4.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
4.1.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009-2011 (trước hợp nhất) Bảng 4.2 Bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009 – 2011
Đvt: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu | 2009 | 2010 | 2011 | Chênh lệch 2010/2009 | Chênh lệch 2011/2010 | |||
+/- | % | +/- | % | |||||
1 | Tổng tài sản | 54,492.47 | 60,182.88 | 80,830.56 | 5,690.41 | 10.44 | 20,647.68 | 34.31 |
2 | Thu nhập lãi thuần | 832.72 | 461.04 | 1,149.11 | (371.68 ) | (44.63) | 688.07 | 149.24 |
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự | 4,343.85 | 5,377.19 | 9,522.44 | 1,033.34 | 23.79 | 4,145.25 | 77.09 | |
Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự | (3,511.13) | (4,916.15) | (8,373.33) | (1,405.02) | 40.02 | (3,457.18) | 70.32 | |
3 | Lãi thuần từ HĐDV8 | 38.45 | 1,046.98 | 92.50 | 1,008.53 | 2622.96 | (954.48) | (91.17) |
Thu nhập từ HĐDV | 58.26 | 1,086.06 | 121.40 | 1,027.80 | 1764.16 | (964.66) | (88.82) | |
Chi phí HĐDV | (19.81) | (39.08) | (28.90) | (19.27) | 97.27 | 10.18 | (26.05) | |
4 | Lãi thuần từ HĐ KDNH9 | 139.22 | 27.72 | 391.78 | (111.50) | (80.09) | 364.06 | 1,313.35 |
5 | Lãi thuần từ mua bán CKKD10 | 38.62 | 0.13 | - | (38.49) | (99.66) | (0.13) | (100.00) |
6 | (Lỗ)/Lãi thuần từ mua bán CKĐT | 4.43 | (52.40) | (0.74) | (56.83) | (1,282.84) | 51.66 | (98.59) |
7 | Lãi thuần từ hoạt động khác | 12.05 | 26.55 | 83.48 | 14.50 | 120.33 | 56.93 | 214.43 |
8 | Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần | 1.04 | 6.86 | 1.60 | 5.82 | 559.62 | (5.26 ) | (76.68) |
9 | Tổng thu nhập HĐ | 1,066.53 | 1,516.88 | 1,515.82 | 450.35 | 42.23 | (1.06) | (0.07) |
10 | Tổng chi phí HĐ | (455.24) | (588.43) | (963.23) | (133.19) | 29.26 | (374.80) | 63.69 |
11 | LN từ HĐKD trước chi phí DPRRTD11 | 611.29 | 928.46 | 754.69 | 317.17 | 51.89 | (173.77) | (18.72) |
12 | Tổng lợi nhuận trước thuế | 423.28 | 447.28 | (9.50) | 24.00 | 5.67 | (456.78) | (102.12) |
13 | Chi phí thuế TNDN12 | (108.55) | (169.20) | (17.73) | (60.65) | 55.87 | 151.47 | (89.52) |
14 | Lợi nhuận sau thuế | 314.73 | 278.09 | (27.24) | (36.64) | (11.64) | (305.33) | (109.80) |
15 | ROA | 0.58 | 0.46 | (0.03) | (0.12) | (20.00) | (0.50) | (107.29) |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc đến dự định nghỉ việc của nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn - 2
- Mối Quan Hệ Giữa Sự Hài Lòng Trong Công Việc Và Dự Định Nghỉ Việc
- Giới Thiệu Tổng Quan Về Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn
- Đánh Giá Sơ Bộ Thang Đo Dự Định Nghỉ Việc
- Phân Tích Hồi Quy Ảnh Hưởng Của Sự Hài Lòng Trong Công Việc Đến Dự Định Nghỉ Việc.
- Kiểm Định Sự Khác Biệt Về Mức Độ Trung Bình Dự Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn Theo Các Đặc Điểm Cá Nhân
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của SCB từ 2009 – 2011
Tổng tài sản của SCB cuối năm 2010 đạt 60,182.88 tỷ đồng tăng 5,690.41 tỷ đồng so với năm 2009, tương đương tăng 10.44%. Đến năm 2011, tổng tài sản SCB
8 Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ
9 Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
10 (Lỗ)/lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư
11 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
12 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
tăng mạnh, đạt mức 80,830.56 tỷ đồng, tăng 20,647.68 tỷ đồng, tương đương 34.31% so với năm 2010.
Lợi nhuận sau thuế của SCB giảm mạnh dần, năm 2009 đạt 314.73 tỷ đồng, đến 2010 chỉ đạt 278.09 tỷ đồng, giảm 27.24 tỷ đồng tương đương giảm 36.64%; chủ yếu do sự giảm sút của các khoản thu từ kinh doanh vàng, ngoại hối (với sự kiện đóng cửa sàn giao dịch vàng trong năm), lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối chỉ đạt 27.72 tỷ đồng, giảm 111.5 tỷ đồng (tương đương giảm 80.09%) so với năm 2009. Lỗ thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư năm 2010 là 52.4 tỷ đồng, giảm
56.83 tỷ đồng so với năm 2009 (tương đương giảm 1,282.84%) góp phần làm lợi nhuận sau thuế của SCB giảm mạnh. Năm 2011, lợi nhuận sau thuế ở trạng thái âm
27.24 tỷ đồng, giảm 305.33 tỷ đồng, tương đương giảm 109.8%.
Lợi nhuận của SCB giảm trong 2 năm 2010 và 2011 chủ yếu do thua lỗ từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu từ, hoạt động kinh doanh ngoại hối, đặc biệt chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự trong năm 2011 tăng mạnh do SCB bị mất thanh khoản trầm trọng, chi phí trả lãi trong năm 2011 tăng 70.32% so với năm 2010. Tổng chi phí hoạt động tăng mạnh qua các năm, năm 2010 tăng 29.26% so với năm 2009, năm 2011 tăng 63.69% so với năm 2010.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của SCB trong năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009, đạt 1,046.98 tỷ đồng, tăng 1,008.53 tỷ đồng, tương đương tăng 2,622.96%. Tuy nhiên, đến năm 2011 lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm mạnh, giảm 91.17% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu do tình hình mất thanh khoản của SCB, dịch vụ tín dụng không tăng trưởng và hầu hết các dịch vụ phi tín dụng của SCB như dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán quốc tế,….đều
có các chính sách phí cạnh tranh hoặc miễn giảm phí hoàn toàn.
Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản ROA giảm liên tục từ 0.58% trong năm 2009 xuống 0.46% trong năm 2010, và ở trạng thái âm 0.03% trong năm 2011.
4.1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 (sau hợp nhất)
Năm 2012, nền kinh tế thế giới và Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn, do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống người dân cũng
chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Và năm 2012 cũng là năm đầu tiên ngân hàng TMCP Sài Gòn hợp nhất chính thức đi vào hoạt động. Ngoài việc phải đối mặt với những khó khăn xuất phát từ tình hình thị trường, trong năm qua, SCB còn phải nỗ lực khắc phục những khó khăn nội tại để củng cố, tái cơ cấu toàn bộ tổ chức, hoạt động của ngân hàng, từng bước hoàn thiện cơ chế quản trị điều hành, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Năm 2012, lợi nhuận sau thuế đạt 63.84 tỷ đồng. Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản ROA đạt 0.04%.
Bảng 4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012
Đvt: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu | Năm 2012 | |
1 | Tổng tài sản | 149,205.56 |
2 | Thu nhập lãi thuần | 3,185.95 |
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự | 17,317.30 | |
Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự | (14,131.35) | |
3 | Lỗ thuần từ HĐDV | ( 8.88) |
Thu nhập từ HĐDV | 28.41 | |
Chi phí HĐDV | (37.29) | |
4 | Lỗ thuần từ HĐ KDNH | (1,104.28) |
5 | Lãi thuần từ mua bán CKKD | - |
6 | (Lỗ)/Lãi thuần từ mua bán CKĐT | (41.53) |
7 | Lãi thuần từ hoạt động khác | 1,259.72 |
8 | Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần | 9.50 |
9 | Tổng thu nhập HĐ | 3,310.86 |
10 | Tổng chi phí HĐ | (2,353.42) |
11 | Lợi nhuận từ KĐKD trước chi phí DPRRTD | 957.44 |
12 | Tổng LN trước thuế | 77.20 |
13 | Chi phí thuế TNDN | (13.36) |
14 | Lợi nhuận sau thuế | 63.84 |
15 | ROA | 0.04 |
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của SCB năm 2012
4.1.5. Nguồn nhân lực
Có thể nói SCB là một ngân hàng có đội ngũ nhân sự có trình độ cao vì nguồn nhân lực có trình độ đại học và trên đại học chiếm xấp xỉ 60%. Sau hợp nhất, tổng số
cán bộ nhân viên của SCB là 4,226 người, trong đó nhân viên có trình độ trên đại học chiếm 1.25%, nhân viên có trình độ đại học chiếm 58.31%, nhân viên có trình độ cao đẳng/trung cấp chiếm 13.65% và nhân viên có trình độ khác chiếm 26.79%.
Trình độ nhân sự SCB năm 2012
1.25%
26.79%
13.65%
58.31%
Trên đại học Đại học Cao đẳng/trung cấp Khác
Biểu đồ 4.3: Trình độ nhân sự SCB năm 2012
Nguồn: tổng hợp từ báo cáo nội bộ SCB
Tuy nhiên, sau khi hợp nhất 03 ngân hàng thì ngoài áp lực về thanh khoản, tình hình nợ xấu, lợi nhuận,… thì nguồn nhân lực SCB cũng có nhiều áp lực do nhiều thay đổi như khối lượng nhân sự dư thừa ở một số phòng ban Hội sở/ đơn vị. Điều này tạo áp lực không chỉ lên bộ phận nhân sự, mà áp lực này bao trùm tất cả nhân viên, từ lãnh đạo cấp cao cho đến nhân viên. Nhân viên rơi vào tâm trạng lo lắng, bất ổn về nhiều sự thay đổi, về tương lai của ngân hàng, về thay đổi chính sách của ngân hàng,…
Điển hình là sự biến động nhân sự sau hợp nhất, đầu năm 2012 tổng số lượng nhân viên của 3 ngân hàng trước hợp nhất là 4,266 nhân viên, nhưng tới cuối năm 2012, con số này chỉ là 2,975, giảm 1,291 nhân viên (tương đương 30%) trong đó phải kể đến việc SCB chuyển giao hơn 700 nhân sự bảo vệ của ngân hàng sang công ty TNHH một thành viên Thời Đại, số còn lại là do người lao động tự xin nghỉ (khoảng hơn 500 người). Và đến thời điểm 30/06/2013 số lượng nhân viên SCB là
3,192 nhân viên13, tăng 217 người so với đầu năm (tương đương 7%), chủ yếu là để bổ sung những vị trí mà nhân viên đã nghỉ việc.
Lý do người lao động nghỉ việc chủ yếu một phần là do họ không hài lòng về công việc sau khi hợp nhất, chẳng hạn như: tiền lương bị điều chỉnh giảm và họ cảm thấy không hài lòng và bất mãn với mức lương mới này, hay có người nghỉ việc vì bị áp lực do lãnh đạo thay đổi vì họ đã quen với cách làm việc của người lãnh đạo cũ nên cảm thấy khó chấp nhận người lãnh đạo mới, một số khác thì nghỉ việc vì lý do cá nhân14,…
Trong thời gian tới, số lượng nhân viên SCB có xu hướng không tăng thêm nữa vì theo thông tư số 21/2013/TT-NHNN do NHNN ban hành ngày 09/09/2013 quy định về việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch,… của các NHTM theo hướng khắt khe hơn và hạn chế các NHTM mở rộng mạng lưới theo đúng tinh thần chỉ thị số 01/CT-NHNN mà NHNN đã ban hành từ đầu năm 201315.
Theo quy định mới của thông tư số 21/2013/TT-NHNN này và thực trạng SCB hiện tại thì việc thành lập chi nhánh, phòng giao dịch mới là điều không thể trong 2- 3 năm tới vì một số ràng buộc như tỷ lệ nợ xấu, vốn điều lệ,…chưa kể đến việc trong trường hợp SCB không thể thực hiện chuyển đổi các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch thành phòng giao dịch trong vòng 24 tháng theo thông tư số 21/2013/TT-NHNN thì các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch này phải chấm dứt hoạt động, điều đó đồng nghĩa với việc phải xử lý vấn đề nhân sự dư thừa từ các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch phải chấm dứt hoạt động này.
Tổng số quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch của SCB tới thời điểm hiện tại là 59, số lượng nhân viên bình quân ở mỗi quỹ tiết kiệm hoặc điểm giao dịch là 5 người16. Như vậy, số lượng nhân viên dư thừa trong trường hợp xấu nhất là khoảng 300 người. Đây cũng là vấn đề mà lãnh đạo SCB cần lưu ý và có kế hoạch trong công tác quản trị nguồn nhân lực trong thời gian tới.
13 Nguồn: từ báo cáo nội bộ SCB
14 Nguồn: từ kết quả phỏng vấn trong quá trình điều chỉnh thang đo
15 Nguồn: thông tư 21/2013/TT-NHNN do NHNN ban hành ngày 09/09/2013
16 Nguồn: từ báo cáo nội bộ SCB
4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu
Kết quả đánh giá dựa trên việc khảo sát và phân tích phản hồi từ 240 nhân viên SCB trong cuộc khảo sát, trong đó số nhân viên nữ là 140 người chiếm 58.3% trong tổng số người khảo sát và số nhân viên nam là 100 người chiếm 41.7% trong tổng số người khảo sát.
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp thống kê kết quả khảo sát
Phân loại | Số lượng | Tỷ lệ % | |
Giới tính | Nam | 140 | 58.3 |
Nữ | 100 | 41.7 | |
Độ tuổi | 18-25 tuổi | 17 | 7.1 |
26-35 tuổi | 212 | 88.3 | |
36-50 tuổi | 11 | 4.6 | |
Trình độ | Đại học | 202 | 84.2 |
Khác (trên đại học, THPT…) | 38 | 15.8 | |
Thu nhập | 5-10 triệu/tháng | 181 | 75.4 |
10-20 triệu/tháng | 52 | 21.7 | |
>20 triệu / tháng | 7 | 2.9 | |
Thời gian làm việc tại SCB | < 2 năm | 21 | 8.8 |
2-5 năm | 112 | 46.7 | |
> 5 năm | 107 | 44.6 | |
Vị trí công tác | Nhân viên | 192 | 80.0 |
Lãnh đạo cấp trung | 44 | 18.3 | |
Lãnh đạo cấp cao | 4 | 1.7 |
Nguồn: xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả
Trong số nhân viên được khảo sát thì số lượng nhân viên trong độ tuổi từ 18- 25 tuổi là 17 người (7.1%), số người trong độ tuổi từ 26-35 tuổi là 212 người (88.3%) và số người trong độ tuổi 36-50 là 11 người (4.6%).
Cũng trong số 240 nhân viên được người khảo sát thì có 202 người có trình độ đại học (chiếm 84.2%) và có 38 người có trình độ trên đại học hoặc trung học phổ
thông (chiếm 15.8%), không có người có trình độ cao đẳng hay trung cấp được khảo sát.
Trong số nhân viên được khảo sát thì số nhân viên làm việc tại SCB trên 5 năm là 107 người (chiếm 44.6%), số người làm việc tại SCB từ 2-5 năm là 112 người (chiếm 46.7%) và số người làm việc dưới 2 năm tại SCB là 21 người (chỉ chiếm 8.8%).
Đa số nhân viên SCB trong cuộc khảo sát có mức thu nhập từ 5-10 triệu đồng/tháng chiếm 75.4%, nhân viên SCB có mức thu nhập từ 10-20 triệu đồng tháng chiếm 21.7% và nhân viên có mức thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng chỉ chiếm 2.9%.
4.3. Đánh giá sơ bộ thang đo
4.3.1. Đánh giá sơ bộ thang đo sự hài lòng trong công việc
Việc đánh giá sơ bộ thang đo sẽ được đo lường bằng hệ số Cronbach alpha. Trong đó Cronbach alpha có giá trị từ 0-1 và hệ số Cronbach alpha nằm trong khoảng 0.6-0.7 là mức tối thiểu (Hair và cộng sự, 2010).
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) thì một thang đo có độ tin cậy tốt nếu Cronbach alpha nằm trong khoảng từ 0.70 đến 0.80. Nếu Cronbach alpha ≥0.60 thì thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy và hệ số tương quan của biến đo lường so với biến tổng ≥0.3 thì biến đó đạt yêu cầu.
Do vậy, trong nghiên cứu này thang đo phải có giá trị Cronbach alpha ≥0.6 và hệ số tương quan của biến đo lường so với biến tổng phải ≥0.3.
Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo đo lường sự hài lòng trong công việc được tổng hợp trong bảng 4.5. Trong đó biến Work4 bị loại khỏi thang đo vì hệ số tương quan của biến Work4 bằng 0.227<0.3, không thỏa điều kiện17.
17 Nguồn: xử lý trên dữ liệu khảo sát của tác giả
Bảng 4.5 Kết quả hệ số Cronbach alpha của thang đo sự hài lòng trong công việc
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Tương quan biến tổng | Cronbach alpha nếu loại biến | |
Nhóm yếu tố bản chất công việc (Work) Cronbach alpha = .865 | ||||
Work1 | 6.69 | 1.980 | .802 | .753 |
Work2 | 6.69 | 1.971 | .757 | .799 |
Work3 | 6.91 | 2.385 | .680 | .867 |
Nhóm yếu tố đào tạo và thăng tiến (Promotion) Cronbach alpha = .917 | ||||
Pro1 | 21.01 | 20.853 | .695 | .909 |
Pro2 | 21.15 | 21.322 | .748 | .905 |
Pro3 | 21.16 | 20.368 | .721 | .907 |
Pro4 | 21.16 | 20.644 | .802 | .900 |
Pro5 | 21.55 | 21.931 | .698 | .909 |
Pro6 | 21.62 | 20.814 | .696 | .909 |
Pro7 | 21.53 | 21.907 | .729 | .907 |
Pro8 | 21.72 | 21.133 | .747 | .905 |
Nhóm yếu tố tiền lương (Pay) Cronbach alpha = .876 | ||||
Pay1 | 8.85 | 6.003 | .632 | .880 |
Pay2 | 8.83 | 5.450 | .803 | .814 |
Pay3 | 8.95 | 5.542 | .728 | .844 |
Pay4 | 9.11 | 5.503 | .779 | .824 |
Nhóm yếu tố lãnh đạo (Supervisor) Cronbach alpha = .896 | ||||
Sup1 | 20.65 | 16.338 | .489 | .902 |
Sup 2 | 20.38 | 15.432 | .768 | .875 |
Sup 3 | 20.72 | 14.179 | .696 | .881 |
Sup 4 | 20.55 | 15.621 | .668 | .884 |
Sup 5 | 20.75 | 13.630 | .890 | .856 |
Sup 6 | 20.65 | 13.736 | .770 | .872 |
Sup 7 | 20.90 | 14.939 | .644 | .887 |
Nhóm yếu tố đồng nghiệp (Co-workers) Cronbach alpha = .95 | ||||
Co1 | 11.62 | 3.685 | .885 | .932 |
Co2 | 11.67 | 3.912 | .857 | .942 |
Co3 | 11.71 | 3.503 | .903 | .926 |
Co4 | 11.75 | 3.510 | .877 | .935 |
Nhóm yếu tố phúc lợi (Benefit) Cronbach alpha = .919 | ||||
Ben1 | 6.65 | 2.029 | .772 | .940 |
Ben2 | 6.65 | 2.085 | .864 | .862 |
Ben3 | 6.68 | 2.045 | .880 | .849 |
Nhóm yếu tố áp lực thay đổi trong tổ chức (Pressure) Cronbach alpha = .761 | ||||
Pre1 | 11.82 | 5.319 | .476 | .735 |
Pre2 | 11.80 | 5.014 | .618 | .691 |
Pre3 | 12.00 | 5.184 | .428 | .753 |
Pre4 | 12.28 | 4.614 | .571 | .702 |
Pre5 | 12.18 | 4.686 | .570 | .702 |
Nguồn: xử lý từ dữ liệu khảo sát của tác giả