạo mới cho mỹ quan đô thị.

4.1.2.2. Dân số, lao động của phường Hoàng Văn Thụ

Theo số liệu tổng diều tra đân số và nhà ở trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ năm 2017 có 3.620 hộ với 13.564 khẩu (quy mô hộ là 4 người/hộ), được phân bố ở 33 tổ dân phố.

Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình được quan tâm thường xuyên và đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của phường trong những năm qua luôn đạt dưới 1%/năm.

Bảng 4.1. Hiện trạng dân số, lao động phường Hoàng Văn Thụ năm 2017

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

P. Hoàng Văn Thụ

Khu vực giải toả

Số người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%)

1

Tổng số dân Trong đó:

- Dưới 16 tuổi

- Từ 16-60 tuổi

- Trên 60 tuổi

Người

Người Người Người

13.564

3.768

8.262

1.534

100

27,7

60,9

11,3

4500

1.422

2.120

958

100

31,6

47,1

21,2

2

Tổng số lao động

- Lao động nông nghiệp

- Lao động phi nghiệp

Người Người Người

12.234

3.058

9.176

100

24,9

75,1

2.310

435

1.875

100

18,8

81,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 42 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả công tác công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016 - 2018 - 3

(Nguồn: UBND phường Hoàng Văn Thụ)

* Lao động, việc làm và thu nhập

- Lao động, việc làm

Phường Hoàng Văn Thụ có lực lượng lao động tương đối dồi dào với trên 12.234 người (chiếm khoảng 90,1% tổng dân số), trong đó chủ yếu là lao động phi nông nghiệp (chiếm trên 75,1%). Trong những năm qua, với công tác khuyến nông - khuyến lâm phường đã mở được một số lớp tập huấn khoa học kỹ thuật với đông đảo nhân dân tham gia góp phần nâng cao chất lượng lao động. Bên cạnh đó kinh tế tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ trên địa bàn phường đã và đang phát triển phần nào tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và chuyển dịch dần từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp.

UBND phường luôn luôn chú trọng tới công tác giới thiệu việc làm nhất là đối với lực lượng bộ đội xuất ngũ, học sinh sau khi tốt nghiệp. Tuy

nhiên, vấn đề giải quyết việc làm ổn định và thường xuyên cho một bộ phận lao động vẫn còn khá bức xúc, do vậy đây vẫn là nhiệm vụ trọng tâm đối với phường trong thời gian tới.

- Thu nhập và mức sống

Những năm gần đây, đời sống của đại đa số bộ phận nhân dân trong phường không ngừng được cải thiện và nâng cao, hiện đã có 75% số hộ có mức sống khá và giàu, 100% số gia đình có phương tiện nghe nhìn. Công tác xoá đói, giảm nghèo được tập trung chỉ đạo thực hiện tốt. Năm 2013 phường còn 200 hộ nghèo theo tiêu chí 150.000 đ/người/tháng. Đến năm 2015 chỉ còn 23 hộ nghèo theo tiêu chí 250.000 đ/người/tháng (chiếm 0,6% số hộ trong toàn phường). Số hộ nghèo thuộc diện chính sách không còn, hộ độc thân cao tuổi 02 hộ. Thực hiện nhiều chính sách cho hộ nghèo như: cấp thẻ BHYT, cho vay vốn ưu đãi, giảm học phí…

4.1.2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất

* Thuận lợi

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua của phường cơ cấu kinh tế là thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghịêp và nông nghiệp. Cùng với sự gia tăng dân số đã và đang tạo nên những áp lực đối với đất đai của phường, với các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các ngành kinh tế, xây dựng, cải tạo và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và đặc biệt khi tốc độ đô thị hoá ngày càng cao... dự báo sẽ có những thay đổi trong sử dụng đất hiện nay, đồng thời đặt ra những vấn đề có tính bức xúc trong việc bố trí sử dụng đất của phường theo quy hoạch chung của thành phố và tỉnh Thái Nguyên.

Cơ cấu kinh tế của phường đã có sự chuyển dịch tích cực theo tăng nhanh giá trị sản xuất của ngành dịch vụ, thương mại và tiểu thủ công nghiệp. Giảm dần tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu knh tế ngành dịch vụ

thương mại chiếm 65%, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp chiếm 35%. Thu ngân sách của phường trong năm 2017 là 19.288.425.000đ

* Khó khăn

Những áp lực về sử dụng đất đối với địa bàn phường Hoàng Văn Thụ trong những năm tới được thể hiện ở những vấn đề sau:

- Phường Hoàng Văn Thụ có quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao. Vì vậy việc giải quyết đất để xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống nhân dân phải đặt ra các chỉ tiêu xây dựng trong các khu đô thị mới, chỉnh trang hiện hữu khu đô thị hiện có, quản lý xây dựng chặt chẽ đảm bảo không gian, kiến trúc đô thị theo quy hoạch.

- Diện tích tự nhiên của phường nhỏ, nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phát triển ngành kinh tế phi nông nghiệp có quy mô lớn sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy sử dụng đất trên địa bàn phường trong thời gian tới phải đảm bảo hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.

- Để có được kinh tế phát triển thì hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay phải được nâng cấp, cải tạo theo quy hoạch chung của thành phố.

- Để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân như hiện nay thì các công trình công cộng phục vụ đời sống, văn hóa, giáo dục, thể thao, giải trí, nghỉ ngơi cũng phải được cải tạo mở rộng kết hợp với việc xây dựng mới.

Như vậy, từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai (trong khi quỹ đất có hạn), thì áp lực đối với đất đai của phường đã và sẽ ngày càng gay gắt hơn dẫn đến thay đổi lớn hiện trạng sử dụng đất của phường. Do đó, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài bền vững, cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác và sử dụng đất theo hướng khoa học trên cơ sở: tiết

kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao; bố trí sử dụng phải đáp ứng được nhu cầu về đất sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như phục vụ cho việc đô thị hóa cả hiện tại và trong tương lai.

- Để có được kinh tế phát triển thì hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay phải được nâng cấp, cải tạo theo quy hoạch chung của thành phố.

- Để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân như hiện nay thì các công trình công cộng phục vụ đời sống, văn hóa, giáo dục, thể thao, giải trí, nghỉ ngơi cũng phải được cải tạo mở rộng kết hợp với việc xây dựng mới.

Như vậy, từ thực trạng phát triển kinh tế -xã hội những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai (trong khi quỹ đất có hạn), thì áp lực đối với đất đai của phường đã và sẽ ngày càng gay gắt hơn dẫn đến thay đổi lớn hiện trạng sử dụng đất của phường. Do đó, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội lâu dài bền vững, cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác và sử dụng đất theo hướng khoa học trên cơ sở: tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao; bố trí sử dụng phải đáp ứng được nhu cầu về đất sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như phục vụ cho việc đô thị hóa cả hiện tại và trong tương lai.

4.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất tại phường Hoàng Văn Thụ

4.1.3.1. Tình hình sử dụng đất phường Hoàng Văn Thụ

Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai mới nhất năm 2017, tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn phường được phân bố theo bảng 4.2:

Xem tất cả 42 trang.

Ngày đăng: 15/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí