Phương Giáp Giảng Dạy Nói Chung Và Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng


động lực học tập tiếng Anh của sinh viên năm nhất-khối ngành kinh tế đại học

Văn Lang?


5.1. Phương pháp giảng dạy ảnh hưởng như thế nào đến hành vi học tập tiếng Anh của sinh viên tại lớp?

5.2 Phương pháp giảng dạy ảnh hưởng như thế nào đến hành vi học tập tiếng Anh của sinh viên ngoài lớp học?

5.3 Phương pháp giảng dạy ảnh hưởng như thế nào đến thái độ học tập tiếng Anh của sinh viên?


6. Giả thuyết nghiên cứu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu trên, giả thuyết định hướng cho nghiên cứu này được đưa ra như sau: Phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng đến động lực học tập tiếng Anh của sinh viên năm nhất-khối ngành kinh tế, đại học Văn Lang.


Ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy đến động lực học tiếng anh của sinh viên năm thứ nhất khối ngành kinh tế đại học Văn Lang - 3

6.1. Phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng đến hành vi học tập tiếng Anh của sinh viên tại lớp.

6.2 Phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng đến hành vi học tập tiếng Anh của sinh viên ngoài lớp học.

6.3 Phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng đến thái độ học tập tiếng Anh của sinh viên.


7. Phạm vi nghiên cứu


Nghiên cứu được thực hiện tại trường đại học Văn Lang, chỉ phát cho sinh viên năm nhất khối ngành kinh tế, hỏi về phương pháp giảng dạy tiếng Anh của các giáo viên nữ và động lực học môn anh văn mà sinh viên học từ ngày 1/3/2010 đến 30/5/2010, thuộc HK2, năm học 2009-2010. Phương pháp giảng dạy rất đa dạng phong phú và gồm nhiều thành phần nhưng nghiên cứu này chỉ tập trung vào một số khía cạnh các hoạt động, nhiệm vụ, kỹ năng và hình thức kiểm tra-đánh giá giáo viên yêu cầu, loại phản hồi giáo viên thực hiện. Về sự động lực học tiếng Anh của sinh viên, nghiên cứu chỉ tập trung vào một số hành vi, thái độ, sự tham gia vào bài học của sinh viên trong quá trình học tiếng Anh thông qua khảo sát ý kiến người học.


8. Khách thể, đối tượng nghiên cứu


8.1. Khách thể nghiên cứu


6 giáo viên nữ dạy môn tiếng Anh dành cho sinh viên năm nhất khối ngành kinh tế ở cơ sở 2 tại trường đại học Văn Lang.

Và sinh viên năm nhất (khoá K15) học khối ngành kinh tế tại

trường đại học Văn Lang.


8.2. Đối tượng nghiên cứu


Mối liên hệ giữa phương pháp giảng dạy tiếng Anh của giáo viên và động lực học tiếng Anh của sinh viên năm nhất-khối ngành kinh tế-đại học Văn Lang.


9. Địa điểm và bối cảnh nghiên cứu


Nghiên cứu được thực hiện tại trường đại học Văn Lang ở thành phố Hồ Chí Minh. Trường thành lập vào năm 1995, thuộc loại trường đại học đa ngành và không thuộc sở hữu nhà nước. Trường “cung cấp…những dịch vụ về đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ, kinh tế, xã hội-nhân văn và mỹ thuật ứng dụng nhằm đáp ứng nguồn nhân lực…và chuyển giao những thành quả nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh và cả nước”. Mục tiêu của trường là giảng dạy, “đào tạo đội ngũ trí thức, chuyên viên kỹ thuật và quản lý kinh tế có trình độ nghiệp vụ cao, phẩm chất tốt nhằm đáp ứng hữu hiệu công cuộc phát triển kinh tế và khoa học, công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước” (Website đại học Văn Lang).


Tổng số giảng viên của trường (cơ hữu và thỉnh giảng) là 867. Trong 15 năm qua, trường liên tục phát triển và mở rộng về số lượng sinh viên (hơn mười ngàn sinh viên hiện hay so với khoảng dưới hai ngàn sinh viên lúc thành lập), ngành nghề đào tạo (15 khoa ban hiện nay so với 5 khoa lúc thành lập), cơ sở vật chất (sở hữu 2 cơ sở và dự án xây dựng mới cơ sở 3 so với 1 cơ sở thuê lúc thành lập) và trở thành một trong những trường đại học lớn, hàng đầu trong khối đại học dân lập-tư thục của cả nước được xã hội công nhận. Trong bối cảnh chất lượng giáo dục hiện nay, hiệu trưởng và trường Văn Lang cũng cam kết cung cấp dịch vụ giáo dục có chất lượng cao và luôn cố gắng cải tiến các dịch vụ giảng dạy, dịch vụ cần thiết cho sinh viên, tham gia kiểm định chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai. Chính vì vậy, đại học Văn Lang hiện nay là môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho cải tiến học thuật,


giảng dạy, áp dụng những cái mới. Việc cải tổ Bộ môn Anh văn là một trong những mối quan tâm hàng đầu vì trường nhìn nhận chất lượng đầu ra của sinh viên và khả năng đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng có liên quan đến kỹ năng tiếng Anh.


Khối ngành kinh tế tại cơ sở 2 của đại học Văn Lang gồm 5 khoa: Du lịch, Thương mại, Quản trị kinh doanh, Tài chính-Ngân hàng, Kế toán-Kiểm toán với số lượng sinh viên khoảng 1.500. Đây là khối ngành quan trọng và mạnh của trường. Ở đây, kỹ năng tiếng Anh được chú trọng cao vì đặc thù công việc mà sinh viên sẽ làm trong lương lai. Cơ sở 2 đặt tại đường Phan Văn Trị, Q. Bình Thạnh, có 3 khối dãy nhà. Các khoa kinh tế hoạt động ở dãy nhà C, là dãy nhà khang trang nhất, rộng nhất, gồm 6 tầng lầu thoáng mát, nhiều ánh sáng. Ở đây sử dụng các bàn ghế, bảng, cách bài trí các phòng học khá tương đồng.


Trong nhiều năm qua, việc đào tạo tiếng Anh được chia thành 2 giai đoạn, Anh văn căn bản (giao Trung tâm ngoại ngữ phụ trách, giảng dạy theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Anh văn chuyên ngành (giao các khoa tự thiết kế, lựa chọn giáo trình, mời giảng viên, sau đó báo cáo nhà trường thông qua Phòng Đào tạo). Bên cạnh những thành quả nhất định, việc tổ chức giảng dạy Anh văn như vậy cũng bộc lộ những thiếu sót cần được quan tâm khắc phục. Vì vậy, nhà trường đã quyết định thành lập Bộ môn Anh văn, thuộc Ban Khoa học cơ bản, chịu trách nhiệm giảng dạy Anh văn cho các ngành không chuyên tiếng Anh trong toàn trường. Bộ môn Anh văn hiện nay đã hoạt động được hơn 2 năm (thành lập vào tháng 3 năm 2008), ngày càng mở rộng và tuyển nhiều giáo viên trẻ, tốt nghiệp loại khá trở lên, có phương pháp giảng dạy mới. Số lượng giáo viên cơ hữu có thể đảm


nhiệm 100% khối lượng giảng dạy tiếng Anh cho toàn trường. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự thống nhất trong giảng dạy tiếng Anh tại trường, áp dụng quy định mới hoặc thực hiện cải tổ về giảng dạy. Từ năm học 2008-2009, bộ môn Anh văn đã ứng dụng mạnh mẽ và có hiệu quả công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc dạy, học, kiểm tra, đánh giá ở tất cả các khoa.


10. Động lực học tập và động cơ học tập


Các nhà vật lý học định nghĩa động lực là một lực tác động lên vật khiến vật từ trạng thái đứng yên sang chuyển động. Các nhà tâm lý học định nghĩa động lực (motivation) như là một quá trình nội tại giúp thúc đẩy, hướng và duy trì hành động liên tục (Murphy & Alexander, 2000; Pintrich, 2003; Schunk, 2000; Stipek, 2002) (Educational Psychology-Theory an Practice- Chapter 10 : Motivation). Nói một cách dễ hiểu thì động lực là thứ giúp người ta đi, tiếp tục đi và quyết định nơi mà họ cố gắng để đến. Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam đưa ra khái niệm động cơ như sau: “động cơ là nguyên nhân bên trong thôi thúc con người hành động để thoả mãn một nhu cầu nào đó. Hoạt động của con người có thể do một hoặc nhiều động cơ. Động cơ bao gồm nhiều loại: lợi ích, sở thích, tình cảm, lí tưởng và nhiều hiện tượng tâm lí khác”. Khi nghiên cứu về khái niệm động lực học tập trong tiếng Việt, tôi phải tham khảo nhiều nghiên cứu về động cơ học tập vì định nghĩa động lực học tập rất ít được đề cập do ít có nghiên cứu về vấn đề này. Điều thú vị là cùng một từ motivation trong tiếng Anh, nhiều tác giả Việt Nam dịch lại lúc là động lực, lúc là động cơ tuỳ theo mục đích sử dụng và ngữ cảnh. Trong lúc tham khảo các lý thuyết có liên quan đến động lực hoặc động cơ, tôi thấy từ motivation nên dịch là động lực, nhất là trong các thuyết về motivation. Động lực cho thấy một nguồn lực có thể tác động xuất phát từ bên trong hay bên


ngoài chủ thể tạo nên một nguồn năng lượng mạnh mẽ khiến chủ thể hành động và duy trì hành động để đạt được kết quả gì đó cho dù chủ thể có sẵn động cơ ban đầu hay không. Trong khi từ động cơ chỉ đơn thuần đưa ra lý do, nguyên nhân của một hành vi và trong nhiều ngữ cảnh tiếng Việt nó mang ý nghĩa không tốt. Khái niệm động lực và động cơ có thể na ná giống nhau trong tiếng Việt vì đều là lý do đằng sau khiến người khác nổ lực, cố gắng hành động. Những nguyên nhân, mục tiêu xuất phát từ chính suy nghĩ, mong muốn của chủ thể có thể được xem là động cơ. Những người khác hoặc sự vật, hiện tượng bên ngoài không nằm trong dự định, suy nghĩ của chủ thể có thể khiến chủ thể nổ lực hành động thì không thể nào xem đó là động cơ được. Động cơ có thể làm cho chủ thể hành động hoặc không nhưng khi chủ thể có động lực thì họ sẽ cố gắng hết mình để thực hiện. Động lực là từ thể hiện sự chủ động, tràn trề năng lượng và khả năng thực hiện hành vi cao hơn. Động lực học tập là nguồn lực thúc đẩy sinh viên thực hiện, duy trì học tập liên tục.


Chương 1: TỔNG QUAN


Để cung cấp một cái nhìn tổng thể về vấn đề được nghiên cứu, tôi sẽ trình bày tóm tắc một số khảo sát, bài báo, sách, tư liệu có liên quan. Trước tiên, tôi sẽ trình bày các tài liệu liên quan đến vấn đề phương pháp giảng dạy nói chung và phương pháp giảng dạy tiếng Anh nói riêng, động lực học tập nói chung và động lực học tiếng Anh nói riêng, tiếp theo là những nghiên cứu về mối liên hệ giữa phương pháp giảng dạy và động lực học tập của người học.


1.1. Phương giáp giảng dạy nói chung và phương pháp giảng dạy tiếng

Anh


Tác giả Đặng Thành Hưng (2001) trong tài liệu tổng thuật về “Quan niệm và xu thế phát triển phương pháp dạy học trên thế giới” có đề cập đến những đặc điểm nổi bật trong nghiên cứu và phát triển phương pháp giảng dạy. Ông trình bày bốn hướng nghiên cứu đã tồn tại và đang phát triển từ trước đến nay:


Nghiên cứu lý thuyết khái quát: các nghiên cứu thực nghiệm tìm kiếm phương pháp tiếp cận tổng quát đối với quá trình giảng dạy, tạo ra những giai đoạn sáng tạo các phương pháp giảng dạy cụ thể, hình thành các mô hình, kiểu dạy học cụ thể.

Nghiên cứu phương pháp giảng dạy theo môn học: nét chung của xu thế này là nghiên cứu, phát triển phương pháp giảng dạy cụ thể với mục đích thích ứng các tư tưởng, các mô hình lý thuyết với thực tiễn giảng dạy.


Kỹ thuật truyền thống trong quá trình sáng tạo các phương pháp giảng dạy tích cực: dùng kỹ thuật truyền thống để tạo ra các phương pháp giảng dạy mới, tích cực. Đây là một xu thế phổ biến hiện nay.

Kỹ thuật hiện đại hoá trong quá trình sáng tạo các phương pháp giảng dạy mới: đây là xu thế tích hợp máy vi tính, công nghệ thông tin trong giảng dạy, cũng là xu thế thịnh hành và gây nhiều tranh cãi.


Một xu hướng nổi bật xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, giữa thế kỷ XX cần phải được đề cập đến. Đó là các nghiên cứu, các chuyên gia khẳng định trào lưu giảng dạy lấy người học làm trung tâm ở phương Tây là một phong trào tiến bộ trong giáo dục. Các lý thuyết, mô hình giảng dạy hướng vào người học được nghiên cứu và phát triển. Có thể kể đến các lý thuyết nổi bật như lý thuyết của J. Dewey, thuyết giáo dục của những người bị áp bức (Pedagogy of oppressed) của P. Feire, giáo dục và liệu pháp giảng dạy hướng vào người học (Learner-centered education, Client-centered Therapy) của Rogers, lý thuyết học tập và các chiến lược hướng vào cá nhân (Learning theory, Individual-centered strategy) của Lewin, lý thuyết nhân quả và hệ động cơ (Causality and motivation theory) của R. de Charms và Weiner, lý thuyết những nhu cầu cơ bản của con người của Maslow…Trong trào lưu này, người ta vẫn sử dụng các phương pháp quen thuộc như đối thoại, thuyết trình, thảo luận…Nó không tạo ra phương pháp giảng dạy mới nào nhưng lại đưa các phương pháp truyền thống vào những cấu trúc mới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022