Sự Lỏng Lẻo Trong Kiểm Tra, Giám Sát Của Các Cơ Quan Nhà Nước:


nhau: ngân hàng này cho ngân hàng khác mượn tiền, vì biết chắc là khi cần họ sẽ nhận lại cả vốn lẫn lời.

Chuyện gì sẽ xảy ra, nếu giám đốc của một ngân hàng một lần đánh giá sai lầm về đối tác của mình như trường hợp ngân hàng KfW(36) của Ðức? KfW chuyển 300 triệu euro cho ngân hàng đầu tư Lehman Brothers ở New York, đúng lúc khi Lehman Brothers bị phá sản và số tiền này coi như bị mất và hậu quả là KfW gặp khó khăn trong việc chi trả với khách hàng.

Qua sự kiện này nhiều ngân hàng lo ngại sẽ gặp phải trường hợp như KfW, nên thận trọng. Kết quả là việc trao đổi tiền giữa các ngân hàng trước đây rất dễ dàng thì bây giờ trở nên khó khăn và dần đưa đến tình trạng không ngân hàng nào tin ngân hàng nào.Các ngân hàng cổ phần vay tiền từ Ngân hàng trung ương Mỹ Fed (Federal Reserve System) với một lãi suất thấp, vì vậy họ cho khách hàng vay tiền dễ dàng dĩ nhiên với lãi suất cao hơn lãi suất mà họ phải trả cho Fed.

2.3. Do người vay không có khả năng trả nợ:

Khác với nhiều nước ở châu Âu, ngân hàng cổ phần Mỹ cho vay tiền mua bất động sản, nhưng không kiểm tra khả năng chi trả của khách. Ngay cả những người đang thất nghiệp vẫn có thể vay tiền mua nhà dễ dàng theo một lãi suất lưu động. Lãi suất này thường thấp vào thời điểm mượn, nhưng do tình hình kinh tế có thể tăng lên cao vào bất cứ lúc nào. Sự kiện này đã làm nhiều người bị phá sản, mất cả vốn lẫn lời.

Trước đây, để tăng mức độ trú ngụ của người dân, Chính phủ Mỹ khuyến khích ngân hàng cho vay vốn xây nhà. Trong thời gian đầu mọi việc xảy ra có vẻ hoàn hảo: dân có nhà ở, người kinh doanh nhà có lời, nhiều người có công ăn việc làm, ngân hàng thu lãi và giá nhà đất tăng. Lãi suất vẫn còn thấp, đẩy nhu cầu mua nhà lên cao và qua đó giá nhà đất liên tục tăng lên.


Nếu có khách hàng nào không đủ sức trả tiền thì ngân hàng có thể lấy nhà (lúc này giá còn cao) bán đấu giá để trừ nợ, vì vậy ngân hàng vẫn có lời và tiếp tục cho vay.

Một con vít xoắn giá cả bắt đầu xuất hiện. Giá nhà đất tiếp tục tăng, ngày càng cao, số người vay tiền ngày càng nhiều. Trong thời gian này nhiều ngân hàng cổ phần dùng giấy nợ làm thành một loại chứng khoán phái sinh (derivative) và buôn bán với nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Lo rằng đồng đô la bị mất giá và kinh tế Mỹ có thể bị ảnh hưởng nên Ngân hàng trung ương Mỹ quyết định cho tăng lãi suất. Qua đó lãi suất cho vay của ngân hàng cổ phần cũng tăng theo tương ứng. Số khách không tiền trả và bất động sản bị bán đấu giá, cũng tăng lên.

Trong thời gian này nhu cầu nhà đất đã gần như bão hòa, giá không còn tăng và bắt đầu đi xuống. Do giá nhà đất giảm nên số tiền ngân hàng thu lại (qua bán đấu giá) không đủ. Họ bắt đầu lo lắng về số chứng khoán mua trước đây, bây giờ mất giá và không bán được.

Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển - 3

Vì không biết rõ ai trong đối tác của mình còn khả năng trả nợ hay không nên các ngân hàng không dễ dàng cho vay tiền với nhau như trước đây. Một tâm lý nghi ngờ bắt đầu xuất hiện. Qua đó, mạch tiền tệ lưu chuyển giữa các ngân hàng để nuôi và điều hòa hệ thống tiền tệ trên thị trường bị trì trệ.

Trước tiên giữa các ngân hàng với nhau và sau đó dần đến doanh nhân và ngân hàng không dám cho doanh nghiệp vay tiền. Nhưng doanh nghiệp thì vẫn cần vốn để làm ăn. Không có vốn thì không sản xuất và qua đó hệ thống kinh tế sẽ không phát triển, cổ phiếu của doanh nghiệp sẽ mất giá trị và thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Ðó là nguyên nhân tại sao trong thời gian qua, thị trường chứng khoán bị tuột xuống, lúc đầu ở Mỹ sau lan rộng ra khắp nơi trên thế giới. Bây giờ từ một cuộc khủng hoảng tài chính lôi theo cuộc khủng hoảng kinh tế


Vậy một trong những nguyên nhân khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay không chỉ do giới tư bản tài phiệt gây nên mà còn xuất phát từ lỗi của chính những người đi vay mua nhà không đủ khả năng thanh toán.

2.4. Sự lỏng lẻo trong kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước:

Những yêu cầu của pháp luật về sự minh bạch hóa và năng lực kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước đã không bắt kịp với những biến đổi sâu rộng của thị trường trong hơn hai mươi năm qua.

Kể từ thập niên 1980, thị trường tài chính Mỹ và thế giới đã nhanh chóng phát triển các công cụ chứng khoán phái sinh và mở rộng hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ và đầu tư. Chứng khoán phái sinh và chứng khoán hóa, mặc dù giúp tăng nguồn tài chính và phân tán rủi ro, đã dẫn đến việc giá cả của trái phiếu và cổ phiếu ngày càng xa rời giá trị đích thực của tài sản bảo đảm.

Không một cơ quan nhà nước, đơn vị kiểm toán hay phân tích tín dụng và tài chính có đủ thông tin và khả năng nhìn xuyên qua lớp lớp các thao tác chứng khoán để có thể đánh giá chính xác giá trị và độ rủi ro của các khoản đầu tư và tài sản nằm trên sổ sách của các công ty tài chính và ngân hàng. Thêm vào đó nhiều thao tác này lại được che đậy qua hoạt động đầu cơ của các quỹ đầu tư (hedge funds), một loại hình quỹ đầu tư nắm giữ tới gần 3000 tỉ đô la giá trị tài sản nhưng không hề phải cáo bạch tài sản với công chúng và gần như không chịu sự giám sát của bất kì một cơ quan nhà nước nào.


2.5. Sự thay thế Đạo luật bức tường lửa Glass-Steagall(37) bởi Đạo luật Glamm-Leach-Bliley(38):

Sự thay thế này đã cho phép các ngân hàng thương mại được tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm như nghiệp vụ chứng khoán hóa và bán


các khoản vay bất động sản (BĐS) khiến nhiều ngân hàng đẩy mạnh cho vay BĐS dưới chuẩn, nhằm thu về những khoản lợi lớn.

Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn nắm giữ một lượng khá lớn các khoản chứng khoán phái sinh này, một phần do không bán được, một phần do mua của ngân hàng khác nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư. Các ngân hàng cho vay BĐS thua lỗ khi thị trường BĐS bị vỡ bong bóng và nhiều khoản cho vay không thu hồi được, cộng với các khoản chứng khoán BĐS bị giảm giá không phanh.

2.6. Đòn bẩy tài chính quá cao:

Đòn bẩy tài chính là quá trình công ty sử dụng vốn vay để tài trợ cho tăng trưởng tài sản, được tính bằng tỷ lệ tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu. Ở các ngân hàng thương mại, tỷ lệ này thường bị khống chế ở mức 12%, nhưng ở các ngân hàng đầu tư, tỷ lệ này cao hơn rất nhiều và thường trên 20%. Từ năm 1975, các ngân hàng đầu tư không được phép có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao hơn 15%. Tuy nhiên, từ năm 2004, Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã bãi bỏ quy định này đối với 5 "đại gia" phố Wall (Goldman Sachs, Merrill Lynch, Lehman Brothers, Bear Stearns và Morgan Stanley). Tính đến đầu năm 2008, cả 5 ngân hàng này đều có tỷ lệ đòn bẩy tài chính rất cao, xấp xỉ hoặc hơn 30%. Chính vì vậy, không ngạc nhiên khi 2 "đại gia" bất động sản Freddie Mac và Fannie Mae với đòn bẩy tài chính hơn 60% là những nạn nhân đầu tiên của cuộc khủng hoảng.

Đòn bẩy tài chính quá cao là nguyên nhân chính cho sự ra đi của Bear Stearns, Freddie Mac và Fannie Mae, Lehman Brothers và Merrill Lynch. Sự sụp đổ của các định chế tài chính này là ngòi nổ của cuộc khủng hoảng, dẫn đến sự khủng hoảng niềm tin của thị trường, dẫn đến sự hạ thấp tín nhiệm và sự ra đi của AIG, dẫn đến làn sóng rút tiền, gây ra khủng hoảng


thanh khoản cho các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng liên quan đến cho vay bất động sản( BĐS) như Wamu và Wachovia.


CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH HIỆN NAY ĐẾN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN‌‌


I. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đến Việt Nam:


1. Ảnh hưởng đến xuất khẩu:

Xuất khẩu của Việt Nam chiếm tới 65-68% GDP. Nhu cầu của người tiêu dùng tại các nước phát triển (Mỹ, Nhật Bản và châu Âu) - chiếm 50% hàng xuất khẩu của Việt Nam - giảm nên các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam bị co lại do gặp khó khăn về vốn và đầu ra. Xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm từ 6,5 tỉ USD (tháng 7/2008) xuống còn 5,1 tỉ USD (tháng 10/2008) và 4,8 tỉ USD (tháng 11/2008). Do xuất khẩu giảm dẫn đến nhập khẩu các nguyên liệu cũng giảm bởi Việt Nam nhập khẩu tới 70-80% nguyên liệu để làm hàng xuất khẩu.

1.1. Ảnh hưởng đến các thị trường xuất khẩu chủ đạo:

1.1.1. Thị trường Mỹ:

Thực ra, không phải tới khi Lehman Brothers tuyên bố phá sản, Merrill Lynch bị Bank of America thâu tóm và AIG phải nhờ đến cứu viện của Chính phủ Mỹ mới có thể tồn tại - những giọt nước làm tràn ly cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ - thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ mới giảm, mà ngay từ những tháng đầu năm 2007, đã xuất hiện xu hướng giảm tốc xuất khẩu sang thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, do cầu tiêu dùng tại Mỹ đang trên đà suy giảm mạnh do tác động của khủng hoảng tài chính, trong 7 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chỉ đạt 19,2%, thấp hơn khá nhiều so với mức 28,6% của cả năm 2007. Không những vậy, tỷ trọng của thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã


giảm, từ 20,7% của năm ngoái xuống còn 17,7% trong 9 tháng đầu năm 2008. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam được cho là chịu nhiều ảnh hưởng nhất là hàng may mặc, giày da, cá basa, cà phê…

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế thì kinh tế Mỹ có thể phải tới cuối năm 2010 mới phục hồi, người tiêu dùng Mỹ sẽ phải cắt giảm chi tiêu, kéo theo cầu nhập khẩu hàng hóa giảm, vì vậy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ khó có thể đạt mức 30%/năm như trong thời gian qua, mà chỉ đạt khoảng 20% trong giai đoạn 2009 – 2010.

1.1.2. Thị trường EU, Nhật Bản:

Trên một khía cạnh khác, theo dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ, mà cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ còn tác động gián tiếp đến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU và Nhật Bản – hai thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Phân tích của các chuyên gia kinh tế cho thấy, do bị tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng, người tiêu dùng của các thị trường này cũng phải cắt giảm chi tiêu, nên nhu cầu nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ có xu hướng giảm. Tỷ trọng của thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng đã giảm, chỉ còn 16,5% trong khi năm 2008 là 18%.

Các thị trường EU, Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng của Mỹ. Cộng thêm những khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, do tín dụng thắt chặt, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, khiến giá thành sản xuất cao, hàng hóa khó cạnh tranh, do đó xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới chắc chắn sẽ chịu những ảnh hưởng tiêu cực.


1.2. Ảnh hưởng đến các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo:

1.2.1. Gạo:

Nền kinh tế toàn cầu lâm vào suy giảm do ảnh hưởng khủng hoảng tín dụng lan rộng ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng trong đó có gạo. Mặt khác, nhiều loại hàng hoá là đầu vào cho sản xuất lúa gạo như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đều giảm giá do giá dầu giảm mạnh. Giá gạo trên thị trường kỳ hạn Chicago đã giảm liên tục trong thời gian gần đây. Với nhu cầu một số nước Tây Phi và Trung Đông, giá gạo thế giới chỉ giảm nhẹ trong thời gian tới do nguồn cung khá lớn từ Thái Lan và Việt Nam.

Khi hầu hết những ngành nghề xuất khẩu đều đang gặp khó khăn trước tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu và trong nước, thì xuất khẩu gạo trong tháng đầu năm 2009 lại nổi lên như một điểm sáng.

Theo báo cáo từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, chỉ trong tháng 1/2009, cả nước đã xuất khẩu được 310.000 tấn, đây là tháng xuất khẩu cao nhất trong lịch sử kể từ năm 1989 đến nay.

Đến ngày 9/2/2009, các doanh nghiệp đã xuất thêm được 74 nghìn tấn, dự kiến cả tháng 2 sẽ giao 550-600 nghìn tấn, đưa kim ngạch xuất khẩu trong hai tháng đầu năm đạt khoảng 900 nghìn tấn, trong đó, cùng kỳ năm 2008 chỉ đạt chưa đầy 300.000 nghìn tấn(39). Việt Nam đang có nhiều cơ hội khi Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới nhưng đang bị hạn nặng.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng là nước xuất khẩu gạo khá lớn nhưng vẫn đang “đóng cửa” chưa xuất, có thể do để đảm bảo nguồn an ninh lương thực trong nước.

1.2.2. Chè:

Theo thống kê của Vụ Kế hoạch - Đầu tư (Bộ Công Thương), năm 2008, cả nước xuất khẩu được 104.000 tấn chè theo đường chính ngạch, đạt kim

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí