Ảnh Hưởng Đến Công Nghiệp Và Xây Dựng:


ngạch 147 triệu USD, giảm 5,4% về khối lượng và tăng 12,4% về giá trị so với năm 2007. Ngoài ra, còn xuất được 8.000 tấn qua đường tiểu ngạch, giá trị kim ngạch đạt 13 triệu USD. Đại diện của một số doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất, kinh doanh chè cho rằng, khoảng 6 tháng đầu năm 2008, tình hình xuất khẩu tương đối ổn định nhưng sau đó thì khó khăn liên tiếp ập đến.

Đầu tiên là việc khách hàng lớn của ngành chè Việt Nam là Trung Quốc đột ngột ngừng nhập hàng, khiến lượng lớn chè thành phẩm bị ứ đọng không tiêu thụ được. So với năm 2007, lượng hàng xuất sang Trung Quốc giảm khoảng 23.000 tấn; các thị trường khác 11.000 - 15.000 tấn.

Bất chấp nỗ lực của các doanh nghiệp, những tháng cuối năm 2008, lượng hàng xuất khẩu tiếp tục giảm. Tháng 10, theo kế hoạch xuất hàng là 11.000 tấn nhưng thực tế chỉ xuất được khoảng 9.500 tấn. Tháng 11, dự kiến 10.000 tấn nhưng lượng xuất thực tế chỉ đạt 8.000 tấn. Sản lượng xuất khẩu giảm, lượng hàng tồn đọng nhiều kéo theo đó là giá thu mua chè nguyên liệu cũng xuống mức thấp, khiến người trồng chè rơi vào cảnh bế tắc. Hiện, ở nhiều vùng chuyên canh, giá chè nguyên liệu đã giảm tới 50%, chỉ đạt bình quân

2.200 - 2.500 đồng/kg nhưng người dân vẫn không bán nổi dù thời điểm cuối năm 2008 chất lượng chè nguyên liệu tương đối tốt(40).

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu buộc người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu là nguyên nhân chính khiến lượng chè xuất khẩu của nước ta giảm mạnh. Không những thế, nhiều khách hàng còn yêu cầu thay đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng lượng hàng tốt, giảm lượng hàng có chất lượng trung bình hoặc yêu cầu được trả chậm. Tất cả những điều đó, cộng với những khó khăn từ trong nước đã giáng một đòn khá mạnh lên các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ. Thậm chí, nhiều đơn vị không cầm cự được đã phải ngừng sản xuất, tạm đóng cửa.


1.2.3. Thuỷ sản:

Nhiều đơn hàng thuỷ sản của Việt Nam bị cắt. Nguyên nhân là do Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy sản rất lớn, kim ngạch nhập khẩu thủy sản của nước này lên đến 12 tỷ USD/năm. Hàng năm thị trường Mỹ chiếm 15% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của thế giới, do vậy ngành thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu đạt 850 triệu USD giá trị xuất khẩu sang Mỹ năm 2008, chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Mỹ. Là trung tâm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2008, Mỹ đã tụt xuống hàng thứ 3 về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Tỷ trọng của thị trường Mỹ giảm từ 20,4% xuống 16,5% trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu của nước này giảm(41).

Khó khăn này đã khiến giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đang bị hạ và sản lượng cũng sụt giảm đáng kể, không chỉ trong những tháng cuối năm 2008 mà cả năm 2009.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, theo dự báo, sự suy thoái của nền kinh tế và sự tăng giá của các mặt hàng thủy sản sẽ tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ đến sức tiêu thụ thủy sản của nước Mỹ trong năm 2009.

Những khó khăn mà các nhà nhập khẩu thủy sản Mỹ đang gặp phải hiện nay còn là do các ngân hàng Mỹ đang thắt chặt tín dụng, ngân hàng không cho nhà nhập khẩu Mỹ vay tiền nên khả năng thanh toán của họ rất yếu, họ phải chờ bán được hàng mới có tiền trả cho các nhà xuất khẩu trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy mà sức mua trên thị trường thế giới đang giảm sút rất đáng kể.

Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển - 4

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã lan rộng sang các nước EU, khách hàng của các Công ty xuất khẩu thuỷ sản từ châu Âu đã điện thoại cho hay, do sự rút tiền hàng loạt của các nhà đầu tư Mỹ khiến cho đồng


Bảng Anh bị mất giá, và nhà nhập khẩu đã bị lỗ rất nặng, họ đang cần sự trợ giúp của các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Trước tình hình trên, sức mua hàng thủy hải, sản của thế giới đang sụt giảm rất lớn. Do vậy, có những đơn hàng nhà nhập khẩu châu Âu đã ký kết xong rồi nhưng họ đã cắt không tiếp tục mua nữa, gây khó khăn cho những chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Những doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản không những gặp khó khăn từ bên trong mà còn gặp khó khăn cả bên ngoài.

Từ sau khi Chính phủ Việt Nam có chủ trương thắt chặt tín dụng, những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp rất nhiều khó khăn.Một là tiền vốn để thu mua chế biến bị giảm xuống đột ngột. Hai là lãi suất phải trả cho ngân hàng quá cao, hiệu quả kinh doanh không còn cao như trước, từ đó làm cho “sức khỏe” của những doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nói riêng đã yếu hơn nhiều so với những năm trước đây.

Trong khi nội tại đang gặp khó khăn, thì ngành xuất khẩu Việt Nam lại bị thêm tác động bên ngoài từ những nước nhập khẩu, không chỉ có thị trường Mỹ, mà cả Nhật Bản, EU... và các nước nhập khẩu khác đang nhập khẩu thủy sản của Việt Nam cũng đang gặp khó khăn về vốn, do họ đang bị thắt chặt tín dụng cùng những biến động không lường trước.

Hàng thủy sản của Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu, trong khi những khó khăn bên trong chưa giải quyết được, nay lại thêm khó khăn từ bên ngoài. Khi những khó khăn “trong và ngoài” gặp nhau nên những tháng cuối năm 2008, những doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ khá bế tắc.

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ, châu Âu đang giảm sút mạnh. Bên cạnh đó thị trường Australia đang bị Chính phủ nước này cho


kiểm tra 2 con virus đốm trắng và đầu vàng trên tôm cho nên hàng thủy sản Việt Nam không thể đi vào Úc, lợi dụng tình hình này Nhật Bản đang ép giá tôm của Việt Nam. Mặc dù xuất khẩu thủy sản nói riêng và ngành xuất khẩu cả nước nói chung đang gặp nhiều khó khăn, nhưng theo Đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong năm 2008, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt trên 1,2 triệu tấn, trị giá đặt trên 4,5 tỷ USD, tăng 33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với năm 2007.

Liên minh Châu Âu (EU) tiếp tục giữ vị trí nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với khối lượng nhập khẩu là 349 ngàn tấn với trị giá 1,14 tỷ USD, tăng 26% về giá trị.

Trong năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang 26/27 quốc gia thuộc khối này, đứng đầu là 5 thị trường: Đức, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan và Bỉ. Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, với khối lượng nhập khẩu trên 134 ngàn tấn, giá trị đạt hơn 828 triệu USD, tăng 13,2% về khối lượng và 11% về giá trị so với năm trước.

Hàn Quốc vẫn đứng vững ở vị trí thứ 4 trong top các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam và đứng thứ 2 về nhập khẩu thủy sản khô từ nước ta. Nửa đầu năm, xuất khẩu tôm đông lạnh và mực bạch tuộc sang thị trường này tăng mạnh so với năm ngoái. Tuy nhiên, xuất khẩu những tháng cuối năm lại giảm mạnh nên xuất khẩu cả năm chỉ tăng trưởng 10% so với năm 2007.

Đại diện VASEP cho biết dự kiến Hàn Quốc vẫn tiếp tục là thị trường lớn của thuỷ sản Việt Nam song mức tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này sẽ chững lại vào năm 2009 do kinh tế khó khăn làm giảm nhu cầu tiêu thụ . Cũng trong năm 2008, Nga vẫn là thi trường lớn cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam. Thị trường đơn lẻ này tiếp tục đứng


đầu về nhập khẩu cá tra, basa của Việt Nam với mức tăng trên 142% về khối lượng và tăng 109% về giá trị so với năm 2007.

Nhưng Ukraine mới thực sự là “hiện tượng” của năm 2008, với mức tăng trưởng nhập khẩu cao nhất lên tới 202,6% về khối lượng và 221,1% về giá trị.

1.2.4. Giày dép:

Pháp là một thị trường lớn của xuất khẩu da giày của Việt nam, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, nhu cầu thị trường giảm và các doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn trong việc đàm phán với khách hàng, biến động tỷ giá EUR/USD bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, chính sách hạn chế nhập khẩu của Pháp. Bản thân các nhà nhập khẩu Pháp cũng đang rơi vào tình trạng khó khăn, nhất là trong việc tiếp cận vốn ngân hàng. Hàng hóa nhập khẩu về khó tiêu thụ do nhu cầu người dân giảm, chi phí lưu kho bãi sẽ tăng lên. Vì vậy, những doanh nghiệp của nước này sẽ chú trọng giảm thiểu hàng tồn kho và tận dụng nguồn vốn bên ngoài bằng cách áp dụng các phương thức thanh toán linh hoạt, như : trả chậm với thời gian dài hơn.

Số liệu Hải Quan Pháp cho thấy lượng nhập khẩu mặt hàng giầy dép vào Pháp tăng đều qua các năm trong giai đoạn 1999 – 2007 và đạt mức kim ngạch nhập khẩu cao nhất (6,4 tỷ euros) vào năm 2007. Tuy nhiên, lượng nhập khẩu chững lại trong năm 2008.Ngoài bất lợi do xu hướng chung, lại gặp bất lợi do EU áp thuế chống bán phá giá và không cho hưởng GSP( quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập) từ năm 2009. Giá cả, vốn là lợi thế cạnh tranh của giầy dép Việt Nam, sẽ ngày càng tăng, tạo sức ép lớn lên lượng hàng bán ra thị trường. Như vậy, giầy dép Việt Nam sẽ phải cạnh tranh cả về mặt chất lượng lẫn giá cả với các nhà sản xuất giầy Châu Âu, Trung Quốc...


1.2.5. Dệt may:

Dệt may có lẽ là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của suy thoái kinh tế toàn cầu. Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt may, trong 3 tháng đầu năm2009, các đơn hàng xuất khẩu giảm từ 20-30% so với cùng kỳ năm 2008, đồng thời, giá bán sản phẩm cũng giảm với mức tương tự. Quý 1/2009 kim ngạch xuất khẩu của dệt may cũng giảm so với cùng kỳ năm trước với giá trị xuất khẩu chỉ đạt 1,9 tỷ USD( năm 2008 là 2 tỷ USD).

1.2.6. Cao su :

Do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên nhu cầu cao su năm 2009 trên thế giới được dự báo giảm 40% so với năm 2008.Giá cao su thế giới năm giảm đến 31%-39% tùy từng chủng loại. . Sản lượng cao su nhân tạo (sản xuất từ phụ phẩm dầu thô) tăng do giá dầu thô giảm; trong khi ngành công nghiệp ôtô vẫn đang xuống dốc, khiến nhu cầu cao su tự nhiêu cho sản xuất lốp ôtô chững lại.

Mục tiêu đặt ra cho ngành cao su năm 2009 xuất khẩu đạt khoảng 700 nghìn tấn, tuy nhiên, mục tiêu này rất khó thực hiện.

Vì ngay tháng đầu năm 2009, số hợp đồng dài hạn được ký kết chỉ bằng 2/3 so với cùng kỳ năm 2008, bằng 1/3 khả năng hiện có. Giá cũng giảm mạnh, giá cao su tính đến thời điểm tháng 4/2009 là 1.400 -1.500 USD/tấn (trong khi thời điểm giá cao năm 2008 lên tới hơn 3.000 USD/tấn).

Trước tình hình này, Hiệp hội Cao su đã dự tính, nếu giá cao su thế giới xuống dưới 1.000 USD/tấn, Hiệp hội sẽ xin kinh phí khoảng 1.000 - 2.000 tỷ đồng để mua dự trữ, giúp doanh nghiệp, đồn điền cao su "bám trụ".

1.2.7. Đồ gỗ:

Đồ gỗ xuất khẩu nội thất như bàn ghế, gường tủ, trong nhà và ngoài trời chiếm tới 85% lượng hàng xuất khẩu của ngành, trong năm 2008 đã sụt giảm


khoảng 10%. Riêng sản phẩm gỗ thủ công mỹ nghệ xuất sang các thị trường như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan hầu như không có khách hàng. Kinh tế khó khăn, thay vì sử dụng các mặt hàng cao cấp, người dân bắt đầu có xu hướng chuyển sang các sản phẩm phổ thông hơn.

Bên cạnh đó, do thiếu vốn để nhập khẩu gỗ nguyên liệu hồi đầu năm 2008 đã khiến cho nhiều hợp đồng lớn không thể ký, do doanh nghiệp lo ngại thiếu nguyên liệu. Thêm nữa, đầu năm 2008, giá gỗ và chi phí vận chuyển đều tăng cao đã khiến cho giá nguyên liệu tăng đến 35-40% so với năm 2007(42).

Tiếp đến, tháng 9/2008, Bộ Tài chính lại ra quyết định sẽ áp dụng mức thuế từ 5-10% đối với các sản phẩm gỗ xuất khẩu. Những điều này đã khiến cho doanh nghiệp phải đứng trước rất nhiều áp lực. Khó khăn này đã khiến các doanh nghiệp không chỉ sản xuất cầm chừng mà còn đứng trên bờ vực phá sản.

2. Ảnh hưởng đến công nghiệp và xây dựng:

2.1. Ảnh hưởng đến công nghiệp:

Các ngành công nghiệp hầu hết đều rơi vào khủng hoảng thừa, do đó phải thu hẹp sản xuất. Nhiều ngành rơi vào tình trạng khốn đốn khi các sản phẩm công nghiệp của nước ngoài tràn vào với giá rẻ hơn rất nhiều. Một số các công ty của các hãng sản xuất lớn thì phá sản hoặc giảm thiểu số lượng công nhân để cắt giảm chi phí. Các tên tuổi như Canon, Toyota, Daewoo đều có chính sách cắt giảm công nhân, thu hẹp sản xuất. Hai ngành sản xuất thép và ôtô dường như chịu ảnh hưởng rất nặng nề:

- Công nghiệp thép: do khủng hoảng của nền kinh tế nên sức mua giảm hẳn đi dẫn đến cung vượt cầu. Do đó, nhiều nước được xem là cường quốc về thép đều đẩy mạnh việc xuất khẩu thép sang các quốc gia khác, kể cả việc


tận dụng chính sách hỗ trợ từ nhà nước. Nhiều doanh nghiệp vùng Viễn Đông đã chấp nhận thua lỗ (bán dưới giá thành) để thu hồi vốn, hoặc các chính phủ của các nước này có chính sách ưu đãi xuất khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất phôi thép của Việt Nam không thể cạnh tranh được với giá phôi thép được chào bán( dưới giá thành sản xuất) từ các nước Nga, Ukraina, Thổ Nhĩ kì… đang được nhập khẩu vào một cách ồ ạt với số lượng lớn. Theo số liệu của Tổng cục hải quan, chỉ riêng 2 tháng đầu năm 2009, lượng phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam đã lên đên 170-180 nghìn tấn, với mức giá dao động quanh mức 400$/tấn(CFI hoặc CF). Riêng khu vực Viễn Đông và Địa Trung Hải, giá phôi thép chỉ dao động quanh mức 300$/tấn. Với mức giá này, khi về đến Việt Nam cộng cả chi phí vận chuyển cũng chỉ vào khoảng 350$/tấn.

Trong khi đó, theo các doanh nghịêp sản xuất phôi thép trong nước, hiện các doanh nghiệp đang phải nhập khẩu sắt thép phế liệu để đầu tư sản xuất phôi. Song giá thép phế nhập khẩu đã vào khoảng 250-255$/tấn, cộng với các chi phí sản xuất ra 1 tấn phôi thép bình quân là 150$/tấn, chưa kể chi phí vận chuển thì đã không dưới 400$/tấn. Với mức chênh lệch từ 50-100$/ tấn, trên thực tế sẽ không doanh nghiệp nào tính chuyện đầu tư trong nước.

Theo Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại( VITIC): Tính đến cuối tháng 2.2009. đã có khoảng 200 nghìn tấn thép thành phẩm và gần 400 nghìn tấn phôi thép tồn kho. Phôi thép liên tục được nhập về với khối lượng lớn và giá nhập khẩu vẫn duy trì ở mức thấp. Kể từ đầu tháng 10.2008, Trung Quốc đã bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với mặt hàng thép xây dựng từ 15% xuống 0% cho các doanh nghiệp sản xuất thép Trung Quốc, cùng với việc nới rộng việc quản lí bằng giấy phép đối với xuất khẩu thép sẽ giúp cho xuất khẩu thép thuận lợi hơn rất nhiều. Trong khi đó, sản lượng thép dư thừa

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí