Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển - 2


2.1. Ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng:

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải giảm bớt các dự đoán đưa ra về tốc độ tăng trưởng của nước mình đã đưa ra trước đây, một số quốc gia không những giảm mà còn đưa ra con số âm. Điều này cũng thật dễ hiểu vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến thế giới ngày càng trở nên sâu sắc.

- Ngày 8-3-2009, Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra báo cáo nhận định về cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu hiện nay khẳng định "GDP toàn cầu trong năm 2009 sẽ giảm mạnh nhất trong vòng 60 năm qua". Theo WB, sản lượng công nghiệp toàn cầu sáu tháng đầu năm 2009 sẽ ít hơn 15% so với cùng kỳ năm 2008. Giá trị trao đổi thương mại toàn cầu ở mức thấp nhất trong 80 năm qua. Cuộc khủng hoảng lần này gây thiệt hại cho cả các nước phát triển và đang phát triển. Giá trị thương mại của khu vực Ðông Á(27), nơi có nhiều nền kinh tế có xuất khẩu lớn, bị suy giảm mạnh nhất. Thí dụ, Chính phủ Nhật Bản thông báo, kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 1-2009 giảm 46,3% so với cùng kỳ năm 2008 và là mức thâm hụt thương mại đầu tiên trong 13 năm qua(28). Nền kinh tế Nhật Bản đang ở trong một chu kỳ suy thoái kéo dài nhất kể từ cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới đầu những năm 30 của thế kỷ 20.

- Uỷ ban châu Âu (EC) công bố những dự báo kinh tế bi quan, theo đó năm 2009, kinh tế của châu Âu sẽ suy thoái nặng nề song hành với tình trạng thất nghiệp tăng mạnh. Theo dự đoán của EC, năm 2009, tăng trưởng của các nước Liên hiệp châu Âu (EU) trung bình sẽ là âm 1,8%, trong đó các nước thuộc khu vực đồng Euro sẽ tồi tệ hơn là âm 1,9% và tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực này là 9,25%. EC cho rằng tình trạng suy thoái trên mang tính toàn cầu. Dự đoán năm 2009, tổng sản phẩm quốc nội của các nước trên thế giới sẽ tiếp tục giảm, chỉ còn 0,5%, so với 3,3% của năm 2008 (tỷ lệ này là 5%


năm 2004 và 2007). Kinh tế đi xuống kéo theo các hoạt động kinh doanh của nhiều tập đoàn trì trệ. Nhiều công ty và hãng lớn trên thế giới đã phải công bố cắt giảm việc làm để tiết kiệm chi tiêu.

Viện nghiên cứu Kinh tế và Xã hội quốc gia Anh cho biết, sức tiêu dùng của người dân Anh năm 2009 sẽ giảm 3,8%, gấp hai lần mức giảm được cho là kỷ lục 1,6% hồi năm 1991, một mức thấp chưa từng thấy trong nhiều thập niên qua tại nước này(29). Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), nền kinh tế Anh đang trong giai đoạn "suy thoái sâu", trầm trọng nhất trong 60 năm qua. Với đánh giá ảm đạm nhất từ trước đến nay, BoE cho rằng, kinh tế Anh sẽ suy yếu nghiêm trọng trong nửa đầu năm nay và suy thoái có nguy cơ kéo dài hơn và trầm trọng hơn dự kiến. Theo BoE, mức giảm của kinh tế Anh năm 2009 sẽ là 3%.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin đánh giá năm 2009 sẽ là năm khó khăn nhất đối với Nga và thừa nhận ban lãnh đạo Nga đã không lường được cuộc khủng hoảng hiện nay lại trầm trọng đến vậy.

Theo báo Diễn đàn thông tin quốc tế, nền kinh tế Ðức, nhà xuất khẩu đứng đầu thế giới và là đầu tàu kinh tế của EU, đang nghiêng ngả trong cơn suy thoái tồi tệ nhất từ năm 1990. Chủ tịch Hội đồng Mỹ và Ðức Uy-liêm Ðrô- dơ-đi-ắc cho rằng, trong ba hoặc sáu tháng nữa, ảnh hưởng của "cơn bão" tài chính sẽ nặng nề hơn. Sự sa sút của nền kinh tế Ðức có thể làm cho EU gồm 27 nước thành viên bị "tan rã thành từng mảng". Theo ông, những khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế có thể làm cho Ðức và các nước EU khác khó có thể cộng tác chặt chẽ với Mỹ trong việc triển khai chiến lược mới của NATO ở Afghanistan và Trung Ðông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cho biết, nền kinh tế nước này tiếp tục lún sâu vào suy thoái do GDP trong quý IV-2008 giảm 3,8%, mức giảm lớn nhất kể từ quý I-1982. Trong cuộc họp báo đầu tiên trên cương vị được truyền


Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển - 2

hình trực tiếp trên toàn nước Mỹ, Tổng thống Obama đã nhấn mạnh thực trạng nền kinh tế đang "ở mùa đông của sự khó khăn". Tại Mỹ, chính quyền đảng Dân chủ của Tổng thống B.Obama đã triển khai gói kích cầu kinh tế thứ hai trị giá 787 tỷ USD, song dường như cuộc suy thoái kinh tế vẫn diễn ra nghiêm trọng hơn. Hàng loạt các đại gia tài chính, công nghiệp chưa có cách thoát ra khỏi cơn lốc. Sản xuất phải thu hẹp. Công nhân bị sa thải. Tỷ lệ thất nghiệp đến tháng 2-2009 đã chiếm 8,1% lực lượng lao động(30).

- Theo nhận định của Giáo sư Xti-glít, người từng đoạt giải Nobel kinh tế 2001, nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), thế giới có nguy cơ lâm vào tình trạng đình đốn kéo dài tương tự như ở Nhật Bản hồi những năm 1990 của thế kỷ trước(31). Mô hình kinh tế hiện nay dẫn đến tình trạng bất

công quá lớn, không thể bảo đảm cho phát triển bền vững lâu dài. Theo ông Xti-glít, khủng hoảng tài chính thế giới ngày nay là hậu quả của sự không lành mạnh của các định chế ngân hàng Mỹ. Ðại diện tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) cho rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang cản trở những thành quả của công cuộc xóa đói, giảm nghèo và ảnh hưởng việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs).

- Dự đoán của ADB, kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng chậm lại còn 5,8% năm 2009, so với mức ước tính 6,9% năm 2008. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) còn cho biết cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay đã làm mất 50.000 tỷ USD giá trị tài sản tài chính năm 2008. Trong đó, mức thiệt hại của các nước đang phát triển ở châu Á ước khoảng 9.600 tỷ USD(32).

Thế giới hy vọng Trung Quốc, với tiềm năng lớn của một nền kinh tế phát triển nhanh nhất toàn cầu trong nhiều năm liền, sẽ trở thành động lực thúc đẩy khôi phục kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, theo Báo Asahi ra ngày 23/2/2009, Nhật Bản, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thực của Trung Quốc đã giảm mạnh, chỉ còn 6,8% trong quý IV-2008, khiến nước này khó đạt mục tiêu


tăng trưởng 8% trong năm nay. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 6,7% trong năm 2009. Theo tờ báo, trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của Trung Quốc chủ yếu dựa vào xuất khẩu tăng mạnh và nguồn vốn đầu tư khổng lồ để xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong năm nay, những thị trường xuất khẩu chủ chốt của Trung Quốc như Mỹ, Nhật Bản và châu Âu, được dự báo sẽ suy thoái đồng loạt.

2.2. Ảnh hưởng đến thị trường lao động và việc làm:

Khủng hoảng tài chính kéo theo là sự suy yếu hay sụp đổ của nhiều công ty. Những người lao động(LĐ) - người mà sống dựa vào tiền lương được chi trả bởi các công ty này - cũng hết sức lo lắng. Họ lo rằng không biết đến ngày nào mình bị sa thải đây? Do đó, thị trường lao động - việc làm bị ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hàng chục triệu người lao động đã bị mất việc.

Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ trong năm 2008 đã có thêm hơn 1,2 triệu người Mỹ mất việc làm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đã và đang ảnh hưởng đến cuộc sống của đại đa số người dân nước này, ngày càng nhiều người đi đến phá sản. Theo một cuộc điều tra xã hội do AP/GFK(33) công bố đầu tháng 10, khoảng 80% người Mỹ được hỏi bày tỏ lo ngại cuộc khủng hoảng sẽ tác động trực tiếp đến cuộc sống của họ.

Châu Âu cũng bị tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính. Ở Nga, nhiều công ty đã và đang lên kế hoạch sa thải nhân viên. Theo thống kê của Chính phủ Italia tháng 12/2008, số người nghèo tại Italia chiếm tới 13% trong tổng số 58 triệu dân, với mức thu nhập chỉ 500 - 600 euro/tháng (chưa


bằng phân nửa mức lương trung bình). Tỷ lệ thất nghiệp hiện nay ở Italia là 6,8%. Tại Bỉ, riêng trong tháng 9/2008, đã có 927 doanh nghiệp phá sản, tăng 18% so với tháng 8/2008. Hãng sản xuất xe hơi nước Đức BMW cho biết, lợi nhuận trong quý III đã giảm mạnh và không thể đạt được mục tiêu kinh doanh năm 2008, vì ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. Hãng sản xuất ôtô Pháp Renault vừa tuyên bố cắt giảm 6.000 nhân công (4.900 vị trí

tại Pháp và 1.100 ở các quốc gia khác trên toàn châu Âu) như là động thái đối phó với sự suy giảm của thị trường xe hơi toàn cầu(34).

Tại châu Á, hàng ngàn người LĐ nhập cư làm nghề giúp việc gia đình, bồi bàn... tại các thành phố giàu có như Singapore, Hồng Kông đang lo lắng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến túi tiền của chủ họ bị hẹp lại và họ sẽ bị đuổi việc. Những người LĐ nhập cư mất việc cũng có nghĩa là quốc gia của họ sẽ mất đi một phần kiều hối gửi về.

Từ khi cuộc khủng hoảng tài chính tấn công Mỹ và một số nước phương Tây, sức tiêu thụ của người dân tại các nước này giảm làm ngành xuất khẩu ( XK) ở Trung Quốc bị chậm lại. Theo thống kê của Chính phủ Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2008, ít nhất 67.000 nhà máy trên toàn quốc phải đóng cửa, trong đó hơn 50% là các nhà máy sản xuất đồ chơi.

Ở châu Phi, đảo quốc Cộng hòa Seychelles là quốc gia đầu tiên bị ảnh hưởng. Chính phủ đã buộc 2.000 công chức (tức 1/10 tổng số công chức cả nước) phải nghỉ việc để giảm bớt chi tiêu của Chính phủ, nhằm cứu đất nước khỏi phá sản. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến Seychelles không thể trả được khoản nợ tới 800 triệu USD.

Thế giới bước vào năm 2009 với tâm trạng bất an và tháng Ba kết thúc quý I vẫn chưa thấy xuất hiện tia sáng nào. Những thông tin chẳng lành về cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu vẫn tràn ngập các phương tiện thông


tin đại chúng, tiếp tục là chủ đề bàn thảo, tranh cãi trên chính trường nhiều nước và tại tất cả các diễn đàn quốc tế.

Hầu hết các nước, trước hết là các nước công nghiệp phát triển(CNPT) vốn là đầu tầu của nền kinh tế thế giới đều rơi vào tình trạng tăng trưởng âm, thương mại toàn cầu sụt giảm sâu nhất trong mấy chục năm, nạn thất nghiệp lan nhanh như bệnh dịch, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy, chủ thuyết của phái “tân tự do” bị đem ra mổ xẻ và thiên hạ đang tìm kiếm học thuyết kinh tế mới.‌


II. Những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu


1. Nguyên nhân khách quan:


1.1. Do tính chu kì của nền kinh tế:

Khủng hoảng kinh tế được coi là căn bệnh kinh niên của chủ nghĩa tư bản và diễn ra có tính chất chu kì, trải qua những giai đoạn có liên quan kế tiếp nhau: khủng hoảng - tiêu điều - phục hồi - hưng thịnh.

Giai đoạn của chu kì tư bản chủ nghĩa, được biểu hiện bằng hàng hoá sản xuất thừa so với nhu cầu có khả năng thanh toán, sản xuất giảm sút, vốn đầu tư cơ bản bị rút bớt, thất nghiệp và lam phát tăng lên, những tỉ lệ chủ yếu của tái sản xuất bị rối loạn. Nguyên nhân chủ yếu là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản; từ đó nảy sinh một loạt mâu thuẫn phái sinh: mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng, mâu thuẫn giữa tính có tổ chức trong các xí nghiệp riêng biệt và tình trạng sản xuất vô chính phủ trong toàn xã hội. Những mâu thuẫn đó đưa nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đến khủng hoảng kinh tế. Khủng hoảng là giai đoạn cơ bản của chu kì kinh tế tư bản chủ nghĩa. Nền kinh tế toàn cầu đã rất hưng thịnh trước năm 2007, và một số tháng đầu năm 2007, do đó, khủng hoảng là điều rất dễ xảy ra.


1.2. Mất cân đối toàn cầu (global imbalances):

Một lượng tiền dư thừa từ những quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao, như Trung Quốc và các nước xuất khẩu dầu lửa, đã chảy vào nước Mỹ. Những dòng tiền này khiến lãi suất tại Mỹ được duy trì ở mức thấp và tạo ra sự bùng nổ trong lĩnh vực cho vay tín dụng, tiếp đó là sự tăng vọt của giá các loại tài sản như nhà đất và chứng khoán. Rốt cục, khi những bong bóng này vỡ, khủng hoảng tài chính nổ ra theo .

1.3. Tỉ lệ cấp vốn quá cao:

Với mỗi một mức độ phát triển kinh tế đặc biệt thì có một mức cấp vốn vào thị trường chứng khoán tương ứng. Nhưng hiện tai thì tỷ lệ cấp vốn vào thị trường so với GDP vượt quá giá trị mà có thể đảm bảo một sự phát triển ổn định trong tương lai. Nó được tính bằng việc chia toàn bộ giá trị thị trường chứng khoán của tất cả các công ty giao dịch công khai trong 1 nước theo GDP của họ. Tỷ lệ cấp vốn vào thị trường so với GDP ở mức 40-60% trong thế kỷ 20.

Mức tăng trưởng chóng mặt của những năm 1990 đã đẩy tốc độ đó lên mức kỷ lục 118% vào năm 1999, theo sau là một cuộc suy thoái vĩ mô toàn cầu khi bắt đầu bước sang thế kỷ 21.

Sau đó đến năm 2002, tỷ lệ này lại sụt giảm xuống 73%, rồi tăng lại lên 122% vào năm 2007- mức tăng trên 100% trước khi bắt đầu cuộc suy thoái(35).

2. Nguyên nhân chủ quan:


2.1. Do những phát minh tài chính:

Phát minh tài chính vừa qua là gì?

Đó là việc tập trung tiền cho vay mua nhà, lấy tiền hoa hồng, rồi chia nhỏ hợp đồng vay nợ này thành các chứng khoán (một loại giấy nợ), rồi bán cho


người có tiền (các công ty đầu tư tài chính chấp nhận rủi ro cao, quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí và dân chúng), qua đó họ lại nhận thêm hoa hồng. Tiền bán chứng khoán họ đem trả nợ ngắn hạn dùng lúc đầu để cho vay mua nhà. Mọi rủi ro về nợ sau khi bán chứng khoán thuộc về người mua chứng khoán, chứ không phải công ty tài chính. Cái mới là ở chỗ: các công ty tài chính nhận được nhiều tiền nhưng mọi rủi ro thì đẩy cho người khác.

Bất ổn tài chính từ những “phát minh” về tài chính trong thời gian qua, qua đó thế đứng của ngân hàng đã dần dần bị các công ty kinh doanh tài chính đánh đổ dần, trong lúc Cục dự trữ liên bang Mỹ(Fed) chỉ được giao nhiệm vụ kiểm sát hệ thống ngân hàng. Fed đã cứu công ty tài chính Bear Stearns. Dù không thuộc nhiệm vụ của Fed, Fed vẫn vào cuộc với hy vọng là chặn đứng được tình hình hoảng loạn tài chính. Tình hình khủng hoảng tiếp tục mở rộng và Fed không thể đứng ra cứu tiếp, vì đây không phải là nhiệm vụ của Fed, và về mặt chính trị cũng như khả năng vốn, Fed không thể tiếp tục cứu. Các công ty tư nhân này đã đòi quyền tự do kinh doanh tài chính làm giầu, không chịu bất cứ sự kiểm soát nào của Fed, thì Fed không thể lấy thuế của dân để cứu các công ty này. Bơm tiền cứu sẽ đẩy mạnh thêm lạm phát.

2.2. Do sự “mua bán chịu” giữa các ngân hàng:

Mặc dù ngân hàng có tài sản dưới dạng - bất động sản, kim loại quý hay tiền mặt, nhưng tổng giá trị của nó so với số tiền cho vay vẫn ít hơn nhiều. Phần lớn tiền cho vay xuất phát từ nguồn của những người gởi tiết kiệm. Ðây là tiền kinh doanh lấy lãi của ngân hàng, ngoài ra ngân hàng cổ phần còn vay tiền từ ngân hàng trung ương hay từ các ngân hàng cổ phần khác để điều chỉnh nhu cầu chi thu tiền tệ.

Như vậy hệ thống ngân hàng trên thực tế là một dạng "mua bán chịu". Ðiều này có nghĩa, các hoạt động của ngân hàng đều dựa vào sự tin tưởng lẫn

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí