Mô Hình Arcs Về Thiết Kế Động Lực


người như một cái máy (thuyết Bản năng, thuyết Thúc đẩy, thuyết Nhu cầu…) và các lý thuyết về nhận thức xem con người như những sinh vật biết suy nghĩ, có lý trí (thuyết Quy kết, thuyết Tự hiệu quả, thuyết Tự quyết tâm...). Tác giả cho rằng các thuyết Quy kết, thuyết Tự hiệu quả, thuyết Tự quyết tâm rất hữu dụng trong lớp học, cung cấp những đề xuất thực tiễn cho giáo viên trong việc tăng cường động lực bên trong người học. Tài liệu đề cập đến vấn đề các nhà tâm lý học đồng ý quan điểm động lực cần thiết cho việc học, học sinh chịu học hay không có liên quan rất nhiều đến động lực nhưng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho động lực, xem giáo viên không có trách nhiệm gì với vấn đề này. Tác giả xem động lực học tập như một điều gì đó bị tác động bởi giáo viên, bởi môi trường và có thể kiểm soát được.


Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng Anh của sinh viên, nhất là đối với sinh viên năm nhất, ngành kinh tế. Các nghiên cứu trình bày ở trên cho thấy, thế giới đã có nhiều nghiên cứu phương pháp giảng dạy, động lực học tập của người học, các đề xuất khuyên giáo viên nên lưu ý trong lớp học nhằm giúp tăng cường động lực học tập cho người học. Trong lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ ở Việt Nam, chỉ có các nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên. Nghiên cứu trực tiếp mối quan hệ giữa phương pháp giảng dạy tiếng Anh và đông lực học tiếng Anh chưa được nghiên cứu.


Chương 2: MÔ HÌNH LÝ THUYẾT


Khi áp dụng vào nghiên cứu này, mô hình ARCS về thiết kế động lực (ARCS Model of Motivational Design) của Keller sẽ cung cấp cơ sở cho tôi kỳ vọng vào phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên.


Keller hiện là giáo sư của trường đại học Florida (Florida State University), đã từng là giáo viên phổ thông trung học dạy văn học, viết, nghiên cứu xã hội từ 1965 đến 1971, nhận bằng tiến sĩ của trường đại học Indiana năm 1974. Keller đóng góp đáng kể trong lĩnh vực nghiên cứu động lực học tập trong giảng dạy về mặt lý thuyết lẫn thực hành.


Keller nhấn mạnh mô hình ARCS là một cách tiếp cận thực tiễn đối với vấn đề ứng dụng động lực học tập vào thiết kế giảng dạy. Động lực học tập không chỉ là trách nhiệm của người học mà còn là trách nhiệm của giáo viên. Nhiều người khác cho rằng giáo viên có thể giảng dạy tốt nhất cho dù học sinh của mình không chịu tận dụng các cơ hội này để học tập. Đó là trách nhiệm của người học, do người học có động lực hay không. Trong khi đó, Keller tin rằng có nhiều học sinh có hứng thú học tập nhưng giáo viên có thể là một trong những nhân tố giết chết sự say mê của họ. Ông cho rằng giáo viên không thể khiến học sinh chịu học nhưng giáo viên có thể phát triển những chiến lược tạo môi trường thúc đẩy họ học tập. Giáo viên thường xem nhẹ các yếu tố động lực trong thiết kế bài giảng vì họ tin rằng động lực học tập là một yếu tố không đo lường được, động lực học tập hay thay đổi và rất khó đoán trước và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố mà giáo viên không kiểm soát được. Tuy nhiên, Keller cho rằng động lực học tập không phải là yếu tố


không đánh giá được như mọi người vẫn nghĩ. Động lực học tập có thể tiếp cận được một cách có hệ thống bằng một mô hình xuất phát từ thiết kế các hệ thống giảng dạy. Hiện nay, ARCS được sử dụng rộng rãi trên 17 nước như Pháp, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản…ARCS đã chứng minh được tính hiệu quả và áp dụng được ở nhiều nền văn hóa khác nhau.


John Keller phát triển mô hình ARCS về thiết kế động lực vào năm 1979. Mô hình dựa trên cơ sở thuyết Giá trị kỳ vọng (Expectancy-value Theory) của Toman (1932) và Lewin (1938). Ông xác định và mô tả các thành phần cơ bản của mô hình ARCS trong các bài báo được công chúng quan tâm. ARCS có ba đặc điểm nổi bật:


Thứ nhất, mô hình đã thiết lập mối quan hệ với các lý thuyết về động lực.

Thứ hai, mô hình giúp tăng cường chất lượng giảng dạy.

Thứ ba, mô hình đã phát triển một quy trình thiết kế có hệ thống.


ARCS nổ lực trả lời câu hỏi: khả năng tổng hợp nhiều khái niệm và lý thuyết về động lực của con người thành một mô hình đơn giản, có ý nghĩa, hữu ích cho các nhà giáo dục, khả năng phát triển một cách tiếp cận có hệ thống nhằm thiết kế phương pháp giảng dạy gây hứng thú cho người học. Mô hình ARCS ra đời nhằm tạo nên, kích thích và duy trì những chiến lược tạo động lực học tập trong các thiết kế giảng dạy. Mô hình này được kiểm nghiệm trong thực tế bởi một khảo sát dựa trên hai nhóm giáo viên thực hiện giảng dạy và được nhiều tác giả khác áp dụng trong lĩnh vực thiết kế bài giảng tạo động lực hấp dẫn người học.


Theo mô hình ARCS về thiết kế động lực, Keller (1984) chỉ ra 4 yếu tố mà giáo viên có thể sử dụng nhằm đẩy mạnh và duy trì động lực của người học trong quá trình học tập. Đó là chú ý (Attention), liên hệ (Relevance), tự tin (Confidence) và thoả mãn (Satisfaction).


Biểu đồ 2.1: Mô hình ARCS về thiết kế động lực


Chú ý Giáo viên có thể gây sự chú ý và duy trì sự chú ý của người học GV 1



Chú ý


Giáo viên có thể gây sự chú ý và duy trì sự chú ý của người học.


GV có thể sử dụng chiến lược:

Gây sự chú ý và duy trì sự chú ý bằng cách sử dụng những điều bất ngờ, mới lạ gây thú vị trong giảng dạy.

Khấy động nhu cầu tìm hiểu, kích thích hành vi tìm hiểu thông tin, khiến người học tự đưa ra câu hỏi hoặc thử thách cần giải quyết.

Duy trì hứng thú của người học bằng cách thay đổi các yếu tố trong giảng dạy.


Sự liên hệ


Sau khi người học tập trung chú ý, họ có thể tự hỏi rằng tài liệu học tập có liên quan gì đến mục tiêu và sở thích của họ. Nếu nội dung giúp họ thực hiện được mục tiêu nào đó, họ sẽ có động lực học tập.


GV có thể sử dụng chiến lược:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.



Sử dụng ngôn ngữ, ví dụ, khái niệm có liên quan đến kinh nghiệm, kiến thức đã có của người học.

Nói những câu nói hoặc đưa ví dụ thể hiện mục tiêu của giảng dạy hoặc

để cho người học tìm ra mục tiêu của bài học.

Sử dụng các chiến lược giảng dạy phù hợp với động cơ của người học.


Tự tin


Giáo viên nên giúp người học hiểu khả năng thành công của mình. Nếu họ cảm thấy mình không thể đạt được mục tiêu hoặc cái giá phải trả quá cao, động lực của họ sẽ giảm. Họ phải cảm thấy mình tự tin trong học tập. Các thử thách, bài tập không được quá khó.


GV có thể sử dụng chiến lược:

Giúp người học ước lược khả năng thành công bằng việc đưa ra những yêu cầu và tiêu chuẩn đánh giá.

Cung cấp mức độ thử thách cho phép người học thành công một cách có ý nghĩa.

Cung cấp phản hồi, cơ hội kiểm soát nhằm hỗ trợ cho người học thành công.




Hài lòng


Nếu nổ lực của người học mang lại kết quả phù hợp với kỳ vọng của mình, động lực của họ sẽ được duy trì. Học tập phải được đền đáp hoặc thoả mãn cho dù đó là cảm giác đạt được điều gì đó, sự khen ngợi tiến bộ, hoặc chỉ là để giải trí. Khi người học đánh giá cao kết quả họ đạt được, họ sẽ có động lực để học.


GV có thể sử dụng chiến lược:

Cung cấp cơ hội cho người học sử dụng kiến thức, kỹ năng mới học trong bối cảnh thực.

Cung cấp phản hồi và hoạt động củng cố bài học.

Duy trì tiêu chuẩn đánh giá đối với nhiệm vụ người học cần hoàn thành.


Mô hình này cho thấy những hành vi, hoạt động nằm trong phương pháp giảng dạy của giáo viên có thể gây sự chú ý, sự thích thú, sự tự tin, sự thoả mãn của người học. Đó là những yếu tố mà Keller khẳng định sẽ làm tăng cường và duy trì động lực học tập của người học. Vì vậy, mô hình của Keller cung cấp cơ sở cho giả thuyết của nghiên cứu này: Phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng đến động lực học tập của người học.


Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu


Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng nhằm khảo sát ý kiến sinh viên năm nhất-khối ngành kinh tế, đại học Văn Lang về ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng Anh của họ. Mẫu được chọn ngẫu nhiên. Số lượng sinh viên của mẫu là 350. Phần mềm SPSS, phiên bản

11.5 được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa hai biến phương pháp giảng dạy và động lực học tiếng Anh của sinh viên bằng cách so sánh sự khác biệt về động lực học tập ở hai nhóm sinh viên được hai nhóm giảng viên giảng dạy với hai phương pháp khác nhau bằng kiểm nghiệm t (2-tailed) trong khoảng tin cậy 95%.


3.1.1. Tổng thể


Dân số của nghiên cứu này là số lượng sinh viên năm nhất khối ngành kinh tế tham gia học tiếng Anh trong một học kỳ. Ở mỗi học kỳ, số lượng sinh viên năm nhất khối ngành kinh tế tham gia học tiếng Anh dao động trong khoảng từ 1400 đến 1600. Tổng số lượng sinh viên năm nhất tham gia học tiếng Anh ở học kỳ 2, năm học 2009-2010 là 1542. Tổng số lượng sinh viên do các giảng viên có tham gia khảo sát và đủ điều kiện đưa vào nghiên cứu giảng dạy tiếng Anh là 1329.

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí