Giới Thiệu Tổng Quan Về Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn‌‌


Mục tiêu nghiên cứu: ảnh hưởng của sự hài lòng trong công việc đến dự định nghỉ việc


Cơ sở lý thuyết, thang đo

Nghiên cứu định tính: thảo luận tay đôi



Thảo luận kết quả


Một số hàm ý cho nhà quản trị


Thang đo

Điều chỉnh thang đó để có thang đo chính thức


Khảo sát khoảng 250 nhân viên SCB


Nghiên cứu chính thức:

- Thống kê mô tả

- Độ tin cậy của thang đo (Cronbach s alpha)

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

- Phân tích hồi quy

- T-test, ANOVA

Sơ đồ 3.1 Quy trình nghiên cứu

3.3. Xây dựng thang đo‌

Thang đo các thành phần của sự hài lòng trong công việc được xây dựng dựa trên thang đo AJDI từ nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005) đã được điều chỉnh phù hợp với bối cảnh của SCB sau hợp nhất từ bước điều chỉnh thang đo.

Thang đo các thành phần của sự hài lòng trong công việc bao gồm 7 thành phần với 35 biến quan sát, cụ thể: nhóm yếu tố bản chất công việc (bao gồm 4 biến quan sát), nhóm yếu tố lãnh đạo (bao gồm 7 biến quan sát), nhóm yếu tố đồng nghiệp (bao gồm 4 biến quan sát), nhóm yếu tố cơ hội đào tạo và thăng tiến (bao gồm 8 biến quan sát), nhóm yếu tố tiền lương (bao gồm 4 biến quan sát), nhóm yếu tố phúc lợi (bao gồm 3 biến quan sát), và nhóm yếu tố áp lực do thay đổi trong tổ chức (bao gồm 5 biến quan sát) được tóm tắt như trong bảng 3.1.


Bảng 3.1 Thang đo sự hài lòng trong công việc


Nhóm

Ký hiệu

Diễn giải biến

Bản chất công việc

Work1

Công việc hiện tại cho phép Anh/Chị sử dụng tốt năng lực cá nhân

Work2

Anh/Chị rất thích công việc hiện tại của mình

Work3

Công việc hiện tại của Anh/Chị có nhiều thách thức và thú vị

Work4

Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của Anh/Chị là rất tốt


Đào tạo và thăng tiến

PRO1

SCB cung cấp cho Anh/Chị các chương trình đào tạo cần thiết

PRO2

Các chương trình đạo tạo của SCB theo Anh/Chị là tốt và có

hiệu quả

PRO3

SCB thường xuyên cung cấp các chương trình đào tạo nâng cao

trình độ cho Anh/Chị

PRO4

Anh/Chị hài lòng với chương trình đào tạo của SCB

PRO5

SCB luôn tạo điều kiện cho Anh/Chị phát huy khả năng cá nhân

và thăng tiến

PRO6

Chính sách thăng tiến của SCB là công bằng

PRO7

SCB tạo nhiều cơ hội phát triển cá nhân cho Anh/Chị

PRO8

Anh/Chị hài lòng với cơ hội thăng tiến ở SCB

Tiền lương

PAY1

Anh/Chị có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ SCB

PAY2

Tiền lương mà Anh/Chị nhận được tương xứng với kết quả làm

việc của mình

PAY3

Việc trả lương của SCB là công bằng và hợp lý

PAY4

Anh/Chị hài lòng với chính sách lương của SCB

Lãnh đạo

SUP1

Lãnh đạo có hỏi ý kiến của Anh/Chị liên quan đến công việc

SUP2

Anh/Chị nhận được sự hỗ trợ từ lãnh đạo khi cần thiết

SUP3

Anh/Chị được lãnh đạo đánh giá và đối xử công bằng

SUP4

Anh/Chị được lãnh đạo, tôn trọng và tin cậy trong công việc

SUP5

Lãnh đạo của Anh/Chị là gương mẫu, nói và làm song hành

SUP6

Lãnh đạo của Anh/Chị là người tài giỏi và làm việc hiệu quả

SUP7

Anh/Chị tin tưởng vào ban lãnh đạo SCB

Đồng nghiệp

CO1

Đồng nghiệp của Anh/Chị rất thân thiện, vui vẻ và thân thiết

CO2

Anh/Chị và đồng nghiệp luôn làm việc theo tinh thần đồng đội

CO3

Đồng nghiệp luôn hỗ trợ, giúp đỡ Anh/Chị trong công việc và

ngược lại

CO4

Anh/Chị và đồng nghiệp có sự đoàn kết nhất trí cao


Phúc lợi

BEN1

Các chính sách phúc lợi của SCB rất tốt (bảo hiểm, công

đoàn…)

BEN2

SCB có các chương trình phúc lợi quan tâm đến đời sống của

Anh/Chị

BEN3

Anh/Chị hài lòng với chính sách phúc lợi của SCB


Áp lực do thay đổi trong tổ chức

PRE1

Anh/Chị thường xuyên bị áp lực bởi những yêu cầu mới trong

công việc

PRE2

Anh/Chị thường xuyên bị áp lực bởi lãnh đạo/lãnh đạo mới

PRE3

Anh/Chị bị áp lực khi làm việc theo quy trình mới, cách thức

thực hiện mới trong thực hiện công việc

PRE4

Anh/Chị bị áp lực khi hợp tác với đồng nghiệp mới

PRE5

Anh/Chị bị áp lực khi hòa nhập với văn hóa tổ chức mới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


Thang đo dự định nghỉ việc sẽ được đo lường bằng thang đo trong nghiên cứu của Lance (1988) và Khatri và cộng sự (2001) bao gồm 4 biến quan sát.

Bảng 3.2 Thang đo dự định nghỉ việc


Nhóm

Ký hiệu

Diễn giải biến


Dự định nghỉ việc

TI1

Anh/Chị đang có dự định nghỉ việc ở SCB

TI2

Anh/Chị đã dự định tìm một công việc khác trong

vài tháng tới

TI3

Anh/Chị thường xuyên suy nghĩ về việc nghỉ việc ở

SCB

TI4

Anh/Chị muốn làm việc ở SCB cho đến khi nghỉ hưu

3.4. Phương pháp chọn mẫu và xử lý số liệu‌

Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này có sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy.

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì cỡ mẫu phải lớn gấp 4 hoặc 5 lần so với số biến quan sát trở lên.

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt thì cỡ mẫu phải đạt yếu cầu theo công thức:

n ≥ 50 + 8k

Trong đó: n là kích cỡ mẫu

k là số biến độc lập của mô hình.

Số biến quan sát và số biến độc lập theo mô hình nghiên cứu lần lượt là 39 và 7, do vậy, kích cỡ mẫu bằng khoảng 250 là hoàn toàn phù hợp với điều kiện về cỡ mẫu.

Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu là phương pháp chọn mẫu thuận tiện với việc khảo sát khoảng 250 nhân viên SCB. Bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến nhân viên SCB thông qua thư điện tử (email) với đường dẫn kết nối đến bảng câu hỏi được thiết kế trên mạng internet.


Thang đo Likert gồm 5 bậc được sử dụng trong khảo sát, trong đó: bậc 1 tương ứng với mức độ hoàn toàn không đồng ý và bậc 5 tương ứng với mức độ hoàn toàn đồng ý.

Phương pháp phân tích dữ liệu: dữ liệu thu được từ việc trả lời bảng câu hỏi sẽ được xử lý và phân tích bằng chương trình SPSS như: kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và loại bỏ các biến quan sát có hệ số tương quan với biến tổng nhỏ. Ngoài ra, dữ liệu cũng sẽ được xử lý bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) để rút gọn các biến quan sát và xác định lại các nhóm trong mô hình nghiên cứu. Sau đó, dữ liệu sẽ được phân tích hồi quy để xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố hài lòng trong công việc đến dự định nghỉ việc của nhân viên SCB. Và sau cùng mức độ trung bình dự định nghỉ việc được kiểm định theo các đặc điểm cá nhân bằng công cụ kiểm định T-test, Anova và phân tích sâu Anova.


Tóm tắt chương 3

Chương này đã trình bày phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu sẽ thực hiện trong đề tài, và xây dựng các thang đo để đo lường các giả thuyết nghiên cứu từ mô hình nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn chính: điều chỉnh thang đo (nghiên cứu định tính) và nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng). Điều chỉnh thang đo được thực hiện bằng cách phỏng vấn một số nhân viên SCB đã nghỉ việc và một số nhân viên đang có dự định nghỉ việc để điều chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu định lượng được tiến hành bằng việc khảo sát khoảng 250 nhân viên SCB. Sự hài lòng trong công việc được đo lường thông qua 7 thành phần bao gồm 35 biến quan sát và dự định nghỉ việc được đo lường thông qua 4 biến quan sát. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được tiến hành nhập vào chương trình phân tích số liệu thống kê SPSS để xử lý và phân tích kết quả.


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU‌


Chương 3 đã trình bày phương pháp nghiên cứu khoa học để xây dựng các thang đo dùng để đo lường các khái niệm và quy trình thực hiện nghiên cứu, cũng như đã đề ra các giả thuyết nghiên cứu. Chương này sẽ giới thiệu tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn và các kết quả của nghiên cứu từ việc khảo sát thực tế, bao gồm: thông tin về mẫu khảo sát, kết quả đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha, kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA), kết quả phân tích hồi quy và kết quả kiểm định mức độ trung bình dự định nghỉ việc theo các đặc điểm cá nhân.

4.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn‌‌

4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn

Ngân hàng TMCP Sài Gòn là ngân hàng hợp nhất của 3 ngân hàng bao gồm: ngân hàng TMCP Sài Gòn, ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và ngân hàng TCMP Đệ Nhất và chính thức hoạt động bắt đầu từ 01/01/2012.

Ngân hàng hợp nhất hoạt động dựa trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, ngân hàng hợp nhất có những thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất tại TP.HCM. Cụ thể: tính đến thời điểm 30/06/2013 theo báo cáo của NHNN thì vốn điều lệ SCB đạt 10,583 tỷ đồng. Xét về quy mô vốn điều lệ thì SCB đứng thứ 4, chỉ xếp sau Eximbank: 12,355 tỷ đồng, Sacombank: 10,740 tỷ đồng, và ngân hàng Quân Đội: 10,625 tỷ đồng. Xét về Tổng tài sản SCB đã đạt 149,206 tỷ đồng, xếp thứ 5 chỉ sau ngân hàng Techcombank: 179,934, ngân hàng ACB: 176,308 tỷ đồng, ngân hàng Eximbank:

170,156 tỷ đồng, và ngân hàng Sacombank 152,119 tỷ đồng.


Bảng 4.1 Một số thông tin về ngân hàng hợp nhất SCB


Tên sau hợp nhất

Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Tên bằng tiếng Anh

SaiGon Commercial Joint Stock Bank

Tên giao dịch tiếng Việt

Ngân hàng Sài Gòn

Tên giao dịch tiếng Anh

Sai Gon Commercial Bank

Tên viết tắt

SCB

Trụ sở chính

927 Trần Hưng Đạo, P.1, Q.5, Tp.HCM

Vốn điều lệ

10,583,801,040,000đ

Tổng số cổ phần lưu hành

1,058,380,104 cổ phần

Mạng lưới hoạt động

230

Đội ngũ nhân sự

4,226

Tổng tài sản

153,626 tỷ đồng (tính đến ngày 30/09/2011)

Lĩnh vực kinh doanh

Kế thừa và thực hiện tất cả những hoạt động kinh doanh hiện tại của SCB, TNB và FCB-những hoạt động mà một NHTM được phép thực hiện theo các quy định của Luật các TCTD

hiện hành.

Nguồn: đề án hợp nhất và tái cơ cấu của SCB 12/2011

Và đặc biệt là mạng lưới của SCB đã lên đến 230 điểm giao dịch trên cả nước, xếp thứ 4 chỉ sau Sacombank: 373 điểm giao dịch, ACB: 323 điểm giao dịch và NH Đông Á: 235 điểm giao dịch. Điều này sẽ giúp khách hàng giao dịch tại SCB một cách thuận lợi và tiết kiệm nhất.


Tổng tài sản của các NHTM tính đến cuối năm 2012

200,000

180,000

160,000

140,000

120,000

100,000

80,000

60,000

40,000

20,000

-

179,934

176,308

(Đvt: tỷ đồng)

170,156

152,119149,206

117,747

116,537109,923

102,576

75,607

75,27069,278 66,413

46,166

27,424

Biểu đồ 4.1: Quy mô tổng tài sản của các NHTM tính đến cuối năm 2012

Nguồn: từ báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của các ngân hàng năm 2012


Vốn điều lệ các NHTM tính đến 30/06/2013 (Đơn vị tính: tỷ đồng)

Bảo Việt

Xây dựng VN Western bank

PGbank Vietbank Kiên Long Gpbank

OCB

Bản Việt

Bắc Á Nam Á Navibank

Sài Gòn Công thương

Việt Á Đại Á MDB

Ocean bank

PNB VIB ABB

HDBank DongA VPBank SeaBank Tiên Phong

LPB MSB

Techcom

SHB ACB SCB MB

Sacom Eximbank

3000

3000

3000

3000

3000

3000

3000

3000

3000

3000

3000

3010

3040

3098

3100

3750

4000

4000

4250

4797

5000

5000

5050

5335

5550

6460

8000

8788

8865

9377

10583

10625

10740

12355

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

Biểu đồ 4.2: Vốn điều lệ của các NHTM tính tới thời điểm 30/06/2013

Nguồn: từ số liệu của NHNN về vốn điều lệ của các NHTM tính thời điểm 30/06/2013

4.1.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của SCB được xây dựng và phân định rò ràng chức năng, nhiệm vụ phân cấp/phân quyền của các phòng/ban, đơn vị, hoàn thiện định biên nhân sự trên toàn hệ thống. Đẩy mạnh, phát huy hiệu quả thực hiện các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng/ban.


Sơ đồ 4 1 Cơ cấu tổ chức của SCB sau hợp nhất Nguồn từ phòng tổ chức 1


Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức của SCB sau hợp nhất

Nguồn: từ phòng tổ chức nhân sự SCB

4.1.3. Tầm nhìn sứ mạng và mục tiêu phát triển‌

Tầm nhìn chiến lược của SCB là trở thành một trong năm ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam.

Sứ mạng hoạt động của SCB là hài hòa lợi ích Xã hội - Khách hàng - Người lao động, đảm bảo giá trị Cổ đông.

Giá trị cốt lòi của SCB là khách hàng là trọng tâm. SCB hoạt động vì khách hàng, mọi hoạt động của SCB đều hướng đến khách hàng. SCB luôn hành động dựa trên sự suy xét và quan tâm để biết được những nhu cầu của khách hàng. Mọi nhân viên SCB luôn đặt mình vào vị trí của khách hàng để thấu hiểu khách hàng nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2022