Ngành Sản Xuất Vật Liệu Xây Dựng:


của Trung Quốc lên tới 160 triệu tấn, một phần trong số này đang tìm cách nhập khẩu vào Việt Nam.

- Công nghiệp ôtô: Nếu như vào quãng thời gian giữa năm 2008, thị trường ôtô nhập khẩu đã rơi vào cuộc khủng hoảng thừa thì nay, các nhà sản xuất ôtô trong nước cũng lâm vào tình cảnh tương tự.

Thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho thấy, trong 4 tháng cuối năm 2008, sản lượng bán hàng của các doanh nghiệp thành viên đã sụt giảm một nửa so với các tháng đầu năm. Trong khi sản lượng sản xuất vẫn “đều đều” theo kế hoạch được duyệt từ đầu năm hay thậm chí từ cuối năm 2007, thì lượng bán ra sụt giảm mạnh đã khiến lượng xe tồn kho liên tục tăng.

Ví dụ, từ tháng 1 đến tháng 8/2008, các thành viên VAMA sản xuất được 89.810 xe (trung bình 11.226 chiếc/tháng) trong khi lượng bán ra thấp đã khiến lượng xe tồn kho tăng thêm gần 5.000 chiếc so với năm 2007. Từ tháng 9 - 11/2008, mặc dù đã cắt giảm sản xuất xuống gần một nửa với

6.223 chiếc/tháng song do lượng bán sụt giảm nghiêm trọng, lượng xe tồn kho vẫn tiếp tục tăng thêm hơn 2.000 chiếc nữa.

Nếu theo một thành viên VAMA, lượng xe có trong kho của từng thời điểm luôn cao hơn lượng xe bán ra của thời điểm đó, thì rõ ràng tổng lượng xe tồn kho đến thời điểm cuối năm 2008 là tương đối lớn.

Các nhà sản xuất ôtô cũng tỏ ra lo ngại khi cho rằng tình hình thị trường năm 2009 thậm chí còn khó khăn hơn so với 2008, do nhiều loại thuế và phí đồng loạt được áp dụng.

- Công nghiệp dược Việt Nam cũng đang phải đối đầu với “cơn bão” khủng hoảng kinh tế toàn cầu đồng thời với “cơn lũ” các tác động tiêu cực của quá trình mở cửa thị trường dược phẩm theo các cam kết quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu hơn sau khi gia nhập tổ chức thương mại


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

thế giới( WTO). Khủng hoảng kinh tế kéo theo các hệ quả: thị trường thu hẹp, giá ngoại tệ tăng, giá nguyên liệu và yếu tố đầu vào tăng, giá thuốc sản xuất trong nước tăng và nhu cầu giảm... sẽ tác động xấu đến tính cạnh tranh của thuốc nội và hiệu quả hoạt động của các công ty dược nội địa. Mặt khác, việc mở cửa thị trường theo cam kết WTO sẽ thúc đẩy sự hiện diện thương mại của các công ty nước ngoài có tiềm lực mạnh mẽ hơn với thương hiệu nổi tiếng và thương quyền ngày càng được mở rộng, cùng với sự tháo dỡ các rào cản thương mại là một tình thế khó khăn đối với công nghiệp dược nội địa. Hiện nay, còn quá sớm để dự báo sự phá sản của một số công ty dược phẩm trong nước, tuy nhiên trong cuộc vật lộn để duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm đời sống người lao động, các công ty dược không là ngoại lệ.

2.2. Ảnh hưởng đến xây dựng:

Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển - 5

2.2.1. Vốn đầu tư vào xây dựng

Vốn đầu tư vào xây dựng được hình thành từ 4 nguồn chủ yếu:

- Vốn nhà nước (bao gồm cả vốn nhà nước đượcđầu tư của doanh nghiệp nhà nước).

- Vốn doanh nghiệp.

- Vốn của dân.

- Vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

Vốn đầu tư của các doanh nghiệp: trong điều kiện thị trường tiêu thụ giảm sẽ gặp nhiều khó khăn. Nên việc triển khai các dự án công trình và xây dựng mới sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy nguồn vốn đầu tư xây cho công trình xây dựng chắc chắn sẽ bị giảm sút.

Nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở của doanh nghiệp, tư nhân: trong điều kiện thị trường tiêu thụ khó khăn. Vì vậy khó có thể tăng thậm chí có thể dự


đoán giảm sút hơn năm trước đây. Riêng nhà ở do dân tự xây dựng có thể không giảm do yêu cầu bức xúc về nhà ở và giá vật liệu đang giảm.

Vốn đầu tư nước ngoài: vốn đầu tư mới chắc chắn sẽ giảm sút, việc giải ngân và triển khai đầu tư vốn đã được cấp phép sẽ gặp nhiều khó khăn: điều đó chắc chắn vốn đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn nước ngoài sẽ giảm mạnh (Theo chuyên gia của The Economist Intelligence Unit trong cuộc hội thảo quốc tế về Kinh tế Đối ngoại 2009 “Định vị Việt Nam trong tương lai” ngày 17 – 18/3/2009 tại Hà Nội vốn đầu tư nước ngoài có thể giảm tới 70%).

Như vậy trong 4 loại nguồn vốn thì chỉ có nguồn vốn Nhà nước có hy vọng không giảm hoặc có thể tăng.

2.2.2. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng:

Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến vật liệu xây dựng, đặc biệt đối với các loại vật liệu xây dựng đã đầu tư, đang đầu tư sản xuất có sản lượng cao, cung vượt cầu, như xi măng, gạch lát, thép… trong điều kiện thị trường trong mức khó khăn, xuất khẩu bị ảnh hưởng do sự giảm sút đầu tư của thị trường trong nước ngoài nước.

3. Ảnh hưởng đến thị trường bất động sản:

Mảng thị trường nhà ở sẽ tiếp tục chứng kiến sự trầm lắng, giao dịch buồn tẻ do cầu về mảng bất động sản này thấp trong bối cảnh kinh tế được dự báo ảm đạm và tâm lý kỳ vọng giá nhà sẽ còn giảm hơn trong năm 2009 vẫn đang bao trùm. Người mua nhiều khả năng sẽ tiếp tục chờ đợi. Một số người bán vẫn giữ hàng vì họ không muốn giảm giá.

Tiếp nối quá trình phát triển mạnh mẽ trong năm 2007, thị trường bất động sản bước vào năm 2008 với một khởi đầu tốt đẹp.Chỉ trong một thời gian ngắn chưa đến 3 tháng (tháng 12/2007 đến 2/2008), giá nhà đất đã tăng bình


quân 300%, thậm chí có nơi tăng đến 500%. Một số dự án xây dựng chung cư tung hàng ra bán ngay thời điểm thị trường đang sốt chủ đầu tư đều thu được lợi nhuân lớn. Có những trường hợp - cùng 1 dự án, cùng một loại căn hộ, nhưng giữa 2 đợt bán hàng giá đã tăng hơn 1.200 USD/m2, thế nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên sau đó trong suốt thời gian còn lại của năm 2008, thị trường gặp rất nhiều khó khăn như tỷ lệ lạm phát tăng nhanh, thắt chặt tín dụng và các tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Giá xây dựng tăng, tốc độ hoàn vốn của các dự án chậm trong khi thị trường tín dụng ngày càng thắt chặt gây khó khăn về mặt tài chính cho các nhà đầu tư. Tháng 4/2008 - một tháng sau khi có chính sách thắt chặt tiền tệ - trên thị trường bất động sản bắt đầu xuất hiện làn sóng tháo chạy. Làn sóng tháo chạy đã kéo giá nhà đất liên tục sụt giảm, với tốc độ sụt giảm ngày càng gia tăng.

Sau 6 tháng liên tục giảm giá, đến cuối năm 2008 nhà đất trên thị trường đã mất bình quân 50% giá trị so với thời đỉnh điểm cơn sốt.

Kể từ quý ba năm 2008, mặc dù tỷ lệ lạm phát giảm dần và giá xây dựng chững lại, nhưng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới buộc nhiều nhà đầu tư rút khỏi Việt Nam hoặc tạm dừng dự án của mình. Mặc dù có những hi vọng thị trường phát triển nhanh chóng nhưng trên thực tế tiến độ thi công của các dự án diễn ra chậm hơn so với dự kiến.

Theo một khía cạnh nào đó thì tốc độ phát triển chậm hơn so với dự tính của thị trường bất động sản lại là một yếu tố tích cực cho thị trường BĐS vì điều đó tránh cho thị trường rơi vào tình trạng cung vượt quá cầu.

Thị trường văn phòng năm 2008 không có những biến động quá lớn chủ yếu do nguồn cung vẫn còn hạn chế. Nửa đầu năm 2008 thị trường tương đối năng động; nguồn cung mới được đón nhận nhanh chóng làm cho giá thuê không ngừng tăng. Thị trường trong nửa năm cuối hoạt động chậm hơn do


có ít yêu cầu tìm thuê và ít giao dịch thuê/cho thuê văn phòng hơn. Cả khách thuê và nhà đầu tư đều cẩn trọng hơn với những xu hướng biến động của thị trường. Các chủ tòa nhà nhận thấy rõ hơn sự cạnh tranh của nguồn cung trong tương lai và bắt đầu xem xét lại để đưa ra mức giá chào thuê hợp lý hơn. Trong khi đó có những khách thuê sẵn sàng chuyển văn phòng ra khỏi các tòa nhà có chất lượng cao, giá thuê cao đến các tòa nhà phù hợp hơn vì biết sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong năm 2009

4. Ảnh hưởng đến thị trường tài chính:

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam chưa liên thông sâu với thị trường khu vực và thế giới, tuy nhiên, tác động và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến thị trường tài chính Việt Nam là điều khó tránh khỏi.

4.1.Thị trường chứng khoán:

Luồng tiền đầu tư gián tiếp vào Việt Nam suy giảm và đã có hiện tượng các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường. Mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong những tháng gần đây có những chuyển biến tích cực, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục sụt giảm. VN-index giảm liên tục (VN-Index giảm một mạch từ hơn 900 điểm xuống trên dưới 300 điểm trong năm 2008). Không riêng chỉ số chứng khoán sụt giảm, việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán(TTCK) cũng giảm tới 75 – 80% so với năm 2008. Việc nhà đầu tư nước ngoài có biểu hiện rút khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam đã gây tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư trong nước(43). Theo cách nói của các nhà báo thì “các sàn chứng khoán vắng lặng hơn chợ chiều”.

Huy động vốn gián tiếp vào thị trường cổ phiếu Việt Nam trong thời gian tới sẽ rất khó khăn do các nhà đầu tư sẽ hướng tới các kênh đầu tư an toàn. Việc bán tháo chứng khoán khỏi thị trường Việt Nam là có thể, mặc dù xác suất


không cao, do tính thanh khoản và quy mô của thị trường. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán và quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn trong các năm tới. Việc huy động vốn thông qua thị trường vốn khó khăn trong khi thị trường tín dụng thắt chặt sẽ chặn dòng vốn và đẩy chi phí tài chính của các doanh nghiệp lên cao.

Một khía cạnh khác của đầu tư gián tiếp là các giao dịch chênh lệch lãi suất nhằm hưởng chênh lệch lãi suất giữa 2 đồng tiền trong khi tỷ giá ổn định. Các giao dịch này thường mang tính đầu cơ ngắn hạn cao. Với lãi suất toàn cầu sụt giảm và chính sách tỷ giá neo(44) VNĐ vào USD của Việt Nam trong khi lãi suất VNĐ vẫn ở mức cao, có thể dòng vốn này sẽ chảy vào trong một số giai đoạn nhất định nhằm khai thác cơ hội chênh lệch. Trong những trường hợp thoái vốn, dòng vốn này có thể tạo áp lực tỷ giá cho VNĐ.

Việc phát hành chứng khoán huy động vốn trên thị trường quốc tế cũng sẽ khó khăn và chi phí tăng cao. Chính phủ Việt Nam hiện có kế hoạch phát hành 1 tỉ USD và Vinashin( tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam) có kế hoạch huy động 400 triệu USD trên thị trường quốc tế vào năm 2009. Tuy nhiên, trong bối cảnh của khủng hoảng tài chính, việc thực hiện kế hoạch nêu trên sẽ gặp phải những trở ngại đáng kể trong thời gian tới.

Gần 70% trong số 26 công ty chứng khoán(CTCK) đã công bố báo cáo tài chính năm 2008 có lợi nhuận âm, một số công ty có mức thua lỗ rất lớn. Số CTCK còn lại có lợi nhuận, nhưng không đáng kể, ngoại trừ SSI( công ty chứng khoán Sài Gòn).

Bất ngờ nhất có lẽ là khoản lỗ lên tới 554 tỷ đồng của CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC). Với khoản lỗ này, BSC chỉ còn vỏn vẹn 274 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, trong khi vốn điều lệ của công ty này là 700 tỷ đồng (vào thời điểm cuối năm 2008, tổng các khoản trích lập dự phòng giảm giá của BSC là gần 633,5 tỷ đồng).


Tuy nhiên, tỷ lệ lỗ/vốn điều lệ của BSC chỉ là 79,16%, không phải là mức thua lỗ lớn nhất. Xét theo tiêu chí này, kỷ lục tạm thời thuộc về CTCK Bảo Việt (BVSC). Với khoản lỗ 452 tỷ đồng trên vốn điều lệ 451 tỷ đồng, tương đương 100,2% vốn điều lệ, BVSC đã khiến khá nhiều nhà đầu tư bất ngờ.

Dù vậy, do vốn chủ sở hữu lớn có được từ thặng dư phát hành và tích lũy các năm trước, BVSC vẫn duy trì mức vốn chủ sở hữu lớn, lên tới 1.067,57 tỷ đồng(45). Một số CTCK khác cũng có tỷ lệ lỗ/vốn điều lệ lớn như: Kim Long, Âu Việt, Hải Phòng…

Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính( BCTC) năm 2008 tóm tắt cho thấy, các CTCK thua lỗ chủ yếu do hoạt động tự doanh. BVSC phải trích lập các khoản đầu tư lên tới hơn 445 tỷ đồng, VNDirect trích 105,8 tỷ đồng, CTCK Hải Phòng trích 87,7 tỷ đồng…

Chỉ có hai CTCK có khoản trích lập tương đối lớn, nhưng vẫn duy trì được kết quả kinh doanh có lãi là CTCK TP. HCM (trích lập 200 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 23,54 tỷ đồng) và CTCK Sài Gòn (trích lập 25,7 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 250,5 tỷ đồng).

Riêng CTCK Kim Long, dù đã cắt lỗ các khoản đầu tư từ quý IV/2008 nên không phải trích lập dự phòng, nhưng Kim Long cũng có khoản lỗ lên tới 347,44 tỷ đồng, tương đương 70% vốn điều lệ.

Sự thua lỗ của CTCK là hình ảnh chung, phù hợp với diễn biến TTCK suy giảm và kém thanh khoản trong năm 2008. Những CTCK có nghiệp vụ chính là môi giới và tư vấn cũng thua lỗ.

Trường hợp CTCK Tầm Nhìn, vốn điều lệ là 25 tỷ đồng, đủ cho nghiệp vụ môi giới, nhưng sau 2 năm hoạt động, doanh thu (năm 2007 và 2008) chỉ đạt hơn 3 tỷ đồng, khoản lỗ tổng cộng lên đến hơn 13 tỷ đồng, dẫn đến vốn chủ sở hữu của công ty này chỉ còn non nửa (11,2 tỷ đồng).


Một số CTCK dù đã đi vào hoạt động từ trước năm 2007, nhưng doanh thu vẫn rất khiêm tốn, thể hiện hoạt động môi giới chưa hiệu quả, như trường hợp của CTCK Nam Việt, doanh thu các năm 2007 và 2008 chỉ đạt lần lượt 30 triệu đồng và 277 triệu đồng!

Trong số 26 CTCK nêu trên, một số công ty sau khi lỗ đã có vốn chủ sở hữu tại thời điểm ngày 31/12/2008 thấp hơn 100 tỷ đồng, mức vốn cần thiết để triển khai nghiệp vụ tự doanh như: EuroCapital, Nam An, Phú Hưng, Gia Quyền…

Thậm chí, tại CTCK Quốc Gia, vốn chủ sở hữu chỉ còn 20,4 tỷ đồng, thấp hơn mức vốn yêu cầu tối thiểu là 25 tỷ đồng cho nghiệp vụ môi giới. Với trường hợp của CTCK Tầm Nhìn, dù đã tăng vốn điều lệ lên 25 tỷ đồng để vừa đủ cho nghiệp vụ duy nhất là môi giới, nhưng vốn chủ sở hữu chỉ còn 11 tỷ đồng.

Vấn đề đặt ra là, nếu các CTCK này không thể tăng vốn chủ sở hữu lên mức tối thiểu là bằng với vốn điều lệ cần thiết để triển khai các nghiệp vụ thì hướng xử lý sẽ như thế nào?

Một vấn đề khác cần quan tâm là, dù chưa có cơ sở để tính toán chi tiết (do chưa tiếp cận được BCTC và thuyết minh BCTC đầy đủ), nhưng theo tính toán sơ bộ , việc thua lỗ nặng nề của một số CTCK đã dẫn đến tình trạng tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng nợ điều chỉnh thấp hơn mức 5% (theo quy định của Luật Chứng khoán là không được thấp hơn 6%).

Câu hỏi mà thị trường đặt ra là năm 2008, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã có động thái gì để kiểm soát tỷ lệ vốn khả dụng tại CTCK theo đúng tinh thần của Luật Chứng khoán và Quy chế tổ chức và hoạt động CTCK ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC? Mức độ minh bạch thông tin và hậu quả (nếu có) của việc này đến đâu, nếu các CTCK không thể khắc phục được tình trạng trên?

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí