Ảnh Hưởng Đến Nguồn Vốn Đầu Tư (47) :


Theo dự thảo Quy chế về tự chủ tài chính của CTCK đang được UBCK xây dựng, với các tỷ lệ lỗ từ trên 30% vốn điều lệ (chưa tính đến yếu tố khác) thì CTCK tùy từng trường hợp sẽ bị đưa vào diện bị kiểm soát, kiểm soát đặc biệt/bị rút giấy phép (tự nguyện hoặc bắt buộc) một hoặc một số nghiệp vụ hay có thể bị xem xét rút giấy phép hoạt động kinh doanh.

Còn với quy định về cách tính tỷ lệ vốn khả dụng/tổng nợ điều chỉnh như hiện nay, theo lãnh đạo một số CTCK, có thể nhiều CTCK đã và đang làm sai quy định.

Những ngày cuối tháng 3/2009, TTCK đã có dấu hiệu phục hồi khi giá có xu hướng tăng và tính thanh khoản được cải thiện mạnh

Số CTCK còn lại có lợi nhuận, nhưng không đáng kể, ngoại trừ SSI. Tỷ lệ thua lỗ này khá tương đồng với cảnh báo mà ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán (VASB) đã đưa ra từ giữa năm 2008.

Nhưng liệu có phải rằng những tác động chính từ cuộc khủng hoảng hiện tại đối với hệ thống tài chính Việt Nam chủ yếu là yếu tố tâm lý. Thấy Dow Jones sụp thì VN-Index cũng xuống theo?

4.2. Hệ thống ngân hàng:

Các ngân hàng Việt Nam kể cả ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng thương mại nhà nước hay ngân hàng thương mại cổ phần đều rất chủ động trước các diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay. Trong thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng thừa thanh khoản. Cụ thể, ngày 30/9/2008, thừa tới 40.000 tỷ đồng, những ngày khác giao động từ

30.000 tỷ đến 35.000 tỷ. Do tính thanh khoản cao nên lãi suất liên ngân hàng trong ngày rất thấp, chỉ có 12%/năm đối với kỳ hạn 1 tuần hoặc 2 tuần, lãi suất trên thị trường mở cũng chỉ 15% năm.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng. Khoản dự trữ này cũng đang rất an toàn bởi các ngân hàng thuộc các quốc gia mà Việt Nam đang gửi ngoại hối đều ở mức an toàn. Hiện nay, 82% số tiền dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang gửi tập trung vào các ngân hàng trung ương của các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Đức và các tổ chức tài chính quốc nhu; 18% còn lại gửi đầu tư các ngân hàng thương mại nước ngoài cũng là các tổ chức có mức độ tín nhiệm cao, xếp hạng 3A và 2A(46). Sự đổ vỡ của những ngân hàng đầu tư, tập đoàn tại Mỹ không tác động đến hệ thống ngân hàng Việt Nam.

5. Ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư(47) :

Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển - 6

Cuộc khủng hoảng đã bước đầu có ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA). Khả năng giải ngân vốn FDI và ODA trong năm 2008 cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Trong những năm tới, khủng hoảng tài chính thế giới có thể khiến dòng đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam suy giảm vì những lo ngại về bất ổn kinh tế và sự suy thoái kinh tế toàn cầu.

5.1. Ảnh hưởng đến nguồn FDI:

Về ngắn hạn, khủng hoảng ở Mỹ chưa có tác động lớn đến Việt Nam do dòng vốn đầu tư vào Việt Nam hầu hết bắt nguồn từ các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,... Mỹ chỉ đứng thứ 11 trong hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với 419 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đăng ký 4,1 tỉ USD.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính đã không chỉ dừng lại ở Mỹ mà đã lan sang các nước phát triển khác, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia có đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Các nước châu Á, nơi chiếm tới 80% dòng vốn đầu tư vào Việt Nam, cũng đang chịu tác động lớn


của cuộc khủng hoảng. Việc huy động vốn trên thế giới sẽ gặp nhiều khó khăn do chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn. Hậu quả là các nhà đầu tư sẽ hạn chế tăng thêm đầu tư mới và thực hiện các dự án đã cam kết. Đã có xu hướng một số công ty mẹ ở chính quốc yêu cầu các chi nhánh tại Việt Nam phải giảm đầu tư để rút vốn về để tháo gỡ khó khăn cho các công ty mẹ. Do vậy, trong dài hạn, nếu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới không bị chặn lại thì chắc chắn nó sẽ tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Số dự án FDI đăng ký mới có xu hướng chững lại, trong tháng 10-2008, tổng số dự án đăng ký mới là 68 dự án với tổng vốn đăng ký là 2,02 tỉ USD, thấp hơn nhiều so với các tháng đầu năm (9 tháng đầu năm 2008 có 885 dự án đăng ký với tổng số vốn đăng ký là 56,27 tỉ USD). Tổng vốn FDI thực hiện trong 10 tháng năm 2008 so với tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm chỉ đạt khoảng 15%. Nhưng năm 2008, tổng vốn đăng kí đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 64 tỉ USD, gấp 3 lần năm 2007.

Giải ngân vốn FDI cũng giảm, khi mà trong tình hình khó khăn hiện nay, các công ty đầu tư vào Việt Nam sẽ thận trọng hơn trong kế hoạch tài chính và đầu tư. Thêm vào đó, hầu hết các dự án đầu tư nói chung, dự án FDI nói riêng, phần nợ vay thường chiếm một tỷ phần rất lớn trong tổng vốn đầu tư, nên khi các tổ chức tài chính đang gặp khó khăn sẽ làm cho nhiều hợp đồng vay vốn sẽ không được ký kết hoặc không thể giải ngân. Ngay cả các dự án FDI đang triển khai cũng có thể bị chững lại, vì rất có thể, các công ty sẽ phải cân đối lại nguồn vốn, bảo đảm tài chính an toàn trong khủng hoảng. Riêng các dự án mới cấp phép, nếu chủ đầu tư bị tổn thương lớn từ cuộc khủng hoảng này, thì có thể bị tạm dừng triển khai, thậm chí rút bỏ. Do vậy, năm 2009 - 2010, tốc độ giải ngân vốn FDI được dự báo là sẽ theo xu hướng chậm lại.


Sau khi thu hút được 5,126 tỷ USD tổng vốn đăng ký và tăng thêm trong tháng 2/2009, trong tháng Ba, FDI vào Việt Nam lại chỉ đạt khoảng 700 triệu USD tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại hội nghị giao ban sáng 25/3.

Bộ cho biết, trong một tháng qua, cả nước chỉ thu hút thêm được 33 dự án đăng ký mới với tổng vốn đăng ký đạt 660 triệu USD, một mức sụt giảm đáng lo ngại.

Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2009, trên phạm vi cả nước đã có 93 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2.171 triệu USD, bằng 28% về số dự án và 30% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2008.

Với các dự án tăng vốn, tình hình cũng khá bi đát trong tháng Ba. Sau con số ấn tượng 3,8 tỷ USD tổng vốn tăng thêm trong hai tháng đầu năm, tháng ba chỉ gia tăng thêm được khoảng 44 triệu USD. Tổng cộng, trong quý 1/2009, có 34 lượt dự án tăng vốn, tổng số vốn tăng thêm đạt 3.844 triệu USD. Tính chung cả 3 tháng đầu năm 2009, số vốn cấp mới và tăng thêm đạt 6,015 tỷ USD, bằng 60% cùng kỳ năm 2008.

Một số thông tin liên quan đến khu vực có vốn đầu tư nước ngoài được đề cập và có thể đưa ra những giải thích hợp lý cho sự sụt giảm của thu hút vốn FDI. Đó là sản xuất đang tăng trưởng chậm, xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn.

Cụ thể, trong tháng 3/2009, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực doanh nghiệp FDI chỉ tăng 3,1%, nếu tính chung 3 tháng đầu năm thì chỉ tăng 2,9% mà nguyên nhân có thể đến từ khó khăn trong xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong quý 1/2009 (không kể dầu thô) chỉ đạt gần 4,5 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2008.


5.2. Ảnh hưởng đến nguồn vốn ODA:

Những dự báo ban đầu cho thấy, số vốn ODA cam kết và giải ngân tại Việt Nam trong những năm tới sẽ có xu hướng giảm do nguồn vốn đầu tư của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và dự trữ cho vay của các nước phát triển được cân đối lại để bình ổn thị trường tài chính. Số vốn ODA giải ngân năm 2008 không đạt được 2,3 tỉ USD.

Việc ký kết ODA và giải ngân nguồn vốn này vẫn tiếp tục chậm trong 3 tháng đầu năm 2009.

Trong quý 1/2009, mới có 3 chương trình, dự án ODA được ký kết thông qua hiệp định với tổng trị giá 26,23 triệu USD (2 tháng đầu năm là 25 triệu USD), trong đó, vốn vay đạt 21 triệu USD và vốn viện trợ không hoàn lại đạt 5,23 triệu USD.

Giải ngân vốn ODA trong quý 1/2009 ước đạt khoảng 198 triệu USD (hai tháng đầu năm, giá trị giải ngân ODA đạt 125 triệu USD), trong đó vốn vay khoảng 153 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 45 triệu USD. Như vậy, mức giải ngân của 3 tháng đầu năm mới đạt khoảng 5,7% so với kế hoạch giải ngân của cả năm 2009, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

5.3. Ảnh hưởng đến nguồn kiều hối:

Dòng kiều hối từ trước đến nay vẫn là một dòng ngoại tệ tương đối ổn định, ngay cả trong thời kỳ kinh tế toàn cầu có khó khăn. Trong một vài năm trở lại đây, dòng kiều hối về Việt Nam tăng mạnh, với mức doanh số 8 tỉ - 10 tỉ USD/năm. Ngoài mục đích hỗ trợ thân nhân và đầu tư vào kinh doanh, một phần không nhỏ của dòng kiều hối này được đầu tư vào chứng khoán và bất động sản - những lĩnh vực hiện nay không còn nóng như trước. Hơn nữa, một phần lớn nguồn kiều hối về Việt Nam lại từ nước Mỹ, nơi tăng trưởng


kinh tế đang sa sút và tình trạng thất nghiệp gia tăng. Điều này khiến cho dòng kiều hối trong các năm tới có thể cũng sẽ suy giảm.

Nói tóm lại vốn đầu tư từ nước ngoài được dự báo là sẽ khó khăn hơn trong những năm tới, nhưng Việt Nam có thể có những cơ hội nhất định qua cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Dòng vốn trên thế giới sẽ tập trung vào những nơi có môi trường chính trị và kinh doanh ổn định, mà Việt Nam lại đang có những lợi thế trong hai nhân tố này.

Hiện tại, hầu hết các nhà đầu tư vẫn cam kết nhiều vì họ tin tưởng vào tương lai và triển vọng đi lên của nền kinh tế nước ta. Nhiều nhà đầu tư cho rằng, tác động của cuộc khủng hoảng tới nền kinh tế Việt Nam chỉ ở mức độ nhất định và sẽ được khắc phục trong thời gian tới.

Một điểm thuận lợi nữa của chúng ta là các nhà đầu tư lớn như Nhật Bản, EU đã hướng vào khu vực Đông - Nam Á và có chiến lược đầu tư dài hạn trong 10 năm tới. Tại khu vực Đông - Nam Á, Nhật Bản hướng nhiều nhất vào Việt Nam với chiến lược đầu tư nhất quán từ Chính phủ cho đến các tập đoàn lớn. Các động thái gần đây của Nhật Bản đã rất rõ ràng và kiên quyết, cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Việt Nam vẫn sẽ là nơi Nhật Bản phân bố lại sản xuất của họ. Nhật Bản cũng đã sáp nhập JICA và JBIC thành một quỹ viện trợ ODA khổng lồ. Mục tiêu của quỹ này cũng hướng vào Đông - Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Tổng các luồng vốn FDI, ODA và kiều hối đạt 16 tỉ USD trong năm 2008.


6. Ảnh hưởng đến thị trường lao động(48):

6.1. Thị trường lao động trong nước:

6.1.1. Các làng nghề:

Từ tháng 7/2008 đến tháng 2/2009, do cuộc khủng hoảng thế giới, sản phẩm làng nghề tiêu thụ chậm, giá bán giảm thấp, nhất là đối với những sản phẩm


mà nguyên liệu phải nhập khẩu. Tại hầu hết các làng nghề, sản xuất không phát triển mà còn gặp khó khăn: thị trường tiêu thụ truyền thống bị thu hẹp; dư nợ quá hạn phát sinh, không có khả năng thanh toán nợ, do đó kéo theo hệ quả là nhiều lao động đã mất việc.

Đến nay rất nhiều doanh nghiệp làng nghề chưa ký kết được hợp đồng năm 2009, buộc phải cắt giảm sản lượng, cắt giảm lao động.

Theo thống kê từ 38 tỉnh, thành hiện đã có 9 làng nghề phá sản, 124 làng nghề đang cầm cự sản xuất. Đã có 2.166 hộ sản xuất khối làng nghề tuyên bố phá sản, 468 doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, khoảng 5 triệu lao động được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam dự báo có thể mất việc trong năm 2009. Rất nhiều doanh nghiệp khó khăn về vốn.

Tổng số dư nợ của làng nghề, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ sản xuất tại 38/63 tỉnh là 2.169, 064 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn là 12,324 tỷ đồng. Rất nhiều doanh nghiệp đã quá hạn trả nợ, nhưng không có khả năng thanh toán.

6.1.2. Các doanh nghiệp trong nước:

Hầu hết các doanh nghiệp trong nước đều thu hẹp sản xuất, do đó, rất nhiều nhân công đã bị sa thải. Hàng trăm nghìn công nhân đã phải nghỉ việc. Hai thành phố tập trung nhiều lao động nhất là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhiều lao động đã nghĩ đến việc về quê để tìm việc.

- Tính đến hết quý I năm 2009, Hà Nội đã có 33 nghìn lao động thất nghiệp và thiếu việc làm. 60% trong số đó là lao động ngoại tỉnh về Hà Nội.

- Thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 19.000 người mất việc, 135 doanh nghiệp giải thể và thu hẹp sản xuất.

Tại nhiều công ty trong khu công nghiệp Việt Nam- Singapore, chuyện giảm lương đã trở nên phổ biến. Một số công ty đang thực hiện chính sách cho công nhân nghỉ thêm ngày trong tuần để giảm bớt tiền trả lương. Còn tại khu


công nghiệp Biên Hòa 1, các doanh nghiệp điện tử, sản xuất lốp xe ô tô đã cho công nhân ngừng việc khá nhiều, chủ yếu là thu hẹp sản xuất.

Công ty điện tử Sanyo đã cắt giảm 1.000 người lúc cận tết. Trong lộ trình sắp tới, công ty còn có thể tiếp tục cắt giảm thêm, các công nhân đều lo lắng không biết bao giờ thì đến lượt mình.

Nhiều các doanh nghiệp sản xuất đồ may mặc đều phải cho nhân công tạm nghỉ việc vì đồ sản xuất ra không có người mua.

Rât nhiều xưởng gia công nhỏ tập trung tại khu vực quận Tân Bình và Tân Phú đã bán máy móc, trả lại mặt bằng, đa phần công nhân tại khu vực này đã phải trở về quê, tiếp tục công việc nhà nông.

Tình hình cắt giảm lao động sẽ vẫn tiếp tục diễn ra, theo dự báo của liên đoàn lao động TPHCM thì đã có 99 doanh nghiệp thông báo tình hình khó khăn và có thể sẽ sa thải thêm hơn 6.000 lao động.

- Tại Đồng Nai, theo báo cáo của đoàn công tác liên ngành sở LĐ-TB-XH, Kế hoạch – Đầu tư, LĐLĐ, Ban Quản lý các KCN, đến tháng 12/2008 đã có

4.000 lao động bỏ việc và mất việc làm tại các Doanh nghiệp trong KCN; tập trung nhiều nhất ở những ngành may mặc, giày da, chế biến gỗ, với các công ty Việt Bo, Việt Vinh, DonaPacific, Great Veca.

Tính đến tháng 2/2009, Đồng Nai đã có đến hơn 8.500 công nhân bị sa thải, Bình Dương có trên 5.000 lao động mất việc.

- Tính đến ngày 4/3/2009, trên địa bàn thành phố Biên Hoà có 36 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã cắt giảm lao động, với số lao động giảm là 8.083 lao động. Trong đó, các công ty cắt giảm nhiều lao động là: Giày Lạc Cường (1.888/1.888 lao động), Sanyo Di Solution (1.800/4.700 lao động), Muto (893/2.400 lao động), Mabuchi Motor (700/8.231 lao động)…. Nguyên dân cắt giảm là do công nhân hết hạn hợp đồng, công ty không có

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí