Phật giáo cho rằng, những lời lẽ cao siêu trong giáo lý nhà Phật không chỉ nghe một hai lần mà có thể thấu hiểu hết được, do đó cần phải đọc đi đọc lại để cho lý nghĩa thâm huyền được tỏa ra, và ghi khắc trong thâm tâm chúng ta, không bao giờ quên được. Ðó là lý do khiến chúng ta phải tụng kinh.
Kinh Phật thì bộ nào tụng cũng được cả, thông thường, các Phật tử ở vùng đồng bằng sông Hồng, từ xuất gia cho đến tại gia đều trì tụng những kinh như: Di Ðà, Hồng Danh, Vu Lan, Phổ Môn, Dược Sư, Ðịa Tạng, Kim Cang, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa... Nhiều người có quan niệm, chọn bộ kinh cho thích hợp với mỗi hoàn cảnh, mỗi trường hợp để tụng, như lúc: Cầu siêu thì tụng kinh Di Ðà, Ðịa Tạng, Vu Lan...; Cầu an thì tụng kinh Phổ Môn, Dược Sư...; Cầu tiêu tai giải bệnh thì tụng kinh Kim Cang, Lăng Nghiêm v.v...; Cầu sám hối thì tụng kinh Hồng Danh. Ngoài những vị xuất gia thường tụng kinh hằng ngày, Phật tử cũng thực hành việc tụng kinh, niệm danh hiệu Phật ở chùa cũng như tại gia. Tụng kinh không ngoài mục đích để người Phật tử thấm nhuần Phật pháp mà còn là phương thức quan trọng để người đệ tử Phật có thể thấu hiểu, mở rộng hiểu biết của bản thân về thế giới quan Phật giáo, từ đó có những hành động, ứng xử, hành vi phù hợp với giáo lý nhà Phật.
Thứ hai, ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo thông qua việc tự nghiên cứu, tư duy, chiêm nghiệm giáo lý nhà Phật
Phật giáo với đặc điểm nổi bật là hướng con người đến con đường giải thoát khổ đau, tu tập nhằm chấm dứt vòng sinh tử luân hồi của nghiệp báo. Do vậy, tư duy hướng vào bên trong, để tâm tĩnh lặng và nhờ đó thấy được sự vật, con người trong mối quan hệ với thế giới. Từ giới nghiên cứu Phật học tới giới trí thức và tầng lớp bình dân ở vùng đồng bằng sông Hồng, những ai có niềm tin đối với Phật giáo đều tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhằm nhận biết về thế giới, quy luật vận hành của thế giới và
mối quan hệ, vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó, để từ đó có thể nâng cao tầm hiểu biết về con đường tu tập của chính bản thân mình theo tinh thần Phật giáo.
Việc tự nghiên cứu giáo lý nhà Phật là một trong những kênh quan trọng ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay. Trong Tứ diệu đế của nhà Phật đã chỉ ra cái khổ tự nhiên do chính tồn tại có tính vô thường của con người quy định như sinh, lão, bệnh, tử,… và tất cả mọi người đều bình đẳng với nhau về nỗi khổ theo quy luật nhân quả, nghiệp báo. Quan niệm giải thoát của Phật giáo là nhất quán con đường hướng nội, đó là mỗi người tự quay trở lại nhận thức về khả năng, trình độ của bản thân để tự đi, tự tới đích chứ không có sự ban ơn, cứu vớt của đấng siêu nhiên, toàn năng nào. Giáo lý nhà Phật dựa trên cơ sở lý luận nhận thức về chân lý và con đường nhận thức chân lý, do đó, để có thể nhận thức được chân lý, người dân ở khu vực đồng bằng sông Hồng có niềm tin với Phật giáo không ngừng trang bị cho bản thân mình những kiến thức cơ bản về Phật giáo, về con đường giác ngộ. Trên con đường đó, việc tự tìm hiểu, nghiên cứu giáo lý nhà Phật nhằm phát tâm tu học, tìm về tự tính của chính bản thân và thay đổi quan niệm về thế giới trong cuộc sống hiện tại đúng với tinh thần Phật giáo.
Việc tự nghiên cứu giáo lý nhà Phật của người dân vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay đã ảnh hưởng không nhỏ đối với đời sống tinh thần người dân nơi đây. Những lời dạy của đức Phật, những quan niệm về thế giới được áp dụng vào trong cuộc sống hàng ngày. Người dân vùng đồng bằng sông Hồng có niềm tin vào Phật giáo đã không ngừng thực hiện những lời dạy đó như việc phóng sinh, bố thí, hiếu lễ với cha mẹ,… mong nghiệp chướng tiêu trừ, căn lành tăng trưởng, thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, không đọa vào vòng ngạ quỷ, súc sinh, A tu la.
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng Sông Hồng hiện nay - 9
- Đời Sống Tinh Thần Của Người Dân Đồng Bằng Sông Hồng
- Một Số Nét Cơ Bản Về Đời Sống Tinh Thần Của Người Dân Đồng Bằng Sông Hồng Hiện Nay
- Ảnh Hưởng Của Thế Giới Quan Phật Giáo Đối Với Đạo Đức, Lối Sống Người Dân Đồng Bằng Sông Hồng
- Ảnh Hưởng Của Thế Giới Quan Phật Giáo Đối Với Văn Hóa
- Một Số Nhận Xét Về Ảnh Hưởng Tiêu Cực
Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.
Thứ ba, ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo thông qua giáo dục Phật giáo (giảng đạo, thuyết pháp, các khóa tu...), thông qua biên dịch, ấn tống xuất bản kinh sách, ấn phẩm Phật giáo và các phương tiện truyền thông đại chúng
Giảng đạo, thuyết pháp là nghĩa vụ thiêng liêng của người Phật tử, vì lợi ích cho số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc và an lạc cho chư thiên và loài người. Trong suốt cuộc đời của đức Phật, đôi khi một mình, đôi lúc cùng với đệ tử của mình, Ngài đi từ nơi này đến nơi khác để truyền bá giáo pháp và dẫn dắt nhiều người ra khỏi vòng khổ đau sinh tử của kiếp người. Mục đích chính của việc hoằng pháp từ thời đức Phật còn tại thế là đem lại lợi ích cho tất cả chúng sinh. Do đó việc hoằng pháp được hiểu với ý nghĩa rộng và sâu sắc hơn, không chỉ mang ý nghĩa giới hạn trong việc truyền đạo. Đức Phật giáo hóa chúng sinh không phải vì muốn thu phục nhiều tín đồ theo và tôn sùng Ngài, mà mục đích chính là làm sao mọi người có thể hiểu và ứng dụng Phật pháp vào trong đời sống để giải thoát khổ đau, có được sự bình an và hạnh phúc. Với ý nghĩa ấy, việc hoằng pháp phải được hiểu là những hành động cụ thể chứ không chỉ đơn thuần là giảng dạy lý thuyết. Những người thực thi sứ mệnh hoằng pháp không chỉ trình bày giáo pháp của đức Phật qua lời giảng, mà còn qua hành vi, thái độ và sự ứng xử của người Phật tử.
Nếu thuyết giảng có khả năng giúp tâm của một người Phật tử hiểu sâu thêm về Phật giáo, thì việc đọc kinh sách có tác dụng củng cố, gia tăng, phát triển trí tuệ hiểu biết. Việc tổ chức các khóa tu tại các chùa, thiền viện, hướng dẫn Phật tử tu tập cho đúng phương pháp là một phương thức ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay. Việc tổ chức và nhân rộng các hoạt động thiết thực này cũng là một phương cách hoằng pháp. Các khóa tu không nên chỉ
dành riêng cho các Phật tử mà cho tất cả những ai có sự quan tâm và yêu thích đạo Phật, giúp họ có sự hiểu biết đúng ý nghĩa của việc tụng kinh, niệm Phật, thiền tọa, thiền hành… để họ hiểu đúng mục tiêu của đạo Phật là đem lại sự hạnh phúc, bình an cho mọi người. Trong các khóa tu thường tổ chức các buổi pháp đàm, giải đáp những thắc mắc mà mọi người gặp phải trong đời sống hàng ngày… Những sinh hoạt của các khóa tu phù hợp cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng.
Hiện nay, các chùa, thiền viện ở khu vực đồng bằng sông Hồng thường xuyên tổ chức các buổi giảng pháp, các khóa tu mùa hè,… Khóa tu mùa hè cho giới trẻ hiện nay được mở ở khắp các tỉnh tùy điều kiện, mỗi nơi tổ chức các khóa tu với quy mô khác nhau. Thời gian tổ chức có thể là một ngày, ba ngày, bảy ngày hoặc một tháng. Nội dung khóa tu được chia theo từng chuyên đề giúp tìm hiểu về căn bản Phật pháp, các kỹ năng sống, phát huy tình yêu thương, hiếu thảo, sự biết ơn, đền ơn của người Phật tử. Trong khóa tu có tụng kinh, ngồi thiền, sinh hoạt ngoại khóa, tham vấn, trao đổi. Tổ chức các khóa tu, trại hè, sinh hoạt hè cho giới trẻ còn có ý nghĩa góp phần xóa đi hình ảnh Phật giáo nặng nề về cúng bái, cầu xin, xa cách, mờ ảo, đưa Phật giáo đến gần hơn với mọi người.
Thứ tư, ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo thông qua các hoạt động từ thiện xã hội
Với Phật giáo, từ thiện xã hội là sự thể hiện lòng từ bi và tinh thần nhập thế, sự dấn thân của các vị tăng sĩ và Phật tử vào đời sống xã hội. Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ tát. Nhập thế thường được sử dụng với nghĩa là sự tham gia của các chức sắc, tín đồ tôn giáo vào các hoạt động của đời sống xã hội. Sự nhập thế của Phật giáo trong xã hội hiện nay được biểu hiện bằng các hoạt động thực hiện việc đời bên cạnh việc tu tập của Tăng ni, Phật tử. Hoạt động từ thiện luôn gắn chặt với tinh thần nhập thế. Bằng tinh thần từ bi cứu khổ của Phật giáo và đạo lý “bầu ơi thương lấy bí cùng” của
dân tộc Việt Nam, các Tăng ni, Phật tử vùng đồng bằng sông Hồng đã nỗ lực cứu trợ đồng bào các tỉnh miền Bắc, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long bị lũ lụt tàn phá; thăm và tặng quà cho đồng bào dân tộc các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc; thăm viếng thương bệnh binh và bệnh nhân nghèo khó tại các bệnh viện, trại tâm thần, nhà dưỡng lão; chữa trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS; xây giếng, mổ mắt, tặng xe lăn và xe đạp, tặng học bổng cho người nghèo;…
Thông qua các hình thức từ thiện xã hội, Phật giáo vùng đồng bằng sông Hồng đã kết nối với nhiều tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ, tạo nên tính liên kết xã hội rộng rãi. Ý nghĩa của điều này là khơi dậy lòng nhân ái, phát huy giá trị nhân bản, hình thành lối sống cao đẹp trong nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Cùng với nhà nước và các tổ chức khác trong các hoạt động từ thiện xã hội, giáo hội Phật giáo Việt Nam đã hỗ trợ người dân, góp phần lớn cho việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội. Chính những hoạt động từ thiện của tăng ni, phật tử ở vùng đồng bằng sông Hồng đã mang lại một hình ảnh, giá trị đẹp về tinh thần từ bi, cứu khổ,… giúp người dân hiểu được những giá trị cơ bản của thế giới quan Phật giáo.
3.2. THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY
3.2.1. Nội dung ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần người dân đồng bằng sông Hồng
3.2.1.1. Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo tới nhận thức của người dân đồng bằng sông Hồng
Trong suốt chiều dài lịch sử, quan niệm“sống gửi, thác về” của Phật giáo đã thấm sâu vào trong tâm thức của người dân Việt Nam nói chung và người dân đồng bằng sông Hồng nói riêng. Người dân đồng bằng sông Hồng cho rằng con người không chỉ sống ở hiện tại mà còn có cuộc sống ở kiếp sau,
sau khi chết đi lại tiếp tục một cuộc sống khác nữa. Trong tiến trình lịch sử của dân tộc, quan niệm sống đó kết hợp với quan niệm sống của thế giới quan Phật giáo, đời là vô thường đã hòa quyện với nhau, ảnh hưởng đến quan niệm sống của người dân vùng đồng bằng sông Hồng.
Thế giới quan Phật giáo cho rằng, vũ trụ này có nhiều cảnh giới, nhiều thế giới khác nhau, cuộc sống của con người trên thế giới này chỉ là một trong “đại thiên thế giới” và mọi hiện tượng trên thế giới đều là vô ngã. Mọi sự vật hiện tượng là sự kết hợp của các yếu tố động (sắc, thụ, tưởng, hành, thức), do đó con người và cuộc đời của con người cũng là sự kết hợp của các yếu tố động (ngũ uẩn) và là hiện thân của vô ngã. Quan niệm “chư pháp vô ngã” đã lý giải về con người và cuộc đời con người, bản thân mỗi người đã là vô ngã thì không có cái tôi, cái ta đơn nhất, cuộc sống con người là biểu hiện của sinh, lão, bệnh, tử có sinh ra và chết đi. Sự sinh và chết đi là mối quan hệ thay đổi hợp tan của ngũ uẩn. Do đó, khi thấm nhuần tư tưởng của Phật giáo con người không thấy khiếp sợ trước cái chết.
Do duyên sinh và biến đổi không ngừng nên đời sống là một chu trình bất tận, nên chết có tái sinh, sống không chỉ một mà vô số đời kế tiếp nhau và quan niệm về tịnh độ vĩnh hằng, không bị vô thường, khổ chi phối. Đó là khát vọng, mong cầu của người thực hành và bất kỳ con người nào muốn có hạnh phúc, an lạc đích thực. Ngoài ra với quan niệm truyền thống cho rằng chết là hết, hoặc chết là về với cát bụi hư vô, hay cho thân xác quá quan trọng nên coi trọng mộ phần, cúng bái.
Thế giới quan Phật giáo cho rằng cuộc đời con người là bế khổ, vô thường, có quan hệ nhân quả và đây là mối quan hệ phổ biến của mọi sự vật hiện tượng. Do đó, trong quan niệm sống của người dân vùng đồng bằng sông Hồng kết hợp với thế giới quan Phật giáo đã tạo ra sự dung hợp, mối quan hệ tương hỗ, trùng lặp với nhau. Với quan niệm “ác giả ác báo”, “gieo gió gặp bão” đã tác động đến nhận thức, quan niệm sống của người dân
vùng đồng bằng sông Hồng. Hơn thế nữa, quan niệm về nhân quả trong thế giới quan Phật giáo gắn liền với thuyết luân hồi, nghiệp báo và nó có ý nghĩa nhất định đối với quan niệm của người dân vùng đồng bằng sông Hồng, ý thức được những hành động của cuộc sống hiện tại để lãnh nhận những kết quả ở kiếp sau.
Thế giới quan Phật giáo cho rằng, nếu tâm vô minh, mê muội, u ám sẽ không hiểu được bản chất của các sự vật hiện tượng, hay đúng hơn không nhận thức được cuộc sống này là vô thường, hư ảo, do đó sinh ra chấp. Chỉ với cái tâm sáng suốt, tĩnh lặng sẽ nhận biết được bản chất của thế giới, của cuộc đời. Do đó, thế giới quan Phật giáo cho rằng tâm sáng suốt, hư không, tĩnh lặng thì cảnh cũng lặng mà tâm cũng không, Phật cũng không mà ngã cũng không. “Nhất thiết duy tâm tạo”, mọi thứ đều do tâm tạo ra. Ngay trong quan hệ giữa người với người ở khu vực đồng bằng sông Hồng từ xưa tới nay luôn coi trọng chữ tâm.
Thế giới quan Phật giáo ảnh hưởng đến quan niệm sống của người dân đồng bằng sông Hồng trên nhiều khía cạnh, nhưng cái cốt lõi, quan trọng nhất là hướng con người đến cuộc sống biết sợ khi làm điều ác, biết hy sinh vì người khác và sống trong sạch không tham, sân, si. Người dân vùng đồng bằng sông Hồng nhận thức được cái vô thường của cuộc sống, về con người, cái vật chất và tinh thần, thân và tâm. Từ hai mặt cái vật chất và tinh thần cùng với đó là hai thứ khổ (bể khổ): Khổ về thể xác (bệnh tật, ốm đau, nghèo khó...) và khổ về tinh thần.
Ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo đối với quan niệm sống của người dân đồng bằng sông Hồng khi quan niệm cuộc đời con người là bể khổ. Nói về đau khổ đều do mình tạo ra, tự mình chịu, sự khổ này vừa là để trả quả vừa là để tạo nhân. Do đó, thế giới quan Phật giáo quan niệm con người cần phải cố gắng vươn lên sống tốt, sống thiện hơn để sau này không gặp lại quả báo, đau khổ mới thấy phẩm giá, giá trị của con người, thấy rõ ý thức vươn lên hay gục ngã của con người.
Khi nói về sự khổ trong cuộc sống, thế giới quan Phật giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đối với đời sống tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng. Thứ nhất, khổ về vật chất, thứ hai khổ về tinh thần. Do đó, phép an tâm của thế giới quan Phật giáo đã ảnh hưởng đến quan niệm sống, sống sao cho thanh thản, giản dị và “đói cho sạch, rách cho thơm”. Cho nên thế giới quan Phật giáo đưa ra quan niệm sống trong sạch không tham, sân, si biết sợ khi làm điều ác, cuộc đời là quan hệ nhân quả. Điều này đã ảnh hưởng đến quan niệm sống của người dân vùng đồng bằng sông Hồng.
Quan niệm của thế giới quan Phật giáo cho rằng thế giới này có nhiều cảnh giới khác nhau như Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, Atula, Nhân gian, Thiên (Trời)... Xuất phát từ luận điểm do tham, sân, si, ganh tỵ, ngã mạn tương ứng với các cõi trên rất khổ đau nên con người diệt trừ các trạng thái đó, tham thì bố thí, sân thì nhẫn nhục, ngã mạn thì khiêm cung, ganh tỵ thì bình đẳng, lối sống, đạo đức, con người thuộc vào cảnh giới nào đều do nhân mình gieo ra mà kiếp sau sẽ nhận được kết quả tương ứng với nó, sẽ về cảnh giới nào sẽ do nhân mình gây ra. Nếu con người biết giữ giới, biết làm điều lành, tránh điều ác, biết tu tập, biết sống có nhân có đức, tùy vào mức độ làm điều thiện mà khi chết đi được vãng sinh về cõi Tây phương, kiếp sau được sinh làm người, được sinh lên cõi trời và cao hơn kiếp sau được tu tập theo Phật pháp, chứng ngộ đạo được nhập Niết bàn, dứt lìa đau khổ trần gian... Hay thế giới quan Phật giáo cũng đưa ra quan niệm con người và cuộc đời con người, con người là vô ngã nhưng do vô minh che lấp đã níu kéo con người, cuộc đời của con người vào những nổi khổ trầm luân, để giải thoát những nổi khổ, nghiệp chướng, để tránh những quả báo về sau, Phật giáo khuyên con người phải tu tập, tích phúc, làm điều thiện... Do đó, những người chịu ảnh hưởng của thế giới quan Phật giáo sẽ sống tốt hơn, uốn nắn lối sống, hành vi của mình theo giáo lý nhà Phật.
Khi biết thế giới là vô thường nên con người biết coi trọng sự sống và niềm an lạc trong từng phút giây của chính mình, của mọi người và môi