Tỉ Lệ Phân Bố Sv Theo Trình Độ Và Nhóm Gv Trên Dân Số


3.1.2. Kích thước mẫu và các thức chọn mẫu


Đới với giảng viên:


Bảng hỏi khảo sát về phương pháp giảng dạy (ngày 19/7/2010) bao gồm năm câu hỏi lớn được phát cho tất cả các giáo viên (tám giáo viên dạy ở năm khoa: Quảng trị kinh doanh, Du lịch, Tài chính-ngân hàng, Kế toán-kiểm toán, Thương mại) đã giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên năm nhất khối ngành kinh tế, đại học Văn Lang.


Kết quả phân tích bảng hỏi đã phát cho giảng viên cho thấy: có hai nhóm giảng viên với hai phong cách giảng dạy khác nhau.


Nhóm GV1 ít tổ chức các hoạt động khác nhau ở lớp, ít có phản hồi cho sinh viên. Nhóm GV này cho rằng, họ chỉ sử dụng thường xuyên một số các hoạt động (năm đến bảy hoạt động) được hỏi ở câu hỏi thứ nhất (câu hỏi thứ nhất khảo sát 13 hoạt động khác nhau). Có những hoạt động họ hoàn toàn không sử dụng hoặc sử dụng rất ít. Họ chú trọng đánh giá thường xuyên một số các kỹ năng được hỏi đến (ba đến tám kỹ năng) ở câu hỏi thứ hai (câu hỏi thứ hai khảo sát 11 kỹ năng khác nhau). Có nhiều kỹ năng họ ít chú trọng và ở mức ít. Họ đều sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh để giảng dạy nhưng họ sử dụng tiếng Anh ở mức thường xuyên so với tiếng Việt ở mức trung bình. Đối với các hình thức phản hồi cho sinh viên, họ cho rằng mình có đưa ra phản hồi ở tất cả các khía cạnh được khảo sát nhưng mức độ chỉ trong khoảng một vài lần, chưa đạt đến mức hàng tuần.


Nhóm GV2 thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động phong phú tại lớp, thường xuyên cho phản hồi đối với bài tập, sản phẩm, sự thể hiện của sinh viên. Nhóm giáo viên này cho rằng, trong các câu hỏi được khảo sát, họ luôn thực hiện các hoạt động nhiều hơn với mức độ thường xuyên hơn. Ở câu hỏi một, họ cho rằng mình thực hiện tất cả các hoạt động được khảo sát ở mức thường xuyên và rất thường xuyên (chín đến 11 hoạt động), chỉ có một hoặc hai hoạt động được khảo sát ở mức trung bình. Trong 11 kỹ năng được khảo sát ở câu hỏi thứ hai, họ cho rằng mình đánh giá sinh viên ở hầu hết các kỹ năng và đều ở mức thường xuyên hoặt rất thường xuyên (từ chín đến 11 kỹ năng). Họ đều nhấn mạnh mình đánh giá hầu hết các kỹ năng được khảo sát, chỉ có một hoặc hai kỹ năng họ ít chú trọng hơn nhưng cũng ở mức trung bình. Tất cả các giáo viên trong nhóm này đều cho rằng mình sử dụng tiếng Anh để dạy cho sinh viên ở mức rất thường xuyên so với tiếng Việt chỉ ở mức từ trung bình cho đến hoàn toàn không sử dụng. Đối với các hình thức phản hồi được khảo sát, họ cho rằng mình phản hồi ở mức hàng tuần hoặc hơn ở nhiều hình thức hơn.


Kết quả khảo sát sơ khởi giúp tôi tập hợp các giáo viên giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên năm nhất ở khối ngành kinh tế, đại học Văn Lang thành hai nhóm với hai phương pháp giảng dạy khác nhau:


Nhóm GV 1 sử dụng phương pháp giảng dạy có các đặc điểm tổ chức rất ít hoạt động cho người học, giáo viên thuyết trình nhiều là chủ yếu, đánh giá ít kỹ năng liên quan đến học tiếng Anh như nghe, nói, viết, ngữ pháp, cung cấp ít phản hồi cho sinh viên hoặc không có.


Nhóm GV 2 sử dụng phương pháp giảng dạy có các yếu tố tạo nhiều hoạt động sôi nổi, đánh giá nhiều kỹ năng, sử dụng nhiều cách tiếp cận để giảng bài, cung cấp nhiều phản hồi cho sinh viên.


Trong nghiên cứu này, phương pháp giảng dạy mà nhóm GV 2 sử dụng được tạm gọi là phương pháp tích cực, phương pháp giảng dạy mà nhóm GV 1 sử dụng được tạm gọi là phương pháp thụ động. Hai thuật ngữ này được sử dụng để gọi tên cho hai phương pháp nói trên nhằm chỉ để phân biệt. Phương pháp tích cực không có nghĩa là có ý khen và phương pháp thụ động là có ý nói không tốt. Qua dữ liệu trong khảo sát sơ khởi, qua tìm hiểu phương pháp giảng dạy của giáo viên, có sự khác biệt đáng kể là phương pháp của nhóm GV 2 có nhiều hoạt động đa dạng hơn, cho phản hồi nhiều hơn. Để dễ so sánh, hai phương pháp giảng dạy này được tạm gọi là tích cực và thụ động cũng là để nhấn mạnh cường độ khác nhau giữa các yếu tố giáo viên sử dụng để giảng bài trong lớp học. Trong phần phân tích tiếp theo của nghiên cứu, tên gọi phương pháp tích cực và phương pháp thụ động sẽ được sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc so sánh, nghiên cứu.


Để bảo đảm cho hai nhóm sinh viên được giảng dạy trong cùng điều kiện giống nhau đến mức cao nhất ở nhiều khía cạnh như về giáo trình, cùng khối ngành, môi trường học tập, đặc điểm sinh viên, đặc điểm của giáo viên… và chỉ khác nhau về phương pháp giảng dạy nhằm so sánh động lực học tập của hai nhóm sinh viên được hai nhóm giảng viên giảng dạy với hai phương pháp khác nhau, giáo viên được chọn vào nghiên cứu này nếu họ đạt các tiêu chuẩn sau:


Giới tính là nữ.


Thâm niên giảng dạy tiếng Anh tại đại học Văn Lang từ 1-2 năm,

Tuổi từ 23-24

Giảng dạy cho sinh viên năm nhất, học kỳ 2, năm học 2009-2010 (tháng 3/2010-tháng 7/2010), khối ngành kinh tế ở cơ sở 2 tại trường Văn Lang.


Tổng số lượng giảng viên có dạy tiếng Anh cho sinh viên khối ngành kinh tế là tám (sáu nữ, hai nam) nhưng chỉ có sáu giáo viên nữ được chọn để tham gia nghiên cứu vì sáu giáo viên nữ có nhiều điểm chung về tuổi, thâm niên giảng dạy, phương pháp giảng dạy trong khi hai giảng viên nam có độ tuổi, thâm niên giảng dạy khác xa với nhóm giáo viên nữ.

Bảng 3.1: Tiêu chuẩn chọn GV tham gia nghiên cứu



NHÓM PPGD

của GV


MÃ GV


GIỚI TÍNH


TUỔI


THÂM NIÊN

NĂM NHẤT-KHOÁ K15-KHỐI NGÀNH KINH TẾ



SỐ LƯỢNG LỚP GV GIẢNG DẠY


TỔNG SỐ

DU


LỊCH

THƯƠNG


MẠI

QUẢN TRỊ

KINH DOANH

TÀI CHÍNH

NGÂN HÀNG

KẾ TOÁN

KIỂM TOÁN

LỚP


NHÓM

1 (thụ động)


1


NỮ


24


2 NĂM


3






3


2


NỮ


24


2 NĂM


1


1





2


3


NỮ


24


1 NĂM



2


3


1



6


NHÓM 2

(tích cực)


4


NỮ


24


1 NĂM




1


2


3


6


5


NỮ


24


1 NĂM



2



4



6


6


NỮ


23


1 NĂM





3


3


6

TỔNG


4


5


4


10


6


29

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khối ngành kinh tế đại học Văn Lang - 6


Đối với sinh viên:


Với mức sai số là 5%, số lượng sinh viên trong mẫu cần thiết là từ 300 đến 350 trong dân số trên 1300. Vì vậy, cỡ mẫu của nghiên cứu này được chọn là 350 sinh viên năm nhất tham gia học tiếng Anh học kỳ 2, năm học 2009-2010, ngành kinh tế đại học Văn Lang.


Mẫu được chọn bằng phương pháp phân tầng ngẫu nhiên (stratified random sample) dựa trên các tầng trong mẫu là trình độ lớp và hai phương pháp giảng dạy được giáo viên sử dụng.


Tính trên tổng số lượng sinh viên được cả hai nhóm giáo viên giảng dạy, tỉ lệ sinh viên được nhóm GV 1 giảng dạy là 33%, tỉ lệ sinh viên được nhóm GV 2 giảng dạy là 67%, tỉ lệ sinh viên có trình độ cơ bản là 66%, trình độ trung bình là 16%, trình độ nâng cao là 18%.


Bảng 3.2: Tỉ lệ phân bố SV theo trình độ và nhóm GV trên dân số



TRÌNH

ĐỘ

NHÓM SV 1

được nhóm GV 1

dạy bằng PP thụ động

NHÓM SV 2

được nhóm GV 2 dạy bằng PP tích

cực


TỔNG

Số

lớp

SL

Tỉ lệ

Số lớp

SL

Tỉ lệ

Số

lớp

SL

Tỉ lệ

Nâng

cao

5

193

44%

1

49

5%

6

242

18%

Trung

bình

2

107

25%

2

104

12%

4

211

16%

Cơ bản

4

134

31%

15

742

83%

19

876

66%

TỔNG

11

434

100%

18

895

100%

29

1329

100%


Chiếm 33% của

tổng số SV của cả

2 nhóm

Chiếm 67% của

tổng số SV của cả 2

nhóm



Để bảo đảm tỉ lệ các tầng trong dân số tương đương với trong mẫu (350), số lượng sinh viên trong mẫu được chọn ở nhóm GV 1 giảng dạy tương ứng là 115, số lượng sinh viên được nhóm GV 2 giảng dạy là 235, số lượng sinh viên có trình độ cơ bản là 63, trình độ trung bình là 56, trình độ nâng cao là 231.


Bảng 3.3: Tỉ lệ phân bố SV theo trình độ và nhóm GV trên mẫu



TRÌNH

ĐỘ

TỔNG

NHÓM SV 1

NHÓM SV 2

TỈ LỆ

SL SV

của mẫu

TỈ LỆ

SL SV

của mẫu

TỈ LỆ

SL SV

của mẫu

TỔNG

100%

350

100%

115

100%

235

Nâng cao

18%

63

44%

51

5%

12

Trung

bình

16%

56

25%

28

12%

28

Cơ bản

66%

231

31%

36

83%

195


Sau đó, trong các danh sách sinh viên ở các lớp có trình độ khác nhau ở hai nhóm, tôi chọn ngẫu nhiên ra số lượng sinh viên cần thiết cho từng tầng bằng phần mềm R. Ở nhóm 1, tôi chọn 51 sinh viên trong danh sách 193 sinh viên lớp nâng cao, 28 sinh viên trong 107 sinh viên lớp trung bình, 36 sinh viên trong 134 sinh viên lớp cơ bản. Tương tự, ở nhóm 2, tôi chọn 12 sinh viên trong danh sách 49 sinh viên ở lớp nâng cao, 28 sinh viên trong 104 sinh viên ở lớp trung bình, 195 sinh viên trong 742 sinh viên ở lớp cơ bản. Sinh viên được đưa vào mẫu nếu thoả các điều kiên: sinh viên học năm nhất, khối ngành kinh tế ở cơ sở 2 tại trường Văn Lang và thuộc các lớp do sáu giáo viên trên giảng dạy tiếng Anh.


3.1.3. Mô tả mẫu


Sau khi phát ra 350 phiếu khảo sát, số lượng thu về là 271. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu như sau: sinh viên học các ngành Du lịch (28 SV),


Thương mại (38 SV), Quản trị kinh doanh (38 SV), Tài chính-Ngân hàng (102 SV), Kế toán-Kiểm toán (67 SV). Độ tuổi trung bình của các sinh viên này là 19 (M=19, Me=19, Mo=19), thấp nhất là 18, cao nhất là 25. Nam chiếm tỉ lệ 29%, nữ chiếm 71%. 97% các sinh viên này là dân tộc Kinh. 55.1% số lượng sinh viên tự nhận mình là sinh ra và lớn lên thuộc vùng thành thị, 44.9% cho rằng mình thuộc về nông thôn. Trình độ tiếng Anh của họ được xác định qua một bài kiểm tra trên máy tính lúc nhập học và được xếp vào các lớp cơ bản (67%), trung bình (17%), nâng cao (16%) trong cả năm nhất. Họ cùng học một loại giáo trình là New Interchange. Số lượng sinh viên trong các lớp học từ 24 đến 57.


3.1.4. Phân tích dữ liệu


Kiểm nghiệm t (t-test, 2-tailed) với độ tin cậy 95% được sử dụng để khảo sát mối quan hệ giữa hai biến phương pháp giảng dạy và động lực học tập tiếng Anh.


3.1.5. Công cụ thu thập dữ diệu


Đối với giảng viên:


Công cụ thu thập dữ liệu về phương pháp giảng dạy của giảng viên là bảng hỏi khảo sát ý kiến gồm hai phần, phần một hỏi về thông tin cá nhân (thông tin về giới tính, tuổi, địa chỉ thường trú, thâm niên giảng dạy tại Văn Lang, các khoa và lớp đã giảng dạy tiếng Anh ở học kỳ 2, năm học 2009- 2010), phần hai hỏi về vấn đề phương pháp giảng dạy gồm 5 câu hỏi lớn, trong đó có 48 câu hỏi nhỏ hơn. Các câu hỏi này đều là câu hỏi đóng sử dụng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022