- Hệ thống pháp luật về ASXH với nông dân nói chung còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt là ASXH với nông dân diện bị thu hồi đất còn rất thiếu, nhiều văn bản mang tính tình thế nên tính pháp lý chưa cao (công văn 2892/VPCP-NN ngày 28/5/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý các vấn đề liên quan đến xây dựng các khu công nghiệp, đô thị nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo).
- Phạm vi đối tượng của chính sách ASXH với nông dân nói chung còn nhiều hạn chế và chưa hợp lý, nhiều nội dung của chính sách ASXH như BHXH và BHYT tự nguyện người nông dân bị thu hồi đất chưa được đề cập riêng theo đối tượng đặc thù để vận dụng, ví dụ : Trong BHYT tự nguyện, điều 12, mục 22 Luật BHYT năm 2008 nên chăng áp dụng với hộ làm nông nghiệp phải thu hồi đất từ 50% trở lên tương đương hộ gia đình cận nghèo ở mục 20.
Trong thời gian tới Đảng và Nhà nước cần sự quan tâm hơn trong việc hoàn thiện, bổ sung chính sách ASXH với người nông dân sau khi phải thu hồi đất để phục vụ cho quá trình CNH giúp cho họ có điều kiện tiếp cận chính sách ASXH nhiều hơn.
Về hệ thống văn bản chỉ đạo của địa phương (tỉnh).
- Chưa có tính hệ thống, tác nghiệp ban hành văn bản còn bị động, tình thế và cục bộ, thiếu tính bao quát. Thông thường khi có văn bản của Nhà nước thì tỉnh mới nghiên cứu và xây dựng ban hành, vì vậy thường chậm so với thời điểm cần áp dụng, cá biệt có văn bản chưa được ban hành ở địa phương thì đã có văn bản khác của Chính phủ ra đời thay thế (Nghị định 84/2007/NĐ-CP).
- Chính sách ASXH với nông dân nói chung và chính sách ASXH với nông dân bị thu hồi đất còn quá ít, nhiều vấn đề ASXH chưa được đề cập tới như: BHXH và BHYT tự nguyện, trợ giúp xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn… dẫn tới người nông dân bị thu hồi đất kém phấn khởi vì thấy
mình cũng không khác gì với người nông dân bình thường không phải thu hồi tư liệu sản xuất có cuộc sống ổn định, đây cũng tạo ra khó khăn trong công tác tuyên truyền vận động.
- Sau hơn 10 năm tái lập tỉnh và gắn với triển khai công nghiệp hoá hoá, công tác thu hồi đất nông nghiệp đã lên tới số lượng đáng kể (15% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh). Đến nay cần thiết phải có nghiên cứu một cách tổng thể về tình hình và những yêu cầu đặt ra xung quanh việc phát triển kinh tế gắn với đảm bảo ổn định và công bằng xã hội. Trong thời gian tới tỉnh cần xây dựng kế hoạch điều tra trên diện rộng để nghiên cứu sâu vấn đề ASXH với nông dân nói chung và đặc biệt là chính sách ASXH với nông dân bị thu hồi đất nhằm cung cấp những tư liệu và căn cứ khoa học để xây dựng và hoàn thiện chính sách ASXH một cách cụ thể đầy đủ hơn, có tính khả thi hơn.
3.3.2.6. Lộ trình xây dựng và hoàn thiện chính sách ASXH với nông dân bị thu hồi đất.
Lộ trình xây dựng và hoàn thiện chính sách ASXH.
Trên cơ sở phân tích các yếu tố thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức thông qua ma trận SWOT để xây dựng và hoàn thiện chính sách ASXH có tính khả thi, tác giả đề xuất lộ trình thực hiện việc xây dựng và hoàn thiện chính sách ASXH với người nông dân Bắc Ninh bị thu hồi đất như sau:
Giai đoạn 2010 - 2015
a. Với các chính sách BHXH và BHYT tự nguyện, đền bù giải phóng mặt bằng:
Từng bước xây dựng và hoàn thiện để đến năm 2015 các chính sách nêu trên được thực hiện 100% các nội dung theo đề xuất của tác giả. Về BHXH tự nguyện mức bao phủ đến 2015 là 20% và 2020 là 40%. BHYT tự nguyện mức bao phủ đến trước 2015 là 100%.
b. Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho nông dân:
Từ 2010 đến hết 2015 triển khai xây dựng và thực hiện các nội dung:
- Xây dựng kế hoạch chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm có sự tham gia của hộ dân vùng thu hồi đất thực hiện đủ quy trình và phê duyệt.
- Thành lập quỹ hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cấp tỉnh theo Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ và đi vào hoạt động.
- Triển khai các dự án dân cư dịch vụ, số lượng theo yêu cầu của các hộ phải thu hồi đất.
Nhà nước hỗ trợ tiền hạ tầng: 30%. Hộ được giao đất: 70%.
- Xây dựng quy chế dân chủ trong các khâu từ quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư… đến việc chi trả tiền đền bù, hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm…
- Hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí cho nông dân khi họ có nhu cầu theo học tại các lớp do địa phương mở (tỉnh, huyện, xã).
- Triển khai toàn bộ các nội dung khác về đào tạo nghề và giải quyết việc làm theo mục 3.3.2.1 nêu trên.
Đào tạo nghề cho 50% lao động nông nghiệp và xuất khẩu lao động từ 5-7% số lao động nông nghiệp phải chuyển đổi nghề sau thu hồi đất.
c. Chính sách trợ giúp xã hội với nông dân bị thu hồi đất:
- Hỗ trợ lương thực 0,2 kg thóc/m2 đất thu hồi mỗi năm, với thời gian 2
năm. lên:
- Với những hộ phải thu hồi đất từ 50% diện tích đất nông nghiệp trở Được miễn phí 100% cho con em các hộ là học sinh từ mẫu giáo đến
trung học phổ thông.
Trợ cấp thường xuyên với những người cao tuổi thuộc hộ (tuổi từ 70 đến 74) mỗi người 12 kg gạo/tháng quy tiền tại thời điểm.
- Thường xuyên rà soát tình hình đời sống của các hộ dân diện phải thu hồi đất để những hộ khó khăn được trợ cấp đột xuất giúp họ đảm bảo ổn định cuộc sống.
d. Chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn:
- Ngoài triển khai các mức hỗ trợ các hạng mục công trình theo Quyết định 72/QĐ-UB ngày 14/5/2009 đã nêu ở chương 2 đề nghị xây dựng và triển khai: với nhà văn hoá, hệ thống kênh mương loại 3, hệ thống nước sạch, trạm y tế, trụ sở xã, trường học… hỗ trợ 100%. Trong đó: hệ thống nước sạch(ngân sách trung ương 40%, tỉnh 60%); hệ thống kênh mương loại 3 (ngân sách tỉnh 70%); nhà văn hoá thôn, trạm y tế xã (ngân sách tỉnh 90%, doanh nghiệp khu công nghiệp được nhận đất 10%). Riêng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh: Tỉnh hỗ trợ thêm 20% so với các xã khác không phải thu hồi đất, còn lại doanh nghiệp hỗ trợ.
Giai đoạn 2016 đến 2020: phấn đấu 100% mục tiêu của các chính sách ASXH với nông dân sẽ được hoàn thiện và tổ chức thực hiện theo đề xuất của tác giả.
Nhu cầu ngân sách Nhà nước theo lộ trình thực hiện chính sách ASXH. a- Giai đoạn 2010- 2015:
Qua tính toán chi tiết tại phụ lục 7, tổng hợp yêu cầu ngân sách tỉnh hỗ trợ chính sách ASXH với người nông dân bị thu hồi đất giai đoạn 2010- 2015 “được nêu trong bảng 3.7”.
Bảng 3.7: Tổng mức hỗ trợ cho ASXH với nông dân diện thu hồi đất giai đoạn 2010-2015
Tên chính sách cần hỗ trợ | Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) | Ghi chú | |
1 | Đào tạo nghề và giải quyết việc làm | 549.817,7 | Chỉ tính phần cho |
2 | BHXH tự nguyện | 32.032,4 | hỗ trợ thêm ngoài |
3 | BHYT tự nguyện | 24.613,85 | quy định hiện hành |
chung cho các hộ | |||
4 | Trợ giúp xã hội | 252.000 | |
nông dân (Ngân | |||
5 | Hỗ trợ kết cấu hạ tầng nông thôn | 516.900 | |
sách tỉnh) | |||
Tổng cộng | 1.375.363,95 |
Có thể bạn quan tâm!
- Về Chính Sách Asxh Với Người Nông Dân Vùng Thu Hồi Đất Để Xây Dựng Các Khu Công Nghiệp
- Chính Sách Asxh Phải Bao Phủ Được (Bảo Đảm Sao Cho Bao Quát Được) Toàn Bộ Các Đối Tượng Nông Dân Có Đất Nông Nghiệp Bị Thu Hồi Và Thành Viên
- Đẩy Mạnh Công Tác Tuyên Truyền Giáo Dục Để Nâng Cao Nhận Thức Cho Cả Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước, Các Đoàn Thể Chính Trị Xã Hội, Doanh Nghiệp Và
- Với Các Tỉnh Có Tốc Độ Phát Triển Công Nghiệp Nhanh
- Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp nghiên cứu tại Bắc Ninh - 23
- Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp nghiên cứu tại Bắc Ninh - 24
Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.
Nguồn: tác giả tổng hợp từ phụ lục 7.
b- Giai đoạn 2016- 2020:
Qua tính toán chi tiết tại phụ lục 7, tổng hợp yêu cầu ngân sách tỉnh hỗ trợ cho ASXH với nông dân bị thu hồi đất giai đoạn 2015- 2020 là 1.001.632,2 triệu đồng "Chi tiết được nêu trong bảng 3.8".
Bảng 3.8. Tổng mức hỗ trợ cho ASXH với nông dân diện thu hồi đất giai đoạn 2015-2020.
Chính sách cần hỗ trợ | Kinh phí hỗ trợ (triệu đồng) | Ghi chú | |
1 | Đào tạo nghề và giải quyết việc làm | 549.936 | Chỉ tính phần hỗ |
2 | BHXH tự nguyện | 77.045,8 | trợ thêm ngoài |
3 | BHYT tự nguyện | 131.657,4 | quy định chung |
cho các vùng | |||
4 | Trợ giúp xã hội | 203.993 | |
nông thôn (ngân | |||
5 | Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn | 39.000 | |
sách tỉnh) | |||
Tổng cộng | 1.001.632,2 |
Nguồn :[ Tác giả tổng hợp từ phụ lục 7]
3.3.2.7. Cải tiến quy trình xây dựng chính sách ASXH với nông dân.
Trong những năm qua việc xây dựng và ban hành các chính sách ASXH với nông dân bị thu hồi đất còn có nhiều bất cập thể hiện: bị động thiếu sự đầu tư chuẩn bị thông tin, cơ sở để ban hành chính sách còn chưa đầy đủ, đặc biệt quy trình đề xây dựng và ban hành còn thiếu dân chủ một chiều vì vậy khi chính sách được ban hành chậm đi vào cuộc sống và tính khả thi không cao.
Vấn đề đặt ra quy trình xây dựng và ban hành chính sách ASXH cần phải thay đổi theo hướng dân chủ, công khai vì đối tượng thụ hưởng; với tinh thần đó tác giả đề xuất quy trình xây dựng và ban hành chính sách cần phải thực hiện như sau:
- Khảo sát điều tra nguyện vọng, đề xuất của người nông dân vùng bị thu hồi đất để phân tích đánh giá đúng những vấn đề cần đề cập của chính sách.
- Dự thảo chính sách trên cơ sở thảo luận kỹ trong các cơ quan chuyên môn có liên quan để tạo sự thống nhất cao.
- Đưa dự thảo chính sách tham khảo đối tượng thụ hưởng để xin ý kiến góp ý và tiếp nhận ý kiến của người nông dân bị thu hồi đất. Việc này thông qua mở hội nghị tại cơ sở (xã, phường, thị trấn).
- Trên cơ sở tiếp thu ý kiến, góp ý tiến hành phân tích và trả lời trực tiếp cho người nông dân và chính quyền địa phương nơi bị thu hồi đất để đi đến sự đồng thuận cao.
- Hoàn thiện nội dung chính sách và thực hiện ban hành theo các bước quy định.
- Họp báo công bố chính sách để tổ chức thực hiện sớm đưa chính sách vào cuộc sống.
Đây là một giải pháp khá quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách ASXH với người nông dân bị thu hồi đất để phát triển các KCN.
3.3.2.8. Xây dựng và thông báo công khai về chế tài quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp khu công nghiệp trong việc thực hiện các chính sách ASXH với người nông dân bị thu hồi đất.
Trong những năm qua việc các doanh nghiệp vào tham gia đầu tư tại KCN ở Bắc Ninh được ưu đãi khá lớn. Theo chủ trương trải thảm,mời gọi của tỉnh để thu hút đầu tư. Trách nhiệm của doanh nghiệp với đời sống và việc làm của người nông dân cũng như địa phương khu vực thu hồi đất khá mờ nhạt; Theo phân tích của tác giả là do: (i) Sự lảng tránh thờ ơ do sợ phải chi phí thêm ngoài phần cứng được quy định tại các quyết định của tỉnh về đền bù đất đai hoa màu … (ii) Tỉnh còn thiếu các chế tài quy định do thiên về việc
trải thảm,mời gọi để thu hút dẫn tới doanh nghiệp có điều kiện để láng tránh trách nhiệm.
Để góp phần cho các chính sách ASXH với người nông dân có tính khả thi hơn tác giả đề xuất cần thiết phải xây dựng các chế tài quy định trách nhiệm cụ thể rõ ràng, công khai với các doanh nghiệp đầu tư vào KCN với các nội dung (i) Hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân đã giao đất cho mình (ii) Hỗ trợ và phối hợp việc xây dựng các công trình phúc lợi thiết yếu của địa phương (iii) Hỗ trợ bảo hiểm y tế cho lao động nông nghiệp trong thời gian đầu sau khi giao đất; (iv) Phối hợp chặt chẽ với địa phương trong việc nâng cao đời sống văn hoá công nhân KCN bảo đảm an ninh trật tự trong quá trình sản xuất…
Những chế tài nêu trên rất cần thông báo công khai cho doanh nghiệp và người nông dân, chính quyền địa phương biết và thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện để chỉ đạo kịp thời.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện thuận lợi để người nông dân có điều kiện tiếp cận hệ thống ASXH một cách đầy đủ hơn. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá việc thu hồi đất nông nghiệp cho mục tiêu phát triển khu công nghiệp ngày càng nhiều trong cả nước nói chung và Bắc Ninh nói riêng, số lượng hộ dân và người nông dân bị tác động theo hướng tiêu cực ngày càng tăng. Để góp phần hạn chế tiêu cực và phát huy những tích cực trong quá trình công nghiệp hoá tại Bắc Ninh theo tác giả việc xây dựng và hoàn thiện chính sách ASXH cho người nông dân bị thu hồi đất phải đảm bảo: mức độ bao phủ rộng đến các đối tượng trong hộ nông dân diện bị thu hồi đất; hầu hết người nông
dân sau khi bị thu hồi đất sẽ có cuộc sống ổn định với mức ít nhất bằng trước đây; đảm bảo phát huy tối đa các nguồn lực của xã hội và đẩy mạnh việc xã hội hoá, có bước đi và lộ trình phù hợp đảm bảo tính khả thi cao.
Trong điều kiện còn rất sơ khai và mới mẻ, chính sách ASXH với người nông dân bị thu hồi đất ở Bắc Ninh cần được tập trung nghiên cứu và hoàn thiện thông qua một tổ chức có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm cao chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng , địa phương để tổ chức điều tra khảo sát, đồng thời phải tích cực tuyên truyền bằng nhiều hình thức phối hợp để nâng cao nhận thức về ASXH đối với nông dân, giúp cho họ hiểu sâu sắc về ý nghĩa để sẵn sàng tham gia và nhận được sự giúp đỡ của nhà nước và cộng đồng.
Ngoài sự hỗ trợ thông qua các chính sách chung của nhà nước, tỉnh cần giành sự quan tâm về ngân sách để đầu tư nhiều hơn nữa cho ASXH với nông dân bị thu hồi đất để động viên, khuyến khích những người đã giao đất cho công nghiệp. Đồng thời, thông qua họ sẽ là tác nhân tuyên truyền để việc thu hồi đất thời gian tới sẽ thuận lợi hơn.
Trong điều kiện các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động một thời gian từng bước ổn định sản xuất, việc cần thiết phải động viên, cổ vũ, khuyến khích và khi cần cũng phải có biện pháp cứng rắn để các doanh nghiệp cùng cộng đồng trách nhiệm với việc hỗ trợ người nông dân giúp cho họ có điều kiện và thêm sự tin tưởng vào các chính sách ASXH của Nhà nước. Với họ việc hỗ trợ của doanh nghiệp theo tác giả đấy là chất xúc tác mạnh để chính sách ASXH đi vào cuộc sống của người nông dân khu vực thu hồi đất, góp phần cho kinh tế của tỉnh phát triển bền vững.